Tất yếu lịch sử là sự kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra một cách khách quan, đúng quy
luật, nó không phụ thuộc vào mong muốn của bất kỳ cá nhân nào.
Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Sự ra đời của Đảng là kết
quả tất yếu của một q trình vận động cách mạng trong hồn cảnh cụ thể của nước ta, phù
hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, là sự kiện có ý nghĩa quyết định đối vơí tiến trình
phát triển của cách mạng Việt Nam.
Hoàn cảnh lịch sử:
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang
giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Các nước đế quốc bên trong thì tăng cường bóc lột
nhân dân lao động, bên ngồi thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự
thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên
cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt,
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sơi nổi ở các nước thuộc địa.
Chủ nghĩa Mác - Lênin chi rõ muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực
hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra đảng cộng sản. Sự ra đời của
đảng cộng sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống
áp bức, bóc lột. Kể từ khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào
yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh theo khuynh hướng cách mạng vô sản,
dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý
luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời
đại giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu tấm gương sáng trong việc giải
phóng các dân tộc bị áp bức.
Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng
sản có vai trị quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt được
các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị
ở Việt Nam. Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục
thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra q trình phân hóa sâu sắc.Trong đó đặc biệt là sự ra đời
của hai giai cấp mới: Công nhân và tư sản Việt Nam. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt
Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị
thực dân Pháp và phong kiến tay sai đã tạo ra hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:
mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa
nhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ phong kiến, trong đó, mâu
thuẫn chủ yếu nhất là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.
Đảng ra đời là kết quả của một quá trình lựa chọn con đường cứu nước cho dân
tộc Việt Nam.
Trước sự xâm luợc của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ. Những phong trào tiêu biểu trong thời
kì này là: Phong trào Cần Vương (1885-1896), Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang),
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp
của nhân dân Việt Nam vẫn tiếp diễn, nhưng đều không thành công.
Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng
phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm
vụ dân tộc ở Việt Nam.
Bên cạnh các cuộc khởi nghĩa nêu trên, đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước dưới sự
lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi
nổi. Một bộ phận chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục chủ
quyền quốc gia bằng biện pháp bạo động ( PBC); một bộ phận khác lại coi cải cách là giải
pháp để tiến tới khôi phục độc lập( PCT). Ngồi ra, trong thời kì này ở Việt Nam cịn có
nhiều phong trào đấu tranh khác như: Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907); Phong trào
“tẩy chay Khách trú” (1919); Phong trào chống độc quyền xuất nhập khẩu ở cảng Sài Gòn
(1923);…
Từ trong phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái ra đời: Đảng Lập hiến (năm
1923); Đảng Thanh niên (tháng 3/1926)… Các đảng phái chính trị tư sản và tiểu tư sản trên
đây đã góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước chống Pháp, trong đó nổi bật là Tân Việt cách
mạng Đảng và Việt Nam quốc dân Đảng.
Tóm lại, trước yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống
Pháp diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng đều thất bại. Sự thất bại của các phong trào yêu nước,
chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo
hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình
trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải
tìm một con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của
dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ
đi đến thành công.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp Chủ Nghĩa Mác Lê-nin
với phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở nước ta
Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng
lợi cuối cùng. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đã đặt lên vai giai cấp công nhân Việt Nam. Lịch
sử dân tộc đã trao cho giai cấp Công Nhân ngọn cờ dân tộc. Đó là một u cầu mang tính
khách quan vì giai cấp cơng nhân là giai cấp trung tâm của thời đại mới, giai cấp đại diện cho
quyền lợi dân tộc và giai cấp.
Phong trào công nhân Việt nam phát triển là một quá trình lịch sử tự nhiên. Muốn trở
thành một phong trào tự giác nó phải được vũ trang bằng lý luận Chủ Nghĩa Mác Lê-nin – vũ
khí lý luận là lý tưởng của giai cấp cơng nhân.Giai cấp công nhân muốn lãnh đạo cách mạng
được cách mạng thì phải có Đảng cộng sản. Chỉ khi được tổ chức thành một chính đảng độc
lập thì giai cấp Công nhân mới co khả năng tập hợp được các lực lượng dân tộc, dân chủ.
Sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam là quy luật của sự vận động của phong trào
Công nhân từ tự phát thành tự giác, khi nó được trang bị bằng lý luận của Cách Mạng của
Chủ Nghĩa Mác Lê-nin
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách Mạng Việt Nam
Năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc ra đi tìm
con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Năm 1920 Người đã đọc “Đề cương về vấn đề dân
tộc và thuộc địa” của Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng
đắn cho dân tộc Việt Nam. Với chủ nghĩa Mác- Lê nin, đây không chỉ là bước ngoặt đối với
cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, mà còn là bước ngoặt của cách mạng
Việt Nam. Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin đã soi rọi cho Nguyễn Ái Quốc: Muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc thì trước hết phải có “Đảng cách mệnh” để “trong thì vận động
và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”.
Từ nhận thức đó Nguyễn Ái Quốc ra sức chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập một chính
đảng vơ sản ở Việt Nam, Người từng bước truyền bá có hệ thống chủ nghĩa Mác-Lê nin
vào trong nước, đưa phong trào cơng nhân chuyển dần từ trình độ tự phát lên tự giác; đưa
phong trào yêu nước chuyển dần sang lập trường cộng sản. Các phong trào đấu tranh của
công nhân Việt Nam từ năm 1925 đến 1929 chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành,
đã trở thành lực lượng chính trị độc lập tình hình khách quan đó địi hỏi phải có một Đảng
Cộng sản lãnh đạo.
Tháng 3/1929, Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở số nhà 5D, Hàm Long, Hà
Nội, gồm có Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Ngơ Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du,
Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Văn Tuân và Dương Hạc Đính.
Ngày 1/5/1929, tại Đại hội toàn quốc của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở
Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản. Đề nghị đó
khơng được chấp nhận, trở về nước, ngày 17/6/1929, những đảng viên trong Chi bộ Cộng sản
5D Hàm Long đã tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Ngày 25/7/1929 An Nam
Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ. Tháng 9/1929 Đơng Dương Cộng sản Liên đồn
được thành lập ở Trung Kỳ.
Chỉ trong một thời gian ngắn ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản được tuyên bố
thành lập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.
Mặc dù giương cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa cộng sản Việt
Nam, nhưng ba tổ chức cộng sản trên đây hoạt động phân tán, chia rẽ đã ảnh hưởng xấu đến
phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc này. Vì vậy, việc khắc phục sự chia rẽ, phân tán giữa
các tổ chức cộng sản là yêu cầu khẩn thiết của cách mạng nước ta, là nhiệm vụ cấp bách
trước mắt của tất cả những người cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc, người chiến sĩ cách
mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng u cầu
đó của lịch sử: thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam.
Từ ngày 3 đến 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại Cửu Long
(Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị nhất trí
thành lập đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn
tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2
dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa lịch sử lớn lao.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam (3/2/30) mang tầm vóc của
một Đại hội thành lập Đảng.Thành quả lớn nhất của hội nghị là quy tụ toàn bộ phong trào
công nhân, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên
phong là giai cấp chủ nghĩa Việt Nam; đường lối Cách Mạng đúng đắn, thống nhất về tư
tưởng, hành động của phong trào Cách Mạng cả nước.
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử Cách
Mạng Việt Nam. Nó chấm dứt thời kỳ Cách Mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối,
chấm dứt hệ tư tưởng tư sản, xác lập hệ tư tưởng vô sản cho Cách Mạng Việt Nam. Sự ra đời
của Đảng đủ mở ra một thời đại mới trong lịch sử nước Việt Nam. Thời đại giai cấp công
nhân, đảng tiên phong của nó ở vị trí trung tâm của lịch sử kết hợp phong trào yêu nước,
Cách Mạng quyết định được nội dung và phương hướng trên của xã hội Việt Nam. Đây là
thời đại của nhân dân Việt Nam khơng chỉ làm cho lịch sử vẻ vang cịn góp phần vào sự
nghiệp chung của dân tộc bị áp bức, xoá bỏ thuộc địa của thực dân Pháp giành độc lập tiến bộ
xã hội .