Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

nội soi phế quản áp dụng mitomycin c hỗ trợ điều trị hẹp đường thở thứ phát do lao nội khí phế quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.34 KB, 4 trang )

NỘI SOI PHẾ QUẢN ÁP DỤNG MITOMYCIN C
TẠI CHỖ BỔ TRỢ ĐIỀU TRỊ HẸP ĐƯỜNG THỞ THỨ PHÁT
DO LAO NỘI KHÍ PHẾ QUẢN
PGS.TS.BSCKII. Nguyễn Chi Lăng
Bệnh viện Phổi Trung ương

TĨM TẮT
Bệnh lao nội khí phế quản (EBTB) được định nghĩa là bệnh nhiễm trùng do lao tại niêm mạc
cây khí phế với bằng chứng mô bệnh học và / hoặc vi sinh vật [1]. Hẹp khí phế quản thứ phát
sau bệnh lao nội phế quản (TSTB) là một dạng EBTB hiếm gặp nhưng gây triệu chứng lâm sàng
nặng nề và có khả năng đe dọa tính mạng, cần can thiệp đường thở như phẫu thuật hoặc thủ
thuật nội soi phế quản. Các can thiệp nội soi đa phương thức bao gồm nong bóng, nong cơ học
bằng ống soi cứng, tái tạo đường thở bằng laser, cắt lạnh và đặt stent đường thở là những biện
pháp có thể chấp nhận được để giảm triệu chứng có ý nghĩa và cải thiện chất lượng cuộc sống ở
bệnh nhân TSTB. Mitomycin-C tại chỗ (Topical mitomycin-C/ TMC) là một thuốc hóa trị liệu,
nhưng đã được sử dụng để khơi phục sự thơng thống của đường thở ở bệnh nhân TSTB [2,3].
Tuy nhiên, người ta cịn biết rất ít về vai trị chính xác thời gian kéo dài của thơng thống
đường thở sau TMC và liệu một số dạng tổn thương lao đường thở như chứng nhuyễn phế quản,
chít hẹo do sẹo xơ dày và dài có hiệu quả với TMC hay khơng.
Ở Việt Nam, Bệnh viện Phổi Trung ương là cơ sở đứng đầu trong cả nước áp dụng nội soi phế
quản can thiệp điều trị chít hẹp đường thở nói chung và chít hẹp đường thở do lao nội khí phế
quản nói riêng. Hẹp đường do lao nội khí phế quản là bệnh lý thường gặp trong các chỉ định
điều trị nội soi can thiệp tại Bệnh viện, nhưng kết quả điều trị cịn rất khiêm tốn, hầu hết chít
hẹp tái phát, phải soi lại nhiều lần và cuối cùng để lại di chứng xẹp phổi . Báo cáo này chúng tôi
cập nhật các bài báo về việc sử dụng TMC tại chỗ cùng với nội soi phế quản đa phương thức để
điều trị hẹp đường thở do lao nội khí phế quản.
Từ khố: Mitomycin C, nội soi phế quản, chít hẹp khí, phế quản, lao nội khí, phế quản.

SUMMARY
Endobronchial tuberculosis (EBTB) is defined as a tuberculosis infection of the mucosa in the
tracheobronchial tree with histopathological and/or microbiological evidence [1]. Tracheal


stenosis secondary to endobronchial tuberculosis (TSTB) is a rare but potentially lifethreatening complication of EBTB that requires airway intervention such as surgery or
bronchoscopy. Multimodal endoscopic interventions including balloon angioplasty, mechanical
dilatation with rigid bronchoscope, laser airway reconstruction, cryosection, and airway stenting
are acceptable measures for meaningful symptom relief and improve quality of life in patients
with TSTB. Topical mitomycin-C (Topical mitomycin-C/TMC) is a chemotherapeutic agent
that has been used to restore airway patency in patients with TSTB [2,3]. However, little is
known about the exact role and duration of airway patency after TMC, and whether certain
forms of tuberculous airway lesions such as bronchiolitis, narrowing due to thick and long
fibrous scars, affect efficacy. results of TMC or not.
Tracheal stenosis due to endobronchial TB is a common pathology in the indications for
interventional endoscopic treatment, but the treatment results are very modest, most narrowing
recurs after interventional endoscopic surgery, leaving the sequelae of atelectasis. lung or have
to have surgery to remove the lung after the narrowing site. In this report we update articles on
the use of local TMC together with multimodal bronchoscopy for the treatment of airway
narrowing due to endobronchial TB.
VILA  I 1


In Vietnam, the National Lung Hospital is the leading facility in the country applying
interventional bronchoscopy to treat narrowing of the airways in general and narrowing of the
airways caused by endobronchial TB in particular. Narrowing of the airways due to
endobronchial TB is a common disease in the indications for endoscopic interventional
treatment at the Hospital, but the treatment results are very modest, most of which are recurrent
narrowing, requiring repeated re-exploration and re-exploration. eventually left a sequelae of
atelectasis. In this report we update articles on the use of local TMC together with multimodal
bronchoscopy for the treatment of airway narrowing due to endobronchial TB.
Keywords: Mitomycin C, bronchoscopy, airway narrowing, bronchi, endotracheal tuberculosis,
bronchi.

Việc xử lý hẹp thanh quản và khí quản do lao vẫn là một thách thức, mặc dù có những

tiến bộ trong kỹ thuật phẫu thuật và hiểu biết tốt hơn về quá trình chữa lành vết thương. Alvin
Penafiel và cộng sự, 2006 [4]. Báo cáo một phụ nữ lớn tuổi bị hẹp một phần ba dưới khí quản
và phế quản gốc sau lao nội phế quản đã được tái tạo làm rộng đường thở bằng nội soi ống
cứng: cắt đốt bằng laser, nong bóng và đặt stent silicone vào đoạn dưới khí quản và phế quản
gốc. Sau đó, bệnh nhân bị khó thở tái phát do u hạt tắc nghẽn. Trong hai năm bệnh nhân bị nội
soi 4 lần cắt đốt tổ chức hạt tái phát. Đã tháo stent khí quản và bơi mitomycin-C tại chỗ bằng
cách sử dụng thuốc bão hịa với liều 0,5 mg / mL trong 2 phút mỗi lần trên khí quản dưới và
cả hai đầu của phế quản gốc. Theo dõi trong 24 tháng sau bôi mitomycin – C tại chỗ, cho thấy
khơng có triệu chứng tái phát. Nội soi phế quản và đo phế dung được thực hiện ở 2, 6 và 12
tháng cho thấy sự biến mất các u hạt, chức năng phổi tốt.
Hẹp khí quản là một biến chứng nặng nề của bệnh lao nội phế quản. Mặc dù điều trị
bằng thuốc kháng lao và steroid, nhưng biến chứng phát triển hẹp phế quản thường khơng thể
tránh khỏi do đó cần phải làm thơng thoáng đường thở. Mohamed Faisal và cộng sự, 2016
[5]: phục hồi sự thơng thống khí quản bằng nội soi phế quản, nong bằng bóng và mitomycinC tại chỗ để khơi phục thành cơng sự thơng thống của đường thở của một phụ nữ 24 tuổi
mắc bệnh lao phổi và lao thanh quản trước đó lần lượt vào năm 2007 và 2013, bệnh nhân có
biểu hiện khó thở và khó thở ngày càng trầm trọng. Bệnh nhân này bị xẹp phổi trái tồn bộ
với hẹp cả khí quản 1/3 trên và phế quản gốc bên trái. Bệnh nhân đã được nội soi ống cứng và
nong bóng kết hợp với bội MMC tại chỗ trên đoạn khí quản bị hẹp. Can thiệp nội soi lần thứ
hai được thực hiện sau 20 tuần đối với trường hợp hẹp phế quản gốc trái với nong bóng và bơi
mitomycin-C tại chỗ. Những can thiệp này đã dẫn đến những cải thiện đáng kể về mặt lâm
sàng và chụp X quang. Nhân trường hợp này, tác giả nhấn mạnh rằng việc nong bóng và bơi
mitomycin-C tại chỗ nên được cân nhắc ở những bệnh nhân được chọn lọc bị hẹp khí quản
sau bệnh lao nội phế quản, tránh phải đặt stent đường thở và can thiệp phẫu thuật xâm lấn.
Nai Chien Huan và cộng sự, 2021 [6]. Nghiên cứu hồi cứu về nội soi can thiệp (EI)
được thực hiện cho bệnh nhân hẹp khí quản thứ phát sau lao nội phế quản (TSTB ) tại đơn vị
tim can thiệp của Bệnh viện Serdang, Malaysia. Nhóm thuần tập của nghiên cứu bao gồm 9
bệnh nhân với tuổi trung bình là 33,9 tuổi. Tất cả đều có biểu hiện khó thở, 33% bị stridor,
44% bị ho. Trong số chụp cắt lớp lồng ngực và nội soi phế quản được thực hiện, 67% có hẹp
khí quản, 44% tổn thương phế quản gốc bên phải, 22% phế quản gốc trái. 33% có tổn thương
đường thở đa tầng. Trong số các đặc điểm hẹp đường thở: 67% có hẹp đồng tâm màng đơn

thuần đoạn ngắn. 33% cịn lại có thêm các đặc điểm bất lợi về đường thở (22% nhuyễn phế
quản; 11% xơ dày). Tất cả các trường hợp đều được thực hiện nội soi phế quản bằng ống
VILA  I 2


cứng dưới gây mê toàn thân. Tất cả đều trải qua nong bóng đoạn hẹp; 78% đã áp dụng
mitomycin-c (TMC) tại chỗ và 11% đã làm nong bóng cơ học của đoạn hẹp. Thủ thuật được
coi là thành công ( cải triệu chứng duy trì trong 3 tháng) trong 67% trường hợp. Tất cả các
trường hợp không thành công đều có các đặc điểm bất lợi về đường thở. Trong số các biến
chứng, 22% bị rách đường thở tự liền (0,5cm) trong q trình thủ thuật. Khơng có biến chứng
liên quan đến MMC tại chỗ được thấy.
Tác giả kết luận: Nội soi can thiệp, bôi mitomycin C tại chỗ, dường như là một lựa chọn
tích cực cho bệnh nhân lao nội khí phế quản. Họ cho rằng nội soi can thiệp có thể tạo ra
những lợi ích bền vững hơn ở những người bị hẹp dạng màng đồng tâm ngắn đơn thuần mà
khơng có các tổn thương bất lợi khác về đường thở như nhuyễn khí phế quản sẹo xơ dày.
Mitomycin-C (TMC) tại chỗ, đã được sử dụng để khôi phục sự thơng thống của đường
thở ở bệnh nhân hẹp khí quản thứ phát sau lao nội khí phế quản (TSTB). Tuy nhiên, người ta
cịn biết rất ít về vai trị chính xác, thời gian duy trì lợi ích và liệu một số tổn thương đường
thở bất lợi do lao nội khí phế quản như: nhuyễn phế quản, hẹp do sẹo xơ đoạn dài thì bơi
MMC tại chỗ có hiệu quả hay không. Nai-Chien Huan,Khai Lip Ng, và cộng sự năm 2021 [7].
báo cáo bảy bệnh nhân được nội soi phế quản nong bóng giãn và bơi MMC tại chỗ TMC. Bảy
bệnh nhân người lớn gồm 6 nữ và 1 nam, tuổi nhỏ nhất 26 và cao nhất 57 tuổi. Tổn thương : ở
khí quản 4, trong đó có1 trường hợp tổn thương đa tầng cả khí quản và phế quản gốc trái; phế
quản gốc phải 2 bệnh nhân và 1 bệnh nhân nhuyễn phế quản gốc trái. Tất cả 7 bệnh nhân
được nội soi phế quản can thiệp ống cứng nong giãn khí phế quản bằng và bơi MMC ( nồng
độ 0,4mg/ml) tại chỗ nong giãn. Kết quả: cải thiện khó thở ngay sau can thiệp ở tất cả bệnh
nhân, thời gian cải thiện khó thở: nhiều nhất 1 năm ở 1 bệnh nhân, 4 tháng ở 1 bệnh nhân, 2
tháng ở 1 bệnh nhân, 2 tuần ở 2 bệnh nhân và 2 bệnh nhân có biến chứng rách khí quản khơng
cải thiện. Biến chứng của thủ thuật: 2 trường hợp do kỹ thuật nội soi: 1 trường hợp rách khí
quản và 1 trường hợp rách phế quản gốc. khơng có biến chứng nào do bơi MMC tại chỗ. Do

đó, tác giả đưa ra giả thuyết rằng MMC tại chỗ có hiệu quả đối với bệnh nhân TSTB có các
tổn thương đoạn màng mỏng đồng tâm ngắn không kết hợp sẹo xơ dày hoặc nhuyễn phế
quản. Tác giả hy vọng rằng các nghiên cứu sâu hơn có thể giúp thiết lập vai trị và hiệu quả
chính xác của MMC tại chỗ trong việc xử lý TSTB. Tóm lại, trong trường hợp khơng có các
nghiên cứu và hướng dẫn quy mơ lớn, thì TSTB vẫn là một thể lâm sàng đầy thách thức để xử
lý. Với tính an tồn tốt, MMC tại chỗ có thể là một chất hỗ trợ hữu ích trong việc xử lý TSTB
dạng tổn thương hẹp đồng tâm ngắn bằng cách giảm mô hạt và ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên,
tác giả giả thuyết rằng TMC có thể kém hiệu quả hơn ở những bệnh nhân có tổn thương đoạn
hẹp dài đồng thời với tổn thương nhuyễn phế quản và / hoặc hẹp do xơ dày. Họ hy vọng rằng
nhiều nghiên cứu hơn nữa trong tương lai có thể giúp thu hẹp khoảng cách hiện tại về kiến
thức liên quan đến việc xư lý tối ưu và vai trị của TMC trong nhóm bệnh nhân này.

VILA  I 3


KẾT LUẬN
Cho đến nay,chiến lược tối ưu điều trị hẹp khí phế quản do lao (TSTB) vẫn chưa được
xác định. Tuy nhiên phẫu thuật lồng ngực để cắt bỏ đoạn hẹp và nối lại đường thở là được coi
là phương pháp điều trị tiêu chuẩn vàng. Nhưng trong thực tế đa số bệnh nhân hẹp đoạn dài,
hẹp đa tầng và có các bệnh khác đi kèm đồng thời bao gồm chức năng phổi kém do tổn
thương lao lan rộng và tình trạng dinh dưỡng kém, khiến các ca phẫu thuật mở lồng ngực hết
sức nguy hiểm, không thể phẫu thuật được. Những trường hợp khơng có chỉ định phẫu thuật
thì nội soi can thiệp và áp dụng mitomycin C tại chỗ: an toàn và hiệu quả tốt kéo dài khoảng
cách thời gian nong do tái hẹp và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chan HS, Sun A, and Hoheisel GB. 1990. Endobronchial tuberculosis – is corticosteroid
treatment useful? – a report of 8 cases and review of the literature. Postgrad. Med.
J. 66: 822– 826.
2. Penafiel A, Lee P, Hsu A, et al. 2006. Topical mitomycin-c for obstructing endobronchial

granuloma. Ann. Thorac. Surg. 82: 22– 23.
3. Cary C, Jhajj M, Cinicola J, et al. 2015. A rare case of fibrostenotic endobronchial
tuberculosis of trachea. Ann. Med. Surg. 4: 479– 482.
4. Alvin Penafie Pyng Lee, Anne Hsu, Philip Eng. Topical mitomycin-C for obstructing
endobronchial granuloma. Ann Thorac Surg. 2006 Sep;82(3):22-3.
5. Mohamed Faisal , Hafaruzi Harun. Treatment of multiple-level tracheobronchial stenosis
secondary to endobronchial tuberculosis using using bronchoscopic balloon dilatation
with topical mitomycin-C. BMC Pulm Med. 2016 Apr 14;16(1):53.
6.

Nai Chien Huan, Khai Lip Ng, et al. Multimodality endoscopic treatment for
tracheobronchial stenosis secondary to endobronchial tuberculosis. European Respiratory
Journal 2021 58: PA855;

7. Nai-Chien Huan,Khai Lip Ng, et al. Topical mitomycin-C as an adjuvant to multimodal
endoscopic treatment for tracheobronchial stenosis secondary to endobronchial
tuberculosis. Journal of the Asian pacific Society of Respirology. First published: 25
January 2021.

VILA  I 4



×