Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIẢI PHÁP ÁP DỤNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ SAU CHO VAY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VPBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.86 KB, 12 trang )

GIẢI PHÁP ÁP DỤNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ SAU CHO VAY NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VPBANK
Bước sang năm 2006, dự báo tại Hội nghị Ngân hàng Trung ương nhóm G-10
là nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng có thể cao
hơn năm 2005. Nhận định của Chính phủ về nền kinh tế Việt nam năm 2006 cũng
lạc quan với tỷ lệ tăng trưởng cao, lạm phát giảm, tốc độ hội nhập sẽ được đẩy
nhanh. Năm nay,
Việt nam sẽ chính thức tiếp nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh
APEC(ABAC). Lãnh đạo 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới sẽ đến Việt nam
trong khuôn khổ chủ đề hoạt động của ABAC “Vươn tới với cộng đồng APEC
thịnh vượng và hài hoà”. Chương trình hành động cụ thể của Chính phủ Việt nam
gồm 06 nhiệm vụ trọng tâm và những giải pháp thực hiện nhằm phát triển kinh tế,
xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng phát triển, hiệu quả sản xuất và
khả năng cạnh tranh của sản phẩm; Xây dựng thể chế, đảm bảo thời gian số lượng
và chất lượng; Nâng cao chất lượng sản phẩm, huy động mạnh nội lực và thu hút
đầu tư nước ngoài; đổi mới về giáo dục, y tế, văn hoá, thực hiện chuẩn mới về
giảm nghèo; quán triệt thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và triển
khai Luật phòng, chống tham nhũng, luật doanh nghiệp có hiệu lực.
Trong lĩnh vực Ngân hàng, năm 2006, NHNNVN sẽ tăng cường hơn nữa việc
xử lý các vấn đề trọng tâm trong điều hành chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát
lạm phát ở mức dưới 8% như Quốc hội đề ra; Xây dựng và triển khai các biện pháp
đổi mới hoạt động thanh tra giám sát theo các chuẩn mực quốc tế; Triển khai soạn
thảo xây dựng 2 luật ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; Hoạt
động tín dụng, huy động vốn, cổ phần hoá NHTM theo mục tiêu phát triển kinh tế
phù hợp với tiến trình tự do hoá thị trường tài chính và gia nhập WTO.
3.1. Định hướng và mục tiêu của phát triển của VPBank
3.1.1. Định hướng và mục tiêu của hoạt động cho vay của VPBank
Mục tiêu chiến lược của VPBank trong những năm sắp tới:
- Đưa VPBank vào vị trí đứng trong top 5 ngân hàng cổ phần lớn mạnh nhất của
Việt Nam và trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
- Xây dựng văn hóa ngân hàng đặc trưng.


- Bảo đảm lợi ích cổ đông: duy trì mức ổn định từ 12 – 20%/năm.
- Bảo đảm lợi ích người lao động: thu nhập ổn định ở mức cao so với thị trường lao
động trong ngành tài chính.
- Trách nhiệm với xã hội: thực hiện nghiêm chỉnh chính sách thuế đối với Nhà nước,
dành một phần chi phí và quỹ phúc lợi để đóng góp từ thiện cũng như tham gia các
chương trình phúc lợi xã hội khác.
Mục tiêu hoạt động chủ yếu trong năm 2006
STT Chỉ tiêu 2006 Tăng thêm Tỷ lệ tăng
1 Vốn điều lệ cuối năm
(tối thiểu)
1.000 700 148%
2 Tổng tài sản 8.500 2.407 40%
3 Lợi nhuận ròng trước thuế 100 23.8 31%
4 Số lượng điểm giao dịch 45 15 50%
5 Số công ty trực thuộc 2 2
6 Số lượng CBNV 1.000 218 28%
Để thực hiện được mục tiêu trên, VPBank sẽ tập trung vào nhóm các giải pháp
tổng thể và trọng yếu sau:
- Tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng trên cơ sở tăng vốn điều lệ, đẩy
mạnh nguồn vốn huy động, tăng cường phát triển cho vay đầu tư.
- Mở rộng mạng lưới nhằm mở rộng thì trường và tăng thị phần.
- Tiếp thu, khai thác có hiệu quả hệ thống Core Banking và công nghệ Thẻ.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội
nhập.
- Tăng cường quản trị rủi ro, chuẩn hóa các qui trình nghiệp vụ, nâng cao năng
lực quản trị điều hành theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2006:
- Triển khai hệ thống phần mềm ngân hàng lõi (core banking) đúng tiến độ dự
kiến.
- Triển khai hoạt động Thẻ, cung cấp các dịch vụ thẻ ngân hàng tới khách hàng.

- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ ngân
hàng hiện đại, đồng thời tiếp tục cải tiến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền
thống theo định hướng ngân hàng bán lẻ.
- Thành lập và đưa vào hoạt đọng Công ty chứng khoán, Công ty Quản lý tài
sản NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.
- Tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác phát triển thương hiệu.
- Phát triển mạng lưới chi nhánh VPBank đến các đô thị lớn như Đồng Nai,
Bình Dương, Khánh Hòa, Nghệ An, Lạng Sơn, Vũng Tàu… Mở thêm các phòng
giao dịch mới, ưu tiên mở thêm các điểm giao dịch tại 2 đô thị lớn nhất Hà Nội và
TP Hồ Chí Minh.
- Tăng cường đào tạo nhân viên, nâng cao chất lượng tuyển dụng đối với nhân
viên mới, bảo đảm đủ trình độ để tiếp thu công nghệ mới và đáp ứng yêu cầu hội
nhập.
- Tiếp tục tăng vốn điều lệ của VPBank để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng số
lượng chi nhánh mới, và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong điều kiện tài sản
có rủi ro sẽ không ngừng tăng lên.
- Lựa chọn đối tác chiến lược là ngân hàng nước ngoài để bán cổ phần theo tỷ
lệ tối đa được phép bán. Thông qua việc này, VPbank có thể tận dụng được sự hỗ
trợ về đào tạo, tư vấn về công nghệ của các cổ đông là ngân hàng nước ngoài.
3.1.2. Yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh của VPBank:
- Phát triển công nghệ:
Ngày 1/4/2007, các ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép hoạt
động tại Việt Nam, vì vậy, sự cạnh tranh của các ngân hàng trong nước càng gay
go quyết liệt. Ngân hàng phấn đấu từng bước hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng với mục tiêu đến
2007 trình độ công nghệ của ngân hàng phải phấn đấu phát triển tương đương với
các ngân hàng thương mại lớn trong nước, đủ khả năng cạnh tranh với các ngân
hàng nước ngoài.
- Hệ thống kế toán, kiểm toán
Hiện nay, hệ thống kế toán ngân hàng cũ của Việt Nam được đánh giá là

không phù hợp với tình hình kinh tế quốc tế, vì vậy các ngân hàng thương mại Việt
Nam nói chung và VPBank nói riêng đã và đang chuyển đổi hệ thống kế toán của
ngân hàng sang hệ thống kế toán quốc tế, làm cho hệ thống kế toán phù hợp với
chuẩn mực quốc tế, đánh giá đúng thực trạng tài chính ngân hàng, đồng thời xây
dựng các thiết chế an toàn, bảo mật cho hoạt động của ngân hàng phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế
- Xây dựng chiến lược đào tạo và sử dụng cán bộ tạo động lực khuyến khích người
lao động:
Đào tạo cán bộ là vấn đề được coi là có tính nền tảng trong chiến lược phát
triển ngân hàng. Yêu cầu của công tác quản lý nhân lực và đào tạo là xây dựng đội
ngũ cán bộ quản lý và viên chức ngân hàng có đủ đạo đức và kỹ năng cần thiết để
thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới. Để đáp ứng đòi hỏi đó cần thực
hiện một số biện pháp chủ yếu sau:
+ Ngân hàng cần rà soát lại, bổ sung, sửa đổi các quy chế về tuyển dụng, bố
trí và sa thải viên chức theo yêu cầu quản lý mới, trên cơ sở đó có những kiến nghị
cụ thể với NHNN và Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý nhằm nâng
cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhân sự, tiền lương của các ngân hàng.
+ Xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất và tinh thần phù hợp với yêu
cầu kinh doanh, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận.
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tập trung trước hết vào
các lĩnh vực chính yếu của tái cơ cấu như : nghiệp vụ quản lý chiến lược, quản lý
rủi ro, kế toán, kiểm toán, quản lý tín dụng và dịch vụ mới.
3.2. Giải pháp áp dụng dịch vụ hỗ trợ sau cho vay của VPBank
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trong thời
gian qua còn có những hạn chế. Trước hết, ngân hàng cung cấp dịch vụ phát triển
khá, nhưng năng lực tài chính còn yếu (vốn tự có nhỏ, khả năng sinh lời thấp, nợ
xấu vẫn còn) nên hạn chế khả năng huy động vốn, cho vay và phát triển sản phẩm
mới, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro trong kinh doanh.
Các dịch vụ của ngân hàng chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, qui mô của
từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, đặc biệt tính

tiện ích của một số dịch vụ đối với khách hàng chưa cao, trong khi đó hoạt động
marketing ngân hàng còn hạn chế, nên tỷ lệ khách hàng là cá nhân tiếp cận và sử
dụng dịch vụ ngân hàng còn ít.
Để khắc phục những hạn chế của ngân hàng, đồng thời phát triển dịch vụ hỗ
trợ sau cho vay cần phải thực hiện hàng loạt các giải pháp phát bao gồm:
3.2.1. Thống nhất quan điểm về dịch vụ hỗ trợ sau cho vay:
Dịch vụ hỗ trợ sau cho vay đã và đang được áp dụng rộng rãi ở một số nước
phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, dịch vụ này còn khá mới mẻ,
một số ngân hàng lớn đã áp dụng dịch vụ nhưng chỉ dưới mức độ đơn lẻ, chưa
thành một qui trình và hệ thống rộng rãi.
Dịch vụ hỗ trợ sau cho vay là một dịch vụ tiên tiến, nó giúp cho các doanh
nghiệp giải quyết các vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó, nâng
cao hiệu quả sử dụng đồng vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp, nâng cao khả
năng thu nợ của ngân hàng. Vì vậy, việc áp dụng dịch này là cần thiết và việc
thống nhất quan điểm dịch vụ này trên thị trường là bước đầu tiên đặt ra để đưa
dịch vụ đến các doanh nghiệp và người vay vốn.
3.2.2. Xây dựng bộ máy tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau cho vay

×