BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Bá Thiện,
GIÁO TRÌNH
THỰC TẬP THÁO LẮP CHI TIẾT VÀ
KỸ THUẬT NGUỘI
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
Quảng Ninh- 2018
LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo, Trường ĐHCN Quảng
Ninh tổ chức biên soạn cuốn giáo trình Thực tập tháo lắp chi tiết và Kỹ thuật nguội.
Sách được dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên chuyên ngành Công
nghệ Kỹ thuật Ơ tơ trong nhà trường và làm tài liệu tham khảo cho những người làm
công tác kĩ thuật trong ngành ơ tơ.
Giáo trình được nhóm cán bộ giảng dạy thuộc bộ mơn Cơ khí Ơ tơ Trường
ĐHCN Quảng Ninh biên soạn,
Trong q trình biên soạn chúng tơi đã rất cố gắng để cuốn sách đảm bảo
được tính khoa học, hiện đại và gắn liền với thực tế về sự phát triển của ngành
công nghiệp sản xuất ô tô. Nhưng do khả năng có hạn và những hạn chế về thời
gian và những điều kiện khách quan khác, cuốn giáo trình chắc chắn sẽ khơng
tránh khỏi những khiếm khuyết.
Chúng tơi mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đọc và đồng
nghiệp để lần tái bản sau được hồn chỉnh hơn.
Nhóm tác giả
BÀI I. GIỚI THIỆU CÁCH SỬ DỤNG SỤNG CỤ TRONG THÁO LẮP Ơ TƠ
1. Tuốcnơvít:
a. Cơng dụng
Tuốcnơvít dùng để tháo, lắp vít có đầu xẻ rãnh
b. Cấu tạo
Cấu tạo tuốcnơvít gồm có phần cán được đúc bằng nhựa tốt và mũi tuốcnơvít làm bằng
kim loại tơi cứng. Mũi có hai loại là dẹt và bốn chấu và có chiều dài khác nhau. Ngồi
ra cịn có tuốcnơvít tự động, loại này cán bằng kim loại được gắn với phần đầu dùng
lắp mẫu tuốcnơvít.
Các loại tuốcnơvít
c. Cách sử dụng:
Chọn tuốcnơvít phù hợp với loại vít cần tháo lắp: cỡ rãnh, loại rãnh, loại dẹt hay bốn
chấu, tuốcnơvít to hay nhỏ. Khi sử dụng, cầm chắc đầu cán tuốcnơvít vào giữa lịng
bàn tay và theo phương thẳng đứng vừa ấn tuốcnơvít xuống vừa vặn ra hoặc vặn vào.
Khi dùng tuốcnơvít tự động phải vặn đầu lắp mũi tuốcnơvít ra hay vào, rồi dùng búa
đóng mạnh để mẫu tuốcnơvít tự xoay.
Tuyệt đối khơng dùng tuốcnơvít để thay thế cho mũi nạy hoặc đục.
2. Kìm
a. Cơng dụng: Kìm dùng để kẹp chặt hoặc tháo, lắp chi tiết.
b. Cấu tạo: Kìm là một dụng cụ thơng dụng và có nhiều loại. Tên của các loại
kìm thường được đặt theo hình dáng như: kìm nhọn, kìm mỏ quạ v.v... hoặc theo
cơng dụng như: kìm bấm, kìm cắt, kìm tháo xecmăng, kìm tháo xu páp, kìm tháo
phanh hãm v.v..
Khi sử dụng, tuỳ theo nhu cầu chi tiết cần kẹp chặt hay tháo để chọn loại kìm thích
hợp. Tuyệt đối khơng dùng kìm để vặn các bu lơng hoặc đai ốc tránh làm tròn các đầu
lục giác.
1
Cấu tạo và cách sử dụng kìm nhọn
2
Cấu tạo và các sử dụng kìm thơng dụng
3. Mỏ lết
a. Công dụng
Mỏ lết dùng để vặn các bu lông hoặc đai ốc khơng tiêu chuẩn vì độ mở của nó có thể
điều chỉnh được.
b. Cấu tạo
Cấu tạo của mỏ lết Gồm có hai hàm, hàm cố định liền với cán, hàm di động điều chỉnh
ra vào được nhờ trục vít xoay. Clê mỏ lết có nhiều loại với kích thước chiều dài khác
nhau: 100mm, 250mm v.v...Loại 100mm có độ mở lớn nhất là 14mm, loại 300mm có
độ mở lớn nhất là 36mm.
Cấu tạo mỏ lết
c. Cách sử dụng
Clê mỏ lết chỉ dùng để vặn các bu lông hoặc đai ốc khơng tiêu chuẩn, vì độ mở của nó
có thể điều chỉnh được. Các bu lơng hoặc đai ốc có mô men vặn lớn như bu lông nắp
máy, bu lông gối đỡ chính và bu lơng thanh truyền...khơng thể dùng clê náy để tháo
vặn. Nếu sử dụng khơng đúng có thể làm hỏng mỏ lết và hỏng các góc cạnh của bu
lông hoặc đai ốc.
3
Cách sử dụng mỏ lết
4. Clê dẹt và clê tròng hai đầu
a. Cơng dụng
Clê dẹt và clê trịng dùng để tháo vặn các bu lông hoặc đai ốc tiêu chuẩn và có mơ men
vặn khơng lớn.
Clê dẹt dùng để tháo lắp các bu lơng hoặc đai ốc có mơ men vặn nhỏ hay tháo lắp các
đai ốc của các chi tiết nối với nhau (đầu nối các ống dẫn dầu).
Clê trịng dùng để tháo nhưng bu lơng hoặc đai ốc có lực vặn lớn và khoảng khơng
gian xung quanh chật hẹp mà khơng dùng clê dẹt được.
b. Cấu tạo: Có nhiều loại
+ Clê dẹt hai đầu
Clê dẹt hai đầu là một trong những loại clê thường dùng nhất trong công tác sửa chữa,
tay của ní rất ngắn, miệng clê hở, nên chịu lực yếu, nếu dùng lâu ngày miệng clê
thường bị dỗng ơm khơng sát đầu lục giác làm hỏng góc cạnh của bu lơng hoặc đai
ốc.
4
Clê dẹt hai đầu và cách sử dụng
+ Clê tròng hai đầu:
Clê trịng có thành mỏng, tay quay dài hơn clê dẹt, hai đầu clê tròng là lỗ tròn và có 6
cạnh lục giác bên trong. Khi vặn lỗ lục giác đầu clê ôm sát đầu bu lông hoặc đai ốc nên
khơng làm hỏng góc cạnh của nó. Nhưng có nhược điểm là thao tác khi tháo lắp mất
nhiều thời gian và không thể tháo được các đai ốc của các đường ống dẫn như ống dẫn
nhiên liệu cao áp.
Mỗi loại clê trên đều có hai đầu với kích thước khác nhau, do đó có thể vặn được bu
lơng hoặc đai ốc có kích thước khác nhau.
5
+ Clê dẹt phối hợp
Nghĩa là một đầu clê là vịng và một đầu hở miệng có cùng kích thước. Đầu vòng lệch
150 và đầu hở miệng nghiêng 150. Loại clê phối hợp thuận tiện trong quá trình sử
dụng.
Clê phối hợp
c. Cách sử dụng
Khi sử dụng clê dẹt và clê tròng cần căn cứ vào cạnh và cỡ của bu lơng hoặc đai ốc để
chọn cỡ clê thích hợp.
Khi vặn phải đặt clê bằng phẳng và vào chân bu lông hoặc đai ốc, dùng tay đẩy cán clê
(khi tháo) hoặc nắm chặt clê để kéo vào phía người (khi vặn), khơng để trật clê ra
ngồi đánh vào người nguy hiểm.
Ngồi ra cần chú ý không được dùng hai clê nối vào nhau hoặc dùng ống nối tăng
chiều dài của tay quay và không dùng búa để gõ lên clê, làm như vậy sẽ hỏng clê.
Kích thước (cỡ miệng) clê được tính theo đơn vị mm hoặc hệ inch.
1 inch = 25,4 mm
6
Cách sử dụng clê
5. Clê lục giác
Dùng tháo lắp các vít có đầu lõm lục giác lắp chìm (dùng ở các vị trí quay khơng
vướng).
Clê lục giác
6. Tp
a. Cơng dụng:
Clê tuýp dùng để tháo lắp các loại bu lông và đai ốc có mơ men vặn tương đối lớn và ở
các vị trí chật hẹp mà các loại clê khác khơng dùng được.
b. Cấu tạo
Mỗi bộ tp thường có 28 – 32 mẫu tuýp với kích thước từ 6mm – 32mm (hoặc kích
thước lớn hơn). Ngồi ra cịn có cần nối, tay quay, cần vặn tự động (clê cóc) và cần
xiết có đồng hồ báo lực vặn.
c. Cách sử dụng
Khi sử dụng tuỳ theo bu lông hoặc đai ốc lớn hay nhỏ mà chọn loại tuýp thích hợp và
căn cứ vào chiều cao từ chỗ tháo bu lông hoặc đai ốc đến bề mặt công tác của người
thợ để chọn chiều dài cần nối cho vừa phải. Khi chiều dài tay quay khơng đủ thì có thể
lắp thêm ống nối nhưng chiều dài ống nối không quá 500mm.
7
Để tăng nhanh tốc độ tháo lắp, khi mômen vặn nhỏ hơn 8 kGm có thể dùng clê cóc để
vặn ống tp cịn khi mơ men vặn từ 8 kGm trở lên thì vặn bằng tay quay cứng để
tránh làm hỏng clê cóc.
Khi sử dụng phải lắp tuýp ngay ngắn, không lệch và phải bám sát vào chân bu lông
hoặc đai ốc. Khi vặn, một tay giữ chặt tay quay và ống tuýp hay chỗ nối của cần nối,
một tay kéo tay quay về phía người vặn từ từ (tránh giật đột ngột làm vỡ tuýp gây tai
nạn).
Khi cần đo mơ men vặn của bu lơng hoặc đai ốc thì dùng cân lực để kiểm tra.
Bộ Clê tuýp
7. Các loại cảo (vam)
Dùng tháo ổ bi, puly, bánh răng. Cảo có các loại hai càng, ba càng.
Các loại cảo
II. Các Thiết bị đo
8
Các thiết bị đo được sử dụng để kiểm tra kích thước của các chi tiết yêu cầu độ chính
xác cao. Trong nghề sửa chữa ôt tô thường sử dụng một số thiết bị đo sau đây:
1. Thước cặp: gồm các loại 1/10, 1/20 và 1/50.
a. Cơng dụng:
Thước cặp có thể dùng để đo chiều dài, đường kính ngồi, đường kính trong và đo độ
sâu.
Phạm vi đo: 0 – 150, 200, 300mm.
Độ chính xác: 0,10; 0,02; 0,05mm.
b. Cấu tạo
c. Cách sử dụng
- Đóng tồn bộ đầu đo trước khi đo để kiểm tra độ chính xác của thước cặp, yêu cầu
vạch số 0 trên thang đo thức trượt trùng với vạch số 0 trên thang đo chính.
- Khi đo di chuyển đầu đo nhẹ nhàng sao cho chi tiết được kẹp chặt giữa các đầu đo
- Khi chi tiết đã được kẹp chặt giữa các đầu đo, cố định thước trượt bằng cách vặn vít
hãm để dễ đọc giá trị đo.
- Đọc giá trị đo:
Giá trị đến 1mm, đọc trên thang đo chính (ví dụ 13mm)
Giá trị nhỏ hơn 1mm đến 0,05mm, đọc tại điểm mà vạch của thang thước trượt và vạch
của thang đo chính trùng nhau (ví dụ 0,40mm).
Tổng giá trị đo = giá trị trên thang đo chính + giá trị trên thang thước trượt.
Ví dụ tổng giá trị đo tương ứng sơ đồ (17 – 22): 13 + 0,40 = 13,40mm.
9
Các đọc giá trị đo
2. Pan me
a. Công dụng: pan me có thể dùng để đo chiều dài, đường kính ngồi, đường kính
trong và đo độ sâu bằng cách tính toán chuyển động quay tương ứng của đầu đo di
động theo hướng trục. Phạm vi đo: 0 – 25mm; 25 – 50mm; 50 – 75mm; 75 – 100mm.
Độ chính xác cho phép đo; 0,01mm.
Pan me
đo trong
và pan
me đo
sâu
b. Cấu tạo: tương ứng với cơng dụng, pan me có các loại: pan me đo ngoài, pan me đo
trong, pan me đo sâu. Sau đây giới thiệu cụ thể về cấu tạo và cách sử dụng pan me đo
ngoài.
10
c. Cách sử dụng
Trước khi sử dụng pan me, cần kiểm tra để chắc chắn rằng các vạch 0 trùng khít với
nhau, bằng cách chọn dưỡng đo tiêu chuẩn, ví dụ với pan me 50 – 75mm đặt dưỡng
tiêu chuẩn 50mm vào giữa hai đầu đo, vạch vít hạn chế áp lực 2 – 3 vịng, sau đó kiểm
tra đường chuẩn trên thân và vạch 0 trên ống xoay trùng nhau.
- Đặt đầu đo cố định vào vật đo và xoay ống xoay cho đến khi đầu di động chạm nhạ
vào vật đo, sau đó xoay hãm có một ít vòng và đọc giá tri đo.
- Đọc giá trị đo:
Đọc giá trị đo đến 0,05mm: đọc giá trị lớn nhất mà có thể nhìn thấy được trên thang đo
của thân pan me (ví dụ 9,5mm).
Đọc giá trị đo từ 0,01 – 0,05mm: đọc tại điểm mà thang đo trên ống xoay và đường
chuẩn trên thân pan me trùng nhau (ví dụ 0,48mm).
Cách tính giá trị đo: 9,5 + 0,48 = 9,98mm.
11
Cách đọc giá trị đo
3. Đồng hồ so
Có hai loại đồng so: đồng hồ so đo ngoài và đồng hồ so đo trong.
a. Cơng dụng
Đồng hồ so đo ngồi dùng để kiểm tra độ sai lệch hình dáng hình học của chi tiết (độ
côn , độ cong, ô van...) và vị trí tương đối giữa các chi tiết lắp ghép với nhau hoặc vị trí
tương đối giữa các mặt trên chi tiết (độ song song, độ vng góc, độ đảo, độ vênh...).
Đồng hồ so đo trong dùng để đo hình dáng hình học của lỗ để xác định độ mài mòn
của chúng.
b. Cấu tạo
Đồng hồ so được cấu tạo theo nguyên tắc chuyển động của thanh răng và bánh răng,
trong đó chuyển động của thanh đo được truyền qua hệ thống bánh răng làm quay kim
đồng hồ trên mặt số. Hệ thống truyền động của đồng hồ so được đặt trong thân, nắp có
thể quay được cùng với mặt số lớn để điều chỉnh mặt số khi cần thiết.
Mặt đồng hồ nhỏ chia 10 khoảng, giá trị mỗi khoảng bằng 1mm, mặt đồng hồ lớn được
chia 100 khoảng, giá trị mỗi khoảng bằng 0,01 mm, nghĩa là khi thanh đo trượt lên
xuống một đoạn 0,1mm thì kim dài quay được một khoảng. Khi kim dài quay 1 vịng
(100 khoảng) thì kim ngắn quay 1 khoảng.
Đồng hồ so đo trong có các thanh đo nhiều cỡ khác nhau, khi đo tuỳ theo kích thước lỗ
cần đo để chọn thanh đo có chiều dài thích hợp.
c. Cách sử dụng
- Thao tác đo
Đồng hố so đo ngoài: gá lắp và điều chỉnh vị trí của đồng hồ so với vật đo, đặt đầu đo
tiếp xúc với vật đo, xoay vành ngoài của mặt đồng hồ để kim dài chỉ đúng số 0, xoay
vật cần đo và ghi nhận giá trị đo được.
Đồng hồ so đo trong: chọn thanh đo phù hợp với kích thước của lổ cần đo, đưa đầu đo
vào lổ theo phương thẳng đứng, lắc thân đồng hồ theo chiều ngang để xác định kích
thước nhỏ nhất của lổ.
- Đọc giá trị đo
12
Giá trị đo được = (số vạch trên đồng hồ nhỏ x 1mm) + (số vạch trên đồng hồ lớn x
0.01mm).
Các loại
đồng hồ
so
4. Căn lá
Căn lá hay còn gọi là thước đo độ dày chủ yếu dùng để đo khe hở giữa hai mặt phẳng.
Căn lá có 11 – 16 lá, cố độ dài 100 – 150mm và có độ dày nhiều cỡ từ 0,01 – 1,0mm
được gập chung trong một hộp. Căn lá có cấu tạo như hình 17 - 27.
5. Cân lực
Cân lực dùng để xiết bu lông, đai ốc đến mơ men tiêu chuẩn.
Cân lực có các loại sau:
13
a. Loại đặt trước (hình17-28 a)
Mơ men cần xiết có thể đặt trước bằng cách xoay núm điều chỉnh. Khi bu lơng được
xiết đến mơ men đã chọn có thể nghe một tiếng ckick cho biết đã đạt đến mô men tiêu
chuẩn.
b. Loại lị xo lá (hình 17-28 b)
Cân lực hoạt động bằng một thanh đàn hồi, được làm dưới dạng một lị xo lá, thơng
qua đó lực được cấp đến tay quay. Lực tác dụng có thể đọc bằng kim và thang đo.
III. Dụng cụ cắt gọt
1. Máy doa xi lanh
2. Máy đánh bóng xi lanh.
3. Máy mài xu páp và đế xu páp.
4. Máy tiện tam bua xe.
5. Máy tiện, máy mài mặt phẳng, máy mài trục cam, máy mài trục khuỷu.
6. Máy tiện bạc ổ trục.
IV. Thiết bị nâng, đội xe, bàn ép
1. Đầu đội có bánh xe, đầu đội xách tay.
2. Đầu đội thuỷ lực chuyên dùng
3. Bàn nâng thuỷ lực.
4. Pa lăng và cần trục di động.
5. Xe nâng hạ
6. Bàn ép thuỷ lực.
V. Thiết bị kiểm nghiệm
1. Thiết bị kiểm nghiệm công suất động cơ.
14
2. Thiết bị kiểm nghiệm đánh lửa.
3. Băng kiểm tra điện ô tô.
4. Thiết bị kiểm tra ắc quy.
5. Đồng hồ đo chân không và áp suất.
6. Đồng hồ đo vận tốc.
7. Thiết bị kiểm tra rôto máy phát điện.
8. Thiết bị kiểm tra nồng độ khí thải ơ tơ.
9. Máy chùi sạch và kiểm tra bu gi.
10. Đèn hoạt nghiệm.
11. Thiết bị cân bằng bánh xe.
12. Thiết bị kiểm tra các góc của bánh xe và hệ thống lái.
13. Thiết bị kiểm tra hệ thống phanh, giảm xóc và độ chụm bánh xe.
14. Băng kiểm tra, điều chỉnh bơm cao áp và vòi phun.
15. Thiết bị kiểm tra vòi phun nhiên liệu.
VI. Thiết bị bơm và sửa chữa thân xe
1. Máy nén khí
2. Thiết bị sơn xe và sấy khơ.
3. Quạt thốt hơi phịng sơn.
4. Máy mài cầm tay gắn đĩa giấy nhám.
5. Máy hàn điện, hàn hơi, kính và mặt nạ an toàn.
15
BÀI 2 THỰC HÀNH CƠ BẢN NGUỘI
1. LÝ THUYẾT.
1.1. Khái niệm chung về nghề nguội
Công việc của nghề nguội là gia cơng kim loại bằng tay, có sự tham gia của máy
móc thiết bị. Có thể phân loại nghề nguội một cách tương đối như sau:
Nguội chế tạo: Là gia công nguội để chế tạo ra những chi tiết máy mới.
Nguội sửa chữa máy: là công việc sửa chữa làm lại hoặc bổ xung những chi tiết
máy bị hỏng, điều chỉnh lại máy móc cho nó làm việc ở trạng thái bình thường.
- Nguội sửa chữa dụng cụ: Là cơng việc nguội chuyên sửa chữa,thay thế, phục
hồi các loại dụng cụ như: Dụng cụ đo kiểm, các đồ gá chuyên dùng. ..
- Nguội lắp ráp: Tiếp nhận các chi tiết máy từ nguội chế tạo, lắp các chi tiết máy
thành bộ phận, từ các bộ phận thành máy, thành các sản phẩm hồn chỉnh.
Bốn nghề nguội nói trên bên cạnh những đặc thù riêng đều có những đặc điểm chung
là có cùng những cơng việc nguội cơ bản như: đục, giũa, cưa, khoan, cắt ren. v.v….
HS, SV các chuyên ngành điện, tự động hoá, cơ điện tử. v.v…khi học nguội là học
những cơng việc cơ bản chung có liên quan đến chun ngành hẹp của mình để hỗ trợ
cho cơng việc thi công lắp đặt và sửa chữa sau này.
-
1.2. Những dụng cụ thường dùng trong nghề nguội
Ngoài các thiết bị như các loại êtô để kẹp vật gia công: Êtô song song dùng kẹp vật
khi giũa, êtô chân dùng kẹp vật khi đục kim loại, cắt ren, máy khoan dùng để khoan lỗ.
.. Để tiến hành làm các công việc của nghề nguội cần thiết phải có các dụng cụ như:
Dụng cụ đo kiểm, dụng cụ vạch dấu, dụng cụ cắt gọt.
1.2.1. Dụng cụ đo kiểm.
a) Thước lá, thước cuộn:
1
2
3
4
Hình 1.1: Thước lá
16
5
6
7
Thước lá hay còn gọi là thước dẹt được chế tạo bằng thép hợp kim dụng cụ, bên
ngoài được mạ ni ken, thước dày từ 0,5 1,5 mm, rộng từ 10 25 mm, dài từ 100
1000 mm. Sai số nhỏ nhất thước lá có thể đo được là 1mm (hình 1.1).
Hiện nay trong sản xuất người ta dùng thước cuộn được chế tạo mỏng hơn thước lá
và được cuộn gọn trong hộp nhựa hoặc hộp kim loại, loại này có thể đo được kích dài
hơn: 2000, 4000, 5000, 10.000...
b) Thước cặp:
* Công dụng, cấu tạo:
Thước cặp là loại dụng cụ đo phổ biến trong ngành cơ khí, thước cặp có thể đo các
kích thước trong, kích thước ngồi, đo sâu, sai số nhỏ nhất thước cặp có thể đo được là
0,02 (thước cặp1/50); 0,05 (Thước cặp 1/20); 0,1 (Thước cặp 1/10). Riêng thước cặp
điện tử có thể đo chính xác tới 0,001.
Người ta có thể phân loại thước cặp theo chiều dài kích thước đo được: loại 150,
200, 500. theo độ chính xác có thể đo được: loại 1/10 (độ chính xác là o,1), 1/20 (độ
chính xác là 0,05), 1/50 (độ chính xác là 0,02).
Hình 1.2: Cấu tạo thước cặp
17
1- Mỏ đo kích thước trong
7- Vạch kích thước
2- Vít hãm
8- Du xích
3- Khung động
ngồi
9- Mỏ đo kích thước
4- Mỏ đo sâu
5,6- Thân thước chính
* Nguyên lý cấu tạo du xích thước cặp
Thước cặp 1/10 trên du xích khắc 10 vạch, thước cặp 1/20 trên du xích khắc 20
vạch, thước cặp 1/50 trên du xích khắc 50 vạch.
Ví dụ thước cặp 1/20 (Hình 1.2, Loại của Nhật) – Trên du xích người ta lấy 39 mm
chia thành 20 vạch cách đều nhau, khoảng cách giữa 2 vạch là: 39: 20 = 1,95
5
0
0
1
1,95
Hình 1.3: Ngun lý cấu tạo du xích thước cặp
-
-
Khi kích thước đo bằng 0, vạch 0 của du xích trùng với vạch 0 của thước chính,
lúc này vạch thứ nhất của du xích gần trùng với thứ 2 của thước chính (hình
1.3.).
Nếu ta dịch mỏ động đi một khoảng là 0,05 thì vạch thứ nhất của du xích trùng
với vạch thứ 2 của thước chính.
18
Nếu dịch tiếp mỏ động đi một khoảng 0,05 thì vạch thứ 2 của du xích trùng với
vạch thứ 4 của thước chính.
Cứ như vậy nếu ta dịch mỏ động đi 20 lần 0,05 (20 x 0,05 = 1) thì vạch “0” của du
xích trùng với vạch số 1 của thước chính. Vạch thứ 20 của du xích trùng với vạch thứ
40 của thước chính. Trong suốt q trình khi kích thước có phần lẻ B (0 < B < 1): thì
trên du xích chỉ có một vạch trùng với một vạch của thước chính. Chúng ta nói giá trị
0,05 chính là giá trị sai số nhỏ nhất thước cặp 1/20 có thể đo được (ta gọi tắt là giá trị
của thước). Cũng tương tự như vậy đối với thước 1/10 giá trị của thước là 0,1; đối với
thước 1/50 giá trị của thước là 0,02.
-
* Phương pháp đọc kích thước đo được trên thước cặp
Xem vạch 0 của du xích trùng hoặc liền kề với vạch nào của thước chính thì đó là
phần ngun của kích thước ta gọi là A (nếu vạch 0 của du xích trùng với một vạch
trên thước chính thì kích thước khơng có phần lẻ). Cách đọc phần lẻ như sau:
Nhìn xem vạch thứ bao nhiêu của du xích (tính từ vạch 0) trùng với một vạch của
thước chính ta lấy số vạch đó nhân với giá trị của thước (ví dụ thước 1/20 giá trị của
thước là 0,05) ta được phần lẻ B.
Kích thước toàn bộ cần phải đọc là: C = A + B
Ví dụ trên hình 1.2.
-
Phần ngun của kích thước:
Phần lẻ của kích thước:
Kích thước tồn bộ đọc được là:
A=9
B = 0,15
C = 9,15
* Phương pháp bảo quản thước cặp
Khi đo giữ áp lực đo vừa phải, không ấn quá mạnh mỏ đo vào vật đo, không
kéo rê thước cặp trên bề mặt vật đo.
- Không dùng thước cặp đo các bề mặt sù sì, vật có nhiệt độ cao, vật có bám hố
chất ăn mịn, khi đo xong phải lau chùi sạch sẽ, bôi dầu mỡ và cất giữ nơi khô
ráo sạch sẽ.
- Tránh va chạm làm cong vênh mỏ đo; khơng xiết vít hãm 2 q chặt.
c) Pan me
-
* Công dụng, cấu tạo
19
-
Pan me có thể dùng để đo các kích thước ngồi, kích thước trong, kích thước
chiều sâu. Ở trong giáo trình nguội cơ bản này chỉ giới thiệu loại pan me đo
ngồi (hình 1.4) là loại thường dùng nhất trong ngành cơ khí, loại này được chế
tạo với các giới hạn đo 0 25; 25 50;. v.v...
Hình 1.4 Cấu tạo pan me
1,4- Thân pan me
5- Ống trụ
2- Đầu đo cố định
6- Tang có ren trong
3- Đầu đo động
7- Núm điều chỉnh
8- Vật đo
* Nguyên lý cấu tạo du xích của panme
Trên mặt ngồi của ống trụ 5 có đường chuẩn dọc theo ống, trên đường này có khắc
các vạch chia theo mm phía trên so le đúng giữa với phía dưới của đường chuẩn, có
nghĩa là khoảng cách giữa vạch trên và vạch dưới kề nhau là 0,5 mm. Đầu đo động 3, ở
phần nằm trong ống trụ 5 liên kết ren với tang 6 có bước ren bằng 0,5. Phần đầu cơn
của tang 6 có khắc các vạch chia đều thành 50 vạch - phần này gọi là du xích của pan
me.
-
Khi kích thước đo bằng 0 thì vạch 0 của du xích trùng với đường chuẩn trên ống
trụ 5.
Nếu ta xoay tang 6 quay đi một vạch của du xích so với đường chuẩn theo chiều
kim đồng hồ thì mỏ động 3 vừa xoay vừa tịnh tiến một đoạn về phía đầu đo cố
20
định một đoạn là 0,5: 50 = 0,01(mm). Giá trị 0,01 là giá trị sai lệch nhỏ nhất mà
pan me có thể đo được - Gọi tắt là giá trị của pan me.
* Phương pháp đọc trị số đo trên pan me
Khi đọc trị số đo trên pan me chúng ta căn cứ vào vị trí mép cơn của tang 6, số
nguyên mm và nửa mm (A) đọc trên đường chuẩn của ống trụ 5, Số lẻ phần trăm mm
(B) xác định theo vạch nào của du xích trên mặt côn của tang 6 trùng với đường chuẩn
trên ống trụ 5.
20
5
10
15
10
Hình 1.5: Ngun lý cấu tạo du xích pan me
Ví dụ ở hình 1.5. Đọc kích thước trên pan me như sau:
Phần mm và nửa mm
A = 10,5
Số lẻ phần trăm
B = 0,17
Kích thước tồn bộ
C = 10,67
d) Dụng cụ đo góc
Trong phần thực hành cơ bản dụng cụ đo góc chúng ta thường dùng là ê ke 900
=
900
21
<
900 0
Hình 1.6: Êke 90
>
900
Khi kiểm tra góc vng tay trái cầm vật, tay phải cầm êke, áp sát ê ke vào 2 mặt
góc của vật và đưa ngang tầm mắt nhìn khe hở ánh sáng giữa cạnh ê ke và bề mặt vật
nếu thấy khe hở hẹp đều chứng tỏ góc kiểm tra bằng với góc của ê ke và bằng 900.
Trường hợp hở phía ngồi tức là góc kiểm tra nhỏ hơn 900, ngược lại khe sáng hở phía
trong góc kiểm tra lớn hơn 900. Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông chỉ là phương pháp
đo tương đối hay gọi cách khác là phương pháp đo so sánh. Tuy vậy đây là phương
pháp được áp dụng rất nhiều trong gia công cơ khí.
1.2.2. Dụng cụ vạch dấu.
Các dụng cụ vạch dấu thường dùng gồm có:
a) Bàn máp (Bàn rà). Được chế tạo bằng gang với kích thước: 300 x 300, 300 x 400,
500 x 500.v.v... Bề mặt làm việc được gia công rất phẳng và nhẵn, khi sử dụng bàn
máp cần chú ý chỉ được dùng vào việc vạch dấu, kiểm tra độ phẳng, độ thẳng, độ
vng góc của các chi tiết máy, sản phẩm. Tuyệt đối không được dùng làm thay đe để
uốn nắn hoặc va đập mạnh.
b) Các khối hình chữ D, V, X. .. Dùng kết hợp với nhau đặt trên bàn máy hoặc bàn
máp để gá đỡ khi vạch dấu các khối hình phức tạp như: Khối trụ, khối nón, khối cầu
hoặc các vật có kích thước phức tạp. Các khối này thường được chế tạo bằng gang
hoặc bằng thép có các cạnh, các bề mặt được gia cơng chính xác vì thế khi sử dụng
chúng phải cẩn thận không đánh rơi hoặc va đập mạnh.
c) Đài vạch dùng để vạch các đường thẳng // khi vạch dấu, hoặc để kiểm tra độ // giữa
các mặt hoặc các cạnh.
d) Mũi vạch thường được chế tạo bằng thép các bon dụng cụ, đầu mũi vạch được tôi
cứng và mài nhọn.
e) Chấm dấu thường được chế tạo bằng thép các bon dụng cụ, đầu chấm dấu được tôi
cứng, phần thân thiết diện có thể là hình lục lăng hoặc hình trịn, nếu là hình trịn
thường được làm nhám để dễ cầm.
f) Compa dùng để vạch các đường tròn hoặc các cung lượn, vật liệu làm com pa
thường bằng thép các bon dụng cụ, hai đầu nhọn được tôi cứng.
22
Hình 1.7: Các dụng cụ vạch dấu
23