Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày Tết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.08 KB, 3 trang )

Thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày Tết
Bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống của dân tộc. Có nhiều truyền thuyết dân gian cũng như có
nhiều học giả, nhà nghiên cứu văn hóa giải thích khác nhau về ý nghĩa của loại bánh này.Riêng tôi rất
thích thú với truyền thuyết từ thời vua Hùng Vương thứ 6, về cuộc thi tài để chọn người lên làm vua:
không thi gì mà thi làm món ăn.
Ngay sau khi phá xong giặc Ân, vua Hùng muốn truyền ngôi cho con.Vào dịp đầu xuân, vua mở hội các
con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ và có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi
cho”. Các Lang (các người con của vua Hùng) đã đua nhau làm ra những món lạ từ những vật liệu sơn
hào hải vị quý hiếm khắp nơi.
Riêng người con trai thứ 18 của vua Hùng là Lang Liêu tính tình thuần hậu, chí hiếu, làm ra bánh chưng,
bánh dầy. Kết quả được vua cha chọn nhường ngôi. Cái giỏi và cái tâm của Lang Liêu là biết sử dụng
những nguyên liệu thông thường có sẵn như: lá, gạo nếp, đậu xanh, thịt heo… để làm thành món ăn, mà
trong đó đã gói ghém cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, mang ý nghĩa sâu xa để làm vật phẩm
cúng tế tổ tiên, đất trời.
Vào các dịp lễ tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng, bánh dầy. Có người quan niệm bánh chưng
hình vuông để tượng trưng cho đất, là âm, dành cho mẹ. Bánh dầy hình tròn để tượng trưng cho trời, là
dương dành cho cha.
Ở miền Nam bánh tét được chọn thay thế bánh chưng. Có người giải thích đó là do sự hội nhập nhiều
luồng văn hoá khác nhau, đặc biệt là văn hoá Chăm với tín ngưỡng “Phồn Thực”, nên bánh tét có hình
tượng như chiếc Linga là biểu tượng của sức sống, sự trường tồn, hùng mạnh… Nhưng có quan niệm
khác cho rằng bánh tét thực ra là cái bánh chưng nguyên thủy của người Việt cổ, được bảo lưu tại miền
Nam.
Ở miền Trung thì có cả bánh chưng và bánh tét. Từ năm 1802, sau khi đất nước được thống nhất dưới
thời Gia Long, bắt đầu có sự kết hợp văn hoá cổ truyền của đất Bắc và văn hoá mới phong phú của vùng
đất mới phương Nam. Đặc biệt ở Thừa Thiên Huế, trong nồi bánh tết luôn luôn có 2 loại, vừa bánh chưng
vừa bánh tét.
Về thành phần và hình thức của bánh
Để làm bánh chưng dù miền Bắc hay miền Trung thì nguyên liệu vẫn giống nhau, như lá, nếp, đậu xanh,
thịt lợn… Bánh chưng miền Bắc có nhiều nhân và lớn. Còn bánh chưng miền Trung thì ít nhân, nhỏ hơn
và thường cột một cái xấp một cái ngửa với nhau thành cặp.
Các thành phần của bánh tét truyền thống căn bản vẫn giống bánh chưng. Nhưng về sau có nhiều biến


đổi, như có thêm bánh tét ngũ sắc, bánh tét nhân chuối, bánh tét nhân dừa, bánh tét có nhân tôm khô và
lạp xưởng… hay có khi là bánh tét không nhân gì cả Tập quán và sự kiêng kỵ đối với món bánh ngày tết
Ở miền Bắc, món bánh chưng ngày nay là món hàng quà bán hàng ngày, tuy nhiên bánh chưng vẫn là
món ăn nghi lễ trong các ngày lễ hội, giỗ, tết. Ở miền Nam bánh tét ngoài việc cúng tế tổ tiên trong dịp
tết,còn dùng làm quà tặng biếu bà con thân hữu, thường thì hai cái cột lại với nhau cho có quai xách.
Người dân vùng quê ngày tết gói nhiều bánh tét nấu chín, có thể vứt tạm xuống dưới ao, sau vài tháng vớt
lên ăn bình thường. Còn ở miền Trung, trong dân gian người ta dùng cả hai loại bánh chưng và bánh tét
để cúng tổ tiên, nhưng không dùng bánh tét để làm quà biếu trong những ngày đầu năm, vì tên gọi “đòn
bánh tét” nghe như đòn roi là sự trừng phạt.(Trẻ con miền Trung ngày xưa, mỗi khi lỡ ham chơi lêu lổng,
bị cha mẹ la rầy kêu về, nghe câu dọa: ”Đi mau về nhà được ăn bánh tét“ thì hồn vía lên mây!
Riêng trong chốn cung đình, chỉ được phép dâng cúng bánh chưng, chứ không được dùng bánh tét làm lễ
phẩm dâng cúng trong miếu điện. Do hình dáng và tên gọi của bánh tét bị cho là không tao nhã.
Cảm nhận của người nước ngoài và người Việt xa quê
Một trong những nước cùng chung nền tảng văn minh lúa nước với chúng ta là Nhật Bản. Khi tôi đến
Tokyo, vào một số nhà hàng Việt Nam, thấy thực khách người Nhật thích thú thưởng thức những món ăn
đặc trưng Việt Nam như phở, chả giò… Đặc biệt, họ còn rất thích thú với món bánh chưng và bánh tét ăn
cùng dưa món.
Rồi có dịp đến Paris vào thời gian cuối năm, tôi thấy các siêu thị bán thực phẩm Việt Nam ở quận 13, có
bán rất nhiều lá dong, lá chuối, dây lạt, gạo nếp… các thứ để làm bánh tết. Tôi đến thăm một ngôi chùa
tại Paris, mới biết các vị sư ở đây có biệt tài làm bánh chưng, bánh tét chay và dưa món rất ngon. Cứ độ
đầu tháng chạp thì nhà chùa đã chuẩn bị sấy các loại rau củ để làm dưa món, nguyên liệu để làm bánh,
nhưng vẫn không đủ cung cấp cho bà con Việt kiều ở xa quê.
Tiểu bang California ở Mỹ là nơi có nhiều người Việt sinh sống. Vào đầu năm ngoái, Việt kiều ở đây rất
vui khi được Ban Y tế California nhận định: ”Bánh chưng là một loại văn hoá ẩm thực ngàn xưa của
người Việt Nam”, nên Ban này đã thông qua dự luật AB-2214 về việc cho phép bán bánh chưng.
Khi đến Mỹ, tôi đã gặp nhiều bà mẹ Việt Nam hiện đang sinh sống ở đây. Họ cảm thấy trống vắng và
quay quắt nhớ quê hương vào dịp xuân về. Vì ngày Tết Việt Nam thường rơi vào những ngày con cháu
bận đi làm, không thể đoàn tụ đông vui, nên hễ có dịp sum họp gia đình như lễ tạ ơn, lễ giáng sinh… thì
các bà mẹ xa quê xem đó là ngày Tết của mình. Vào những dịp như vậy thì các bà chuẩn bị làm bánh tét,
bánh chưng.

Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• thuyết minh về đoạn kết bài cách làm bánh chưng trong ngày tết cổ truyền ,

×