Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.14 KB, 2 trang )
Địa Lí 9 Bài 1 – Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
1- Các dân tộc ở Việt Nam :
-Các thành tựu khảo cổ học đã khẳng định Việt Nam là một trong những nơi loài người xuất hiện rất
sớm. Quá trình hình thành sớm và phát triển nhanh các cộng đồng dân tộc Việt Nam không tách rời hàon
cảnh địa lý chung của khu vực và tiến trình của lịch sử thế giới.
-Ở vị trí trung tâm ĐNA nước ta có đặc điểm chung của các nước phương Đông và đặc điểm riêng của
các nước ĐNA về nhiều mặt văn hoá, dân tộc, kinh tế.
-Với vị trí ngã ba đường, Việt Nam trở thành nơi giao thoa, tiếp xúc giữa nhiều dân tộc cùng với các luồn
văn hoá khác nhau trên lục địa và trên hai đảo. Song đã trở thành một cộng đồng thống nhất trên cơ sở
một nền văn hoá mang đậm tính chất chung, nhưng lại đa dạng về hình thức thể hiện bên ngoài.
-Theo bản danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam do Tổng cục thống kê công bố ngày 02/3/1949 đã
xác định được nước ta có 54 thành phần dân tộc khác nhau đang sinh sống. Đại đa số các dân tộc có
nguồn gốc bản địa, có quá trình hình thành và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước, cùng
sống chung dưới mái nhà của nước Việt Nam thống nhất. Mổi một dân tộc có một nét văn hoá riêng thể
hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán…làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm
phong phú giàu bản sắc.
+ Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm khoảng 86%
dân số cả nước, là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành nông nghiệp , công nghiệp, dịch vụ,
KHKT … có nhiều kinh ngiệm trong thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo .
+ Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau mỗi dân tộc có kinh nghiệm
riêng trong một số lĩnh vực như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và tham gia vào các hoạt động kinh
tế- xã hội
+ Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
2- Sự phân bố các dân tộc:
Trong 54 dân tộc của nước ta hiện nay có 04 dân tộc (Kinh, Chăm, Hoa, Khơme) phân bố chủ yếu ở đồng
bằng, ven biển và trung du. Các dân tộc còn lại chủ yếu phân bố ở miền núi.
-Người Việt (Kinh) có mặt hầu hết ở khắp tỉnh thành trong cả nước, chỉ có 11 tỉnh có tỷ lệ người Việt
dưới 50% dân số (Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu,
Hoà Bình, Lào Cai và Kon Tum). Người Việt có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, làm các nghề thủ công
tinh xảo, có truyền thống làm nghề sông, biển và có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.
-Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng