Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đổi mới tổ chức chính quyền địa phương việt nam trong giai đoạn hiện nay qua thực tiễn của tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.37 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM HÙNG TRƯỜNG

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY – QUA THỰC TIỄN CỦA TỈNH
LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp
Mã số: 60 38 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Đăng Dung

HÀ NỘI - 2010


LI CM N
Trân trọng cảm ơn:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Khoa sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Tập thể thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Luật
khoá XV, niên khoá 2007 - 2010 Trường Đại học Luật Hà Nội.
Đã đào tạo và trang bị kiến thức cho tôi trong suốt thời gian theo học
lớp Cao học Luật khoá XV, niên khoá 2007 -2010 tại Trường Đại học Luật Hà
Nội.



Xin được tỏ lòng biết ơn đối với:
Giáo sư, Tiến sĩ. Nguyễn Đăng Dung- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà
Nội đã quan tâm hướng dẫn cho tôi hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Luật học
này.


MC LC
Mở đầu.............................................................................................................1
Chương I. Vị trí, vai trò và mô hình của chính quyền địa phương trong tổ
chức quyền lực nhà nước .................................................................................7
1. Vị trí, vai trò của chính quyền địa phương trong tổ chức chính quyền nhà
nước .................................................................................................................7
2. Tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay ..............................13
Chương II. Thực trạng và phương án đổi mới tổ chức chính quyền địa
phương tỉnh Lạng Sơn ....................................................................................27
1. Đặc điểm, vị trí địa lý và tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh ......................27
2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức chính quyền địa phương
tỉnh Lạng Sơn ..................................................................................................30
3. Phương án đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương tỉnh Lạng
Sơn ...................................................................................................................67
3.1 Về phân chia đơn vị hành chính-lãnh thổ..................................................68
3.2. Về tổ chức các cơ quan chính quyền địa phương .....................................70
3.2.1. Hội đồng nhân dân ................................................................................70
3.2.2. Uỷ ban nhân dân....................................................................................73
Kết luận ...........................................................................................................78
Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................... 80


MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


HĐND

Hội đồng nhân dấn

UBND

Ủy ban nhân dân

UBHC

Ủy ban hành chính


1

M U
1. Tớnh cp thit ca ti
Đổi mới và hoàn thiện tổ chức chính quyền Nhà nước ở địa phương
với trọng tâm cải cách hành chính luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta
đặc biệt quan tâm, nhất là trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa hiện nay. Chủ trương đó đã được thể hiện rõ thông qua các
văn kiện Đại hội Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước như: Báo
cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã nhấn mạnh:
"xác định lại chức năng, nhiệm vụ của cấp tỉnh, huyện, xã để sắp xếp lại tổ

chức của mỗi cấp". Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục nêu "Điều
chỉnh cơ cấu chính quyền địa phương cho phù hợp với những thay đổi chức
năng, nhiệm vụ. Phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền nông thôn
và chính quyền đô thị để tổ chức bộ máy phù hợp, nghiên cứu việc giảm bớt

hội đồng nhân dân cấp quận ở đô thị. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và
kiểm tra hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở". Và gần đây tại Nghị
quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
trung ương Đảng khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lí của bộ máy nhà nước một lần nữa nhấn mạnh: "Khẩn

trương xây dựng và đưa vào thực hiện quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính
các cấp, trên cơ sở đó ổn định cơ bản các đơn vị hành chính ở cả 3 cấp tỉnh,
huyện, xã. Kiện toàn thống nhất hệ thống cơ quan chuyên môn của các cấp
chính quyền".
Thực hiện chủ trương của Đảng, thời gian qua việc đổi mới mô hình
tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương đã từng bước
được thực hiện và nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu quản lý của Nhà
nước, như Luật Tổ chức HĐND và UBND các năm 1989, 1994, 2003 và
nhiều văn bản pháp luật khác như Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày
17-9-2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải


2

cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010; Nghị quyết số
26/2008/NQ-QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ tư
về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận,
phường... Tuy nhiên xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn thì cách thức tổ
chức chính quyền địa phương hiện nay ở nước ta còn bộc lộ những bất hợp
lý từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu qủa công tác quản lý hành chính nhà nước
vốn đang rất cần sự thông suốt từ trên xuống dưới và sự nhanh nhạy. Ví dụ
như việc không phân biệt rõ giữa đơn vị hành chính lãnh thổ cơ bản và đơn
vị hành chính cấp trung gian từ đó bố trí các cơ quan hành chính giống
nhau giữa tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương, huyện với quận và

thành phố, thị xã thuộc tỉnh, xã với phường, thị trấn; theo cách thức tổ chức
chính quyền hiện tại thì chính quyền địa phương cấp dưới phải phụ thuộc
nhiều vào chính quyền cấp trên với các mệnh lệnh, phê duyệt hành chính,
vấn đề tự quản địa phương chưa được coi trọng; việc quy định chưa rõ ràng
chức năng, nhiệm vụ của HĐND và UBND dẫn đến hoạt động của các cơ
quan này chưa nhịp nhàng, hiệu quả chưa cao... Những hạn chế yếu kém
đó thể hiện lối tư duy còn mang nặng tính bao cấp, trì trệ, việc nhà nước
phải can thiệp quá sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, chính quyền
cấp trên can thiệp quá sâu với hoạt động của chính quyền cấp dưới chứng tỏ
năng lực quản lý, điều hành của nhà nước kém, trong khi đó hoàn toàn có
thể phân cấp cho địa phương thực hiện hoặc thực hiện chế độ tự quản địa
phương.
Nghiên cứu cách thức tổ chức chính quyền địa phương của một số
nước trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật bản, Trung Quốc... cho thấy
hầu hết các nước đều thừa nhận các địa điểm dân cư hình thành một cách tự
nhiên như xóm, làng, thị xã, thị trấn, thành phố là đơn vị hành chính lãnh
thổ và những đơn vị hành chính nhân tạo như tỉnh, huyện, quận, phường.
Tuy nhiên ở mỗi đơn vị hành chính đó việc tổ chức cơ quan hành chính có
sự khác nhau như ở các đơn vị hành chính cơ bản thì vai trò của HĐTQ địa


3

phương được đề cao, cơ quan hành chính là một cơ cấu tổ chức của HĐTQ
và chịu sự kiểm tra, giám sát của HĐTQ, còn đối với đơn vị hành chính
nhân tạo thì quyền hạn chủ yếu thuộc về cơ quan hành chính và người đứng
đầu là tỉnh trưởng, thị trưởng do chính quyền cấp trên bổ nhiệm... và kết
quả là các cơ quan chính quyền địa phương hoạt động rất trơn chu, hiệu
quả, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên. Đối chiếu với cách
thức tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam thời

gian qua cho thấy còn bộc lộ quá nhiều bất hợp lý và cần phải được nghiên
cứu đổi mới cho phù hợp.
Từ những hạn chế, bất cập nêu trên trong việc tổ chức chính quyền
địa phương ở Việt Nam cho thấy việc nghiên cứu vấn đề tài là cần thiết,
thông qua làm sáng tỏ các qui định về tổ chức và hoạt động chính quyền địa
phương, tác giả mong muốn góp phần nhỏ bé để làm rõ thêm một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về tổ chức chính quyền nhà nước địa phương ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề đổi mới và hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương nói
chung và ở Việt Nam nói riêng đã được nhiều học giả, nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu như tác phẩm: Sự hạn chế quyền lực Nhà nước, của PGS.TS
Nguyễn Đăng Dung. Nhà Xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội-2005. Đổi

mới, hoàn thiện bộ máy Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, của PGS. TS.
Bùi Xuân Đức. Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội 2007. Nhà nước v

pháp luật

tư sản đương đại, lý luận và thực tiễn, PGS.TS Thái Vĩnh Thắng, Nhà xuất
bản Tư pháp, Hà Nội 2008. Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước và

xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong tình hình hiện nay, TS. Trần Văn
Tuấn Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Chính quyền cấp

tỉnh và việc phân cấp giữa chính quyền trung ương và địa phương, thực tiễn


4


và thách thức đối với quyết sách của địa phương, của GS.TS. Phạm Hồng
Thái.
Ngoài ra còn có một số Luận văn Cao học Luật nghiên cứu về vấn đề
này, tuy nhiên chỉ đề cập đến một khía cạnh nhất định của vấn đề đổi mới
tổ chức chính quyền địa phương.
Đây là những công trình khoa học có giá trị to lớn, mang tính lý luận
và thực tiễn cao. Tuy nhiên còn ở mức độ khái quát, trừu tượng và chưa gắn
chặt giữa lý luận với thực tiễn của một địa phương cụ thể. Chính vì vậy tác
giả mong muốn đề cập đến vấn đề này ở một mức độ bao quát hơn, cụ thể
hơn, đồng thời với thực tiễn của địa phương mình để làm sáng tỏ những hạn
chế, bất cập trong tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó đối chiếu cách thức tổ chức chính quyền
địa phương một số nước trên thế giới.
Tập trung làm rõ những bất cập trong cách thức tổ chức và hoạt động
chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay qua thực tiễn hoạt động của tỉnh
Lạng Sơn.
Đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện mô hình tổ chức chính
quyền địa phương ở Việt nam hiện nay.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những quy định của pháp luật
hiện hành về tổ chức và hoạt động của tổ chức chính quyền địa phương ở
Việt Nam hiện nay và những bất cập của nó.
Luận văn không có tham vọng nghiên cứu và làm rõ tất cả mọi vấn
đề về tổ chức chính quyền địa phương (và điều đó cũng là không thể) mà
chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền



5

địa phương ở Việt nam hiện nay và nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt
động của chính quyền địa phương một số nước trên thế giới, từ đó tìm ra
những điểm bất hợp lý trong tổ chức và hoạt động cuả chính quyền địa
phương Việt Nam (qua thực tiễn của tỉnh Lạng Sơn).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của
Chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật,
tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam về tổ chức và hoạt động của bộ máy
Nhà nước, vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương, cải
cách hành chính.
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là phép duy vật biện
chứng của triết học Mác-Lê Nin và những phương pháp cụ thể như phân
tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để giải quyết những vấn đề đặt ra.
5. Những kết quả mới của đề tài
Luận văn góp phần làm sáng tỏ vấn đề lý luận cơ bản về mô hình,
cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương ở
cả ba cấp tỉnh, huyện, xã qua đó giúp người đọc nhận thức vấn đề này dễ
dàng hơn, bao quát hơn.
Phát hiện những điểm bất hợp lý trong cách thức tổ chức và vận hành
của hệ thống các cơ quan chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay thông
qua những ví dụ thực tiễn, sinh động của địa phương mình công tác.
Trên cơ sở đánh giá được thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức
chính quyền địa phương, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp để khắc phục,
nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan này trong giai đoạn hiện nay.


6


6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, Luận văn được trình bày trong hai chương:
Chương I: Vị trí, vai trò và mô hình của chính quyền địa phương
trong tổ chức chính quyền nhà nước.
Chương II: Thực trạng và phương án đổi mới tổ chức chính quyền
địa phương tỉnh Lạng Sơn.


7

Chương I
V TR, VAI TRề V Mễ HèNH CA CHNH QUYN A
PHNG TRONG T CHC QUYN LC NH NC
1. Vị trí, vai trò của chính quyền địa phương trong tổ chức chính
quyền nhà nước
Nhà nước sau khi ra đời, để thực hiện quyền lực của mình từ trung
ương đến nhân dân đều phải thực hiện việc quản lý lãnh thổ bằng cách phân
chia lãnh thổ ra thành nhiều đơn vị hành chính nhỏ để cai trị, đồng thời tổ
chức ra bộ máy chính quyền tại mỗi đơn vị hành chính đó. Mục đích chính
của việc phân chia đơn vị hành chính là nhằm kết nối giữa chính quyền
trung ương và địa phương, đồng thời để thực hiện chính sách của nhà nước
tại địa phương và quản lý địa phương mà chủ yếu là việc thu thuế, bắt lính,
xét xử. Đứng đầu bộ máy chính quyền thông thường là một chức quan do
chính quyền Trung ương bổ nhiệm. Chính nhờ cách phân chia lãnh thổ như
vậy nên việc triển khai quyền lực đã trở lên dễ dàng hơn nhiều, các chính
sách do trung ương được ban hành xuống được bộ máy chính quyền địa
phương tổ chức triển khai thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trung
ương chỉ cần quản lý trên đầu số các quan chức được bổ nhiệm, thông tin
hai chiều cũng được thuận lợi hơn.

Hiện nay trên thế giới có nhiều cách thức tổ chức chính quyền địa
phương trên cơ sở thể chế chính trị và đặc điểm địa lý lãnh thổ, nhưng tựu
chung lại là sự phân chia đơn vị hành chính theo lãnh thổ hành chính tự
nhiên và đơn vị lãnh thổ hành chính nhân tạo. Lãnh thổ hành chính tự nhiên
là lãnh thổ được hình thành một cách tự nhiên. Nhà nước Trung ương bắt
buộc phải công nhận các ranh giới hình thức một cách tự nhiên theo các đặc
điểm dân cư, địa lý, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá, lịch sử... đó
là các cộng đồng dân cư bền vững, Nhà nước cần phải thừa nhận trong quá
trình thực hiện sự quản lý của mình trên toàn vẹn lãnh thổ quốc gia cũng


8

như đối với từng lãnh thổ hành chính riêng biệt. Đặc điểm của các đơn vị
hành chính tự nhiên này là được hình thành trên các đặc điểm quần cư (xóm
làng, thị trấn, thị xã, thành phố), nó liên kết dân cư trong một khối liên hoàn
thống nhất. Mọi vấn đề của địa phương đều liên quan chặt chẽ với nhau và
cần phải được giải quyết trên cơ sở kết hợp hài hoà các lợi ích nhà nước,
dân cư. Cơ quan chính quyền ở đây không phải chỉ là cơ quan cai trị mà còn
là cơ quan thể hiện lợi ích chung của dân cư- cơ quan tự quản. Hay nói cách
khác cơ quan chính quyền ở các đơn vị hành chính trung gian có nhiệm vụ
bảo đảm triển khai pháp luật, chính sách của nhà nước trung ương tới cơ sở
thì cơ quan chính quyền ở đơn vị hành chính cơ sở phải thể hiện lợi ích của
dân cư nhiều hơn (mang tính tự quản).
Còn đơn vị lãnh thổ hành chính nhân tạo, là đơn vị được nhà nước
trung ương chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính trực thuộc theo nhu
cầu quản lý hay nhu cầu cai trị của Trung ương. Việc tổ chức và hoạt động
của chính quyền địa phương ở cấp chính quyền này chủ yếu để thực hiện
chức năng quản lý, đảm bảo lợi ích của nhà nước, tổ chức thực hiện chính
sách pháp luật của nhà nước. ở đây chức năng quản lý lãnh thổ về cơ bản

do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, cơ quan đại diện chỉ đóng vai
trò tư vấn.
Pháp: Hệ thống các cơ quan địa phương được xây dựng trên cơ sở
phân chia đơn vị hành chính-lãnh thổ. Các cơ quan dân cử có ở các xã, tỉnh
và vùng. Các xã là cơ sở cho việc tổ chức lãnh thổ. Các cơ quan quản lý xã
bao gồm Hội đồng xã và xã trưởng là cơ quan hành pháp. Hội đồng lãnh
đạo các công việc của xã, thông qua các quyết định về những cấn đề liên
quan đến lợi ích của xã, định đoạt tài sản của xã, hình thành các tổ chức
dịch vụ cần thiết như bệnh viện, chợ, xây dựng đường xá, trường học... Một
số dịch vụ khác phải được cung cấp một cách bắt buộc, chẳng hạn như đăng
ký hộ tịch. Hội đồng thông qua ngân sách và trong khuôn khổ của luật, hội
đồng được quyền quy định thuế.


9

Tỉnh là đơn vị hành chính- lãnh thổ chủ yếu. Từ năm 1956 ở pháp có
96 tỉnh và trong đó phải kể kể đến các tỉnh hải ngoại. Thẩm quyền của Hội
đồng tỉnh (hàng tổng) bao gồm các vấn đề như thông qua ngân sách và
kiểm tra việc thực hiện ngân sách, tổ chức các dịch vụ do tỉnh cung cấp,
quản lý tài sản của tỉnh. Sau cuộc cải cách năm 1982, cơ quan hành pháp
của tỉnh là Chủ tịch Hội đồng tỉnh thay vì tỉnh trưởng, Chủ tịch Hội đồng
tỉnh chuẩn bị và thi hành các quyết định của Hội đồng, chịu trách nhiệm về
việc quản lý tỉnh, là người chi phối kinh phí và là người đứng đầu các tổ
chức dịch vụ hành chính và kỹ thuật của tỉnh.
Vùng là đơn vị hành chính lớn nhất ở Pháp với 22 vùng, mỗi vùng
bao gồm một số tỉnh. Sau cải cách năm 1982, vùng trở thành cộng đồng
lãnh thổ với ngân sách riêng và nguồn thu thuế riêng. Việc hành thành các
vùng xuất phát tự sự cần thiết phải khắc phục các cản trở trong phát triển
kinh tế xã hội do các đơn vị hành chính-lãnh thổ nhỏ mang lại. Phạm vi

chật hẹp của các đơn vị lãnh thổ đã không thể thúc đẩy việc sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên kinh tế và nguồn nhân lực. Các
vùng có các cơ quan như nhau, nhưng cũng có sự khác biệt là tại mỗi vùng
có các Hội đồng kinh tế và xã hội và Hội đồng vùng về vấn đề vay nợ.
Vùng có Viện kiểm toán của mình. Hội đồng vùng bầu ra Chủ tịch là cơ
quan hành pháp của vùng.
Mỹ: Hiến pháp năm 1787 đã biến nước Mỹ từ một nước liên hợp
thành Nhà nước liên bang, theo đó dân cư được phân bổ theo các Bang là
những bộ phận cấu thành và là chủ thể Liên bang; thẩm quyền của các cơ
quan Liên bang được xác định bằng hiến pháp của Liên bang; các chủ thể
Liên bang có hiến pháp riêng và trên cơ sở đó, các cơ quan lập pháp bang
có quyền ban hành luật. Các Bang không được quyền ký kết các hiệp ước
với các nhà nước khác và với các Bang khác; không được tiến hành chiến
tranh, không được lập lực lượng vũ trang; không được gia nhập liên minh,
không được phép phát hành tiền hay thẻ tín dụng; không được thu phí hải


10

quan hay các loại thu khác đối với việc xuất nhập cảng; không được ban
hành các luật tổn hại đến nhân quyền hay các luật có hiệu lực trở về trước
hoặc phong tặng tước vị quý tộc.
Người đứng đầu các Bang là Thống đốc bang được bầu thông qua
bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp với nhiệm kỳ 02 hay
04 năm. thống đốc bang trực tiếp lãnh đạo toàn bộ hoạt động chấp hành và
điều hành của các cơ quan của Bang; có thẩm quyền ban hành băn bản quy
phạm pháp luật; bảo đảm việc thi hành các luật; bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm
các chức danh không qua bầu cử và chỉ đạo việc lập dự toán ngân sách của
bang. Thống đốc Bang là Tổng chỉ huy các lực lượng dân quân của Bang,
có quyền ân xá.

Tự quản địa phương ở Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong đời
sống chính trị-xã hội của nước Mỹ. Hệ thống các cơ quan tự quản địa
phương được thiết lập trên cơ sở phân chia đơn vị hành chính-lãnh thổ. Từ
khi có sửa đổi bổ sung Hiến pháp thứ 10, phân chia đơn vị hành chính-lãnh
thổ và tổ chức các cơ quan tự quản địa phương là những vấn đề thuộc thẩm
quyền của các Bang, Hiến pháp 50 Bang đã xác định cơ cấu tổ chức hành
chính-lãnh thổ hết sức đa dạng và tương ứng là những mô hình tự quản địa
phương khác nhau. Hầu hết các Bang đều chia thành các lãnh địa. Dân cư
của các lãnh địa bầu ra hội đồng lãnh địa, cơ quan quản lý và một số chức
vụ quản lý. Các thành phố được tách khỏi các lãnh địa. Các cơ quan tự quản
của các thành phố lớn thực hiện những thẩm quyền của các cơ quan của
lãnh địa. Hệ thống các cơ quan quản lý thành phố được xây dựng chủ yếu
theo ba mô hình sau:
- Mô hình Hội đồng- Nhà quản lý: Đây là mô hình được thiết lập ở
phần lớn ở các thành phố của Mỹ. Hội đồng thành phố được dân cư bầu; về
phần mình, Hội đồng bầu ra Thị trưởng, tuy nhiên quyền hành pháp không
thuộc về Thị trưởng mà trao cho nhà quản lý do Hội đồng bầu theo nhiệm
kỳ.


11

- Mô hình Thị trưởng- Hội đồng: Hội đồng do dân cư thành phố bầu
và thực hiện thẩm quyền của mình tại các phiên họp định kỳ. Thị trưởng là
chức vụ cũng được bầu bởi dân cư với nhiệm kỳ từ 02 đến 04 năm. Thị
trưởng có quyền phủ quyết các quyết định của Hội đồng; bổ nhiệm những
người có chức vụ; lập kế hoạch ngân sách của thành phố và chấp hành các
quyết định của Hội đồng.
- Mô hình Uỷ ban: Uỷ ban do dân cư thành phố bầu ra gồm từ 3 đến
7 thành viên để đồng thời thực hiện chức năng của Hội đồng thành phố và

chức năng của bộ máy chấp hành trong nhiệm kỳ từ 02 năm đến 04 năm.
Anh: Cấu trúc nhà nước Anh gồm xứ Wales, Scotland, Bắc Ailen
và chính bản thân nước Anh. Các phần lãnh thổ của nhà nước được phân
định theo dấu hiệu thành phần dân tộc, ngôn ngữ, mức độ phát triển kinh tế,
xã hội. Về mặt hình thức mỗi phần lãnh thổ được hưởng quy chế tự trị về
hành chính và lập pháp riêng; riêng Bắc Ailen quy chế tự trị hành chính
được áp dụng trong thời gian trước năm 1972, khi vùng lãnh thổ này chưa
chịu sự quản lý trực tiếp của London. Trên thực tế, việc quản lý được trung
ương thực hiện thông qua Bộ trưởng tương ứng.
Chế độ hai cấp tự quản địa phương được hình thành trong quy chế về
tự quản địa phương năm 1972, theo đó lãnh thổ Anh và Wales được chia
thành các lãnh địa, các lãnh địa được chia thành các vùng. Sau năm 1985
các Hội đồng của London và sáu lãnh địa đô thị đã bị giải thể. Thay vào đó
là một hệ thống tự quản địa phương hoạt động theo nguyên tắc tản quyền
được hình thành.
Nhật: Các cơ quan địa phương được chia thành hai nhóm là cơ
quan thẩm quyền chung và cơ quan thẩm quyền riêng. Cơ quan có thẩm
quyền chung được chia thành các đơn vị hành chính- lãnh thổ cấp thấp và
cấp cao, bao gồm: khu vực thủ đô Tôkyô, đảo Hôkađô, hai quận thủ đô và
43 quận thường. Khu vực thủ đô Tôkyô chia thành 23 khu đô thị và hàng
loạt các thành phố, các khu dân cư và hàng loạt các thành phố, các khu dân


12

cư và khu dân cư nông thôn. Thành phố có trên một triệu bao gồm các
quận. Đơn vị hành chính-lãnh thổ cấp thấp nhất không chỉ có các địa bàn
nơi dân cư sinh sống mà còn có các khu đất trống và rừng bao quanh.
Trung Quốc: Theo Hiến pháp năm 1975 của nước Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa thì Đại hội đại biểu nhân dân địa phương các cấp là cơ quan

quyền lực nhà nước ở địa phương. Đại hội đại biểu nhân dân các tỉnh và
thành phố trực thuộc chính quyền Trung ương được bầu với nhiệm kỳ 5
năm. Đại hội đại biểu nhân dân các chuyên khu, thành phố và huyện được
bầu với nhiệm kỳ 3 năm. Đại hội đại biểu nhân dân các công xã nhân dân
nông thôn và thị trấn được bầu với nhiệm kỳ 2 năm.
Uỷ ban cách mạng địa phương các cấp là cơ quan thường trực của
Đại hội đại biểu nhân dân địa phương đồng thời là chính quyền nhân dân
địa phương các cấp. Uỷ ban cách mạng địa phương gồm có một Chủ nhiệm,
các Phó Chủ nhiệm và các uỷ viên khác được Đại hội đại biểu nhân dân cấp
tương đương bầu ra và có thể bãi miễn. Việc bầu hoặc bãi miễn phải được
cơ quan nhà nước cấp trên cao hơn xem xét phê chuẩn.
Đại hội đại biểu nhân dân địa phương các cấp và Uỷ ban cách mạng
địa phương do Đại hội bầu ra đảm bảo việc thi hành luật pháp và các sắc
lệnh trong khu vực của mình, lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây
dựng chủ nghĩa xã hội trong khu vực của mình; xem xét phê chuẩn các kế
hoạch kinh tế, ngân sách và kết toán của địa phương; duy trì trật tự cách
mạng; và bảo vệ các quyền công dân.
Theo quy định của Hiến pháp thì ngoài các tỉnh, thành phố, Trung
Quốc còn có các Khu tự trị, chuyên khu tự trị và huyện tự trị. Các khu tự trị
đó đều là các khu vực tự trị dân tộc; cơ quan tự trị các khu vực đó là Đại hội
đại biểu nhân dân và Uỷ ban cách mạng. Các cơ quan tự trị của các khu vực
tự trị dân tộc ngoài việc thực hiện các chức năng và quyền lực của các cơ
quan nhà nước địa phương, có thể thực hiện quyền tự trị trong giới hạn
quyền lực của mình như đã được luật pháp quy định.


13

2. Tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay
Sau khi cách mạng Tháng tám thành công, nhân dân ta đã đánh đổ

toàn bộ bộ máy chính quyền cai trị của thực dân pháp và chế độ phong kiến
và lập nên một Nhà nước mới- Nhà nước dân chủ cộng hoà, cùng với đó là
bộ máy chính quyền mới được xác lập. Hiến pháp năm 1946 được xây dựng
trên tinh thần dân chủ rộng rãi, song vẫn đảm bảo quyền lực nhân dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản (tuy đã rút vào hoạt động bí mật). Theo đó ở
địa phương, cơ quan chính quyền nhà nước gồm có HĐND và UBHC. Nhân
dân phổ thông đầu phiếu và trực tiếp bầu ra HĐND (nhưng mới ở hai cấp
tỉnh, thành phố, thị xã và xã). HĐND cử ra UBHC. HĐND quyết nghị
những vấn đề thuộc địa phương mình. UBHC có trách nhiệm thi hành các
mệnh lệnh của cấp trên và các nghị quyết của HĐND địa phương mình sau
khi được cấp trên chuẩn y; chỉ huy công việc hành chính hay địa phương và
chịu trách nhiệm đối với cấp trên và đối với HĐND địa phương mình. Tuy
nhiên, trong thời gian này do điều kiện cụ thể lúc bấy giờ việc tổ chức chính
quyền địa phương còn có nhiều điểm đặc biệt, đó là:
Thời kỳ trước và sau khởi nghĩa, ở các địa phương thay cho bộ máy
chính quyền cũ bị đánh đổ là các Uỷ ban nhân dân cách mạng và Uỷ ban
công nhân cách mạng được thành lập. Các uỷ ban này vừa đại diện cho
nhân dân vừa đại diện cho cấp trên, vừa là bộ máy chính quyền địa phương,
vừa là bộ máy hành chính địa phương. Đây là cách thức tổ chức chính
quyền địa phương, độc đáo, phù hợp với điều kiện hiện tại của cách mạng
nước ta, đó là vừa là cơ quan hành chính để thực hiện chức năng quản lý
nhà nước như mọi bộ máy nhà nước, vừa thể hiện tính dân chủ- chính quyền
của nhân dân, với sự tham gia rộng rãi của nhân dân.
Từ Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945 và Sắc lệnh số 77 ngày 21-121945 quy định về tổ chức chính quyền nhân dân xã, huyện, tỉnh, kỳ và


14

thành phố, thị xã, khu phố thì chính quyền địa phương bao gồm hai cơ quan
là HĐND và UBHC. HĐND do dân cử ra và UBHC do HĐND bầu ra. ở

huyện, kỳ và khu phố chỉ có UBHC.
HĐND lúc bấy giờ được xác định là cơ quan thay mặt cho dân, còn
UBHC là cơ quan hành chính vừa thay mặt cho dân vừa đại diện cho Chính
phủ. Mặc dù pháp luật chỉ quy định tính đại diện của HĐND mà chưa quy
định HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương như sau này,
nhưng trong mối quan hệ với UBHC và các cơ quan chính quyền cấp trên
HĐND đã tỏ ra là một cơ quan chính quyền chủ đạo: HĐND có quyền bầu
ra UBHC. Kết quả bầu phải được chuẩn y, ai không được chuẩn y thì phải
bầu lại. Nhưng nếu lần bầu lại uỷ viên ấy vẫn trúng cử thì UBHC cấp trên
phải công nhận; có quyền bỏ phiếu tín nhiệm UBHC, Uỷ ban nào không
được tín nhiệm thì phải từ chức.
UBHC các cấp là bộ máy hành chính địa phương thường bao gồm 05
người: 03 uỷ viên chính thức là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và 02 uỷ
viên dự khuyết. Về tính chất UBHC lúc này mặc dù có cấp do HĐND bầu
ra và trong chức năng có trách nhiệm thi hành các Nghị quyết của HĐND
nhưng không xác định là cơ quan chấp hành của HĐND mà là cơ quan
hành chính vừa thay mặt cho dân vừa thay mặt cho Chính phủ. Nhiệm kỳ
của UBHC các cấp theo nhiệm kỳ của HĐND là 02 năm. Khi HĐND bị giải
tán thì UBHC cấp trên là kỳ và tỉnh cử ra một uỷ ban tạm thời làm nhiệm vụ
của cả HĐND và UBHC.
Nhiệm vụ và quyền hạn của UBHC chủ yếu bao gồm: thi hành các
mệnh lệnh của cấp trên và các Nghị quyết của HĐND; kiểm soát các
HĐND và UBHC cấp dưới; kiểm soát các cơ quan chuyên môn về cách thừa
hành chức vụ; giải quyết các việc vặt trong phạm vi lãnh thổ... UBHC còn
thực hiện nhiệm vụ "triệu tập HĐND" với tư cách như là cơ quan thường vụ
của HĐND.


15


Hiến pháp năm 1946 đã hiến định cách tổ chức cơ quan chính quyền
địa phương như đã nêu ở trên trong chương V "Hội đồng nhân dân và Uỷ

ban hành chính" với sáu điều, từ điều 57 đến điều 62. Đối với UBHC, Hiến
pháp quy định "Uỷ ban hành chính đồng thời chịu trách nhiệm đối với cấp

trên và đối với Hội đồng nhân dân địa phương mình "(Điều 60). Hiến pháp
đổi tên đơn vị hành chính Kỳ thành Bộ. Tuy nhiên hai tên này vẫn được
dùng cho đến khi thiết lập đơn vị hành chính liên khu.
Như vậy theo các Sắc lệnh số 63, Sắc lệnh số 77 và Hiến pháp năm
1946 một hệ thống cơ quan chính quyền địa phương kiểu mới đã được
thành lập chính thức. ở những nét chung nhất đây là mô hình tổ chức chính
quyền địa phương theo mô hình Xô viết hay còn goi là chế độ HĐND. Bộ
máy chính quyền địa phương gồm hai cơ quan: HĐND và UBHC, trong đó
lấy HĐND làm nền tảng.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp, bộ máy chính quyền
địa phương có những thay đổi nhằm đáp ứng với tình hình. Vào giai đoạn
đầu của cuộc kháng chiến, để thuận lợi cho việc điều hành kháng chiến đã
thành lập các đơn vị hành chính mới là Khu (Sắc lệnh số 78-SL ngày 3-91947, sau bãi bỏ và thành lập liên khu bằng việc hợp nhất các khu hoặc đổi
gọi khu mà thành (Sắc lệnh số 120-SL ngày 25-1-1948). Với việc thành lập
đơn vị hành chính mới này, cấp kỳ theo quy định của Sắc lệnh 63 coi như bị
bãi bỏ. Những nhiệm vụ và quyền hạn của UBHC xã, huyện, tỉnh, kỳ đối
với HĐND, ấn định trong Sắc lệnh số 63 và các sắc lệnh tiếp sau thì nay là
nhiệm vụ, quyền hạn của UBHC xã, huyện, tỉnh, liên khu (Điều 11 Sắc lệnh
số 254-SL ngày 19-11-1948). Cùng với các biện pháp trên, đã quy định
thành lập ở các cấp Uỷ ban bảo vệ gồm các đại diện quân, dân, chính (Sắc
lệnh số 1-SL ngày 20-12-1946 về việc thành lập Uỷ ban bảo vệ tại các khu
quân sự, các đơn vị hành chính từ cấp tỉnh trở xuống). Khi chiến sự lan tới
đâu thì Uỷ ban bảo vệ đổi thành Uỷ ban kháng chiến. UBHC các cấp vẫn
tiếp tục tồn tại và được gọi là Uỷ ban hành chính kiêm kháng chiến. Như



16

vậy lúc này có hai cơ quan chính quyền cùng tồn tại là Uỷ ban kháng chiến
và Uỷ ban hành chính kiêm kháng chiến. Tuy nhiên điều đó nhiều khi dẫn
đến sự thiếu thống nhất. Sắc lệnh số 91-SL ngày 1-10-1947 đã quy định hợp
nhất hai cơ quan này thành Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính. Đến Sắc
lệnh số 149-SL ngày 25-3-1948 đã đổi tên thành Uỷ ban kháng chiến hành
chính.
Sắc lệnh số 254-SL ngày 19-11-1948 quy định về tổ chức, nhiệm vụ,
quyền hạn, cách làm việc, sự phân công của tổ chức chính quyền nhân dân
các cấp và Sắc lệnh số 255-SL ngày 19-11-1948 quy định về tổ chức và
cách làm việc của HĐND và Uỷ ban hành chính kháng chiến trong vùng
địch tạm kiểm soát hoặc uy hiếp, quy định này đã quy định cụ thể đầy đủ
hơn tổ chức bộ máy hành chính địa phương các cấp thời kỳ này. Lúc này
HĐND chỉ còn thành lập ở tỉnh và xã, không thành lập ở thành phố và thị
xã nữa. Các cuộc bầu cử vào HĐND tỉnh đều tạm hoãn (Điều 5 Sắc lệnh số
254). Số lượng và cách thành lập Uỷ ban kháng chiến hành chính được Sắc
lệnh số 254 ngày 19-11-1948 quy định, theo đó Chủ tịch và Phó Chủ tịch
Uỷ ban kháng chiến hành chính do Uỷ ban kháng chiến hành chính bầu ra
(tỉnh và xã), ở các cấp khác thì do cấp thành lập chỉ định.
Về chức năng, nhiệm vụ của các Uỷ ban kháng chiến hành chính thời
kỳ này được tăng cường phù hợp với thời chiến, cụ thể như: thực hiện các
chính sách của Chính phủ; thực hiện những kế hoạch kháng chiến; Thi hành
án hoặc đôn đốc thi hành các sắc lệnh, mệnh lệnh và chỉ thị của cấp trên;
Kiểm soát các ngành hoạt động thuộc phạm vi địa phương mình; Điều
khiển và kiểm soát Uỷ ban kháng chiến hành chính cấp dưới; Được tăng
cường các quyền tư pháp như giải quyết tranh chấp, hoà giải. ở cấp liên
khu được uỷ quyền xét ân xá, ân giảm cho tội phạm (Sắc lệnh số 136-SL

ngày 15-2-1948)
Có thể thấy bộ máy hành chính địa phương thời kỳ này có những
nhiệm vụ, quyền hạn cao hơn trong mối quan hệ với HĐND. Uỷ ban kháng


17

chiến hành chính dưới sự chỉ huy của cấp trên hầu như quyết định mọi vấn
đề. Các Nghị quyết của HĐND nếu có đều phải bị phê chuẩn chặt chẽ mới
được thi hành. Ngoài việc áp dụng rộng rãi chế độ chỉ định uỷ viên Uỷ ban
kháng chiến hành chính thay cho bầu như trước đây, ngay những cấp vẫn áp
dụng chế độ bầu (tỉnh, xã), nếu không tổ chức được HĐND thì cũng áp
dụng hình thức chỉ định. Hơn nữa, pháp luật còn quy định những người ra
ứng cử vào Uỷ ban kháng chiến hành chính có thể là người ngoài HĐND
(Sắc lệnh số 152-SL ngày 25-3-1948) và những uỷ viên trong Uỷ ban kháng
chiến hành chính mà không có chân trong HĐND cấp tương đương đều
được coi như hội viên của HĐND cấp ấy (Sắc lệnh số 153-SL ngày 25-31948). Những thay đổi này xét về góc độ dân chủ thì có những hạn chế về
sự tham gia của nhân dân. Tuy nhiên là do hoàn cảnh bắt buộc.
Giai đoạn sau của cuộc kháng chiến, Chính phủ đã có những biện
pháp củng cố chính quyền nhân dân, khôi phục lại các định chế dân chủ
trong tổ chức chính quyền nhân dân đã được quy định ở các Sắc lệnh số 63
và 77. Quan điểm của Đảng lúc này là làm cho chính quyền thật mạnh, thật
vững, phản ánh đúng chính quyền của nhân dân để thực hiện nhân dân
chiến tranh thực sự. Việc bầu lại thường xuyên và đều đặn HĐND xã, tỉnh
được thực hiện theo tinh thần Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945 (Thông tư số
814-NV/PC ngày 19- 4-1949 của Bộ Nội vụ, Sắc lệnh số 29-SL ngày 25-41949, Sắc lệnh số 80-SL ngày 22-5-1950). Đối với cấp thành phố, thị xã, thị
trấn mặc dù chưa quy định tiến hành bầu lại HĐND nhưng đã có chủ trương
dân chủ hoá bộ máy theo từng bước, chuẩn bị các điều kiện tiến tới bầu
HĐND các cấp theo thể lệ hiện hành.
Thay đổi quan trọng nhất của bộ máy hành chính địa phương lúc này

là: cùng với việc khẳng định rõ vị trí, vai trò của HĐND là cơ quan chính
quyền tối cao, quyết định mọi công việc của địa phương, thì Uỷ ban kháng
chiến hành chính cũng được xác định rõ là cơ quan chấp hành của HĐND,
Uỷ ban là Ban chấp hành của Hội đồng, chịu sự kiểm soát, điều kiển của


18

Hội đồng thực sự (Thông tư số 62 ngày 23-3-1951 của Bộ Nội vụ về kế
hoạch củng cố chính quyền cấp xã). Đến giai đoạn này có thể nói, việc tổ
chức bộ máy hành chính địa phương đã chuyển theo đúng quỹ đạo tổ chức
chính quyền địa phương trong chế độ mới. Tư tưởng về chế độ HĐND - đề
cao vị trí, vai trò của HĐND trong mối quan hệ với các cơ quan hành chính
- được khẳng định từ trong các văn bản đầu tiên về tổ chức chính quyền địa
phương, trong đó kể cả Hiến pháp, do nhiều nguyên nhân đã không thực
hiện được thì đến thời kỳ này đã được áp dụng.
Với việc quy định rõ tính chất chấp hành của cơ quan hành chính
trước cơ quan quyền lực đã đặt nền móng cho cách tổ chức bộ máy hành
chính địa phương theo kiểu mới ở nước ta. Đây là cơ quan chấp hành và
hành chính nhà nước ở địa phương vừa chịu trách nhiệm trước HĐND vừa
chịu trách nhiệm trước cấp trên.
Sau khi hoà bình lập lại, Nhà nước ta đã tiến hành các biện pháp sâu
rộng và mạnh mẽ để củng cố và hoàn thiện tổ chức chính quyền nhân dân
địa phương các cấp trong đó có bộ máy hành chính. Bên cạnh việc thực hiện
các công việc về củng cố chính quyền nhân dân trong thời kỳ cải cách
ruộng đất (1953-1955), nhà nước đã chủ trương xây dựng mới cơ sở pháp lý
cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền
địa phương nói riêng phù hợp với giai đoạn cách mạng mới ở miền bắc là đi
lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bộ máy chính quyền địa phương trở lại với
tên gọi cũ là UBHC, được thiết lập ở tất cả các đơn vị hành chính. UBHC ở

các đơn vị hành chính có HĐND (khu tự trị1, thành phố thuộc trung ương,
tỉnh, châu, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, xã và thị trấn) do Hội đồng bầu
ra. ở huyện (không có HĐND) do các đại biểu HĐND xã và thị trấn bầu ra.
UBHC (hoặc Ban hành chính) khu phố ở các thành phố và thị xã lớn được tổ

1

Lúc này đã bỏ đơn vị hành chính liên khu. Khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương là đơn vị hành
chính mới được thành lập.


19

chức theo quy định của Hội đồng Chính phủ (Điều 1-2 Luật số 110 ngày
31-5-1958).
Về tính chất, Luật số 110 xác định rõ UBHC là cơ quan chấp hành
của HĐND cùng cấp và là cơ quan hành chính của nhà nước ở cấp ấy. ở
huyện, UBHC là cơ quan hành chính của nhà nước ở cấp ấy (Điều 23).
UBHC các cấp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác với HĐND cùng cấp,
với cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp và đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất
của Chính phủ (Điều 24). Số lượng uỷ viên UBHC các cấp định từ 5- 19,
trong đó có Chủ tịch và một hoặc nhiều Phó Chủ tịch (Điều 26). Nhiệm kỳ
của UBHC theo nhiệm kỳ của HĐND đã bầu ra. Khi HĐND hết nhiệm kỳ,
UBHC tiếp tục làm việc cho tới khi HĐND khoá sau bầu ra UBHC mới
(Điều 28).

* Tổ chức chính quyền ở Việt Nam theo Hiến pháp năm 1959
Theo Điều 80 Hiến pháp năm 1959 thì: " Hội đồng nhân dân các cấp
là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân các cấp do
nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa

phương". Đây là lần đầu tiên HĐND được Hiến pháp ghi nhận là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương. Với chức năng trên, HĐND không chỉ là
cơ quan đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân địa phương mà còn là
cơ quan có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến
sự phát triển về mọi mặt của địa phương trên cơ sở hiến pháp và pháp luật.

- Về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân:
Hiến pháp năm 1959 đã dành các Điều 82, 83, 84, 85, 86 để quy định
về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp. So với Hiến pháp năm 1946,
nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND đã được mở rộng và cụ thể hơn, bao
gồm:

Thứ nhất, HĐND đặt kế hoạch xây dựng kinh tế, văn hoá và những
sự nghiệp lợi ích công cộng ở địa phương; xét duyệt và phê chuẩn dự toán
quyết toán ngân sách của địa phương; duy trì trật tự, an ninh ở địa phương,


20

bảo vệ tài sản công cộng, bảo hộ quyền lợi của công dân, bảo đảm quyền
bình đẳng của các dân tộc.

Thứ hai, HĐND có quyền bầu và bãi miễn các thành viên của UBHC
và Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp. HĐND có quyền sửa đổi hoặc bãi
bỏ những quyết định không thích đáng của UBHC cùng cấp và UBHC cấp
dưới.

Thứ ba, HĐND có quyền sửa đổi và bãi bỏ những Nghị quyết không
thích đáng của HĐND cấp dưới trực tiếp; có quyền giải tán HĐND cấp dưới
trực tiếp nếu HĐND này làm thiệt hai đén quyền lợi của nhân dân một cách

nghiêm trọng

Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân:
Theo Hiến pháp năm 1959, đơn vị hành chính ở nước ta thời kỳ này
được phân thành 3 cấp (Điều 78), gồm:
Cấp tỉnh, khu tự trị2 và thành phố trực thuộc trung ương.
Cấp huyện, thành phố và thị xã.
Cấp xã, thị trấn.
Theo quy định tại Điều 79, ở tất cả các đơn vị hành chính đều thành
lập HĐND. Đây là một sự thay đổi trong Hiến pháp năm 1959. Bởi lẽ ở
Hiến pháp 1946 mặc dù đơn vị hành chính ở nước ta được chia thành 4 cấp
(cấp kỳ, tỉnh, huyện, xã) nhưng HĐND khi đó chỉ tổ chức ở 02 cấp là tỉnh
và xã.
Về nhiệm kỳ của HĐND cấp tỉnh và tương đương là 03 năm; nhiệm
kỳ của HĐND cấp huyện và tương đương là 02 năm. Hình thức hoạt động
của HĐND các cấp chủ yếu là các cuộc họp. Trong các kỳ họp, HĐND sẽ
bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền cho phép.

- Về Uỷ ban hành chính:

2

Khu tự trị Tây Bắc và Khu tự trị Việt Bắc. Các khu tự trị này tồn tại đến tháng 12/1975


21

Điều 87- Hiến pháp năm 1959 quy định UBHC các cấp là cơ quan
chấp hành của HĐND địa phương và là cơ quan hành chính của Nhà nước ở
địa phương. Đây là lần đầu tiên Hiến pháp năm 1959 quy định rõ chức năng

của UBHC trong đó phân định rõ vị trí của UBHC với tư cách là cơ quan
cao nhất về mặt hành chính ở địa phương. Với chức năng trên, UBHC các
cấp có các nhiệm vụ và quyền hạn sau (Điều 89, 90):

Thứ nhất, UBHC các cấp quản lý công tác hành chính của địa
phương, chấp hành Nghị quyết của HĐND cấp mình và Nghị quyết, mệnh
lệnh của cơ quan hành chính cấp trên.

Thứ hai, UBHC các cấp lãnh đạo công tác của các ngành thuộc
quyền mình và của các UBHC cấp dưới. UBHC các cấp có quyền sửa đổi
hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các ngành công tác
thuộc quyền mình và của UBHC cấp dưới.

Thứ ba, UBHC các cấp có quyền đình chỉ việc thi hành những nghị
quyết không thích đáng của HĐND cấp dưới trực tiếp và đề nghị HĐND
cấp mình sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết ấy.

Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của UBHC:
Về mặt tổ chức, UBHC gồm có: Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ
tịch, Uỷ viên thư ký và các uỷ viên. Nhiệm kỳ của UBHC theo nhiệm kỳ
của HĐND đã bầu ra mình nhưng khi HĐND đó hết nhiệm kỳ, hoặc bị giải
tán thì UBHC vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi HĐND mới bầu ra
được UBHC mới.
UBHC các cấp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND
cấp mình và trước cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp. UBHC các cấp
chịu sự lãnh đạo của UBHC cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của HĐND.

* Tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam theo Hiến pháp năm
1980



×