Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thực trạng tổ chức chính quyền địa phương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.27 KB, 4 trang )

1. Lý do chọn đề tài:
Trước yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN việc
đổi mới mơ hình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trở thành yêu cầu
cấp thiết từ thực tiễn cuộc sống. Việc đổi mới, cải cách bộ máy nhà nước dường
như mới tập trung ở Trung ương, mà còn chưa quan tâm nhiều đến chính quyền
địa phương , bảo đảm sự đồng bộ, tính thống nhất, thơng suốt, hiệu lực, hiệu
quả của hệ thống hành chính nhà nước.
Chính quyền địa phương là bộ phận cấu thành tương đối quan trọng của
hệ thống bộ máy nhà nước, là cấp trung gian nối nhịp quản lý giữa chính quyền
ở cấp Trung ương với người dân, chỉ đạo, giải quyết những công việc do cấp
trên giao phó. Vì vậy, năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền
địa phương trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, bảo đảm sự ổn định của hệ thống chính trị.
Thực tiễn cho thấy ở đâu chính quyền địa phương phát huy được vai trị
thì những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc
sống của người dân, ngược lại chính quyền địa phương yếu là địa bàn đó sẽ nảy
sinh nhiều vấn đề dân sinh bức xúc, xã hội mất ổn định. Chính vì vậy, từ khi
khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay Đảng và Nhà nước ta
luôn quan tâm đến việc củng cố, hồn thiện bộ máy chính quyền ở địa phương.
Văn kiện Đại hội XI, XII của Đảng đã xác định nhiệm vụ đánh giá mơ hình
CQĐP hiện nay và xác định mơ hình phù hợp là hết sức quan trọng trong quá
trình phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, trước yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, hội nhập quốc tế
và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN nói chung, bộ máy chính quyền địa
phương nói riêng trong thời gian qua cịn nhiều những hạn chế, bất cập, Đó là:
cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền địa phương hiện nay cịn chưa có sự phân
cấp rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy
chính quyền huyện chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; bộ máy chính quyền địa
phương cơ cấu HĐND và UBND nhưng thực tế HĐND không phát huy hiệu
quả, UBND với nhiều các phịng chun mơn số lượng biên chế nhiều nhưng
tính thơng suốt, hiệu lực hiệu quả chưa cao; Tính minh bạch, dân chủ trong bộ


máy chính quyền địa phương chưa được đề cao, mối quan hệ giữa các cấp chính
quyền vẫn cịn biểu hiện của cơ chế “xin cho” làm hạn chế sự chủ động, sáng
tạo của chính quyền địa phương cấp dưới; đội ngũ CBCC chưa đáp ứng được
u cầu quản lý nhà nước, cịn tình trạng lãng phí, quan liêu, tham nhũng…
Trong bối cảnh đó, Hiến pháp năm 2013 quy định về tổ chức chính quyền
địa phương tại chương IX có nhiều nội dung mới so với các quy định 3 của
Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Trên cơ sở đó, Luật Tổ
chức chính quyền địa phương năm 2015 đã cụ thể hóa về CQĐP ở các đơn vị
hành chính và cấp chính quyền được tổ chức hợp lý. Đồng thời, Nghị quyết số


18 -NQ/TW ngày 25/10/2016 Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về một số vấn đề
tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả đã chỉ rõ: “…Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các
địa phương có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ. Chưa quy định thấy rõ tính đặc thù để
phân biệt chính quyền đơ thị, nơng thơn, hải đảo. Các đơn vị hành chính địa
phương nhìn chung quy mơ nhỏ, nhiều đơn vị khơng bảo đảm tiêu chuẩn theo
quy định, nhất là cấp huyện, cấp xã…” và đề ra giải pháp rà soát, bổ sung, hồn
thiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn,
trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; quy định rõ cơ chế
phân cấp, uỷ quyền và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi được phân cấp, uỷ
quyền giữa các cấp chính quyền địa phương.
Xuất phát từ những điều đó, Nghiên cứu sinh chọn đề tài “ Thực trạng và
giải pháp hoàn thiện pháp luật về chính quyền địa phương Việt Nam giai
đoạn hiện nay” làm tiểu luận.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của luận án là trên cơ sở phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, từ đó đề xuất với Đảng
và nhà nước quan điểm, giải pháp tiếp tục sửa đổi, bổ sung những quy định của

pháp luật để hoàn thiện tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở nước
ta đáp ứng yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước; nâng cao hiệu lực hiệu quả trong
quản lý nhà nước của chính quyền cấp địa phương.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức
hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của chính quyền địa
phương, qua đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật cho tổ chức và hoạt
động của chính quyền địa phương Việt Nam giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý luận, điều chỉnh pháp luật gắn với
thực tiễn về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về khơng gian: Đề tài tập trung nghiên cứu mơ hình CQĐP ở Việt Nam,
có tham khảo một số mơ hình CQĐP của một số nước trên thế giới


Về thời gian: Đề tài nghiên cứu chính quyền địa phương chủ yếu tập
trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của chính quyền huyện
từ năm 2015 khi Luật tổ chức CQĐP năm 2015 được ban hành.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp luận:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về Nhà
nước và pháp luật; về tổ chức bộ máy và Nhà nước pháp quyền XHCN…
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa các cơng trình nghiên cứu có liên quan
đến chủ đề luận án, luận án sẽ kế thừa có chọn lọc, phát triển các luận điểm
nghiên cứu, đồng thời phát hiện vấn đề nghiên cứu mới, xây dựng các luận

điểm- Luận án tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu từ góc độ của khoa học
pháp lý, khoa học hành chính.
Luận án tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu từ góc độ của khoa học
pháp lý, khoa học hành chính. Tuy nhiên, có thể tiếp cận liên ngành, đa ngành
khoa học xã hội, khoa học quản lý được luận án khai thác ở mức độ tối đa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để phục vụ nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể
sau:
- Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp quy nạp
- Phương pháp hệ thống
5. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Các mơ hình tổ chức chính quyền địa phương trên thế giới
Chương 2: Thực trạng tổ chức chính quyền địa phương tại Việt Nam
Chương 3: Một số đánh giá và giải pháp đóng góp nhằm nâng cao hiệu
quả của tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam.




×