Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BIỆN PHÁP dạy tập đọc NHẠC CHO học SINH lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.11 KB, 6 trang )

BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 4
1. Mở đầu
1.1. Đặc điểm, tầm quan trọng của biện pháp
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan
bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Ở nhà trường tiểu học mục
tiêu của môn học là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giảng về nghệ thuật
âm nhạc, nhằm hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo
một “trình độ văn hố âm nhạc” nhất định, từ đó góp phần đào tạo có chất lượng
những lớp người có ích cho xã hội. Từ mục tiêu của môn học chúng ta hiểu rằng:
Môn âm nhạc ở trường tiểu học không nhằm đào tạo những người làm nghề âm
nhạc chuyên nghiệp, những diễn viên, những nhạc sĩ mà mục đích chính là thơng
qua mơn học này để tác động vào đời sống tinh thần của các em nhằm thực hiện
nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Muốn làm được điều
đó nhất thiết các em phải được tiếp cận với âm nhạc đích thực, bản thân các em
phải là người trực tiếp tham gia ca hát. Tuy môn âm nhạc trong trường tiểu học là
một môn học riêng lẻ. Song mục đích của nó nhằm trang bị cho các em những kiến
thức kĩ năng giúp khơi dậy sự say mê sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, làm cho
đời sống tinh thần của các em thêm phong phú, tạo điều kiện để các em tham gia
vào các hoạt động khác của nhà trường. Việc giáo dục một con người tồn diện
khơng chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến
thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải
giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp
cho cuộc sống. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả
nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó có mơn Âm nhạc
1.2. Tình hình thực hiện tại đơn vị
* Thuận lợi:
- Bản thân là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên môn, bồi dưỡng về
chuyên nghành âm nhạc và được trực tiếp tham gia giảng dạy âm nhạc Trường tiểu
học I xã Thái Bình. Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà
trường về tài liệu tham khảo, sách giáo viên,...Giáo viên luôn bám sát vào nội dung
điều chỉnh chương trình cho phù hợp từng đối tượng học sinh các lớp. Đa số các


em học sinh đều yêu thích học mơn âm nhạc.
*. Khó khăn:
Trường Tiểu học I xã Thái Bình, đa số học là con em nơng thơn, dân tộc
thiểu số, gia đình điều kiện khó khăn, bố mẹ chỉ lo làm kinh tế, khơng có nhiều thời
gian quan tâm và đôn đốc việc học của các em.
- Các em lần đầu tiên làm quen với cao độ tiết tấu, vì ở lớp 3 các em chỉ
mới làm quen với tên nốt và hình nốt mà chưa giải quyết đến phần đọc cao độ.
Chính vì thế việc đọc nhạc của các em lại càng khó khăn hơn .


2

- Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh lớp 4 rất năng động, khi đọc
nhạc hầu hết các em chưa biết kiềm chế được âm thanh nên gây ồn ào cho cả lớp.
- Mức độ cảm nhận âm nhạc của các em không đồng đều.
- Phụ huynh học sinh chỉ chú trọng vào các môn, phân môn khác cịn xem
nhẹ mơn Âm nhạc.
- Phần hướng dẫn cách đọc ở sách giáo viên một số bài còn chung chung
chưa cụ thể.
- Cơ sở vật chất của phòng chức năng chưa đầy đủ như: ( đài . đĩa nhạc,
tranh ảnh liên quan đến môn Âm nhạc ).
1.3. Lý do chọn biện pháp thực hiện
Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những địi hỏi của sự
phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ
thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện
hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc
tiểu học, thơng qua mơn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban
đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới
tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển tồn diện hơn, từ đó giúp các em
học tốt các môn học khác. Bản thân tôi là giáo viên được phân công giảng dạy bộ

môn, tơi nhận thấy đại đa số các em rất thích ca hát nhưng lại ngán ngại tập đọc
nhạc. Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây. Tôi nhận thấy rằng trước một
bài tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu
của bài người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt ,
đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến
thức bài học. Những năm trước đây việc giảng dạy bộ môn này giao cho giáo viên
đứng lớp giảng dạy, khơng có giáo viên chun biệt. Bên cạnh đó là đồ dùng dạy
học cịn thiếu, đặc biệt là nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy cũ, chủ
yếu là dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng. Do đó kết quả đạt
được chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức
của bộ môn. Từ thực tế đó, tơi xin đưa ra một vài biện pháp dạy tập đọc nhạc cho
học sinh Tiểu học. Đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong những
năm giảng dạy tại trường.
2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
2.1. Biện pháp 1: Xây dựng cách học tập đọc nhạc.
Để mở đầu cho quá trình học phân mơn tập đọc nhạc , người giáo viên phải
có một cách riêng biệt để giúp cho học sinh làm quen cũng như nhớ lâu, rõ ràng ,
chính xác nhất về một nội dung cơ bản .Vì vậy tơi đưa ra trình tự cách ghi nhớ khái
niệm về khng nhạc và vị trí các nốt nhạc trên khng như sau:
*Khng nhạc : gồm 5 dịng kẻ song song và cách đều nhau, 5 dòng kẻ tạo
nên 4 khe. Các dịng kẻ và các khe được tính từ dưới lên.
*Vị trí :


3

Nốt đơ: nằm dưới dịng kẻ phụ .
Nốt rê: nằm dưới dòng 1
Nốt mi: nằm giữa dòng 1
Nốt fa:


nằm giữa khe 1

Nốt son: nằm giữa dòng 2
Nốt la : nằm giưa khe 2
Nốt si : nằm giữa dịng 3
Nốt đơ: nằm giữa khe 3
Đây là những khái niệm hết sức quan trọng vì vậy giáo viên khơng chỉ nhắc
nhở học sinh học thuộc lòng mà còn phải dành thời gian ôn tập thường xuyên cũng
như kiểm tra liên tục những kiến thức này trong quá trình học tập đọc nhạc.
Học tập đọc nhạc ở lớp 4 cũng không quá nặng nề vì đây là năm học đầu tiên
các em làm quen với phân môn tập đọc nhạc , các em bắt đầu làm quen với thang
âm 5 âm :Đồ –rê-mi-son –la để dần dần tiếp cận với mức cao hơn là thang âm 7
âm :Đồ-rê-mi-fa-son-la-si.
Để giúp học sinh nhớ lại các hình nốt: trắng ,đen , móc đơn, móc kép,…hay
các dấu lặng như: lặng đen, lặng đơn. Giáo viên thường xuyên ôn tập , kiểm tra để
học sinh khắc sâu và khi dạy những kiến thức này giáo viên có thể thay thế việc gọi
tên các hình nốt bằng âm thanh vui nhộn của một số loại nhạc cụ gõ như: Trống
(tùng), sênh (cách), mõ (cộc),…
Để học sinh có sự so sánh giữa việc đọc nốt nhạc và lời ca xem giữa chúng
có sự thống nhất về cao độ hay không các thầy cô giáo nên chia lớp thành 2 nhóm:
một nhóm đọc nốt nhạc, một nhóm đọc lời ca, giáo viên đệm đàn để 2 nhóm đọc
cùng một lúc, từ đó ta sẽ thấy được sự thống nhất của bài tập đọc nhạc. Ở giai đoạn
này giáo viên nên gọi từng cá nhân đọc lại từng câu hay cả bài để sữa lỗi cho học
sinh, giúp các em đọc thật chuẩn về cao độ. Sau mỗi tiết học điều quan trọng không
kém là sự nhận xét, đánh giá của giáo viên đối với học sinh, cần tuyên dương các
em học tốt cũng như động viên, khuyến khích học sinh đọc chưa tốt để mỗi học
sinh tự cố gắng nêu cao tinh thần thái độ học tập nghiêm túc.
2.2. Biện pháp 2: Xây dựng ý thức chép tập đọc nhạc.
Học tập đọc nhạc không chỉ là đọc được các bài tập đọc nhạc trong sách giáo

khoa mà bên cạnh đó học sinh còn phải biết cách ghi chép một bài nhạc cũng như
bài tập đọc nhạc trong sách giáo khoa. Qua quá trình chép nhạc như thế sẽ giúp học
sinh nắm chắc cũng như ghi nhớ được vị trí các nốt nhạc trên khng nhạc, nhớ về
hình nốt ,các kí kiệu âm nhạc đã học như: khóa son , nhịp , dấu lặng,…Nếu như
học hát, học tập đọc nhạc giúp học sinh phát triển về tai nghe , tư duy thì ghi chép
nhạc giúp học sinh kĩ năng viết , sự cẩn thận , tỉ mỉ qua từng nốt nhạc. Nhìn qua có
thể nói chép tập đọc nhạc là cơng việc đơn giản, dễ làm nhưng thật ra không hẳn
vậy. Để chép được bài nhạc hay bài tập đọc nhạc tốt , người giáo viên cần rèn luyện
cho học sinh cách viết nốt, các kí hiệu một cách nhuần nhuyễn , thuần thục để thể


4

hiện trên một bài nhạc một cách thẩm mĩ , tinh tế và cả sự chính xác tuyệt đối . Ở
những năm trước vì chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nên tôi chưa chú trọng
mấy đến việc xây dựng cho học sinh ý thức rèn luyện cách chép nhạc nên hầu hết
học sinh thể hiện cẩu thả và sai sót rất nhiều nhất là việc chép sai vị trí nốt nhạc
trên khng ,vì vậy tơi đã rút ra được rất nhiều bài học bổ ích cho mình trong việc
xây dựng phương pháp dạy học phù hợp đảm bảo về kiến thức cũng như rèn luyện
các kĩ năng khác cho học sinh .Việc thường xuyên chép nhac, tập đọc nhạc cũng
giúp cho học sinh ghi nhớ và làm quen với các kí hiệu âm nhạc khó hơn mà các em
sẽ được học ở các lớp trên như: dấu quay lại , dấu nhắc lại , dấu luyến, chấm dôi ,
dấu hồi đoạn ,….Ngồi ra việc ghi chép nhạc cịn hỡ trợ học sinh trong việc ghi
nhớ tên các tác phẩm , tác giả.Việc ghi chép nhạc là cơng việc địi hỏi phải hướng
dẫn các em thực hiện một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào
cũng phải thực hiện ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ
hướng dẫn các em cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho
đúng, cho đẹp còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở nhà.
Như vậy ta có thể thấy được việc ghi chép nhạc cũng quan trọng không kém
so với việc học hát hay học tập đọc nhạc.

2.3. Biện pháp 3: Xây dựng ý thức làm bài tập thực hành .
Riêng với phân môn tập đọc nhạc , học sinh chỉ nghe, chỉ đọc không là chưa
đủ mà các em cần được thực hành trên sách vở . Đó là sau mỡi tiết học tập đọc
nhạc , học sinh cịn phải hồn thành 1 số bài tập khác mà giáo viên yêu cầu như :
Chép lại bài tập đọc nhạc trong sách giáo khoa …Việc ghi chép hay trả lời các câu
hỏi liên quan sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng ghi
chép nhạc tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập đọc nhạc ở các lớp cao hơn.
Người giáo viên cũng cần phải kiểm tra một cách thường xuyên , nhắc nhở
học sinh hoàn thành nhiệm vụ cũng như sữa sai những kiến thức học sinh chưa
năm vững .Công việc này cần được tiến hành thường xuyên tránh trường hợp một
số học sinh cố tình khơng làm bài tập ảnh hưởng đến sự tiếp thu không đồng đều ở
nhiều đối tượng học sinh .
3. Kết quả thực hiện
- Từ chất lượng cuối năm so với đầu năm học 2019-2020 của phân môn “Tập
đọc nhạc” bằng một số biện pháp và kinh nghiệm trong giảng dạy tôi nhận thấy.
Chất lượng của mơn Âm nhạc nói chung và phân mơn “Tập đọc nhạc” nói riêng
của lớp 4 đã được nâng lên rõ rệt các em học sinh đã có nhiều tiến bộ trong học tập
bộ môn, các em mạnh dạn hơn trong các hoạt động ca hát không chỉ trong giờ học
mà cả trong các buổi hoạt động tập thể, các buổi giao lưu văn nghệ của trường, lớp.
Từ đó hoạt động ca hát của các em ngày càng phong phú hơn.
* Tổng số học sinh lớp 4: 22 em.
- 100% HS hồn thành. Trong đó:
+ Hồn thành tốt 16 HS = 72,7 %. So với khảo sát đầu năm tăng 6 HS.
+ Hoàn thành 6 HS = 27,3 %. So với khảo sát đầu năm giảm 2 HS.


5

+ Chưa hoàn thành 0 HS =


0 %. So với khảo sát đầu năm giảm 4 HS.

3.1. Đối với học sinh
- Sau một năm áp dụng đề tài các em có ý thức học tập tốt hơn, các em đã tự
tin và u thích phân mơn “Tập đọc nhạc” hơn, đã kích thích được hứng thú học
tập của học sinh, các em đã đựợc rèn luyện tính chủ động, mạnh dạn trong giờ học.
3.2. Đối với giáo viên
Giáo viên đã hướng dẫn tổ chức những nhóm giúp đỡ nhau đọc nhạc ở nhà,
ở lớp và thường xuyên tổ chức những đợt thi đọc trong lớp, trong khối thông qua
các tiết ôn tập, qua các buổi sinh hoạt tập thể hoặc trong những ngày lễ. Chính từ
những biện pháp đã đã tạo cho các em có sự tự tin và yêu thích phân mơm “Tập
đọc nhạc” hơn.
3.3. Đối với nhà trường
Nhà trường đã tạo điều kiện có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho môn học
như: Đàn Ooc gan, nhạc cụ gõ, tranh ảnh, đài, băng đĩa, máy chiếu, sách giáo khoa,
sách giáo viên, sách tham khảo, các tài liệu, phương tiện truyền thơng có liên quan
đến bộ mơn Âm nhạc... Và đã tổ chức các sân chơi, các chương trình, giúp học sinh
phát huy được năng lực của các em.
3.4. Đối với gia đình
Để rèn đọc nhạc cho học sinh bên cạnh tổ chức các giờ dạy trên lớp thật chu
đáo giáo viên đã gặp gỡ trao đổi với gia đình phụ huynh để rèn đọc nhạc cho các
em, hướng dẫn và tư vấn để bố mẹ biết cách giúp đỡ, kèm cặp con mình khi học ở
nhà đặc biệt là đối với những em kĩ năng đọc nhạc còn yếu. Phụ huynh đã chủ động
để trao đổi với giáo viên thông tin về việc học tập của các em ở nhà, để giáo viên
có những phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh và đã
đạt được hiệu quả cao.
4. Kết luận
Xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức đặc thù
của bộ môn âm nhạc, tôi đã lựa chọn và đưa vào thực tế những phương pháp giảng
dạy của mình trên cơ sở bám sát chương trình hướng dẫn của Bộ giáo dục - Đào tạo

và tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Qua quan sát thực tế nhận thấy các em
đều yêu thích bộ môn Âm nhạc, và biết cách đọc nhạc, ghép lời ca cho bài Tập đọc
nhạc. Và để đạt được hiệu quả hơn ở năm tới tôi cần phải:
- Tiếp tục học tập để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, vững vàng,
nhiệt tình, linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy.
- Chủ động học hỏi để nâng cao kiến thức cho bản thân đồng thời chủ động
trong tất cả kiến thức, kỹ năng, thái độ truyền thụ đến học sinh. Phối hợp chặt chẽ,
đồng bộ hơn giữa nhà trường, gia đình, xã hội, giúp phụ huynh học sinh hiểu được
tầm quan trọng của việc học tập của con em mình để phụ huynh tạo điều kiện cho
con em học tập tốt hơn.


6

- Cải tiến phương pháp giảng dạy, sáng tạo, tích hợp, áp dụng linh hoạt cho
phù hợp với thời lượng tiết học, với trình độ và khả năng từng lớp và từng đối
tượng học sinh.
- Phải tạo được sự hứng thú học tập bộ môn của học sinh trong từng tiết học,
tìm cách khơi dạy và củng cố lịng tự tin học tập bộ môn của các em. Tránh dùng
những lời lẽ, cử chỉ gây tâm lý tự ti vào khả năng ca hát và đọc nhạc của học sinh.
Người thục hiện

Vi Thị Nhung



×