Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động mua hàng của DN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.24 KB, 3 trang )

Đề bài: Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động mua hàng của doanh nghiệp hiện
nay? Nêu một vài khuyến nghị của cá nhân.
Bài làm
Thuận lợi:
Xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế sẽ giúp các doanh nghiệp có điều
kiện tiếp thu những thành tựu khoa học cơng nghệ, phương thức quản lý tiên tiến từ
các nước phát triển. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước học hỏi cách thức
quản lý mới, sử dụng công nghệ mới trong sản xuất và hoạt động kinh doanh nhập
khẩu (mua hàng). Cải tiến và hoàn thiện các dây chuyền sản xuất theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hóa sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí, tạo ra những sản
phẩm mới có chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì… tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Gia nhập WTO, thực thi theo đúng các nguyên tắc của tổ chức này thì hàng hóa
của VN được đối xử bình đẳng như hàng hóa của các nước thành viên khác, các doanh
nghiệp của VN có vị thế ngang bằng với doanh nghiệp của các nước thành viên khác,
các doanh nghiệp VN cũng được đối xử công bằng như các doanh nghiệp nước ngoài.
Điều này bao gồm cả hoạt động mua hàng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp có thể tìm kiếm nhà cung ứng tiềm năng qua các phương tiện
truyền thơng như báo chí, website, sự kiện xã hội,… có thể tìm kiếm mọi lúc mọi nơi
và đàm phán trao đổi hợp tác với thái độ chân tình quan tâm nhất đến nhà cung ứng.
Các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay chủ yếu đều là những doanh nghiệp trẻ,
năng động, chấp nhận mạo hiểm, dám đối đầu với cạnh tranh cùng với đội ngũ nhân
viên kinh doanh nhạy bén với những thay đổi của thị trường giúp cho doanh nghiệp
nhanh chóng rút ngắn khoảng cách thua kém về tài và lực, nâng cao vị thế của Doanh
nghiệp Việt Nam ngang bằng với Doanh nghiệp nước ngồi trong mơi trường hội nhập
nhanh chóng và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác
thu mua hàng hóa cho doanh nghiệp.
Khó khăn:
Các doanh nghiệp phần lớn gặp khó khăn khi xác định được nhu cầu mua do
các giao dịch mua phải đáp ứng các nhu cầu mua mới hoặc đang có sẵn. Hơn nữa các
nhu cầu có sẵn có thể thay đổi và phải đánh giá lại. Các nhu cầu cần được xác định rõ




và lượng hóa thành các chỉ tiêu đo lường cụ thể. Các chỉ tiêu này có thể đơn giản
nhưng cũng có thể rất phức tạp khi mua các sản phẩm có tính năng kỹ thuật cao như
các dây chuyền sản xuất, thiết bị thơng minh hiện đại….
Các doanh nghiệp cịn chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giá cả,
tính cạnh tranh của giá cả cịn thấp. Phần lớn việc định giá là dựa vào giá cả của đối
thủ cạnh tranh.
Nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay vẫn cịn ít nên
việc thu mua, dự trữ hàng hố cịn hạn chế, đây cũng là nguyên nhân khiến các doanh
nghiệp xuất khẩu chưa có khả năng chủ động trong việc định giá. Hơn nữa, do khả
năng xoay chuyển vốn lưu động còn thấp khiến cho doanh nghiệp ln ở trong tình
trạng cạn vốn mặc dù đã thế chấp tài sản để vay ngân hàng vẫn không đảm bảo được
nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp trong quyết định chọn phương thức mua cũng gặp phải nhiều khó
khăn. Nếu mua thẳng nhà cung cấp hiện tại: Chi phí thấp. Nếu mua lại có điều chỉnh từ
nhà cung cấp hiện tại: Chi phí thương lượng lớn nếu tìm nhà cung cấp mới và kéo dài
thời gian. Nếu khơng đi đến thống nhất có thể phải đổi nguồn cung ứng. Nếu mua mới
từ nhà cung cấp mới: chi phí lớn và thời gian kéo dài
Từ việc xác định đúng nhà cung cấp đến việc theo dõi hiệu suất của nhà cung
cấp và đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm chất lượng ổn định và đi kèm với các điều
kiện hợp lý. Tồn bộ q trình này chứa đầy những sự phức tạp và nhiều khó khăn cho
doanh nghiệp.
Sau khi mua hàng thành công, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với một khó
khăn lớn nữa: Thời gian giao hàng thực tế và chu kỳ mua hàng có xu hướng dài hơn
đáng kể so với sự trông đợi hoặc lịch trình dự kiến.
Khi mua hàng, các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi chi phí đầu vào, chi
phí vận chuyển ngày một tăng cao. Nhất là trong thời gian xảy ra dịch bệnh, tình trạng
thiếu hụt nguyên, vật liệu đầu vào, làm đội chi phí giá thành sản xuất. Chi phí vận
chuyển logistics tăng từ 2 - 4 lần, có thời điểm lên đến 5 lần so với trước khi có dịch.

Khơng thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác chuyên nghiệp
như: vận chuyển hàng hóa, dịch vụ hải quan, ngân hàng, dịch vụ hải quan, luật sư đại
diện,… Hầu hết các doanh nghiệp đều tự mình thực hiện tất cả các khâu trong quá


trình nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian
và nhiều lúc gặp khó khăn từ phía đối tác.
Doanh nghiệp thiếu hiểu biết về Pháp luật, thông lệ quốc tế, thiếu thông tin và
khơng tích cực tìm hiểu những quy định của các nước xuất khẩu hay những quy định
của tổ chức thương mại thế giới mà Việt Nam giờ đây đã là thành viên thứ 150. Chính
sự thiếu hiểu biết này đã gây khơng ít khó khăn cho Doanh nghiệp nhập khẩu, làm hạn
chế khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Một vài khuyến nghị của cá nhân:
Các doanh nghiệp cần chú trọng nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước,
nhằm khai thác tối đa nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng.
Việc quản lý được quy trình mua hàng trong doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn
đến kết quả sản xuất kinh doanh, do vậy, ngày nay để đáp ứng tốt nhu cầu của quản lý
các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng phần mềm quản lý mua hàng. Nên lựa chọn những
đơn vị lớn, uy tín và có nhiều kinh nghiệm làm đối tác.
Số liệu ở các bước thực hiện (thời gian giao hàng dự kiến, thời gian giao hàng
thực tế,...) phải được ghi nhận đầy đủ, kịp thời phục vụ cho việc thống kê, đánh giá
năng lực thực hiện đơn hàng của nhà cung cấp hoặc tương tự với tình trạng hàng hóa
(số lượng thực giao, số lượng hàng trả lại,…)
Quản lý nhà cung cấp không chỉ dừng lại ở chọn lựa ra nhà cung cấp có năng
lực cung ứng tốt. Để duy trì hiệu suất cung ứng, các doanh nghiệp cần tập trung phát
triển các nhà cung cấp theo các quan hệ đối tác phù hợp nhất
Các doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế hoặc sản phẩm
thay thế. Ví dụ có thể sử dụng đường sắt để vận chuyển một số hàng hoá vận chuyển
đường bộ thay vì chỉ dựa vào các cơng ty vận tải đường bộ. Làm tăng sức mua bằng
cách phối hợp hoặc hợp tác với một nhà cung cấp duy nhất, hoặc có thể duy trì việc

sản xuất các khác tại doanh nghiệp,...
Đặc biệt, trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay, thì các doanh nghiệp cần thực
hiện các biện pháp, phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp ổn định và duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh; Đảm bảo lưu thơng hàng
hố thơng suốt, hiệu quả, khắc phục chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị gián đoạn. Hỗ trợ
cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dịng tiền cho doanh nghiệp.



×