Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

THẾ GIỚI NHÂN vật TRONG TIỂU THUYẾT y ĐIÊNG phan đình huy CH VHVN k18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.7 KB, 17 trang )

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT Y ĐIÊNG
(Phan Đình Huy – Lớp Cao học Văn học Việt Nam K18)
TÓM TẮT
Y Điêng là nhà văn thuộc thế hệ đầu tiên của văn xuôi Tây Nguyên
nhưng đã đạt được những thành cơng nhất định. Trong đó tiểu thuyết là mảnh
đất ơng gặt hái nhiều thành công nhất. Trong tiểu thuyết Y Điêng, thế giới
nhân vật hiện lên với đầy đủ các phương diện từ ngoại hình, ngơn ngữ, hành
động đến tâm lý, tính cách vừa mang những nét chung của con người Tây
nguyên vừa mang những nét khu biệt với các nhà văn khác viết về Tây
Nguyên nhưng có thể thấy nổi bật lên các kiểu nhân vật: nhân vật cộng đồng;
nhân vật nhỏ bé, bất hạnh; nhân vật phản diện, tha hóa và nhân vật nghệ sĩ.
Bằng những biện pháp nghệ thuật khắc họa khá quen thuộc: miêu tả
ngoại hình, hành động, ngôn ngữ và tâm lý nhân vật Y Điêng đã cho người
đọc thấy được vẻ đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn của con người Tây Nguyên
và quan trọng hơn ông đã cho độc giả thấy được nét riêng trong sáng tác của
mình.

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
Y ĐIÊNG
Y Điêng (tên đầy đủ là Y Điêng Kpăhôp) là nhà văn sinh ra và lớn lên
trên vùng cao nguyên Sông Hinh. Từ nhỏ ông đã được nuôi dưỡng bằng
nguồn sữa ngọt lành của những bản trường ca bất tử như Đam San, Xinh
Nhã, Khinh Dú ... nên tình yêu văn chương đã đến với ông rất tự nhiên.
Mảnh đất và con người Tây Nguyên là nguồn cảm hứng sáng tác và là đề tài,
bối cảnh cho nhiều tác phẩm của Y Điêng. Chính nhà văn từng nói: “Tất cả
các tác phẩm của tôi đều cho thấy chiều sâu của văn hóa Tây Nguyên, chiều
sâu trong tiếng chiêng ngân, trong nếp nhà dài với những cây cột bóng lống
mồ hôi nhiều thế hệ, trong những đêm kể Khan bất tận...”. Y Điêng viết nhiều
thể loại nhưng mảnh đất mà ông gặt hái được nhiều thành công nhất là tiểu
thuyết.
Trong tiểu thuyết, yếu tố đầu tiên mà nhà văn dày cơng xây dựng đó là


nhân vật. Đó là nơi tập trung hết thảy tư tưởng của nhà văn. Nhân vật là phạm
trù trung tâm của văn học vì con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn
1


học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học là con người cụ thể
được miêu tả trong các tác phẩm văn học”.[12, tr.202]
Cịn theo Giáo trình lý luận văn học thì nhân vật văn học được quan
niệm rộng hơn: “Đó khơng chỉ là con người có tên hoặc khơng có tên, mà có
thể là những sự vật, lồi vật khác nhau, ít nhiều mang bóng dáng tính cách
của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện
con người....Cũng có khi đó khơng phải là những con người, sự vật cụ thể mà
chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan đến con người, được
thể hiện nổi bật trong tác phẩm.”[8,tr.126].
Theo Trần Đình Sử: “Nhân vật là đối tượng hướng đến của văn học,
đồng thời là phương tiện để nhà văn phản ánh và khái quát hiện thực. Nhân
vật văn học được sáng tạo ra, hư cấu ra là để khái quát và biểu hiện tư
tưởng, thái độ đối với cuộc sống, ca ngợi nhân vật là ca ngợi đời, lên án nhân
vật là lên án đời. Xót xa cho nhân vật là xót xa đời. Do vậy tìm hiểu nhân vật
là tìm hiểu cách hiểu về cuộc đời và con người, là tìm hiểu tư tưởng, tình cảm
của tác giả đối với con người”[9, tr.26].
Dù có nhiều ý kiến khác nhau về nhân vật văn học nhưng phải khẳng
định rằng nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong cấu trúc, thể hiện tư
tưởng tác phẩm và quyết định sự thành công của tác phẩm văn học.
Trong tiểu thuyết Y Điêng, thế giới nhân vật hiện lên với đầy đủ các
phương diện từ ngoại hình, hành động đến tâm lý, tính cách vừa mang những
nét chung của con người Tây nguyên vừa mang những nét khu biệt với các
nhà văn khác viết về Tây Nguyên nhưng có thể thấy nổi bật lên các kiểu nhân
vật: nhân vật cộng đồng; nhân vật nhỏ bé, bất hạnh; nhân vật phản diện, tha
hóa và nhân vật nghệ sĩ.

1. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Y Điêng
1.1. Nhân vật cộng đồng
Từ ngàn đời nay, người Ê Đê nói riêng và đồng bào Tây Ngun nói
chung sớng một đời gắn bó với núi rừng, nương rẫy và bn làng. Vì cuộc
sớng mưu sinh và để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, giặc dã liên
miên đã giúp con người thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ chia sẻ những khó
khăn, nỗi đau cho nhau cả những niềm vui khi được mùa, hay trong những lễ
hội của bn làng. Vì vậy, người dân Tây Ngun nói chung và người Ê Đê
nói riêng có lới sớng và tinh thần cộng đồng rất cao. Tinh thần cộng đồng
khơng chỉ là cách để họ sớng mà cịn là tình cảm, là chuẩn mực đạo đức làm
nên nét văn hóa đặc trưng của người Ê Đê , của Tây Nguyên.
Là người con của dân tộc Ê Đê, người con của núi rừng Tây nguyên, Y
Điêng yêu mảnh đất ấy như máu thịt của mình. Ơng đã dành cả tâm huyết và
đời mình cho mảnh đất và con người nơi đây. Từng trang văn của ông lấp lánh
vẻ đẹp của tình người mà trên hết là tinh thần cộng đồng.
Trong Truyện trên bờ Sơng Hinh, tác phẩm có quy mơ nhất của ơng, ta
có thể thấy từ trong cuộc sớng sinh hoạt thường ngày đến khi chiến tranh xảy
ra, đồng bào bị dồn vào ấp chiến lược, con người đều một lòng sát cánh bên
2


nhau. Từ những cuộc vui trong lễ hội ăn năm ́ng tháng đến khi trong làng
có người mất cả làng đều chung tay lo liệu mọi việc một cách tự nguyện mà
không đợi ai nhắc bảo.Hoạt động được người Ê Đê và người Tây Nguyên
mong đợi nhất trong năm là mùa ăn năm uống tháng. Đây là hoạt động vui
chơi mang tính cộng đồng rất cao. Tác giả miêu tả cảnh ăn năm uống tháng tổ
chức ở nhà Ma Thin nhưng ta cứ ngỡ đây là ngày hội chung của cả bn làng
vì tính cộng đồng: “Tiếng chiêng trống ăn năm uống tháng của buôn Doan
đã nổi lên (...) Các chàng trai cô gái đã sửa soạn cho nhà ông thêm rực rỡ.
Con trai lo sửa lại sạp nhà, hiên nhà, làm cột đâm trâu. Các cô gái lo kiếm

củi, giã gạo, hái lá chuối để gói cơm (...) Họ cịn sửa soạn đón các trai gái
làng khác đến để dự hội.”[2, tr.195-196]
Người Ê Đê nổi tiếng là hiếu khách. Khách của một nhà cũng là khách,
là niềm vui chung của cả bn làng: “Cái thói quen của làng hoặc của cả
người Mơ- dhur là mến khách. Hễ nhà ai có khách lên là người làng dần kéo
đến”[3, tr.100]. Dù gia đình có khách nghèo hay giàu thế nào cũng có ché
rượu, con gà đã khách. Những thứ đó nếu chủ nhà khơng có thì đã có bn
làng thay họ tiếp đãi. Đây là một nét đẹp tiêu biểu cho tinh thần cộng đồng
của người Ê Đê.
Tinh thần cộng đồng ấy cịn mạnh mẽ hơn khi có bất kì một người con
nào của bn làng ra đi, từ gia đình nghèo như nhà Hơ Linh hay giàu có như
nhà ma Thin mọi người đều chung tay đùm bọc nhau: “Cái làng nghèo nhưng
một lòng đùm bọc nhau (...) ma Hơ Linh đã hết thở (...) Những người đến đều
nhốn nháo cả. Kẻ chạy mượn trống, mượn chiêng để đánh trong đêm cho đỡ
buồn tẻ(...) bn làng cùng một lịng một tay, kẻ làm việc này, người làm việc
nọ, chạy đi khắp nơi. Ai cũng lo cả, từ cuốn sáp ong, dựng gậy ban. Người
nấu cơm, con trai thui gà để cúng người chết (...)Cả buôn làng thức trắng
đêm.”[2, tr.40-41-42].
Tinh thần cộng đồng còn thể hiện rõ hơn khi con người rơi vào hồn
cảnh khó khăn, bn làng liền chung tay giúp đỡ. Mí con Hơ Linh bị chánh
tổng Y Sơ vu cho có ma lai và tìm cách đuổi họ khỏi bn Thu, hai mí con lặn
lội đến bn Doan. Bà con Bn Doan liền giúp mí con Hơ Linh chọn đất,
làm nhà mới:“Mỗi người giúp một tay (...) các chàng trai đã được phân công
rồi, ai cũng muốn đi đâu phải là người đi trước và thứ mình làm phải là thứ
tốt... các cơ gái cũng phải hỗn tất cả các công việc hàng ngày. Họ đến giúp
người bạn mới.”[2,tr.189-190].
Trong lao động sản xuất, các gia đình, thành viên của bn làng thường
làm đổi cơng cho nhau, đó cũng là cơ sở làm nảy sinh và phát triển cho con
người cộng đồng. Theo Jacques Dounes: “Do cộng đồng huyết thống, nhiều
làng là những thị tộc gia đình. Chính từ đó hình thành tính cộng đồng của

người Tây Ngun, biểu hiện bằng tính tương trợ vơ tư, bằng việc vần đổi
cơng thường xun, việc bình qn trong phân phối, v.v…”[2, tr.255].
Tinh thần cộng đồng biểu hiện cao nhất trong hoàn cảnh chiến tranh.
Khi giặc Pháp đến, dân làng bị dồn vào ấp chiến lược, buôn làng từ già đến
3


trẻ, khơng kể trai gái đồng lịng, mưu trí đấu tranh chớng giặc:“Chính bữa lũ
Tây đến là dịp đồng bào: đàn ông, lũ trai thắt lại khố, đàn bà con gái cuốn
lại váy để đứng lên đấu tranh trở về bn cũ. Trẻ con khóc, người mẹ khơng
dỗ mà dùng khuỷu tay thích vào chúng đau, lũ trẻ càng khóc, người này nhắc
khuyên người mẹ mỗi lúc một nhiều người nói thêm ồn ào, kẻ đứng người
ngồi. Đa số người dự họp là phụ nữ có con mọn khi con khóc thì họ đi ra, lúc
đầu đứng ở đầu hồi nhà gần đó rồi lần lượt đi thẳng về nhà mình. Các ơng
cũng đứng dậy, chẳng ai nghe.”[2,tr.260-t2]
Có thể thấy, để sống được với núi rừng, nương rẫy, với thiên tai, giặc
dã, đồng bào Tây Nguyên đã đoàn kết một lịng để bảo vệ mình và bảo vệ
bn làng. Chính điều này đã làm nên nét đẹp văn hóa cho người Ê Đê và
người Tây Nguyên đó là tinh thần cộng đồng. Vì vậy, con người cộng đồng là
một yếu tố tiêu biểu trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Y Điêng.
1.2. Nhân vật nhỏ bé, bất hạnh
Đọc các sáng tác của Y Điêng, bên cạnh con người cộng đồng cịn có
những con người nhỏ bé, bất hạnh. Dù vẻ đẹp tiêu biểu của người Tây
Nguyên nói chung và người Ê Đê nói riêng là tính cộng đồng nhưng dù được
sự che chở, giúp đỡ của tập thể nhưng sống dưới chế độ thực dân, đế quốc
đồng bào khơng thể nào có cuộc sớng tớt đẹp vì vậy có khơng ít những nhân
vật có sớ phận nhỏ bé, bất hạnh trong tiểu thuyết Y Điêng.
Trong Chuyện trên bờ Sơng Hinh,Mí Hơ Linh mất chồng chỉ vì cha
Hơ Linh đi hái cà phê lỡ tay làm gãy một cành cà phê bị thằng cai đánh và
chết một cách oan uổng. Hơ Linh vì khước từ thẳng thừng tình cảm của chánh

tổng Y Sơ liền bị hắn vu cho mí con Hơ Linh có ma lai, bị trục xuất khỏi bn
Thu. Nhưng đến bn Doan, mí con Hơ Linh cũng nào có n. Một lần nữa,
Y Sơ lại mách ma Thin - chủ bến nước bn Doan rằng chính mí con Hơ Linh
có ma lai nên đã ăn chết con trai ông chủ bến nước và bị kiện phải đền hai
mươi lăm con bị cho ơng chủ bến nước nếu khơng chứng minh được mình
khơng có ma lai. Để chứng minh hai mẹ con trong sạch, mí Hơ Linh đã ́ng
một mạch cạn cả ché rượu và cũng từ đó bà mắc bệnh chết để lại Hơ Linh thui
thủi một mình. Một cơ gái đẹp, hiếu thảo, đảm đang là niềm mơ ước của
nhiều chàng trai đáng lẽ ra phải sống hạnh phúc nhưng dường như bao nhiêu
tai họa, mất mát cứ dồn đến với Hơ Linh. Nhân vật Hơ Linh làm chúng ta nhớ
đến Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi. Mị là một cơ gái trẻ đẹp, giỏi
giang, có tài “thổi lá cũng hay như thổi sáo bao nhiêu người mê ngày đêm
thổi sáo đi theo Mị hết núi này đến núi khác” vậy mà vì món nợ của ba mẹ và
nỗi sợ hãi trước cường quyền, thần quyền đã biến cô gái trẻ trung, xinh đẹp
phải cam chịu cuộc sống “lùi lũi như con rùa trong xó cửa” trong nhà thớng lí
Pá Tra. Hai cảnh ngộ, hai tính cách nhưng Hơ Linh và Mị dường như có điểm
chung: họ đều là nạn nhân của cường quyền và thần quyền.
Khơng chỉ có những người phụ nữ nhỏ bé là nạn nhân của thần quyền
và cường quyền mà ngay cả nhưng thanh niên khỏe khoắn, biết suy nghĩ, có ít
cái chữ cũng là nạn nhân của bọn tay sai dưới chế độ thực dân. Y Thoa chỉ vì
4


cứng đầu không chịu làm giấy tờ tùy thân và là người yêu của Hơ linh- người
mà chánh tổng Y Sô thèm khát nên Y Sô đã mượn tay của quan huyện bắt Y
Thoa đi tù dù khơng có tội gì cả: “Mãi đến lúc này Y Thoa cũng chưa biết
mình bị mắc tội lớn gì mà bị giam ở đây.”[2, tr.173]. Đến khi Y Thoa mãn hạn
tù, Y Sô vẫn nhờ quan trên nhốt thêm Y Thoa một thời gian nữa, càng lâu
càng tốt. Nếu Hơ Linh khiến ta nhớ đến nhân vật Mị thì Y Thoa làm ta nhớ
đến A Phủ trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hồi. Họ là những chàng trai khỏe

mạnh, tớt bụng, khơng sợ cường quyền của hai miền đất khác nhau nhưng
cùng chung cảnh ngộ là nạn nhân của bọn chúa đất miền núi.
Con người nhỏ bé, bất hạnh không chỉ là những cá nhân đơn lẻ mà còn
là tập thể của những người cùng sớ phận, hồn cảnh. Trên đường bị giải lên
Buôn Ma Thuột, Y Thoa đã nhận ra rằng khơng chỉ có mỗi mình mình cực
khổ mà cịn nhiều người cịn thê thảm hơn mình nữa: “Lâu nay anh cứ tưởng
tượng, anh gầy yếu hơn mọi người. Nhưng khi đến nơi đây, anh thấy mọi
người chỉ cịn đơi mắt động đậy, da bọc xương khô khốc”[2, tr.179]. Anh hiểu
ra khơng chỉ mình bị bắt bớ vơ cớ mà nhiều người kinh cũng có sớ phận như
mình. Khi vào tù, Y Thoa nhận ra: “Những người bị giam này đều bị oan cả,
cịn bao nhiêu chuyện trên bờ Sơng Hinh nhỏ bé này ai thấu được.”[2, tr.173],
“Đến nhà lao Buôn Ma Thuột, tôi thấy rất nhiều người Ê đê bị tù, người thì
đi tù vì con khơng chịu đi lính,người bị nghi có ma lai, kẻ thì cãi lại miệng
của chánh tổng” [2, tr.289] và quan trọng hơn anh biết được: “Người Kinh và
người Ê đê đều nghèo và biết yêu thương lẫn nhau”[2, tr.179] không như lời
chánh tổng Y Sơ bịa đặt rằng người Kinh tồn là xấu xa cả để chia rẽ người
kinh với đồng bào.
Trong Ba anh em, ta gặp ba chàng trai của ba làng khác nhau nhưng họ
bắt gặp chung nhau ở một điểm đó là cái nghèo và bị áp bức, bóc lột đến tận
xương tủy nên họ rủ nhau đi tìm nơi có cuộc sớng tự do, đủ ăn, đủ mặc và
khơng cịn bị áp bức nữa, mọi người biết yêu thương nhau: “Ba anh em
chúng tôi, ba làng khác nhau, nhưng ở làng nào cũng bị kẻ xấu áp bức bóc
lột đến tận xương tủy. Làm nương rẫy không nghỉ nhưng rồi ăn không đủ.
Dân cả ba làng đau khổ suốt năm tháng.”[4, tr. 93, 94]
Rõ ràng, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai của chúng đã lợi dụng
sự mê muội, ít học của đồng bào Ê Đê, mượn tay của thần quyền, cường
quyền để cai trị, bóc lột họ, đẩy họ đến đường cùng, phải sống cuộc sống thê
thảm.
Qua những mảnh đời, số phận bất hạnh phải chăng Y Điêng đang nói
hộ những ước mơ, giãi bày éo le, uẩn khúc và niềm mong mỏi của những con

người nhỏ bé bình dị q ơng cũng như những người con của Tây Nguyên
đầy nắng và gió này?
1.3. Nhân vật phản diện, tha hóa
Hịa chung dịng chảy cảm hứng sử thi của văn học 1945- 1975, sáng
tác của Y Điêng cũng khơng thốt khỏi dịng cảm hứng ấy. Cảm hứng sử thi
viết nhiều về những nhân vật anh hùng mang vẻ đẹp của dân tộc, thời đại đối
5


nghịch với họ là những nhân vật phản diện, tha hóa, tiêu cực. Tác phẩm Y
Điêng hầu hết viết về những con người Tây Nguyên với vẻ đẹp thuần phác,
mộc mạc, thẳng thắn, nguyên thủy như chính núi rừng, nương rẫy nơi đây. Họ
sớng thật lịng, thật bụng như dịng sông, con suối không biết ghét bỏ, làm hại
ai bao giờ. Nhưng khi thực dân Pháp đặt chân đến mảnh đất màu mỡ này
chúng đã dùng đồng tiền và quyền lực biến khơng ít những người Ê Đê chất
phác, hiền lành thành tay sai đắc lực cho chúng mà tiêu biểu hơn cả là nhân
vật Y Sô. Hắn là nhân vật phản diện được Y Điêng đầu tư khắc họa kĩ lưỡng
nhất trong các tác phẩm của mình. Hắn khơng phải là nhân vật “đơn phiến”
mà mang nhiều tính cách hiện thân tiêu biểu cho lũ tay sai bán nước: tham
lam, háo sắc, bất chấp đạo lý, luật tục nhưng vô cùng khôn khéo. Trước khi
thành chánh tổng, Y Sô cũng là chàng trai hiền lành như bao chàng trai Ê Đê
khác của vùng đồi cỏ Sông Hinh nhưng khi bọ Tây đến nâng hắn lên làm
chánh tổng thì hắn đã thay đổi hẳn:
“Hắn đi đến làng nào trong tổng, gái làng đó phải trốn đi hết cả, đến
trời tối om mới dám về nhà và lờ mờ sáng lại lên nương rẫy. Mỗi lần hắn đến
được chủ làng cột rượu mà không thấy đứa con gái nào đến thả nước thì ơng
chủ làng đủ nhét kín tai lại mà vẫn cứ nghe hắn mắng nhiếc thậm tệ (....) Từ
ngày hắn làm chánh tổng, hắn làm trái hết mọi luật tục tốt đẹp ở vùng đồi cỏ
này. Không những đối với người lớn, con trai, con gái mà ngay đến cả trẻ thơ
đang chạy diều đánh quay kia cũng bị hắn bắt nạt (...) người ta sợ nhất là

hắn lên nhà, y đã lên nhà rồi đâu phải về không. Phải rượu cột, cơm nấu, gà
thui chứ. Nếu nhà nào khơng có phải đi mượn, nếu nhà nào để hắn về khơng
thì coi như một cái nợ cho mình vậy.”[2, tr.73-74-75].
Y Sơ đã có vợ nhưng vẫn khơng kiềm lịng được trước Hơ Linh- em hái
họ của mình. Hắn giả vờ tớt bụng cho tiền mí Hơ Linh mua ḿi nhưng cớt
âm mưu chiếm đoạt Hơ Linh. Hắn mị đến nhà Hơ Linh, định sàm sỡ Hơ Linh
nhưng bị cô đạp ngã lăn x́ng cầu thang. Tức tới vì khơng chiếm được Hơ
Linh, hắn vu cho mẹ con Hơ Linh có ma lai để ép họ ra khỏi bn Thu. Hắn
mượn tay quan trên để đẩy Y Thoa vào tùchỉ vì Y Thoa là người u của Hơ
Linh.
Y Sơ khơng chỉ tham lam, háo sắc mà còn rất nham hiểm, xảo trá. Hắn
xúi ma Thin kiện mí con Hơ Linh có ma lai đã ăn chết con ơng. Nếu ma Thin
thắng kiện, mí Hơ Linh phải chết cịn Hơ Linh phải bị bán đi để đền hai lăm
con bò. Như vậy hắn sẽ thủ tiêu được mí con Hơ Linh để xóa sạch tiếng xấu
của mình. Cịn nếu mí con Hơ Linh thắng kiện thì Y Sơ sẽ kiếm được khơng ít
tài sản từ nhà ma Thin vì hắn là anh họ của Hơ Linh nên đằng nào hắn cũng là
người có lợi.
Hờ Giang là tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cũng là tác
phẩm có nhiều nhân vật tha hóa nhất trong các tiểu thuyết của Y Điêng. Đó là
Ma Sa, Ma Lóa- những kẻ đã từng đi lính cho Pháp, nay về già lại làm tay sai
cho đế q́c Mỹ; Y La là tên lính Ngụy khét tiếng trong việc trị dân, dồn dân
vào ấp chiến lược; Y Soa – chồng của Hơ Linh, một cán bộ cách mạng mẫn
6


cán lại đi theo biệt kích Mỹ. Những nhân vật tha hóa này chủ yếu bị đồng tiền
chi phới nên đã chấp nhận đi theo và trở thành tay chân đắc lực cho Pháp, Mỹ.
Tuy nhiên cũng có nhân vật khơng đơn thuần chỉ vì tiền mà cịn vì cả sự ghen
tuông mù quáng. Y Soa từ một chàng trai rất giỏi giang với cơng việc nương
rẫy, có tài đan gùi rất đẹp, rất yêu thương gia đình, vợ con vậy mà bị tên Ma

Lóa xúc xiểm, xúi giục rằng con gái của anh và Hờ Giang chưa chắc là con
của anh vì Hờ Giang là cán bí thư xã đi cơng tác śt. Vì ghen tng mù
qng, Y Soa đã rời bn làng theo bọn biệt kích Mỹ và tệ bạc hơn chính anh
nhẫn tâm kéo bọn biệt kích về buôn và giết Hờ Giang- người vợ anh từng u
dấu hơm nào ngay trên mảnh rẫy cịn thấm giọt mồ hơi của hai vợ chồng anh.
Chính Hờ Giang cũng không ngờ chỉ trong một thời gian ngắn mà bọn Mỹ lại
có thể biến chồng mình từ một người hiền lành thành một con thú hung dữ
đến như vậy:
“Y Soa chạy xộc vào, Y Soa mặc bộ quần áo rằn ri, nước da đen lại,
mặt mày trông rất hung dữ. Hơ Giang nhìn mãi mới nhận ra được. Khơng
được bao lâu mà bọn xâm lược Mỹ đã biến con người hiền lành nhanh chóng
trở thành một con thú (…) Đơi mắt nó dần căm thù đỏ như mắt trâu điên
ngồi rừng”[6, tr.856.]
Nhân vật phản diện, tha hóa được Y Điêng miêu tả khơng chỉ là những
cá nhân mà có khi là đám đông của những kẻ cùng bản chất cướp bóc, khát
máu, mất cả tính người. Bọn biệt kích Mỹ hiện lên dưới ngòi bút Y Điêng:
“Tên chỉ huy nhếch mép cười, trong cái miệng của hắn chứa đầy răng vàng
đã biến màu đo đỏ hưng tợn (...) một số tên lính khác đi lùng xung quanh rẫy.
Thằng mổ dưa gang, tên hái dưa hấu, bẻ ngô tươi. Chúng làm như cái rẫy
khơng có chủ. Bọn chúng hầu hết là những tên ăn cắp.”[6, tr.854-855]
Tuy nhiên, kiểu nhân vật phản diện, tha hóa chiếm một tỉ lệ rất nhỏ
trong tiểu thuyết Y Điêngcịn lại là những nhân vật tớt, dù có lúc bị xúi giục,
mê muội nhưng với bản chất lương thiện vớn có của người Tây Ngun và sự
đồn kết, vị tha của buôn làng họ sớm nhận thức và tỉnh ngộ để trở về với
phẩm chất tốt đẹp vớn có của mình. Như vậy, xây dựng kiểu nhân vật phản
diện, tha hóa tác giả đã tớ cáo tội ác của bọn thực dân gieo rắc khổ đau cho
đồng bào Tây Nguyên, làm biến chất những người dân lương thiện.
1.4. Nhân vật nghệ sĩ
Trên mảnh đất Việt Nam có lẽ không nơi đâu thiên nhiên ưu đãi và tươi
đẹp như mảnh đất Tây Nguyên. Có lẽ vẻ đẹp của những đồi thông, những

cánh rừng bạt ngàn, những con suối trong xanh mát rượi mà mẹ thiên nhiên
đã phú cho người Tây Nguyên một cảm quan và năng khiếu âm nhạc bẩm
sinh. Đọc tác phẩm nào của Y Điêng ta cũng bắt gặp những nhân vật giàu chất
nghệ sĩ mà nhất là âm nhạc.
Người đồng bào Tây Nguyên sống gắn với lời ca tiếng hát từ trong
cuộc sống, lao động, các lễ hội đến trong chiến đấu âm nhạc vẫn theo họ. Âm
nhạc như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người tây
Nguyên. Ngay khi đứa trẻ ra đời, trong lễ thổi tai, đứa trẻ đã được nghe những
7


giai điệu âm nhạc đầu đời đó là âm thanh của cồng chiêng. Tiếng cồng tiếng
chiêng đã theo họ trong mọi lễ hội, từng niềm vui, nỗi buồn của buôn làng
đều có bóng dáng của cồng chiêng. Và đến khi họ nhắm mắt từ giã cõi đời thì
một lần nữa cồng chiêng lại được tấu lên để tiễn họ về với giàng trời, giàng
đất.
Trong Chuyện trên bờ Sông Hinh, những nhân vật trong tác phẩm đều
rất thích hát và hay hát. Họ hát để tìm bạn đời cho con gái, con trai của họ:
“Trong bữa rượu khi hơi men đã thấm vào miệng, bà mẹ nào có con trai cũng
phải hát ngỏ lời với mí Hơ Linh” [2, tr.43]. Vì vậy khi đã chọn được con dâu
ưng ý, Mí Y Thoa tự hào hát ca ngợi con trai, con dâu Hơ Linh của mình:
“Trong những ngày hội khi ăn cơm no, uống rượu say bà cũng có thể hát đơi
điều về người con trai của mình, người con dâu của họ.”[2, tr.13-14-t2]
Trong Hờ Giang, một lần nữa ta bắt gặp chất nghệ sĩ đó. “Gian nhà
trong các bà có hơi men vào là có tiếng hát”[6, tr.614]. Đặc biệt ta khơng thể
qn giọng hát của mí Y Soa khi hát với mẹ Hơ Giang để hỏi Hơ Giang cho
con trai mình: “Giọng hát rất thanh, nghe nó trong đêm như bị theo từng cái
sạp nhà, ngọt ngào như gió xn về.”[6, tr.614]. Tiếng hát không chỉ là
phương tiện để đối thoại, để tìm bạn đời mà họ hát cịn vì “say nghĩa, say
tình”.

Có lẽ khơng ở đâu trong lúc “cay đắng chán chường”, con người vẫn
hát như ở Tây Nguyên. Dường như hát là một nhu cầu bản năng, tự nhiên và
phóng khống như núi rừng. Mí Hơ Linh khi ra rẫy nhớ chồng - hát. Ngồi vá
áo thương con, thương thân phận của mình cũng hát. Tiếng hát như tiếng lòng
cất lên về một kiếp người gặp bao cay đắng, éo le. Tiếng hát như một sự giãi
bày, trút bớt những phiền muộn trong lịng.
Ngồi tiếng hát, họ cịn rất giỏi chơi các loại nhạc cụ. Đó cũng là cách
để họ bộc lộ cảm xúc của lịng mình. Y Thoa được miêu tả là chàng trai không
những khỏe mạnh, thạo cơng việc mà cịn chơi đàn rất giỏi khiến nhiều cơ gái
say đắm: “Tiếng nhị của anh dìu dặt, nỉ non leo đến tận tai mọi người, mát
như mặt đất thấm hạt sương. Tiếng nhị đi qua cửa chính, luồn qua cửa sổ bị
đến chiếc chiếu của các cơ đang nằm (...) tiếng nhị của anh, không phải một
cái gì phẳng lặng, có lúc thẳng rõ, lúc lại khúc khuỷu, vừa nhẹ nhàng nhưng
lại vừa thúc giục, mỉa mai đối với ai còn chần chừ (...) Tiếng đàn khi êm ả
điệu hát hơ - ri, khi thánh thót bắt chước theo giọng hót của chim trên rừng
đơ - lay - gia.”[2, tr.99-100]
Trong Ba anh em, nhân vật Y Nguyên được miêu tả ngoài vẻ đẹp trai,
giỏi võ nghệ, trọng tình nghĩa cịn có tài vỗ trớng, đánh chiêng khơng ai
bằng :“Nói về cơng việc đánh chiêng vỗ trống thì anh Y Nguyên có biệt tài …
khi anh đeo trống vào người… làm cho các cô gái say sưa và nhảy múa càng
duyên dáng hơn.[4, tr.50]. Tiếng trống, tiếng chiêng của anh làm các cô gái
say đắm, các cụ già thấy tự hào về người con của dân tộc mình đã giữ được
cái hồn của văn hóa bn làng Tây Ngun trong từng tiếng chiêng, nhịp
trớng vì vậy mà mỗi khi thiếu anh, lễ hội của buôn làng như kém vui hẳn đi.
8


Người dân Tây Nguyên thường mượn tiếng hát, tiếng kèn để xua tan
cái mệt nhọc sau một ngày làm lụng vất vả:“Từ con suối, đường rẫy, cây đổ
kiến vàng. Những bóng cây mát trên đường rẫy, sau khi đi làm rẫy về cùng

bạn bè ngồi lại thổi kèn đinh tút, đinh năm”[6, tr.635-636]
Có lẽ sớng giữa đại ngàn Tây Ngun tươi đẹp đã làm con người nơi
đây sống rất nghệ sĩ và phải chăng cũng nhờ chất nghệ sĩ này mà họ vượt qua
được cuộc sống lao động vất vả và sự khắc nghiệt của cái nắng, cái gió nơi
này. Phẩm chất này bổ sung và làm nên vẻ đẹp đặc trưng không lẫn vào đâu
của người Sông Hinh và người Tây Nguyên.
2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong tiểu thuyết Y Điêng
Nhân vật là nơi tập trung thể hiện quan niệm, tư tưởng của nhà văn về
con người, cuộc đời. Vì vậy để khắc họa nhân vật, nhà văn thường tập trung
miêu tả ngoại hình, ngơn ngữ, hành động và tâm lý nhân vật để từ đó khái
quát những vấn đề mà nhà văn muốn hướng tới.
2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật
Để khắc họa nhân vật, thủ pháp mang tính truyền thớng và tạo ấn tượng
trước hết đó là miêu tả ngoại hình nhân vật. Do đó khơng phải ngẫu nhiên các
tác phẩm văn xi nói chung và tiểu thuyết Y Điêng nói riêng, nhân vật
thường được trau ch́t kĩ về mặt ngoại hình.
Ở đâu và khi nào người phụ nữ cũng luôn là tâm điểm của cuộc sớng.
Trong các tiểu thuyết của mình, Y Điêng đã dành tất cả tình u, sự trân trọng
của mình đới với người phụ nữ. Chính ơng kể rằng: “Con gái quê ông đẹp
lắm, đẹp đến nỗi đi nhiều nơi, ông vẫn thấy không nơi nào hơn, ông vẫn thấy
con gái q ơng là nhất… con gái Tây Ngun khi cịn trẻ đều để ngực trần,
cái đẹp lồ lộ tự nhiên như trời đất, như núi như đồi như bầu như bí nhưng nó
lại phơ phang q, đầy đủ q, no nê quá, ngạo nghễ quá…”[7]. Phải chăng
vì vậy mà trong tất cả các tiểu thuyết của mình ta khơng thấy có người phụ nữ
nào xấu cả, họ đẹp từ ngoại hình đến tính cách, tâm hồn.
Trong Chuyện trên bờ Sơng Hinh, Hơ Linh là người phụ nữ được tác
giả miêu tả kĩ nhất. “Khuôn mặt của Hơ Linh chị trăng cũng phải nghẹn, đơi
mắt đón nắng sớm như đóa hoa aring.”[2, tr.43], “Cái mặt hơ Linh hoa kơ
tinh cũng phải thua”[2, tr.47]. Hay miêu tả Hơ Ninh, cô gái xấu số bị chết
trong trận bom của giặc nhưng vẻ đẹp vẫn sóng sánh trong lịng người

đọc:“Thân hình nhỏ nhắn, nước da như trái cơ- chin chín vàng sẫm, đơi mắt
trịn, cái ngực chim Kơ- Trâu phải ghen, cái lưng kiến vàng nhường cho.”[3,
tr.244]
Trong Hờ Giang, nhân vật nữ anh hùng càng được mô tả kĩ lưỡng từ nụ
cười như tỏa nắng “hai hàm răng đều dặn như hoa dăm ké”[6, tr.586-587]
đến đôi mắt, làn da “chỉ thấy đôi mắt của em mới còn sắc sảo, nước da màu
trái ê mau của em làm cho thân hình em rắn rỏi. Đơi môi khô lúc này đã biến
đâu rồi, giờ đây là nụ hoa dăm ké”[6, tr.592], và mái tóc“cái tóc của nó dài
tha thướt như một lớp mây giăng qua đỉnh núi xanh. Con suối chảy từ trên
đỉnh núi Chú- giang- sin cũng thua, con mắt của nó, con hơng sai có đơi mắt
9


tinh nhất làng vẫn cịn bỏ sót nhụy hoa trên cành. Cái răng của nó, hoa dăm
dé khơng đều bằng. Nước da trái ê mau của nó mịn màng và hồng hào.”[6,
tr.633- 634].
Quả thực, Y Điêng đã dành cả tình u của mình cho những cơ gái Tây
Ngun nên mới chắt chiu tạc nên những câu văn gợi cảm như vậy về những
người con gái quê mình. Nếu như thiên nhiên Tây Nguyên làm nên những
thắng cảnh hoang sơ, kì vĩ thì những cơ gái Tây Ngun như những bơng hoa
aring, kơ tinh làm đẹp cho núi rừng, làm say đắm lòng người.
Bên cạnh những người phụ nữ, ta bắt gặp những chàng trai Tây Nguyên
mang vẻ đẹp như bước ra từ những trường ca huyền thoại.Nếu nhưtrong tác
phẩm của mình Nguyên Ngọc tập trung miêu tả hình dáng nhân vật ở vầng
trán rộng, đôi mắt sáng, cánh tay vững chãi và đặc biệt là khn ngực vạm vỡ,
vóc dáng quắc thước để qua đó làm tốt lên tính cách mạnh mẽ, cương nghị
của nhân vật thì Y Điêng lại chú ý nhiều đến làn da nâu, ngăm đen, rám nắng
của những con người quanh năm đầu tắt mặt tối với cái nắng, cái gió khắc
nghiệt của Tây Nguyên. Đó là những chàng trai như Y Thoa: “Y Thoa ở trần,
nước da trái ê- nâu của anh bị nắng rám, mồ hôi nhễ nhại làm cho đen láng

đi.”[2, tr.124-125], Y Nguyên và Y Khăm trong Ba anh em với“cái làn da
rắn chắc của người làm nương rẫy”[4, tr.63], hay miêu tả anh Huyện đội
trưởng: “Người anh to bề ngang, khỏe cứng như một khúc gỗ cà te lõi, nhìn
phía trước như anh mang cả một chòi lúa rất nhẹ nhàng. Nước da ngăm đen,
chắc.”[5, tr.30]
Nếu hình ảnh làn da nâu, đen chắc gợi lên những chàng trai lao động
vất vả thì hình ảnh cánh tay, bắp chân to khỏe cho ta thấy những chàng trai
với sức khỏe hơn người, dũng mãnh của những anh hùng trong sử thi. Y Thoa
“Bắp thịt của các cánh tay nở phồng mạnh khỏe” [2,tr.119]. Trong Ba anh
em, Y Điêng miêu tả Y Nguyên và hai người em kết nghĩa Y Khăm và Y Rin
mang vóc dáng của các tù trưởng anh hùng trong sử thi xưa:“Y Nguyên ăn
mặc khác thường, trên lưng đeo con dao đi rừng, tay cầm khiên và sau lưng
cõng một gói hành lý gọn gàng như một tù trưởng ra trận”[4, tr.t80]. Và khí
thế, quyết tâm của ba anh em khi lên đường tìm miền đất hứa: “Ba người con
trai ra đi. (…) Hình dáng của ba người cao thấp như chọn lựa, chiều ngang
trịn lẳn khỏe mạnh. Chỉ có Y Rin nước da bánh mật… hành lí của cuộc hành
trình vẻn vẹn mỗi người có một gói nhỏ bọc trong chăn cõng sau lưng. Đi đầu
trần đội nắng mưa, chân đi không, đạp núi, lội sông.”[4, tr.90,91]
Miêu tả ngoại hình khơng chỉ giúp người đọc hình dung chân dung các
nhân vật mà qua đó cịn góp phần thể hiện tính cách nhân vât. Nếu các nhân
vật chính diện được Y Điêng miêu tả bằng những câu văn đẹp, gợi cảm thì các
nhân vật phản diện hiện lên với ngoại hình dị dạng, méo mó thậm chí bị vật
hóa để trùng khít với “tâm địa quỷ” của những kẻ tàn bạo, gây bao tội ác cho
con người.
Trong toàn bộ sáng tác Y Điêng nói chung và tiểu thuyết nói riêng,
khơng có nhân vật phản diện nào được khắc họa kĩ lưỡng và tỉ mỉ như Y Sô.
10


Từ hình dáng, ngơn ngữ, hành động và cả tâm lí đầy biến động của hắn khi

ơng chủ thực dân Pháp còn cai trị ở xứ này đến lúc bị Nhật hất cẳng phải chạy
trốn như lũ chuột đầy khiếp sợ. Chỉ qua ngoại hình hắn thơi, ta cũng phần nào
thấy được bản chất, tâm tính của hắn: “Hắn cao dong dỏng như một cây tre.
(…) nước da của hắn cũng như da của cây tre khô hơi mông mốc. Mặt choắt,
trán nhỏ hẹp mấy sợi tóc trùm kín lại” [2, tr.16], “cái trán nhỏ hẹp bằng lá
lúa ít hiểu biết của mình”[2, tr.96]. Y Điêng đặc biệt chú trọng và chi tiết “cái
trán” để tố cáo cái bản chất ít học của Y Sơ và có lẽ đó là ngun nhân chính
đã gây ra nhiều đau khổ cho bn làng.Đặc biệt người đọc ám ảnh và ấn
tượng với hình ảnh “cái cười của hắn cũng khác với mọi người, hàm răng bị
cưa tận lợi đỏ, khi cười không thấy một cái răng nào, nhìn cái cười của hắn
mà sợ hãi” [2, tr.70]. “mỗi lần hắn nói, từ trong miệng phả ra một mùi rượu
chua pha với mùi thối khó chịu”[2, tr.87] chính ngoại hình đó giúp người đọc
phần nào nhận diện bản chất đê tiện, tàn độc hèn hạ của Y Sơ.
Khơng chỉ miêu tả ngoại hình của một cá nhân mà có lúc Y Điêng cịn
giúp người đọc thấy được cả một lũ bán nước, khát máu, hung tàn dù chỉ qua
vẻ bề ngồi của bọn lính Ngụy:“Bốn tên chỉ huy đang đi trên đường lùng, áo
quần rằn ri như những con hổ điên ngoài rừng. Tên nào súng lục đeo xệ
xuống, mũ lệch, thằng nào cũng đen thui thủi, mồ hơi ướt đầm một nửa áo
phía trước”[6, tr.649]
Có thể nói nếu như các nhân vật chính diện được Y Điêng ngợi ca như
những cánh hoa aring, hoa dăm ké làm đẹp cho đời hay những cây lim, cây cà
te vững chãi làm chỗ dựa cho buôn làng thì điểm chung trong miêu tả các
nhân vật phản diện, tha hóa là chúng mang hình hài méo mó, dị dạng của con
vật, thậm chí là quỷ dữ. Vì trong suy nghĩ của Y Điêng, kẻ gieo tai vạ, đau
khổ cho chính bà con, bn làng mình thì khác nào quỷ dữ.
Dù ngoại hình miêu tả chưa nhiều, ít tạo được sự khác biệt, cá tính hóa
giữa các nhân vật bởi sự so sánh mang tính chung chung theo tư duy của
người Tây Nguyên nhưng ít nhiều giúp người đọc nhận diện được tính cách
của các nhân vật, đặc biệt là thấy được vẻ đẹp đặc trưng của người Tây
Nguyên và sự xấu xa, đê hèn của các nhân vật phản diện.

2.2. Miêu tả hành động nhân vật
Đặc trưng trước hết phải nói đến về con người Tây Nguyên là những
con người ít nói và thiên về hành động. Có lẽ cuộc sống giữa núi rừng đại
ngàn, quanh năm làm bạn với mảnh rẫy, cánh rừng, con suối lặng thầm nên
con người cũng vậy. Họ bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình cũng chủ yếu
bằng hành động, nghĩ sao làm vậy. Hành động không chỉ là phương châm
sống, lối sớng mà đã trở thành văn hóa của người Tây Nguyên.
Trong sinh hoạt hằng ngày, lúc ăn năm uống tháng hay khi bn làng
có người mất đi khơng ai bảo ai, mọi người trong làng đều tự nguyện đến giúp
chủ nhà một tay. Điều đó đã trở thành lẽ sớng, đạo đức, văn hóa. Vì vậy ta
khơng ngạc nhiên khi thấy trai gái làng hồ hởi đến giúp chuẩn bị lễ ăn năm
uống tháng nhà ma Thin: “Các chàng trai cô gái đã sửa soạn cho nhà ông
11


thêm rực rỡ. Con trai lo sửa lại sạp nhà, hiên nhà, cột đâm trâu. Các cô gái
lo kiếm củi, giã gạo, hái lá chuối để gói cơm...Kẻ mang lá nhét ché rượu
bước lên, người khiên nồi bung đi múc nước”[2, tr.197]
Hành động được miêu tả kĩ và ấn tượng nhất với những nhân vật anh
hùng. Miêu tả cảnh Y Thoa đánh hổ: “Y Thoa liền ngồi xuống ngay con hổ
nhảy chụp nhưng qua mất. Mất đà con hổ rơi xuống vũng nước bọt nước tung
lên trắng xóa (...) Con hổ vừa bước lên bờ thì vừa gặp cú đá của Y Thoa chỉ
có rú lên một tiếng nghe rợn cả núi sơng”[3, tr.11]
Ta thấy cảnh Y Rin một mình chiến đấu với đàn chim Kơ Rứ như hành
động dũng mãnh của Đam San, Xinh Nhã trong sử thi: “Anh nhảy ra ngoài
hiên nghênh chiến. Tay trái cầm khiên, tay phải cầm đao bén lấp loáng như
chớp tháng ba. Anh đứng hiên ngang giữa hiên. Mỗi lần lũ chim lính lao tới,
anh múa khiên, khiên xoáy tạo ra một luồng gió như bão tó gạt chúng đi. Anh
vừa múa khiên vừa lia đao (…) lũ chim rớt xuống đất như mùa phát cỏ
tranh.”[4, tr.140- 141]

Người đọc càng không thể nào quên hành động dũng cảm, kiên cường
của nữ cán bộ cách mạng - Hờ Giang khi cô hiên ngang trước mặt bọn biệt
kích Mỹ, ánh mắt như ngàn mũi tên bay về phía lũ giặc bán nước, bất chấp cái
chết đang đến gần: “Hờ Giang thì cứ đứng hiên ngang, tay ơm chặt đứa con,
đơi mơi mím lại và hai con mắt trừng trừng nhìn tên biệt kích”[6,tr.854].
Có thể nói đối với nhân vật anh hùng, nhất là người anh hùng Tây
Nguyên thì mọi phẩm chất đều thể hiện qua hành động. Nếu người anh hùng
hành động để bảo vệ chính nghĩa, bn làng thì các nhân vật phản diện tha
hóa, cách miêu tả qua hành động cũng giúp bản chất của chúng lộ diện rõ
hơn. Ta có thể thấy bản chất háo sắc, đê hèn của chánh tổng Y Sơ khi mị vào
nhà Hơ Linh để sàm sỡ cơ: “hắn đi một vòng lắng nghe động tĩnh (...) Y sơ
đứng dưới chân cầu thang, cố kiễng chân để ngó vào...không lùi lại, một tay
vịn cột lên xuống và hai chân Y Sô rất nhẹ, đặt chân lên cầu thang (...) Y Sơ
ngồi đó và run mà nhớ lại những câu ca dao trong bản trường ca… “Không,
ta không làm như thế” hai bàn tay của hắn chạm vào người Hơ Linh”[2,
tr.87]
Bản chất nịnh hót, ơm chân thực dân Pháp của Y Sô lộ rõ khi lũ Pháp ở
dưới Đồng Bị bị phát xít Nhật truy lùng đến đường cùng phải chạy đến buôn
Thu nhưng hắn vẫn khúm núm, quỳ lụy vì với hắn đã là Tây thì bất kể ai cũng
là ông lớn: “Bọn Tây đến gần nhà, Y Sơ tươi cười ra ngồi hiên ngồi rồi
nhanh chóng chạy xuống cầu thang. Bọn Tây càng đến gần Y Sô càng quỳ
lụy.”[3, tr.74]
Nhà triết học La Mã cổ đại M. Xi-ê-rơng từng nói “Mọi phẩm chất của
đức hạnh là ở trong hành động”. Câu nói đó càng có ý nghĩa và đúng đắn hơn
trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Y Điêng. Hành động của nhân
vật là căn cứ tớt nhất để làm nổi bật tính cách nhân vật.
2.3. Miêu tả ngôn ngữ nhân vật
12



Cùng với hành động, ngôn ngữ nhân vật giúp người đọc nhìn nhận,
đánh giá và cảm nhận đầy đủ hơn về nhân vật. Mặc dù người Tây Nguyên nói
chung và các nhân vật trong tiểu thuyết Y Điêng nói riêng đều ít nói nhưng
những màn đới thoại, độc thoại là căn cứ để đánh giá nhân vật. Những nhân
vật chính diện, ngôn ngữ được mô tả chuẩn mực với giọng điệu ngợi ca. Nhất
là đối với các nhân vật anh hùng, cùng với hành động, ngôn ngữ là tuyên
ngôn về lẽ sớng của họ. Khi tên chỉ huy biệt kích Mỹ hỏi Hơ Giang có chịu tái
hợp với Y Soa hay không, Hơ Giang đã rắn rỏi trả lời: “Lấy chồng ở với
chồng cho đến chết. Người chia rượu cho đến khi rượu lạt, đánh chiêng cho
đến khi người ta giật tay mới thôi”. Vợ chồng chúng tôi cũng bị người ta
cướp giật như kẻ đánh chiêng đó ơng ạ!”[6, tr.856]. Câu nói đó cho thấy lịng
thủy chung của Hờ Giang đới với Y Soa nhưng bọn biệt kích Mỹ đã dùng tiền
bạc, những lời xuyên tạc, bịa đặt để chia rẽ vợ chồng cô.
Hờ Giang trước mũi súng của kẻ thù đã dõng dạc tuyên bố:
“Tôi sẽ không đi đâu, tôi không thể bỏ buôn làng. Nếu hôm nay tơi có
chết đã có bn làng làm chứng. Tơi có tội, các ông bảo tôi làm Việt cộng, tôi
tin rằng các ơng chưa hiểu Việt Cộng. Các ơng hiểu thì tơi đốn chắc rằng
các ơng sẽ làm như tơi. Hơm nay đạn từ nịng súng các ơng đi ra nhằm vào
ai, bây giờ chỉ vào thân thể người Ê đê chúng mình thơi, đau lắm chứ.”[6,
tr.858]
Từng lời nói của Hờ Giang như những giọt mưa rừng giữa mùa hạ thấm
vào lòng đất mẹ, xé lòng của những người Ê Đê cịn ở lại, làm thức tỉnh chút
lương tri cịn sót lại của những kẻ ôm bả vinh hoa của đế q́c Mỹ đã chĩa
mũi súng về phía đồng bào mình. Lời nói của Hơ Giang cũng là tiếng lịng
của những người Ê Đê, người Tây Nguyên yêu nước bấy giờ.
Trong Ba anh em, lời nói của Y Nguyên được coi như tuyên ngôn và
cũng là niềm tự hào về truyền thống bất khuất của người Ê Đê: “Chúng tôi là
người chủ của xứ sở này, có văn hiến, có lịch sử, có truyền thống đấu tranh
bất khuất để gìn giữ và xây dựng đất nước này. Nếu mà trong cuộc đánh nhau
lần này vì lí do nào đó chúng tơi thua trận, đó chỉ là tạm thời. Thời đại sau sẽ

sinh ra những người tài giỏi hơn chúng tơi, thì họ sẽ đánh bại chúng bay đem
lại cho xứ sở này của của chúng tôi tốt đẹp hơn”[4, tr.244].
Y Điêng đã rất giỏi khi vạch trần bộ mặt xảo trá của Y Sô qua ngôn ngữ
của hắn. Nếu trước kia khi Pháp là ông chủ của xứ sở này, hắn đã vênh váo,
trịch thượng bằng thứ ngôn ngữ, giọng điệu của kẻ nắm quyền sinh quyền sát
trong tay, hắn từ chới lời van xin của ma Y Thoa: “Ơng đừng nói nữa. Muộn
rồi đó.Mấy tháng, mấy năm trước sao khơng dạy nó. Việc đến chân rồi, và lại
việc quan trên, tơi khơng có quyền nhúng vào”[2, tr.147]
Khi Y Sơ định giở trò đồi bại với Hơ Linh, hắn bị Hơ Linh đạp xuống
nhà sànnên ngôn ngữ đầy hằn học, đay nghiến khi nói chuyện với ma Đao chủ
bn Thu: “Cịn ngủ với vợ hả, ra mau ta có việc, việc lớn lắm.”; “Nghe
này...”; “Làng ta bướng lắm đó, ơng làm chủ làng mà không biết dạy bảo họ
để họ muốn làm gì cũng được à?”; “Ơng bảo tơi say phải không? Tôi không
13


say, tôi tỉnh lắm, tôi uống rượu cha ông của ông à mà ông bảo tôi say?”[2,
tr.88-89]
Chính Y Sô là người xúi ma Thin kiện mí con Hơ Linh nhưng khi Ma
Thin thua kiện, hắn lật lọng nhằm vơ vét tài sản nhà ma Thin: “Sao đây ông
ma Thin?”; “Bởi ông đụng đến cái họ lớn này mà.Phải không ông Ây Lứ?
Hôm trước nhiều người đã nhắc là tùy ông mà”[2, tr.255],“Bên đó bàn gì mà
lâu thế? Đã xếp đủ hai mươi lăm con bò chưa? Thế bao giờ bên ấy cho chúng
tơi đến dắt đây?, “Thế cịn cái ché ba cổ và bộ chiêng nữa” [2, tr.260]
Thế nhưng khi thực dân Pháp bị Nhật đảo chính, Y Sơ lo sợ cho sớ
phận của mình, hắn nhờ Y Thoa làm sổ sách giả chothì miệng ngọt như
đường: “Em Y Thoa hả?”, “Em này”, “Em ạ.”[3, tr.67-68]
Bản chất xu nịnh, đê hèn của Y Sô thể hiện rõ nhất khi hắn nói chuyện
với lũ Tây, dù lúc này thực dân Pháp đang bị Nhật lùng bắt khơng chớn nương
thân: “Ơng lớn đến sao khơng báo trước”; “Ơng lớn cho phép tơi đánh trống

gọi dân làng về.”; “Bẩm quan lớn”; “mời ông lớn lên nhà”[3, tr.74-75]
Và đây là ngôn ngữ của Y Soa- kẻ bị tha hóa vì đồng tiền, ghen tng,
nhỏ nhen: “Nói thiệt với các anh, từ ngày về làng Ma Hơ Giang, khơng có lúc
nào em được thảnh thơi. Các ơng du kích bắt vào du kích, các ơng kinh tế bắt
vào làm kinh tế. Ngay cả vợ em cũng khuyên em đi bộ đội giải phóng, nhưng
rồi em ức nhất là có vợ mà khơng được sống với nhau hạnh phúc. Một tháng
bà đi công tác hai ba tuần rồi, em phải giữ con... Em phải rứt bỏ cuộc sống
ấy, em đi tìm tự do và thế nào em cũng sẽ trở về làng với một anh lính quốc
gia mà”[6, tr.832]
Ngôn ngữ không chỉ là công cụ của tư duy, ngôn ngữ trong tiểu thuyết
Y Điêng như một thứ bột màu vẽ nên tính cách, bản chất nhân vật một cách rõ
nét.
2.4. Miêu tả tâm lý nhân vật
Xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết không chỉ đơn thuần cho người
đọc thấy được ngoại hình, ngơn ngữ, hành động nhân vật mà quan trọng hơn
là hơn là nói được phần sâu kín trong tâm hồn con người. Nói như
L.N.Tolstoy : “Mục đích chính của nghệ thuật là phát biểu các sự thật về tâm
hồn con người, nói lên những bí ẩn mà nó khơng diễn tả bằng ngơn ngữ
thơng thường được”. Mặc dù đặc điểm chung của các nhân vật trong văn xi
Tây Ngun nói chung ít nói, thiên về hành động, nội tâm không được chú
trọng miêu tả nhiều nhưng nó góp phần trong việc thể hiện sinh động và hồn
chỉnh nhân vật.
Trong các nhân vật của mình, Hơ Giang là nhân vật được miêu tả nội
tâm rõ nhất nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của con người cộng đồng, con người anh
hùng của buôn làng. Từ khi còn nhỏ, sau lần gặp chú Ma đoan và các anh bộ
đội đêm về khi trời mưa Hờ Giang không ngủ được vì lo cho chú Ma Đoan và
các anh bộ đội trong rừng: “Mưa càng to giọt mưa từ cái đuôi mái nhà rơi
lộp độp, nghĩ đến chú Ma Đoan và các anh ở ngoài rừng, bụng em se lại.
14



Không biết trời tối thế này các chú và các anh có tìm thấy chịi rẫy cũ của
bn này khơng”[6, tr.617].
Hờ Giang là người con ưu tú của buôn làng,là bí thư xã nhưng chính
chồng của mình theo biệt kích nên khi biết được tin này, Hờ Giang nghe như
sét đánh ngang tai, tâm trạng rối bời:“Suốt đêm Hờ Giang khơng tài nào chợp
mắt... Nhìn con cơi cút chị lại khóc... Càng nghĩ về con chị lại càng khóc, từ
khi biết tin chồng chị làm biệt kích Mỹ mới có một hơm mà người chị gầy đi
nhiều. Cái mặt trịn trĩnh của hơm qua nay khơng cịn, nó hốc hác hẳn, chị
già đi nhiều.”[6, tr.843]
Không chỉ nhân vật anh hùng, nhân vật chính diện được miêu tả tâm lí
mà ngay cả nhân vật phản diện như Y Sơ cũng có đời sống nội tâm đầy bi
kịch. Y Sô lo lắng đến mất ăn mất ngủ khi Y Thoa mãn hạn tù về làng:“Sau
cái buổi lễ đón trống về nhà, Y Sơ có chút ít thay đổi, mọi người thấy y như
cái trống bị chùng hẳn hoi...Ý tưởng cho Y Thoa đi tù, vu cho mẹ con Hơ Linh
có ma lai và đem bán cho một làng ở xa xôi, tưởng là ổn cả. Cái chuyện y
phạm vào tập quán cũng khơng cịn tiếng tăm gì nữa. Y Sơ ngại nhất với tình
hình trời đất gần đây sẽ bị vợ chồng Hơ Linh và Y Thoa tố cáo, luật dân gian
sẽ trừng trị y.”[3, tr.32- 33]
Hắn càng lo sợ hơn khi ông Tây– cái sợi dây mà hắn bám víu lâu nay
để cai trị dân làng đã khơng cịn nữa khi Nhật hất cẳng Pháp khỏi Đông
Dương:
“Y Sô cúi mặt suy nghĩ, cái sợi dây mình níu lâu nay, đã khơng cịn
nữa. Từ hơm đó, Y sơ ngồi lì trong nhà mình. Hết đi ra đi vào lại lên bộ phản
nằm nghỉ, nhưng nằm đâu có n, đơi mắt của y hết ngó trần nhà, lại ngó các
cột to, nhìn chiêng treo ché buộc, trống to, thế là nước mắt cứ chảy ra”[3,
tr.47]
Có thể thấy bằng việc miêu tả nội tâm, Y Điêng đã góp phần làm lộ rõ
bản chất tham lam, háo sắc, tráo trở nhưng hèn nhát của Y Sơ nhưng ngược lại
nó lại tơ đậm vẻ đẹp cho nhân vật anh hùng tiêu biểu cho buôn làng, con

người Tây Nguyên.
Kết luận
“Văn học là nhân học” nhận định của Gorky đã nhấn mạnh vai trò của
con người trong tác phẩm văn học. Con người là nơi bắt đầu và cũng là đích
đến của nghệ thuật. Mặc dù nhân vật trong văn xi Tây Ngun nói chung
và tiểu thuyết Y Điêng nói riêng chưa có nhiều những nhân vật, tính cách điển
hình để trở thành tâm điểm, soi chiếu cho văn học dân tộc nhưng nó đã góp
thêm một diện mạo mới làm nên sự phong phú, độc đáo cho nền văn học.
Tiểu thuyết Y Điêng khơng có những nhân vật điển hình, nhiều nhân vật cịn
giớng nhau về cách miêu tả miêu tả ngoại hình, nội tâm, ngơn ngữ và hành
động nhưng suy cho cùng đó là do sự chi phối của quan niệm, cách cảm, cách
nghĩ của tác giả về con người và cuộc đời. Tuy nhiên đó chính là điểm làm
nên khác biệt cho nhân vật của Y Điêng so với các tác giả văn xuôi khác.
15


Đọc tiểu thuyết Y Điêng ta ấn tượng sâu sắc về những con người Tây
Nguyên đó là những con người sớng hết mình vì cộng đồng, những con người
nhân ái nghĩa tình, giàu tình cảm, dù phải chịu sớ phận bất hạnh nhưng họ rất
giàu lòng yêu thương con người, giàu chất nghệ sĩ- chất men giúp họ lạc
quan, yêu đời để vượt qua sớ phận, hồn cảnh khắc nghiệt. Với những biện
pháp nghệ thuật khắc họa khá quen thuộc: miêu tả ngoại hình, hành động,
ngơn ngữ và tâm lý nhân vật Y Điêng đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp từ
ngoại hình đến tâm hồn của con người Tây Nguyên. Dù có những nhân vật
phản diện, tha hóa nhưng khơng vì thế mà người đọc có ấn tượng xấu về con
người Tây Nguyên mà ngược lại tỉ lệ ít ỏi của kiểu nhân vật này như một sự
khẳng định không bàn cãi về con người của xứ đất đỏ bazan đó là những con
người chất phác, nghĩa tìnhnồng thắm như màu đất đỏ không phai, giàu chất
nghệ sĩ như bát rượu cần sóng sánh làm say đắm lịng người tạo nên vẻ đẹp
đặc trưng của con người nơi đây. Họ như những bông hoa kơ tinh, hoa aring,

như những cây lim, cây trắc đẹp đẽ, vững chãi giữa đại ngàn Tây Nguyên.
Tài liệu tham khảo
1. Jacques Dournes (2002), Rừng, đàn bà, điên loạn, Hội nhà văn, Hà Nội.
2. Y Điêng (1994), Chuyện trên bờ sông Hinh,Tập 1, NXB Văn hóa nghệ
thuật Đắc Lắc.
3. Y Điêng (1994), Chuyện trên bờ sơng Hinh,Tập 2, NXB Văn hóa nghệ
thuật Đắc Lắc.
4. Y Điêng(1996), Ba anh em, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội.
5. Y Điêng (2000), Trung đội người Bahnar, NXB Văn hóa nghệ thuật Đắc
Lắc.
6. Y Điêng (2015), Chuyện trên bờ Sông Hinh. Hờ Giang, NXB Hội nhà văn,
Hà Nội.
7. Văn Công Hùng, “Già làng bên bờ Sông Hinh”,
06/07/2007.
8. Phương Lựu (chủ biên 1985), Lý luận văn học, NXB Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
9. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Thúy (2012), Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y
Điêng, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn Đại học Thái Nguyên.
11. Nguyễn Thị Thu Trang (2004), Sách văn học Phú Yên thế kỉ XX, NXB
Văn học TPHC.
12. Nhiều tác giả (1999), Từ điển Thuật ngữ Văn học, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Tác giả: Phan Đình Huy
Học viên lớp VHVN, khóa 18.
Sớ ĐT: 0942 746351
16



Email:

17



×