Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

THIÊN NHIÊN và CON NGƯỜI tây bắc TRONG NGƯ PHONG THI tập của NGUYỄN QUANG BÍCH NGUYỄN NGỌC THANH HIỀN CH VHVN k18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.65 KB, 11 trang )

THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TÂY BẮC
TRONG NGƯ PHONG THI TẬP CỦA NGUYỄN QUANG BÍCH
(Nguyễn Ngọc Thanh Hiền – Lớp Cao học Văn học Việt Nam K18)

Với bút pháp bậc thầy, với cái nhìn đầy ưu ái trong tâm hồn thi sĩ, thiên nhiên Tây
Bắc hùng vĩ của Tổ quốc được Nguyễn Quang Bích đưa vào trong thơ thật đẹp, thật sinh
động. Cả cảnh vật và con người Tây Bắc dưới ngịi bút của ơng được bộc lộ thật rõ nét,
mang đặc trưng của vùng cao Tây Bắc mà không thể lẫn vào đâu được. Con người Tây
Bắc cần cù; chất phác mà không kém phần nồng hậu; kiên cường, cảnh vật với những
ngọn núi cao chất ngất tầng mây, những con đèo quanh co hiểm trở, những ngọn thác ẩn
hiện trong sương sớm, một nếp nhà sàn bình dị, và đầu đó lảnh lót tiếng chim ... Tất cả
như hòa quyện với nhau như bức tranh thủy mặc. Cảm nhận và viết lên được những điều
đó thì chắc chắn thi sĩ phải là một người yêu non sông gấm vóc này rất mực, một người
thành thực yêu mến cảnh ấy, một người tài hoa trong nghệ thuật miêu tả mới có thể thành
cơng đến như vậy.
1. Thiên nhiên Tây Bắc
Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc đi vào thơ Nguyễn Quang Bích khơng cịn là một
Tây Bắc như nó vốn có mà là một Tây Bắc đã được tái tạo lại, thơng qua lăng kính của
nhà thơ. Một thế giới Tây Bắc chỉ riêng ơng nhìn ra nó, một thế giới Tây Bắc như ánh xạ
qua tâm hồn một con người đang đi vào cuộc chiến đấu trọng đại, đang phấn đấu từng
bước để nhận thức ra sứ mệnh lịch sử của mình, cũng tức là nhận thức ra cái sức mạnh
nội tại gắn bó con người và đất nước Tây Bắc với chính mình. Tây Bắc tráng lệ, nên thơ
đầy những bất ngờ, lý thú, gợi thi hứng cho thi nhân, để rồi trong phút hứng khởi,
Nguyễn Quang Bích đã xuất thần trong thi tứ tuyệt vời, lột tả vẻ đẹp hài hòa của trời mây
non nước:

1


Luân khuân kết lĩnh vân vi họa,
Liêu nhiễu hồi khê thủy tự khâm.


(Quỳnh Nhai đạo trung)
(Mây bao quanh đỉnh núi, đẹp như tranh vẽ,
Dòng nước khe quanh quất như vạt áo khép lại).
Cảnh vật Tây Bắc được miêu tả dưới nhiều góc độ, ở những khoảnh khắc của khơng gian
và thời gian khác nhau lung linh những sắc màu huyền ảo. Đây là một buổi sớm mà cảnh
và tình hịa quyện, phảng phất chút hư ảo nhưng thật ấm lòng: Bán tạp vân yên hựu hỏa
yên.
(Túc Thái Bình sơn trại)
(Nửa phần khói mây lẫn lộn với khói bếp).
Cảnh vật trong thơ Nguyễn Quang Bích lung linh sắc màu, có được do sự quan sát
và cảm nhận tinh tế: từ màu đỏ của Sông Thao, đến màu xanh mượt mà của sóng lúa trên
những thửa ruộng bậc thang từng bậc vút lên trời cao, màu trắng của đám mây hững hờ
vắt ngang đỉnh núi, màu vàng của bông cúc dại bên đường, … Tuy có lúc “Bốn bề lạnh
tanh khơng khói bếp” vắng lặng đến độ heo hút, nhưng có lúc lại vừa lạnh vừa trong,
tiềm ẩn sự sống, chẳng khác nào “viên ngọc xúc trong bình băng”. Có lúc lại đắm mình
trong cảnh non xanh thư thái như ở chốn bồng lai: Giang thế duyên phong tuyền,
Đài ngân đái vũ tiên.
Ngưng mâu sơn thượng khách,
Nghi tại bạch vân biên.
(Sơn thượng)
(Dòng sông chảy quanh theo ven núi,
2


Ngấn rêu đượm nước mưa trông mơn mởn.
Khách đứng trên núi để mắt nhìn ra,
Ngỡ mình đang ở bên đám mây trắng).
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Quang Bích là sơng Hồng nước đỏ, sông Thao cuồn
cuộn mùa mưa, là núi cao ngất ngàn trùng, là khe suối khuất khúc rải rác khắp vùng Tây
Bắc. Đặc biệt dưới ngòi bút của ông, thiên nhiên Tây Bắc đã đi vào văn thơ với những

màu sắc độc đáo, những hương vị riêng biệt của nó. Một hịn lèn, một khúc suối, một
dịng thác trong Ngư Phong thi tập là những hình tượng hùng vĩ, hiểm trở, sừng sững,
dồn dập với những âm thanh của gió cuốn, của nước đổ, tất cả các hình tượng cùng âm
thanh đó được phối hợp chặt chẽ để nói lên đầy đủ và sắc nét những tình cảm chân thành
của nhà thơ. Khi qua một dòng thác, cảnh thiên nhiên ở đây được chấm phá:
Ba trung vạn thạch tự tồn ngoan,
Thạch kích ba xung nhất hãi quan.
(Q Điền – phịng đại than)
(Trong làn sóng có rất nhiều phiến đá chênh vênh,
Sóng xơ vào đá tạo nên một cảnh tượng thật hãi hùng).
Một con suối hiện ra với tiếng động và sức mạnh:
Dũng như lơi phí, nhật bơn thoan,
Thanh tự băng hồ thấu ngọc hàn.
(Tọa thạch thượng quan tuyền)
(Suối chảy xiết suốt ngày, nước tóe và sơi lên ầm ầm như tiếng sấm,
Vừa trong vừa lạnh chẳng khác viên ngọc xúc trong bình băng).
3


Và đây là cảnh núi đột khởi chọc thủng chín tầng mây:
Thạch phong nhất thốc sổ thiên trượng,
Thiên ngoại thiều nghiêu tước bất thành.
(Hoài lai đạo trung)
(Trên bờ một cụm núi cao vút đến mấy nghìn trượng,
Ngồi chân trời bao ngọn chót vót, khó mà đẽo gọt nên được).
Thơ Nguyễn Quang Bích về Tây Bắc như những nét chấm phá đơn sơ nhưng vô
cùng tinh tế, không mang theo những khn mẫu có sẵn. Tuy có phảng phất phong vị thơ
Đường, nhưng lại rất riêng, rất lạ. Tất cả có được không chỉ do cái tài của nhà thơ, mà lớn
hơn chính là do cái tâm của một người con đất Việt, yêu nước thương nòi. Điều đáng chú
ý ở đây là rất nhiều khi chính cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Tổ quốc đã bồi dưỡng thêm

ngọn lửa tin tưởng, đã củng cố thêm quyết tâm trong lòng nhà văn thân yêu nước. Không
gian núi non hiểm trở hay rừng núi hoang vu nối tiếp nhau hiện ra. Chúng vừa là hình
ảnh thật vừa là biểu tượng của những gian nan thử thách trên con đường mà ông đã chọn.
Những ngọn núi càng cao, những khu rừng càng hoang vu, địa thế càng hiểm trở thì lại
càng hun đúc cho lịng quyết tâm. Và đó khơng chỉ là thuốc thử mà cịn chính là lị rèn
hữu hiệu nhất cho một con người giàu nghị lực như ông. Không gian núi non hiểm trở
xuất hiện nhiều nhất trong các sáng tác của ông (41/97 bài). Điều này là minh chứng cho
con đường gian khó mà ơng phải đối mặt. Đó gần như là không gian thường trực trên mỗi
chặng hành trình. Núi trong thơ Nguyễn Quang Bích khơng chỉ xuất hiện với thế cao ngút
ngàn mà còn tạo thành một không gian trùng điệp như đối kháng, thách thức con người.
Không gian này làm cho con đường trước mặt thêm dài, thêm gian nan. Nhưng Nguyễn
Quang Bích vẫn cứ thích thú, vẫn cứ hứng khởi, xông xáo dấn thân. Không khó để nhận
ra thế núi hiểm trở và chặng đường gian nan là nỗi lo lắng đối với những người thiếu ý
chí, bản lĩnh cịn đối với Nguyễn Quang Bích thì đó là một cuộc đọ sức. Dĩ nhiên khơng
phải là cuộc đọ sức giữa thiên nhiên hùng tráng và sức vóc nhỏ bé của con người mà là
4


giữa thiên nhiên ấy với sự bền lịng vững chí của đại trượng phu. Chính tinh thần ơng đã
giúp cho ông vững bước. Dù có lúc rơi vào những thế bí, vào tình trạng luẩn quẩn do
thiên nhiên bày ra, tưởng chừng như muốn thoái lui nhưng vẫn cứ lạc quan, vẫn cứ tin
tưởng vào mình nên kiên trì gắng sức. Núi non trùng điệp không ngăn nổi một con người
khát khao, hồi bão làm nên nghiệp lớn. Khơng gian hoang vu hiểm trở không chỉ hiện
lên qua không gian núi non trùng điệp mà còn là ghềnh thác, là những con sông dài rộng
chảy xiết. Thật vậy, những ghềnh thác dựng đứng như đe dọa, những con sông chảy xiết
như muốn cuốn phăng mọi thứ. Tất cả như muốn cản trở, làm chậm hay chặn đứng cuộc
hành trình. Trở lực ấy thật sự rất đáng kể, nó đã gây ra khơng biết bao nhiêu khó khăn.
Và dù trong gian khổ nhưng với ý chí diệt thù cứu nước họ vẫn bền lòng tin vào một
ngày mai thắng lợi. Một ngày leo lên núi Thái Bình, trước cảnh thiên nhiên cao rộng,
Nguyễn Quang Bích tự thấy mình vĩ đại với ý chí diệt thù cứu nước:

Đồng tâm sơn khả di,
Ninh vấn lộ hành lao.
(Đăng Thái Bình sơn)
(Đồng lịng chung sức thì núi cũng có thể dời,
Xá kể gì đến chuyện đường xa khó nhọc).
Ngư phong thi tập của Nguyễn Quang Bích cịn xuất hiện khơng gian của những
dịng sơng. Đó khơng phải là những dịng sơng thơ mộng, êm đềm, mà là những dịng
sơng chảy xiết. Phải chăng hành trình phiêu bạt của ơng trải dài theo những dịng sơng?
Nhất độ kinh qua, nhất độ sầu,
Thao thao giang thủy trướng hồng lưu.
Vị năng thử nhật quy châu phóng,
Hựu thả hành gian ngại khứ lưu.
5


(Tải quá hồng giang, thủy trướng bất năng độ)
(Một lần đi qua là một lần buồn sầu,
Nước sông cuồn cuộn dâng lên một dải đỏ.
Ngày hôm nay chưa chắc đã giong buồm trở về được,
Huống chi trong cuộc hành trình, việc qua lại cịn có trở ngại).
Khơng gian sơng nước không chỉ khiến con người rợn ngợp, cảm thấy nhỏ bé
trước cái bao la của vũ trụ mà còn khiến con người cảm nhận rõ cái vô hạn của thời gian.
Quả vậy, từ xưa đến nay, sông nước đã là biểu tượng cho dòng chảy bất tận của thời gian
và do đó khơng gian sơng nước thường gợi cho con người những suy nghĩ về sự đổi thay
của cuộc đời, thời thế. Các triều đại trải qua bao thăng trầm, thịnh suy nhưng những dịng
sơng thì vẫn khơng ngừng chảy như một chứng nhân thầm lặng với thời gian. Với những
câu miêu tả tinh tế, những nét bút phác họa của thi nhân, người đọc như đắm mình trong
cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, tuyệt mỹ. Nhà thơ phải là một người yêu nước, một người
thành thực yêu mến những cảnh ấy mới có thể miêu tả thành cơng như vậy. Nguyễn
Quang Bích nói nhiều đến thiên nhiên mà khơng ai có cảm giác ơng là nhà thơ sơn thủy,

bởi vì thiên nhiên trong thơ ơng thấm đượm một cái nhìn rất giàu chất thơ, rất giàu tình
người. Những lời tâm sự chân thành, những cảm xúc sâu sắc trước cảnh thiên nhiên hùng
vĩ đã nói lên cụ thể tấm lịng u thiên nhiên thiết tha của Nguyễn Quang Bích. Ngay cả
những cảnh phác họa cũng mang nặng tinh thần yêu nước nồng nàn, bầu tâm sự khảng
khái của nhà thơ trước cảnh đất nước bị ngoại xâm giày xéo. Trong mối quan hệ với thiên
nhiên, cái tơi trữ tình của nhà thơ lại được biểu hiện rõ hơn. Đó là một con người yêu
thiên nhiên say đắm, một lòng nồng nàn yêu nước. Đồng thời qua những bức tranh thiên
nhiên hùng vĩ, người đọc còn thấy ở Nguyễn Quang Bích một con người ý chí, bản lĩnh,
nghị lực khi đối diện với những gian nan, thử thách trên hành trình dài kháng Pháp.
2. Con người Tây Bắc

6


Trong những năm hoạt động của Nguyễn Quang Bích ở Tây Bắc, ruộng lúa,
nương ngô, đồi sắn tốt tươi, bản Mường hiền lành của đồng bào Tây Bắc đã khơi động
trong tâm hồn ơng một tình cảm chân thành, mộc mạc. Tình cảm ấy bắt nguồn từ trong
cuộc sống hằng ngày chia ngọt sẻ bùi với nhân dân. Cảnh dân cư xứ Chiêu Tấn yên ổn
làm ăn được ghi lại trong mấy nét đơn sơ nhưng nặng mối chân tình:
Gia cư linh lạc bất thành thơn,
Thúy lãng hịa cao áp lũng viên.
Khước thị nông nhân vi lực thiểu,
Khái điền nghinh thủy bộ vân cơn.
(Kiến Chiêu Tấn hịa)
(Nhà dân ở rời rạc khơng thành thơn xóm,
Sóng lúa dập dờn xanh biếc, che phủ cả đồi và vườn.
Sức nhà nông bỏ ra không mấy,
Dẫn nước tưới ruộng xong, thường thủng thỉnh đi trên lối đá).
Trước những ruộng lúa xanh tươi, nương ngô bát ngát, Nguyễn Quang Bích đã vui
nỗi vui lành mạnh của người nông dân, những thành quả của công sức lao động:

Hảo thị Nùng, Dao sinh lý dụ,
Thử lương lĩnh thượng chính bơng bơng.
(Quảng Lăng đạo trung)
(Tốt đẹp thay cuộc sống sung túc của người Nùng, người Dao,
Lúa, ngô trên núi đang độ tươi tốt).

7


Ngịi bút của ơng nặng tình trìu mến khi chấm phá về cảnh sinh hoạt hay về phong tục
của đồng bào miền núi:
Sơn điên xứ xứ dũng tuyền ba,
Biến tháp sơn yêu nhất vọng hòa.
Hạn thực địa nghi lương mạch tú,
Thủy canh lũng nhiễu áo bình pha.
(Đăng Thái Bình sơn)
(Đỉnh núi chỗ nào cũng có nước suối phun,
Sườn núi bát ngát toàn là ruộng lúa
Khu đất trồng mầu, kê và ngơ tốt um,
Khu ruộng nước quanh thung lũng, có chỗ trũng, chỗ bằng phẳng).
Và:
Giá ốc sơn nhai bạng thủy mi,
Vãng lai thù thiểu mậu thiên ty (tư).
Thị trung cưỡng phụ Nùng, Miêu tạp,
Phỏng dạo phiên dầu án nhật kỳ.
(Biên tục)
(Nhà sàn làm toàn dưới chân núi, sát ngay bờ nước,
Người qua lại bn bán đổi chác cũng ít.
Trong chợ, khăn địu con ở sau lưng, người Nùng, người Mèo lẫn lộn,


8


Hỏi người trên đường, biết chợ họp có phiên).
Ơng tơn trọng người lao động, nhìn thấy được vẻ đẹp, chất thơ trong cuộc sống lao
động của người dân miền núi. Đáng chú ý là trong quá trình thâm nhập cuộc sống của
đồng bào miền núi, ông đã nhận thức được đúng đắn giá trị của lao động sáng tạo của
những người dân nơi đây:
Thử địa cao du tiển,
Mưu sinh đoạt hóa quyền.
(Đăng Thái Bình sơn)
(Đất ở đây ít màu mỡ,
Làm ăn được, thực đã cướp cả quyền tạo hóa).
Khi xem giấy do đồng bào Mèo sản xuất, cũng vẫn một giọng thân ái trân trọng
đối với sản phẩm lao động của họ:
Sắc tế vị năng trung thổ hảo,
Chất kiên hoàn khả viễn lai thùy.
(Kiến Miêu dân chỉ)
(Màu và mặt giấy chưa mịn trắng bằng giấy miền xuôi,
Nhưng chất bền lại có thể để lâu được).
Những tình cảm phong phú và sâu sắc đó chỉ có thể hình thành và phát triển trong
sinh hoạt chung với nhân dân, đồng cam cộng khổ cùng nhân dân trong những ngày sóng
gió của cuộc chiến đấu sống mái với quân thù. Cảm tình của dân đối với ông và của ông
đối với dân rất chân thật và nồng hậu.
Nguyễn Quang Bích mới nói đến cảnh làm ăn thái bình, sung túc chứ chưa nói đến cái
gian khổ, đói nghèo, lạc hậu của họ. Trên thực tế thì việc giáo dục nhân dân về tinh thần
9


kháng Pháp dưới sự lãnh đạo của phong kiến không làm sao sâu rộng được cho nên

không trách nhân dân vẫn làm ăn với ý thức thái bình, con mắt phong kiến vẫn là con mắt
công nhận thực tế sinh hoạt lạc hậu của nhân dân trong nền nông nghiệp cổ sơ; nhà thơ
Nguyễn Quang Bích mặc dù đang cầm gươm chiến đấu vẫn là con người thèm ước một
cảnh thái bình Nghiêu Thuấn. Cho nên khơng lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy ông chỉ ca
ngợi một chiều cuộc sống của người dân miền núi. Tuy nhiên trong cách nhìn của ơng có
một điều đặc sắc, đó là thái độ thân ái, không khinh bỉ, không phân biệt đối với người dân
tộc miền núi mà ông hết sức trân trọng và ưu ái họ cũng như những thành quả lao động
họ tạo ra, những cung cách sống riêng của từng dân tộc. Bởi nơi đó đã cho ơng thấm thía
và trải nghiệm nhiều điều thú vị. Như vậy với người dân tình cảm của nhà thơ biểu hiện
với nhiều dạng vẻ nhưng kết tinh lại đó là một tình cảm, một tâm hồn chan chứa yêu
thương, một trái tim chân thành đằm thắm.
3. Kết luận
Nguyễn Quang Bích là một văn thân yêu nước và cũng là một nghệ sĩ giàu cảm
xúc. Mang trong mình nỗi đau đớn và niềm cảm thông trước cảnh quân dân chiến đấu
gian khổ, với lòng căn thù giặc sâu sắc và nỗi bâng khuâng xao xuyến trước cảnh tươi
đẹp, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc - một Tây Bắc chan chứa tình người. Nguyễn Quang
Bích đã để lại cho đời một tập thơ Ngư Phong thi tập có giá trị trên nhiều phương diện.
Trong bối cảnh cuộc kháng chiến đặc biệt gay go, gian khổ của núi rừng Tây Bắc
vào những ngày đang ngả sang tàn cuộc của phong trào Cần Vương. Và chính bối cảnh
có ý nghĩa đó đã làm cho hình tượng nhân vật cũng được điển hình hóa bằng những chi
tiết đặc trưng nhất, và luôn được tái hiện lại dưới nhiều dạng vẻ : quanh năm suốt tháng
là những chuyến lội suối trèo đèo không ngừng không nghỉ; nhưng trong cuộc hành trình
mn phần nhọc mệt và ngỡ như bất tận ấy, con người đó sẽ từng bước vượt lên mình, để
khám phá ra vẻ đẹp của núi non, làng bản, dân chúng và bền lòng tin vào sức mạnh của
quần chúng nhân dân. Lăn mình trong thực tiễn chiến đấu, con người ấy đã sáng tạo nên
sự sống và một lòng hướng tới cái chân, thiện, mỹ của cuộc đời. Với tất cả những điều đó

10



đã góp phần khắc tạc hình ảnh một nhà thơ hết sức đời thường nhưng không hề tầm
thường được bao thế hệ văn chương của dân tộc yêu quý.
Vị trí của Nguyễn Quang Bích trong thơ ca yêu nước cuối thế kỷ XIX đã được ghi
dấu ấn sâu đậm và ông đã đạt được những thành tựu đáng kể, đã tiến gần đến vạch ngăn
giao thời giữa cũ và mới, giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX như một mốc son chói lọi trong
lịch sử dân tộc và lịch sử văn học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Huệ Chi (1984), Từ điển văn học, tập II, NXB KHXH, H.
2. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (2013), Ngư Phong và Tượng Phong Đình ngun
hồng giáp Nguyễn Quang Bích (tập 1) Nxb Văn học, H.
3. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà (1986), Lí luận văn học, tập 1, Nxb
Giáo dục, H.
4. Nguyễn Lộc (1976), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX (Tái bản có bổ sung
và sửa chữa), Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H.
5. Nhiều tác giả (1984), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, (Tập IV: 1858-1920, Quyển
I), Nxb Văn học, H.
6. Nhiều tác giả (1994), Nguyễn Quang Bích nhà yêu nước nhà thơ, Nxb KHXH,
H.
7. Nhiều tác giả (1973), Thơ văn Nguyễn Quang Bích, Nxb Văn học, H.
8. Nhiều tác giả (2008), Văn học trung đại Việt Nam (Thế kỷ X đến cuối thế kỷ
XIX), Nxb Giáo dục, H.
9. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội.
10. Trần Đình Sử (1991), Cái buồn trong thơ Nguyễn Quang Bích, Tạp chí văn
học, số 4.

11




×