Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Đề cương ôn tập giữa kỳ 2 môn văn lớp 12 trường THPT yên hòa năm 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.79 KB, 35 trang )

TRƯỜNG THPT N HỊA
BỘ MƠN: NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12

PHẦN A: KIẾN THỨC
I. VĂN BẢN
1. Vợ chồng A Phủ – Tơ Hồi
2. Vợ nhặt – Kim Lân
3. Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành
II. TIẾNG VIỆT
1. Biện pháp tu từ
2. Phương thức biểu đạt
3. Thao tác lập luận
4. Phong cách ngôn ngữ
III. LÀM VĂN
1. Nghị luận xã hội
- Nghị luận về hiện tượng đời sống
- Nghị luận về tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm
2. Nghị luận văn học
- Phân tích tình huống truyện
- Phân tích/ Cảm nhận hình tượng nhân vật, đoạn trích, chi tiết, đoạn kết…của các tác
phẩm
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học….
PHẦN B: KẾT CẤU ĐỀ (Thời gian: 120 phút)
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm)


Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)
Chúc các em ôn tập tốt và thi đạt kết quả cao!

1


VỢ CHỒNG A PHỦ
- TƠ HỒI A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Tác giả Tơ Hồi
1. Cuộc đời
2. Sự nghiệp văn học: vị trí, phong cách sáng tác, tác phẩm tiêu biểu….
II. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại, …
2. Tóm tắt tác phẩm, những dẫn chứng cơ bản, khái quát nội dung, nghệ thuật đặc
sắc….
3. Những vấn đề trọng tâm
3.1. Nội dung:
- Nhân vật Mị: số phận đau khổ phải chịu kiếp làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra nhưng
vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, đã vùng lên cởi trói cho A Phủ, cùng A Phủ bỏ trốn
khỏi Hồng Ngài…
- Nhân vật A Phủ: chịu kiếp làm công gạt nợ ở nhà thống lí, bị trói đứng; được Mị giải
thốt….
- Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
3.2. Đặc sắc nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng nhân vật
- Khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật
- Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo
hình vừa giàu chất thơ…
B. ĐỀ THAM KHẢO
Đề số 1: “Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát.

……
Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài
đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…”
2


(Trích Vợ chồng A Phủ, Tơ Hồi, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt
Nam, trang 7-8)
Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích trên.
Từ đó nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Tơ Hồi.
Đề số 2: “Bây giờ Mị cũng khơng nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ
thêm vào đĩa đèn cho sáng
….
Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra,
khép cửa buồng lại.”
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,
2017, tr. 8)
Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về giá trị nhân
đạo của tác phẩm.
Đề số 3: Cảm nhận về quá trình hồi sinh sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa
xn (Trích “Vợ chồng A Phủ” - Tơ Hồi)
Đề số 4: Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm đơng cởi trói cho A Phủ (trích "Vợ
chồng A Phủ” – Tơ Hồi). Từ đó nhận xét tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn
Đề số 5: Cảm nhận/ Phân tích hình tượng nhân vật A Phủ (trích "Vợ chồng A Phủ” –
Tơ Hồi). Từ đó nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm
C. ĐỀ MINH HỌA
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đã có lần con khóc giữa chiêm bao

Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó
Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở
Mẹ gánh gồng xộc xệch hồng hơn.
Anh em con chịu đói suốt ngày trịn
Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa
Có gì nấu đâu mà nhóm lửa
Ngơ hay khoai cịn ở phía mẹ về…
Chiêm bao tan nước mắt dầm dề
Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng
Dù tiếng lịng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.
3


( Trích “Khóc giữa chiêm bao”, Vương Trọng)
Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện năm khốn khó trong đoạn trích?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau:
Dù tiếng lịng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vng đất mẹ nằm lưng núi quê hương.
Câu 3. Anh/chị hiểu dòng thơ sau như thế nào ?
Mẹ gánh gồng xộc xệch hồng hơn
Câu 4. Thơng điệp mà anh( chị) tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì?Nêu lí do chọn thơng
điệp đó.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng
200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc cần trân quý những gì đang có trong
cuộc sống con người.
Câu 2. (5,0 điểm)

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say,
Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống
về ngày trước.
….
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu,quả pao rơi rồi...
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tơ Hồi, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 7,8)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét sự
tinh tế khi diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn nhân vật của nhà văn Tô Hoài.

4


VỢ NHẶT
- KIM LÂNA. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Tác giả Kim Lân
1. Cuộc đời
2. Sự nghiệp văn học: vị trí, phong cách sáng tác, tác phẩm tiêu biểu….
II. Tác phẩm “Vợ nhặt”
1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại, …
2. Đọc kĩ tác phẩm, tóm tắt tác phẩm, nắm được những dẫn chứng cơ bản, khái quát
nội dung, nghệ thuật đặc sắc….
3. Những vấn đề trọng tâm
3.1. Nội dung
- Tình huống truyện “Vợ nhặt”
- Nhân vật Tràng
- Nhân vật bà cụ Tứ
- Nhân vật chị vợ nhặt
- Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
3.2. Đặc sắc nghệ thuật

- Tình huống truyện bất ngờ, cảm động
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật, miêu tả tâm lí tinh tế
- Dựng đoạn đối thoại sinh động; ngôn ngữ, giọng điệu độc đáo
B. ĐỀ THAM KHẢO
Đề số 1: Cảm nhận/Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích sau, từ đó nhận xét
ngắn gọn những biểu hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm
"Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đồn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy
mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đây. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi vãi, hay ai có
cơng việc gì gọi đến thì làm.
……..
Hơm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt
vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bị về..."
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
Đề số 2: Cảm nhận/Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Tràng trong đoạn trích sau,
từ đó nhận xét về tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân.
5


“Sáng hôm sau, mặt trời lên cao bằng con sào, Tràng mới tỉnh dậy. Trong
người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hơm nay
hắn vẫn cịn ngỡ ngàng như không phải.
…..
Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng
cho vợ con sau này.”
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
Đề số 3: Cảm nhận/Phân tích vẻ đẹp nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau, từ
đó nhận xét cái nhìn về người nơng dân của nhà văn Kim Lân.
".. Bữa cơm ngày đói trơng thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau
chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành.
…….

- Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất
này khơng chắc đã sống qua được đâu các con ạ... - Bà lão ngoảnh vội ra ngồi. Bà
lão khơng dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.”
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
Đề số 4. Cảm nhận/Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích
sau, từ đó nhận xét về tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân.
“ Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lịng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu
ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình.
……….
Bà cụ nghẹn lời khơng nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống rịng rịng.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
Đề số 5: Cảm nhận/Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích sau, từ đó
nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm.
“Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh
vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại.
…..
Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền
chẳng chuyện trị gì”
THAM KHẢO THÊM
Đề số 6: Phân tích diễn biến tâm trạng (hoặc vẻ đẹp tâm hồn) nhân vật Tràng trong
truyện ngắn “Vợ nhặt”- Kim Lân
Đề số 7: Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở qua nhân vật
Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt - Kim Lân
6


Đề số 8: Phân tích diễn biến tâm trạng ( hoặc vẻ đẹp tâm hồn) nhân vật bà cụ Tứ
trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật ý kiến: “Dù bị đẩy vào hoàn
cảnh khốn cùng những người dân xóm ngụ cư vẫn yêu thương và khao khát hạnh phúc”
Đề số 9: ĐỀ MINH HỌA ( Năm học 2019)

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống
của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở chợ: “Thế
là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp 4 bát bánh đúc liền chẳng truyện
trị gì”
Và sáng hơm sau khi nhận bát chè khoán từ mẹ chồng: “ Người con dâu đón lấy
cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối sầm lại, thị điềm nhiên và vào miệng”
Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai chi tiết miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự
thay đổi ở nhân vật này.
Đề số 10: (ĐỀ THI ĐẠI HỌC NĂM 2016) “Có ý kiến cho rằng: “ Trong truyện
ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói
lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người”. Từ việc phân tích tình huống
truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.
C. ĐỀ MINH HỌA
I. ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu
DẶN CON
Con ơi sinh ở trên đời
núi cao đứng lặng sông phơi dáng gầy
đất trời đều đặn vịng quay
gió khơng ngừng thổi mây bay sớm chiều
trái tim dành để trao yêu
phù sa bồi đắp phì nhiêu cánh đồng
làm người nhớ tổ nhớ tông
thuyền bè nhớ bến suối sông nhớ nguồn
quả ngon nhớ kẻ chăm vườn
bát cơm thơm dẻo nhớ ơn cấy cày
chim khôn biết chọn đường bay
đất lành lựa tiết đơm đầy nụ hoa
7



đường dài phải biết lo xa
mắt xanh mở sáng nhìn ra xứ người
hôm nay mỗi bước vào đời
ngày mai trăm gánh khóc cười đợi con
(Lê Quốc Hán, Báo Văn nghệ số 45- ngày 7/11/2015)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
(0,5đ)
Câu 2: Chỉ ra những chất liệu văn học dân gian trong bài thơ trên. Nêu tác dụng của
việc sử dụng các chất liệu đó. (1,0đ)
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong
khổ thơ thứ hai. (1,0đ)
Câu 4: Thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra từ hai câu thơ sau:
“đường dài phải biết lo xa
mắt xanh mở sáng nhìn ra xứ người”. (0,5đ)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Trong đoạn văn khoảng 200 chữ, anh/ chị hãy nêu suy nghĩ của mình về lời “Dặn
con” của nhà thơ Lê Quốc Hán:
“làm người nhớ tổ nhớ tông
thuyền bè nhớ bến suối sông nhớ nguồn
quả ngon nhớ kẻ chăm vườn
bát cơm thơm dẻo nhớ ơn cấy cày”
Câu 2: (5.0 điểm)
Cảm nhận/Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích sau, từ đó
nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm.
“Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh
vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại…..
…….. Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh
đúc liền chẳng chuyện trị gì”

---- Hết---

8


RỪNG XÀ NU
- NGUYỄN TRUNG THÀNHA. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Tác giả Nguyễn Trung Thành
1. Cuộc đời
2. Sự nghiệp văn học: vị trí, phong cách sáng tác, tác phẩm tiêu biểu…
II. Tác phẩm: “ Rừng xà nu”
1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại, …
2. Nắm chắc các hình tượng, nhân vật chính, khái quát nội dung, nghệ thuật đặc sắc….
3. Những vấn đề trọng tâm
3.1. Nội dung
- Hình tượng cây xà nu
- Hình tượng Tnú
- Hình tượng tập thể những người dân Xô Man
3.2. Đặc sắc nghệ thuật
- Hình tượng thiên nhiên miêu tả sinh động, độc đáo, chứa đựng nhiều tầng nghĩa. Hình
tượng con người tốt lên vẻ đẹp của “tâm hồn Tây Nguyên” hồn nhiên mạnh mẽ, quả
cảm đầy sức sống và tình u thương…
- Ngơn từ giọng điệu giản dị, giàu chất tạo hình, sức gợi, đậm màu sắc sử thi Tây
Nguyên.
B. ĐỀ THAM KHẢO
1. Đề số 1:
Trong truyện ngắn “Rừng xà nu”, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã miêu tả hình
ảnh rừng xà nu trong đoạn mở đầu:
“ … Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng
xà nu hàng vạn cây khơng có cây nào khơng bị thương….

Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng khơng thấy gì khác ngoài
những rừng xà nu tiếp nối chạy đến chân trời.”
(Nguyễn Trung Thành – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.40
và tr.47)
Phân tích hình ảnh rừng xà nu trong đoạn trích trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp sử thi
của tác phẩm.
2. Đề số 2: Trong truyện ngắn “Rừng xà nu”, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã hai
lần miêu tả đậm nét hình ảnh rừng xà nu.
9


“ Cả rừng xà nu hàng vạn cây khơng có cây nào không bị thương
.....
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngồi
những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”
và “ Tnú lại ra đi.....
Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng khơng thấy gì khác ngồi
những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”.
Phân tích hình tượng rừng xà nu trong hai lần miêu tả trên, từ đó nhận xét ý nghĩa
biểu tượng của cây xà nu trong tác phẩm .
3. Đề số 3: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp con người Tây Nguyên trong kháng
chiến chống Mỹ qua tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
C. ĐỀ MINH HỌA
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp hơn sau khi việc học
hành hồn tất hay có gia đình, có cơng việc ổn định. Nhưng khi đã có được những điều
ấy rồi, chúng ta lại bị chi phối bởi nhiều mối bận tâm và lo lắng khác nữa. Chúng ta
thường không hài lịng khi cuộc sống khơng như những gì mình mong muốn.
Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây

phút hiện tại mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó
khăn và nghịch cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế
và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phải biết
cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình.
Đừng trơng đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn.
Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi
kiếm được thật nhiều tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy
đó là lúc bạn được hạnh phúc.
Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh
phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh
phúc. Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh
nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao khơng
phải lúc này?
Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh
khắc quý giá trên chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác
và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai! Nhưng chắc chắn không bao giờ là
quá muộn – và thời gian là người bạn tốt nhất của bạn, của tất cả mọi người.
10


(Theo: Hạt giống tâm hồn – NXB Tổng hợp TPHCM, 2008)
Câu 1. Trong đoạn trích, hạnh phúc được định nghĩa là gì?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Đừng trơng đợi một phép màu hay một
ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn.”.
Câu 3. Việc sử dung câu hỏi tu từ Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc
nhất chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống? có tác dụng gì? .
Câu 4. Anh/ chị có cho rằng “Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận
thực tế và tin vào chính mình? Vì sao?
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (không quá 200 chữ)
về quan niệm của anh/chị về hạnh phúc
Câu 2: (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều chi tiết nói về
phản ứng tâm lí và hành động của Tnú , trong đó có hai lần:
Miêu tả nhân vật Tnú khi chứng kiến cảnh Mai và đứa con bị đánh đến chết, nhà
văn viết:
" Tnú bỏ gốc cây của anh. Đó là một cây vả. Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả
mà không hay.
…….
. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ
không kêu! Không!"
Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Tnú trong hai lần miêu tả trên. Từ đó, nhận
xét sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân vật.
( Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu, SGK Ngữ Văn 12, tập hai
NXB Giáo dục,2014)
---Hết ---

11


TRƯỜNG THPT YÊN HÒA

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

BỘ MƠN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2020 - 2021

ĐỀ CHÍNH THỨC


MƠN: NGỮ VĂN; LỚP 12

(Đề gồm 01 trang)

Thời gian làm bài: 120 phút

Họ và tên thí sinh:..............................................................Số báo danh: ..................
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Tuổi trẻ là thời gian trải nghiệm. Người ta trưởng thành qua nhiều lần làm thử,
vấp ngã, làm lại, và cứ như thế tiếp tục. Phải bắt tay vào thử thì ta mới biết được mình
hợp với cái gì. Phải làm thì ta mới biết là mình có khả năng hay khơng. Dù sao khi thử
thì nếu sai lầm ta vẫn biết được rằng cái đó thực sự khơng phù hợp với mình, và bỏ đi
để thử cái khác. Nếu ta cứ ngồi nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm, khơng làm gì cả thì
làm sao biết được cái gì. Ít ra thử mà thất bại thì có được bài học. Nếu khơng thử, thời
gian thì cứ trơi mải miết mà ta vẫn chưa làm được gì.
Thực sự nếu bạn đang do dự trước một quyết định, hãy hướng đến lựa chọn nào
đem lại nhiều trải nghiệm hơn, nhiều câu chuyện hơn. Dĩ nhiên cần tìm hiểu thật kỹ
trước những quyết định lớn. Nhưng đừng lo sợ trước trải nghiệm mới. Vì sao? Vì thà
làm mà thất bại thì ta cịn học được. Điều đó cịn tốt hơn chán vạn lần căn bệnh mà nhiều
người mắc phải cả đời: Thiếu hụt khả năng hành động…
Cho nên, câu khẩu hiệu của Nike là: “Just do it”. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì.
Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trơi qua là khơng quay lại. Thay vì chần chừ, đắn
đo, sợ hãi, tại sao lại không thử bước ra ngồi, và làm điều có ích. Cịn nói theo cha ơng
ta ngày trước, thì học đi đơi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện,
phải hành động, phải thực hành, mới khiến kỹ năng của ta khá lên.
Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hịa nhập vào thế giới.
Mà để phát triển khả năng hành động, không cần phải làm gì lớn lao, mở nhà trọ hay
mở cơng ty. Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một. Hãy làm gì đó. Đừng ngồi n.

(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2018)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2: Tác giả khuyên người trẻ “Hãy làm đi” vì những lí do nào?
Câu 3: Anh/chị hiểu câu văn “Tuổi trẻ là thời gian trải nghiệm” như thế nào?
Câu 4: Tác giả cho rằng “Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành
động, phải thực hành, mới khiến kỹ năng của ta khá lên.” Anh/chị có đồng tình với quan
điểm trên khơng? Vì sao?
12


II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về “năng lực hành động” của giới trẻ hiện nay trong quá trình
hội nhập quốc tế.
Câu 2 (5 điểm)
Cảm nhận về quá trình hồi sinh sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa
xn (Trích “Vợ chồng A Phủ” ) - Tơ Hồi.

- Hết –

13


TRƯỜNG THPT N HỊA
BỘ MƠN: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN
(Gồm 04 trang)

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII

NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12
Thời gian làm bài: 120 phút

Phần Câu

Nội dung

Điể
m

I

Đọc hiểu

3,0

1

Phương thức biểu đạt chủ yếu: Nghị luận

2

Tác giả khuyên người trẻ “Hãy làm đi” vì:

0,5

- “Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trơi qua là khơng quay lại.” 0,25
- Vì “học đi đơi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là 0,25
một chuyện, phải hành động, phải thực hành, mới khiến kỹ năng

của ta khá lên.”
3

HS có thể diễn đạt khác nhau, tuy nhiên cần hiểu được (tuổi trẻ,
trải nghiệm) câu văn khuyên người trẻ hãy mạnh dạn trải nghiệm
đừng sợ thất bại.
(VD: - Đây là thời gian học hỏi, thử nghiệm để nhận ra sở trường,

0,5

sở đoản, năng lực thực sự của bản thân và đúc rút kinh nghiệm
sống…

0,5

- Tuổi trẻ là thời kì sung sức, năng động và tràn đầy nhiệt huyết
nhưng chưa có nhiều vốn sống và kinh nghiệm thực tế …)
4

Học sinh có thể đồng tình hoặc khơng nhưng cần thể hiện rõ quan 0,25
điểm và lập luận thuyết phục về mối quan hệ giữa lí thuyết và thực

0,5

hành, giữa kiến thức sách vở và kiến thức thực tế. Từ đó rút ra được 0,25
bài học thiết thự cho bản thân.
II

Làm văn
1


7,0

Viết đoạn văn về “năng lực hành động” của giới trẻ hiện nay trong

2,0

quá trình hội nhập quốc tế.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tầm quan trọng của năng lực 0,25
hành động đối với thế hệ trẻ trong quá trình hội nhập quốc tế.
14


c. Triển khai vấn đề nghị luận
- Giải thích:
+ “năng lực hành động”: Khả năng vận dụng kiến thức sách vở, lí 0,25
thuyết vào thực tế cuộc sống.
Khả năng ứng biến linh hoạt để giải quyết tình huống có
thể phát sinh trong thực tiễn công việc.
Tầm quan trọng của năng lực thực hành đối với những người trẻ
tuổi Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Bàn luận:

0,5

+ Năng lực hành động là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho

con người. Bởi hành động sẽ giúp ta thực hiện được ý tưởng, biến
ước mơ thành hiện thực. Nếu khơng có năng lực hành động, sẽ
khơng có thành quả, ý tưởng, ước mơ chỉ là lí thuyết.
+ Năng lực hành động là khả năng cần thiết giúp con người vượt
qua chính mình, giúp ta vận dụng kiến thức lí thuyết để hướng tới
thành quả tốt đẹp.
+ Hành động là cách ta đóng góp cho xã hội và khẳng định giá trị
sự hiện diện của bản thân trong cuộc đời, giúp con người tự tin hòa
nhập sâu rộng với thế giới.
+ Mặt khác, nếu thiếu năng lực hành động, con người dễ sa vào trì
trệ, thụ động, thiếu tự tin khi va chạm với thực tế cuộc sống.

0,25

(dẫn chứng minh họa cho những lập luận)
- Liên hệ bản thân:
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25
Việt
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách 0,25
diễn đạt mới mẻ
2

Viết bài nghị luận văn học

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận:
Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; 0,25
Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

15

0,25


Quá trình hồi sinh sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị trong đêm
tình mùa xuân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS có thể triển khai vấn đề theo các cách
khác nhau nhưng cần đảm bảo những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
* Giới thiệu khái quát: Tác giả Tơ Hồi, truyện ngắn “Vợ chồng 0,25
A Phủ”
0,5

* Cảm nhận chung
- Tóm tắt ngắn gọn đến vị trí đoạn trích
- Sự tác động của ngoại cảnh: hình ảnh, âm thanh của mùa xn
Tây Bắc.
* Phân tích q trình hồi sinh sức sống tiềm tàng mãnh liệt của
nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
- Biểu hiện đầu tiên của sự hồi sinh sức sống trong con người Mị
là khi “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi”, “Mị ngồi nhẩm
thầm bài hát của người đang thổi”. Mị uống rượu “uống ừng ực
từng bát” thể hiện chân thực những biến đổi âm thầm mà dữ dội
trong tâm hồn người đàn bà tưởng như đã nguội tắt sự sống. Mị
thốt khỏi tâm trạng dửng dưng vơ cảm bấy lâu.
- Mị nghe “văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”, “Mị thấy phơi
phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng”, Mị nhận ra mình “trẻ
lắm. Mị vẫn cịn trẻ”, “Mị muốn đi chơi”. Ý thức về bản thân
trỗi dậy với những khao khát đẹp đẽ về tình yêu hạnh phúc của
tuổi trẻ.

- Sức sống hồi sinh mâu thuẫn với thực tại phũ phàng, khiến Mị
nhận ra “A Sử với Mị, khơng có lịng với nhau mà vẫn phải ở với
nhau.”. Mị đột ngột ước muốn “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc
này, Mị sẽ ăn cho chết ngay”. Mị phẫn uất và thấm thía nỗi
tủi nhục của mình và muốn giải thốt.
- Mị “lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng…
quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa” để chuẩn bị đi chơi. Lòng
ham sống trong Mị trỗi dậy, ý thức phản kháng âm thầm quyết
liệt, Mị hành động như một con người tự do.
16

2,5


- Bị A Sử trói vào cột nhà, nhưng ảo giác về tình yêu, tuổi trẻ vẫn
nương theo tiếng sáo rập rờn “đưa Mị đi theo những cuộc chơi,
những đám chơi”, Mị quên đau đớn về thể xác, “vùng bước đi”…
Suốt đêm mùa xuân ấy, Mị lúc tỉnh - lúc say, thực tại - quá khứ đan
xen trong nỗi nhớ “nồng nàn tha thiết”, trong “hơi rượu toả, tiếng
sáo rập rờn, tiếng chó sủa xa xa”… trong sự thổn thức nghĩ “mình
khơng bằng con ngựa”. Mị phẫn uất khi ý thức sâu sắc hơn về
cảnh ngộ, số phận của mình.
Tất cả những diễn biến tâm lí ấy cho thấy một sức sống tiềm
tàng mãnh liệt đã hồi sinh trong Mị, sẽ âm ỉ cháy và bùng lên mãnh
liệt khi gặp cơ hội. Đây chính là nền tảng cho sự phản kháng quyết
liệt của Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế sắc sảo trong hồn

0,5


cảnh cụ thể cho thấy q trình chuyển biến tâm lí tính cách và nhận
thức của nhân vật.
- Lời văn trần thuật mượt mà sâu lắng giàu tính tạo hình, hồ vào
dòng suy nghĩ nội tâm của nhân vật vừa tạo được sự đồng cảm…
- Ngòi bút tả cảnh đặc sắc, đậm chất thơ.
* Đánh giá/ Ý nghĩa hình tượng nhân vật Mị

0,5

- Nhà văn đã thành công trong việc khắc họa quá trình hồi sinh sức
sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị trong đêm tình mùa xn. Đây
chính là sự phát hiện và trân trọng sức sống tiềm tàng, sự phản
kháng âm thầm nhưng mãnh liệt của người phụ nữ vùng cao Tây
Bắc.
- Đoạn trích góp phần khẳng định giá trị hiện thực và nhân đạo của
tác phẩm.
d. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có cách diễn đạt mới mẻ
Tổng điểm: I + II
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
17

0,25
10


BỘ MÔN: NGỮ VĂN


NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12

PHẦN A: KIẾN THỨC
I. VĂN BẢN
1. Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi
2. Chiếc thuyền ngồi xa – Nguyễn Minh Châu
3. Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ

4. Số phận con người - Sô- lô- khốp
+ Những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Sơ-lơ-khốp
+ Tóm tắt đoạn trích
+ Ý nghĩa nhan đề
+ Những đặc sắc nội dung và nghệ thuật
+ Những chi tiết, hình ảnh đặc sắc
+ Phân tích nhân vật Xơ-cơ-lốp
+ Cảm nhận đoạn bình luận ngoại đề cuối tác phẩm
5. Thuốc - Lỗ Tấn
+ Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn
+ Tóm tắt đoạn trích
+ Ý nghĩa nhan đề
+ Phân tích hình tượng Hạ Du
+ Những đặc sắc nội dung và nghệ thuật
+ Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc (vịng hoa trên mộ Hạ Du, con
đường mòn, câu chuyện trong quán trà…)
II. TIẾNG VIỆT
1. Biện pháp tu từ
2. Phương thức biểu đạt
3. Thao tác lập luận
4. Phong cách ngôn ngữ

III. LÀM VĂN
1. Nghị luận xã hội
- Nghị luận về hiện tượng đời sống
- Nghị luận về tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm
18


2. Nghị luận văn học
- Phân tích tình huống truyện
- Phân tích/ Cảm nhận hình tượng nhân vật, đoạn trích, chi tiết, đoạn kết…của các tác
phẩm
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học….
PHẦN B: KẾT CẤU ĐỀ (Thời gian: 120 phút)
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm)
Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)
Chúc các em ôn tập tốt và thi đạt kết quả cao!

19


NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
- NGUYỄN THIA. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Tác giả Nguyễn Thi
1. Cuộc đời
2. Sự nghiệp văn học: vị trí, phong cách sáng tác, tác phẩm tiêu biểu
II. Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”
1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, …

2. Học thuộc các dẫn chứng cơ bản, nắm được bố cục, khái quát nội dung, nghệ thuật
đặc sắc….
3. Những vấn đề trọng tâm
3.1. Nội dung
- Nhân vật Chiến:
+ Chiến được thừa hưởng từ mẹ những đặc điểm thể chất và tinh thần.
+ Chiến là cơ gái gan góc, dũng cảm và rất dun dáng, giàu nữ tính.
- Nhân vật Việt:
+ Việt có nét riêng dễ mến của cậu con trai mới lớn, tâm hồn vơ tư, trong sáng, tính tình
trẻ con và ngây thơ.
+ Việt là một chàng trai nhạy cảm và giàu tình cảm.
+ Việt là một chiến sĩ có lịng u nước, căm thù giặc và ý chí chiến đấu bất khuất, kiên
cường.
3.2. Đặc sắc nghệ thuật
- Tình huống truyện, nghệ thuật trần thuật hấp dẫn.
- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể, vừa giàu ý nghĩa.
- Khuynh hướng sử thi.
- Ngơn ngữ bình dị, phong phú, giàu sắc thái Nam Bộ.
B. ĐỀ THAM KHẢO
1. Đề số 1
“Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà……
Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn
thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng
khác.”
20


(Trích “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi, SGK Ngữ văn 12, tập 2,
trang 63).
Cảm nhận của anh chị về nhân vật Việt trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận

về khuynh hướng sử thi trong tác phẩm.
Đề số 2:
Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, nhân vật
chú Năm có nói: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sơng, để rồi chú sẽ chia cho mỗi
người một khúc mà ghi vào đó”.
Hãy chứng minh trong thiên truyện này có một dịng sơng truyền thống chảy từ
chú Năm đến hai chị em Chiến - Việt.
Đề số 3:
Phân tích nhân vật chị Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”
của Nguyễn Thi để từ đó thấy được vẻ đẹp của dịng sơng truyền thống.
Đề số 4:
Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của
Nguyễn Thi để từ đó thấy được vẻ đẹp của dịng sơng truyền thống.
C. Đề minh hoạ
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đã có lần con khóc giữa chiêm bao
Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó
Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở
Mẹ gánh gồng xộc xệch hồng hơn.
Anh em con chịu đói suốt ngày trịn
Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa
Có gì nấu đâu mà nhóm lửa
Ngơ hay khoai cịn ở phía mẹ về…
Chiêm bao tan nước mắt dầm dề
Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng
Dù tiếng lịng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.
( Trích “Khóc giữa chiêm bao”, Vương Trọng)
Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện năm khốn khó trong đoạn trích?

21


Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau:
Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.
Câu 3. Anh/chị hiểu dòng thơ sau như thế nào ?
Mẹ gánh gồng xộc xệch hồng hơn
Câu 4. Thông điệp mà anh( chị) tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì?Nêu lí do chọn thơng
điệp đó.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng
200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc cần trân q những gì đang có trong
cuộc sống con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
“Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. .….
Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn
thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng
khác.”
(Trích “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi, SGK Ngữ văn 12, tập 2,
trang 63).
Cảm nhận của anh chị về nhân vật Việt trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận
về khuynh hướng sử thi trong tác phẩm.

---------HẾT----------

22



CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- NGUYỄN MINH CHÂU A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Tác giả Nguyễn Minh Châu
1. Cuộc đời
2. Sự nghiệp văn học: vị trí, phong cách sáng tác, tác phẩm tiêu biểu
II. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, ý nghĩa nhan đề
2. Học thuộc các dẫn chứng cơ bản, nắm được bố cục tác phẩm, khái quát nội dung,
nghệ thuật đặc sắc….
3. Những vấn đề trọng tâm
3.1. Nội dung
- Phát hiện trên bờ biển:
+ Phát hiện thứ nhất: Chiếc thuyền ngoài xa - bức tranh thiên nhiên tuyệt bích.
+ Phát hiện thứ hai: Chiếc thuyền vào gần - cuộc sống đầy bất ngờ và nghịch lý.
- Câu chuyện của người đàn bà ở tồ án huyện:
+ Số phận bất hạnh và tình trạng sống tăm tối, nghèo khổ của con người.
+ Vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn, tính cách con người.
3.2. Đặc sắc nghệ thuật
- Tình huống truyện độc đáo, “tình huống nhận thức” có ý nghĩa khám phá, phát hiện về
chân lý đời sống, chân lý nghệ thuật.
- Ngôi kể, điểm nhìn sắc sảo, đa diện.
- Lời văn giản dị mà sâu sắc.
B. ĐỀ THAM KHẢO
1. Đề số 1
“Trong phút chốc ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà đầy lúng túng,
đầy sợ sệt nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể:
………
- Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! Đẩu và tơi cùng lúc thốt
lên.”…
( Trích Chiếc Thuyền Ngồi Xa của Nguyễn Minh Châu- Ngữ Văn, tập hai,

NXBGD 2017).
23


Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài qua đoạn trích trên. Từ đó bình luận
ngắn gọn về quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
Đề số 2:
Đọc đoạn trích sau:
“Người đàn bà bổng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:
…….
- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không ? – Đột nhiên tơi hỏi?
-Có chứ, chú ! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tơi chúng nó được ăn no…”
(Trích “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu – Sách Ngữ văn
12, tập hai , NXB giáo dục Việt Nam, trang 75-76).
Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ
đó nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ được thể hiện trong văn học.
Đề số 3:
Phân tích đoạn trích sau:
Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông
và một người đàn bà rời chiếc thuyền. Họ phải lội qua một quãng bờ phá nước
ngập đến q đầu gối.
……………..
Khơng hề quay mặt nhìn lại, chỉ có tảng lưng khum khum và vạm vỡ càng có vẻ
cúi thấp hơn, nom lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống, hai bàn
chân chữ bát để lại những vết chân to và sâu trên bãi cát hoang vắng.
(Trích Chiếc thuyền ngồi xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập
hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019).
Từ đó làm rõ cái nhìn của nghệ sĩ Phùng trong việc phát hiện cái đẹp.

24



C. ĐỀ MINH HOẠ
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Nếu có thể đo xương máu tiền nhân
Trường Sơn ngút ngàn dễ gì so được
Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt
Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng
Bão trường chinh ào ạt mấy ngàn năm…
Ào ạt mấy ngàn năm châu thổ
Những bờ đê chắn lũ, ngăn thù
Cùng bọc trứng trăm con đi mn ngả
Vẫn thắm lịng dưa hấu chốn biển xa
Ào ạt mấy ngàn năm… Thánh Gióng
Mới lên ba đã giáp sắt, tre ngà
Câu thơ thần nhuộm đỏ sơng Như Nguyệt
Đỏ Bạch Đằng cuồn cuộn sóng bể xa
Mấy ngàn năm… Vọng Phu xứ Bắc
Phụ Tử bùi ngùi doi đất trời Nam
Những cuộc chia ly, những vành khăn trắng
Chẳng nguôi ngoai dù xác giặc chất chồng
Chẳng thể dịu nỗi Rạch Gầm, Xoài Mút
Hiền Lương, Khâm Thiên, Sơn Mỹ, Thổ Chu
Máu Vị Xuyên, Gạc Ma bầm chát
Vạn nghĩa trang hương khói nguyện cầu
Ơi Tổ quốc, biên cương chưa n giấc
Đêm quặn lịng máu thịt Hồng Sa
Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão
Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà.

(Tổ quốc, Nguyễn Thế kỷ, http://thanhnien. vn/van-hoa)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2. Bài thơ nhắc đến những tác phẩm tự sự dân gian nào?
25


×