Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

LỊCH SỬ SÂN KHẤU THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 128 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU ĐIỆN ẢNH TP.HCM

MÔN: MÔN LỊCH SỬ SÂN KHẤU THẾ GIỚI


Đề : Anh chị hãy khái quát quá trình hình thành và phát triển nghệ
thuật sân khấu thế giới
BÀI LÀM
Sân khấu cổ đại Hy-lạp (TK V – TK IV tr.c.n)
Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của Hy-lạp về văn hóa, triết học, nghệ
thuật.
Lịch sử của bi kịch Hy-lạp gắn liền với thần thoại Hy-lạp như hình với
bóng, đặc biệt là với truyền thuyết về thần Đi-ô-ni-đôx trong hệ thống các thần ở
đỉnh núi Ơ-lem-pơ.
Theo thần thoại Hy-lạp, Đi-ơ-ni-đơx là thần rượu, thần đam mê và lạc thú.
Tương truyền, thần đã dạy cho người Hy-lạp nghề trồng nho, làm rượu, và cuộc
đời của vị thần này đã gặp nhiều bước lưu lạc, gian truân.
Theo tập tục, hàng năm người ta tổ chức những ngày hội rượu và thường
giết dê để tế thần (vì dê thường hay ăn đọt nho). Họ múa, hát xung quanh bàn thờ,
nhắc lại những quãng đời đau khổ và tán dương công đức của thần. Với thời gian,
ở một số nơi, nhất là ở A-ten, thủ đơ xứ Attich, đội đồng ca có tính chất tơn giáo ấy
đã dần dần chuyển sang hình thức ca đối đáp có tính chất diễn xướng. Và đã có
những nhà thơ sáng tác cho các đội đồng ca, đồng thời cũng đã có những đội đồng
ca chun mơn đi nơi này sang nơi khác để biểu diễn trong dân chúng. Như thế là
nghệ thuật kịch đã xuất hiện qua một thời gian lịch sử lâu dài bắt đầu từ hình thức
đồng ca trữ tình gắn bó với truyền thuyết về thần rượu Đi-ơ-ni-đơx.
Tuy nhiên, nếu hình thức đồng ca trữ tình đã dọn đường cho Bi kịch Hy-lạp
thì phải đợi đến sự thâm nhập của lịch sử và cuộc sống thì bi kịch mới thực sự trở
thành một bộ môn nghệ thuật. Và xã hội Aten trong gần hai thế kỷ (thứ VI và thứ V
tr.cn) chính là miếng đất đã vun xới cho Bi kịch Hy-lạp và nuôi dưỡng nó trưởng
thành.


Với những thay đổi lớn về mọi mặt trong đời sống chính trị và xã hội, chế độ
(thiểu số chuyên chính), tàn tích cuối cùng của chế độ thị tộc, đã bắt đầu tan rã.


Cuộc đấu tranh giữa những xã hội mới và những cơ sở của xã hội cũ đã đi vào một
bước ngoặt quyết liệt.
Nơng dân muốn xóa bỏ chế độ tước đoạt ruộng đất và bắt con nợ phải làm
nô lệ. Thị dân muốn được tự do mở mang thủ công nghiệp và thương nghiệp, ý
thức và tự do, dân chủ, về quyền công dân đã bắt đầu nảy nở trong các tầng lớp
nhân dân.
Dựa và phong trào quần chúng, tầng lớp cơng thương chủ nơ có tư tưởng
tiến bộ đã dùng phương thức đấu tranh chính trị ở các đại hội nhân dân để tước
đoạt dần quyền lực của giai cấp quý tộc địa chủ, sáng lập ra Nhà nước cộng hịa
dân chủ chủ nơ, đỉnh cao nhất của chế độ nơ lệ.
Đối với bên ngồi, cũng trong thời gian này, nhân dân Aten ln ln phải
đối phó với đế quốc Ba-tư hùng cường và đang ra sức bành trướng về Địa Trung
Hải. Vương quốc Te-bơ thân Ba-tư, lại nằm ngay ở ngưỡng cửa Aten. Quốc gia Xpac-tơ tuy là đồng minh của Aten trong các cuộc chiến tranh Hy-Ba, nhưng vẫn là
một pháo đài của chế độ (thiểu số chun chính) trên bán đảo Hy-lạp. Nó ln kình
địch với nhà nước dân chủ Aten trẻ tuổi.
Hơn bao giờ hết, nhân dân Aten đã nêu cao ngọn cờ đấu tranh vì tinh thần
làm chủ của con người nơng dân. Họ cũng phải nhiều lần chiến đấu chống quân
xâm lược Ba-tư để bảo vệ nền độc lập của tổ quốc.
Sinh ra và lớn lên ở thời đại ấy, nhiều nhà thơ Hy-lạp đã biết khai thác
những truyền thống nghệ thuật dân gian để xây dựng một thể loại mới có khả năng
đáp ứng nhu cầu nghệ thuật của một thời kỳ sinh hoạt chính trị sơi động, một thời
kỳ đấu tranh dân tộc liên tục chống quân xâm lược nước ngoài. Thần thoại, anh
hùng ca, thơ ca giáo lý, thể loại đồng ca trữ tình và nghệ thuật tạo hình (bao gồm
hội họa và điêu khắc) đều đã đóng góp vào tiến trình hình thành của bi kịch.
Thần thoại Hy-lạp với những hạt nhân hiện thực của nó đã cung cấp cho các
nhà thơ Hy-lạp một nguồn cảm hứng và một kho đề tài sinh động. qua ngòi bút của

họ, thế giới thần thoại đã được thực tại hóa dưới ánh sáng của thời đại mới bằng
những biểu trưng nghệ thuật độc đáo phản ánh những vấn đề có ý nghĩa thời sự và
xã hội sâu sắc. Cũng có những lúc các nhà thơ Hy-lạp đã biết khai thác những sự
biến trước mắt và những người thực, việc thực để sáng tác. Ví dụ, bi kịch Thành
Mi-lê thất thủ của Phờ-ri-ni-cơx, Quân Ba-tư của E-sin-lơ là những tác phẩm lấy
đề tài ngay trong những sự kiện chính trị đương thời.


Tex-pix là người đã thành lập ra những đoàn ca kịch đầu tiên lưu động trên
các xe bị trong đó có vai trị của người diễn viên (lúc này chỉ mới có một diễn
viên). Cơ-ê-ri-lơx, Ph-ry-ni-cơx và đặc biệt là E-sin-lơ, Xơ-phơc-lơ và Ơ-ri-pit đã
tiếp tục xây đắp nền móng cho nghệ thuật bi kịch và nâng nó lên đến mức hồn
thiện. Xơ-phơc-lơ cịn có sáng kiến làm ra đơi ủng đế cao cho diễn viên đi và vẽ
những bức phông trên sân khấu. Ơ-ri-pit đã tăng thêm phần đối thoại và biện luận
trong bi kịch và giảm bớt phần hát của đội đồng ca.
Trên bước đường hình thành của chế độ dân chủ chủ nơ, việc khuyến khích
nghệ thuật bi kịch đã được đặt thành một quốc sách trong những ngày hội lớn, nhà
nước chủ nô thường tổ chức những cuộc thi bi kịch và tặng những giải thưởng lớn
cho những nhà soạn kịch chiến thắng. Theo quy tắc, mỗi nhà thơ kiêm nhà soạn
kịch muốn dự thi phải mang đến một bộ bốn vở lên hồn gồm có ba vở bi kịch và
một vở bi hài kịch. Nhân dân tự mình cử ra những người sẽ sung vào ban giám
khảo và Nhà nước sẽ dùng phương pháp bắt thăm để chọn lấy mười người. Những
nhà soạn kịch chiến thắng trong các cuộc thi đều được tặng giải thưởng và tên tuổi
của họ còn được khắc vào bia đá. Trong những ngày hội diễn bi kịch, quang cảnh ở
đô thành Aten tưng bừng rộn rịp. Khắp nơi người ta đều kéo đến để dự lễ. Và kịch
trường Đi-ô-ni-đôx dưới chân thành Ac-rơ-pơ-lơ cổ kính đã trở thành một nơi gặp
gỡ thiên liêng giữa nghệ thuật và đời sống, một nơi biểu dương thanh thế của Nhà
nước cộng hòa.
Bi kịch Hy-lạp đã trở thành một nghệ thuật dân tộc đối với nhân dân Aten.
Người ta tôn sùng bi kịch không phải chỉ do sự tích của thần Dớt như trong thuở

ban đầu mà vì những tiếng ca bi tráng, những tâm hồn sôi nổi và bất khuất; những
đau khổ và xung đột trong bi kịch Hy-lạp đều là những tiếng vang của một thời đại
lớn đang đấu tranh khai phá và phục hưng đất nước.
Prô-mê-tê trong bi kịch Prô-mê-tê bị xiềng của E-sin-lơ đã chống lại Dớt, vị
chúa tể của các thần, để bảo vệ lồi người, bảo lệ cơng lý và văn minh. Mặc dù bị
xiềng xích trên đỉnh núi hàng vạn năm, Prô-mê-tê vẫn hiên ngang chịu đựng. Prômê-tê đã mắng và mặt Héc-mex, sứ giả của Dớt khi hắn đến dụ giỗ mình: “Ta căm
ghét tất cả các thần, họ là những người chịu ơn của ta”. Nàng I-phi-giê-ni trong bi
kịch I-phi-giê-ni ở Tơ-ri đơ của Ơ-ri-pít bị nữ thần Đi-a-nơ giam cầm ở đảo Tô-riđơ nhưng vẫn nhớ quên hương đất nước và kiên quyết tìm cách cứu em là O-re-xtơ
để cùng em trở về tổ quốc.


Người ta thấy cảnh “thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới” trong một số bi
kịch như Quân Ba-tư, những dũng tướng xung phong trước kẻ thù như Bảy tướng
đánh thành Te-bơ của E-sin-lơ, Phụ nữ xứ Phê-ni-xi của Ơ-ri-pít.
Mặt khác, bi kịch Hy-lạp cũng vạch trần những ham muốn xấu xa đã từng
làm con người xa rời đạo lý và tình người để cuối cùng rơi vào tội lỗi.
Chưa bao giờ tâm địa con người đàn ơng bạc tình phụ nghĩa đối với vợ lại bị
đưa ra giày vò, đay nghiến một các chua chát bằng trong bi kịch. Mê-đê bị chồng
là Ja-dông ruồng bỏ, đã nhiều lần tỏ lời chán ghét lịng người đen bạc và ốn trách
cái xã hộ đã vùi dập cuộc đời người phụ nữ.
Đặc biệt là trong bi kịch E-sin-lơ, Ơ-ri-pít đã lớn tiếng tố cáo chiến tranh
xâm lược và vạch rõ những tai họa mà chiến tranh đã gieo rắc cho con người. Ông
hết lời tán dương những dân thành Troa đã hy sinh anh dũng vì non sơng, tổ quốc,
mặc dầu trong thần thoại và dưới ngịi bút của Hơ-me, họ bị xem là những kẻ chiến
bại.
Đằng sau những huyền thoại Bi kịch Hy-lạp là một bức tranh tâm lý-xã hội
của những mâu thuẫn phức tạp nảy nở trong quá trình chuyển hóa của một xã hội
cổ đại từ chế độ thị tộc sang chế độ xã hội có giai cấp và có Nhà nước. Nó ra đời
giữa lúc nhân dân tự do Aten đã có ý thức địi hỏi tổ chức lại đời sống, đòi hỏi thỏa
mãn những khát vọng lớn của họ về các mặt sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hóa.

Cái đẹp trong bi kịch Hy-lạp là sự hình thành của một thứ nhân bản phát
triển thơng qua xung đột giữa những con người và hoàn cảnh khách quan đã đã
được thần linh hóa và huyền thoại hóa, giữa con người và những hạn chế nằm ngay
trong chính bản thân mình. Hồn cảnh khách quan ấy thực ra là thiên nhiên, là
những thế lực xã hội thống trị và những hạn chế ấy là sự lầm lẫn trong nhận thức,
tư tưởng hoặc tình cảm của con người. Người Hy-lạp xưa cho rằng tất cả những trở
lực hoặc hạn chế ấy đều do định mệnh sinh ra. Định mệnh trong bi kịch biểu hiện
bằng những hành động của thần linh, bằng những lời sấm hay những lời nguyền
rủa, bằng sự báo oán truyền kiếp v.v. Nhưng các nhân vật trong bi kịch luôn luôn
cố gắng hành động một cách tự chủ và tự giác, luôn luôn cố gắng tự khẳng định
mình trong thế giới đang lên. Họ tìm cách chống lại sự khống chế khắc nghiệt của
định mệnh mà thực chất là của thiên nhiên và giai cấp thống trị, vì sự giải phóng
của con người về chính trị, tư tưởng và văn hóa.
Về nghệ thuật kịch, số diễn viên nhân vật chính trong bi kịch Hy-lạp lúc đầu
chỉ có một người. Sau E-sin-lơ tăng lên hai và Xơ-phốc-lơ tăng lên thành ba (có


diễn viên đóng hai, ba nhân vật). Ph-ry-ni-cơx là người đầu tiên đã có sáng kiến
đưa nhân vật phụ nữ lên sân khấu (nhưng do nam giới đóng).
So với cùng những nhân vật ấy trong thần thoại thì các nhân vật trong bi
kịch Hy Lạp đã được nâng cao hẳn về tính cách. Tính hành động của tính cách dần
dần đã được xác định. Prô-mê-tê trong bi kịch của E-sin-lơ đã khác xa với Prô-mêtê trong truyền thuyết của người Hy-lạp.
Có những nhân vật đã đạt đến mức tương đối hồn chỉnh. Trong bi kịch Ơđip vua của Xơ-phơc-lơ, Ơ-đip đã trở thành một nhân vật bi kịch đúng theo cái
nghĩa cổ điển và cả ngày nay. Ơ-đip vừa dũng cảm đi tìm sự thật, vừa cầu mong
làm sao sẽ thốt khỏi cái sự thật khủng khiếp. Một bên thì linh tính thơi thúc và
một lương tâm đe dọa, một bên thì ảo tưởng về sự vơ tội của mình, cứ chập chờn
trước mắt và hé ra từng hy vọng nhỏ. Độ căng tâm lý ác liệt của nhân vật đã được
Xơ-phơc-lơ phân tích với một ngịi bút hết sực tinh tế.
Mê-đê của Ơ-ri-pit cũng là một tính cách bạo liệt điển hình. Bị chồng phản
bội, bị giằng xé giữa tình u và lịng căm giận, nàng đã tự tay giết tất cả những

đứa con và cuối cùng bị điên loạn.
Tuy nhiên trong bi kịch Hy-lạp cũng có những nhân vật chưa có đời sống
nội tâm phong phú và có cá tính. Prơ-mê-tê là một nhân vật anh hùng, Ăng-ti-gơn
là một con người dũng cảm, nhưng tính cách của họ có phần cố định, ít có những
diễn biến phức tạp và sinh động, gần gũi với tâm lý và hoàn cảnh con người. Sự
chuyển biến trong tính cách của một số nhân vật cịn mang tính chất giả tạo. I-phigiê-ni trong bi kịch I-phi-giê-ni ở Ơ-líp của Ơ-ri-pít lúc đầu thì ngây thơ chất phác,
sau khi được cha (tức là vua A-ga-men-nơng) cho biết là sắp giết mình để là vật hy
sinh tế thần thì đau đớn kinh hồng. Nhưng tiếp đó nàng bỗng nhiên nàng chuyển
sang thái độ nhận lấy cái chết một cách dũng cảm và gần như là bình thản. Đúng
như lời A-rit-xtơt đã nhận xét, phải chăng đó là một thay đổi đột ngột, khơng được
chuẩn bị từ trước, đối với một con người như kiểu I-phi-giê-ni.
Cho đến ngày nay Bi kịch Hy-lạp vẫn còn giữ được cái đẹp trong lành của
một nghệ thuật sinh ra ở thời kỳ non trẻ của lồi người. Đó là cái đẹp của con
người trưởng thành qua đau khổ và chiến tranh, cái đẹp của một nghệ thuật biểu
tượng khỏe mạnh mực thước, bình thản như chính những pho tượng Hy-lạp cổ. Đó
là điều đã làm cho Bi kịch Hy-lạp vượt qua mọi không gian địa lý và thời gian lịch
sử, sống mãi trong nghệ thuật của loài người.


Tác giả và tác phẩm
2.1.2.1. E-sin-lơ (525 456 tr.cn)
- Tiểu sử
E-sin-lơ sinh ra giữa lúc nhà nước cộng hòa trẻ tuổi Aten mới ra đời được
non một thế kỷ. Ông được xem như là một nhà thơ của thời kỳ hình thành Nhà
nước dân chủ chủ nơ. Tuy là người thuộc thành phần q tộc, ơng vẫn đứng về
phía Nhà nước dân chủ chủ nô, và suốt đời đã dùng ngịi bút của mình để chiến đấu
cho nền trật tự và văn hóa của xã hội mới.
Ơng bước vào cuộc đời nghệ thuật vào khoảng năm 500 tr.cn. trong cuộc đọ
tài đầu tiên với hai nhà bi kịch Pra-ti-ni-ax và Cô-rê-li-ôx nhân một cuộc thi bi kịch
do Nhà nước Aten tổ chức. Ông đã từng tham gia chiến đấu chống quân Ba-tư.

Năm 472 tr.cn. E-sin-lơ lần đầu tiên đã chiến thắng trong một cuộc thi bi
kịch với bộ bi kịch liên hồn, trong đó có vở Qn Ba-tư. Liền đó, ông sang Xy-raquy-dơ theo lời mời của tiếm vương Hy-ê-rông, một nhà lãnh đạo rất quan tâm đến
việc bảo vệ và khuyến khích văn học nghệ thuật.
Trở về Aten, E-sin-lơ lại tham dự cuộc thi bi kịch tổ chức năm 468 tr.c.n.
Ông đã bị nhà thơ bậc đàn em là Xô-phôc-lơ hạ tại cuộc thi và đoạt mất giải
thưởng. Năm 467 tr.cn., ông lại chiến thắng với bộ bi kịch liên hồn trong đó có vở
Bảy tướng đánh thành Te-bơ. Sau khi trình diễn ở Ơ-re-xti và đoạt thêm một giải
thưởng nữa, ông rời bỏ quê hương sang ở tại đảo Xi-xi-lơ và mất ở Giê-la năm 69
tuổi.
E-sin-lơ đã đoạt được 13 giải thưởng khi còn sống và 28 giải thưởng sau khi
ơng mất.
E-sin-lơ là người tin ở vai trị quyết định của các vị thần (trong thần thoại)
đối với cuộc sống nơi hạ giới, và tin ở thuyết báo oán truyền kiếp. Tuy nhiên
những tư tưởng nhuốm màu tôn giáo của ơng khơng làm giảm sút lịng tin của ông
ở tinh thần chủ động của con người và sự chiến thắng tất yếu của cơng lý. Ơng
thường mượn đề tài trong thần thoại Hy-lạp, nhưng ông đã nhân cách hóa các nhân
vật thần thoại theo tinh thần của thời đại mới. Trong bi kịch của ông thường xuất
hiện những nhân vật ln ln sẵn sàng qn mình vì đại nghĩa. Họ chỉ sợ nhục
nhã mà không hề sợ đau khổ, hy sinh.
Bi kịch của E-sin-lơ phần lớn là tráng ca. Qua các nhân vật Prô-mê-tê, E-teôc-lơ, O-re-xtơ, lý tưởng thời đại và cả bản thân tác gia đã hiện ra khá rõ nét. Đó là


tinh thần bất khuất trước uy quyền, vũ lực (Prô-mê-tê), là lịng u nước sơ sục (Etê-ơc-lơ), là sức mạnh của lịng người đã chiến thắng cả nền cơng lý cổ truyền và
khắc nghiệt của thần linh (O-re-xtơ).
Riêng vở Quân Ba-tư là một tác phẩm nóng hổi tính thời sự. Nó phản ánh
trực tiếp những chiến cơng hiển hách của quân dân Aten trong cuộc chiến tranh
Hy-Ba. Nó cũng nói lên tinh thần khoan dung của tác giả đối với nhân dân Ba-tư
đã bị Xec-xex lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh phi nghĩa.
E-sin-lơ đã nâng số diễn viên từ một lên hai. Để làm nổi hẳn tầm vóc của các
nhân vật trên sân khấu, ơng dùng những hình thức thích hợp như cho diễn viên

mặc những chiếc áo rộng, màu sắc sặc sỡ, đi những đôi ủng đế cao, hoặc mang
những mặt nạ để thể hiện tính cách. Ơng là người đầu tiên đã tăng phần đối thoại
mà bớt phần nhạc, múa, để nâng cao thêm yếu tố trí tuệ và tác dụng của thơ trong
kịch. Đặc biệt, E-sin-lơ đặt ra nguyên tắc sáng tác và trình diễn bi kịch theo một hệ
thống liên hoàn gồm ba vở bi kịch và một vở bi hài kịch (đội đồng ca gồm những
nhân vật mặt người, chân dê múa hát nhố nhăng). Nguyên tắc này đã được áp dụng
thành một kỷ luật chính đối với giới bi kịch đương thời. Sau này Xô-phôc-lơ đã
phá vỡ nguyên tắc của E-sin-lơ và sáng tạo ra một hệ thống kịch kiểu mới tự do và
gọn gàng hơn.
E-sin-lơ thường xây dựng những nhân vật có tầm tư tưởng lớn, những kiểu
người tính cách đồ sộ, siêu phàm. Nhưng đứng về mặt tính cách trong kịch thì nhân
vật của ơng chưa phải là một trung tâm tâm lý theo nghĩa hồn chỉnh của nó. Đời
sống bên trong của nhân vật cịn đơn giản, một chiều, ít có những chuyển biến
phức tạp, chân thực. Có những bi kịch chưa có nhân vật trung tâm (như vở Quân
Ba-tư) hoặc những vở trong đó có phần đồng ca chiếm vị trí chủ yếu, làm mờ cả
hành động và tình tiết trong kịch (như vở Những người cầu khẩn).
- Tác phẩm
Vở Prô-mê-tê bị xiềng
Prô-mê-tê bị xiềng là một trong ba vở của bộ bi kịch liên hoàn mà hai vở
khác đã mất là Prô-mê-tê lấy cắp lửa và Prô-mê-tê được giải phóng. Cho đến nay,
người ta vẫn khơng biết rõ Prô-mê-tê được sáng tác và biểu diễn vào năm nào. Dựa
vào đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm, nhiều nhà nghiên cứu văn học Hy-lạp
phương Tây cho rằng Prơ-mê-tê có thể ra đời vào giai đoạn sáng tác đầu tiên của
E-sin-lơ. Mượn đề tài trong truyện thần thoại Prô-mê-tê rất phổ biến ở Hy-lạp cổ
đại, E-sin-lơ đã sáng tạo nên một kiệt tác văn học có một tầm tư tưởng rộng lớn và


có tác dụng làm mẫu cho cho nhiều tác phẩm văn, thơ, họa, nhạc của các thế hệ sau
này.
Theo thần thoại, Prô-mê-tê là con của Ca-pê, và anh em với Mê-nơ-ti-ơt, Atlat và E-pi-mê-tê. Prơ-mê-tê thuộc dị họ thần Dớt, Prô-mê-tê đã từng giúp Dớt

đánh đổ tất cả các vị thần cũ. Khi Dớt lên ngôi thống trị, Dớt thù ghét loài người và
muốn tiêu diệt họ để tạo ra một giống ngoan ngỗn hơn. Ngược lại, Prơ-mê-tê rất
u mến lồi người. Prơ-mê-tê lấy cắp lửa của Dớt, dấu vào một cây sậy đem về
cho họ. Từ đó lồi người có linh hồn và có lửa. Prơ-mê-tê bị Dớt bắt và xiềng vào
một trụ đá, ngày ngày bị con diều hâu của Dớt đến moi gan ăn, nhưng đến đêm gan
của Prô-mê-tê lại liền như cũ. Cứ như thế, Prô-mê-tê bị trừng phạt đến hàng vạn
năm. Về sau, Hê-ra-clet đến giết chết con diều hâu và giải thốt cho Prơ-mê-tê.
Theo kịch bản văn học, mở đầu bi kịch là cảnh Prô-mê-tê bị thần Uy quyền
và thần Bạo lực áp giải tới đất X-kit hoang vắng xa xôi. Theo lệnh của chúng, thần
thợ rèn Hê-phai-xtơx phải đóng đinh xiềng Prơ-mê-tê vào núi đá. Prơ-mê-tê im
lặng chịu cực hình, khơng một chút rên rỉ, van xin. Thần chỉ thổ lộ nỗi đau đớn của
mình và thuật lại nguyên nhân cảnh ngộ tàn nhẫn này. Khi những tên tay sai của
thần Dớt ra đi và cũng là lúc những tiên nữ, con của thần đại dương (O-kê-a-nid)
tới thăm hỏi và bày tỏ nỗi thơng cảm của mình. Qua câu chuyện Prơ-mê-tê kể lại
chúng ta được biết: Trong cuộc tranh dành ngôi báu giữa Cô-rô-nôx thuộc thế hệ
các vị thần già Ti-tăng với Dớt, thuộc thế hệ các vị thần trẻ. Ti-tăng Prô-mê-tê và
mẹ là nữ thần Thê-mix-gai-a đứng về phe Dớt, bày mưu góp sức cho phe Dớt chiến
thắng được Cơ-rơ-nơx. Nhưng vừa đoạt được ngôi báu, Dớt không hề quan tâm
đến cuộc sống của lồi người khốn khổ mà lại cịn muốn tiêu diệt lồi người để tạo
ra một giống khác. Prơ-mê-tê đã dũng cảm đơn độc chống lại mưu đồ đen tối đó
của Dớt, cứu lồi người khỏi bị tiêu diệt. Hơn nữa, thần cịn làm cho lồi người
khơng cịn sợ chết. Thần ban cho loài người niềm hy vọng; và quý hơn thế nữa,
thần còn lấy cắp lửa của thiên đình, trao cho lồi người. Nhờ có lửa, lồi người biết
được rất nhiều kỹ thuật. Prơ-mê-tê cịn ban cho lồi người tư duy và lý trí, dạy cho
lồi người văn tự, tốn học, văn học, nghề nơng, nghề hàng hải, thuật luyện kim,
cũng như nhiều tri thức khác nữa. Prô-mê-tê biết trước trong tương lai thế nào Dớt
cũng sẽ bị lật đổ. Và để giải trừ tai họa ấy, thế nào Dớt cũng cần đến P rơ-mê-tê, và
đó là một điều bí mật. Thần đại dương từ thiên đình đến dụ dỗ, khuyên nhủ Prômê-tê nhân nhượng quy thuận Dớt, từ bỏ thái độ đối nghịch với Dớt. Prô-mê-tê cự
tuyệt lời khuyên nhủ hèn mạt đó và vạch trần bản chất đầu hàng ti tiện của thần đại
dương. Tiếp cảnh sau, Prơ-mê-tê tiên đốn cho số phận của I-ơ (một thiếu nữ bị

Dớt biến thành con bò cái để tránh bị Hê-ra đánh ghen): trong tương lai, một vị anh


hùng thuộc dịng máu của nàng sẽ giải phóng cho Prơ-mê-tê. Vị ân nhân của lồi
người cịn nói cho I-ơ biết về tương lai của Dớt: Dớt sẽ bị lật đổ vì một cuộc hơn
nhân, kết quả của dục vọng cuồng loạn của Dớt, bởi vì từ cuộc hơn nhân đó sẽ ra
đời một đứa con và chính đứa con ấy sẽ truất ngơi của Dớt. Được tin đó, Dớt sai
Hec-met xuống, tra hỏi Prơ-mê-tê, địi Prơ-mê-tê phải khai báo cho rõ cuộc hơn
nhân “hậu họa” đó là cuộc hơn nhân nào, với ai? Mặc cho Hec-met dọa nạt, Prômê-tê kiên quyết khơng nói điều bí mật. Thần khinh thị kẻ thù, vạch trần bản chất
xấu xa của Dớt và những kẻ cam tâm chịu nhục làm tôi tớ cho Dớt. Bất lực trước ý
chí sắt đá của Prơ-mê-tê, Dớt nổi cơn thịnh nộ, giáng sấm sét xuống ngọn núi đá
chơn vùi Prơ-mê-tê.
Bi kịch đã trình bày một cách tổng quát cuộc đấu tranh của con người chống
lại thiên nhiên và những lực lương thống trị tàn bạo trong xã hội. Nó cũng ghi lại
những thắng lợi đầu tiên của con người trong cuộc đấu tranh trường kỳ và gian khổ
đó. Nhưng chủ yếu trong Prơ-mê-tê là cuộc đấu tranh chống lại những tên bạo chúa
và sự thống trị độc đoán của chúng.
Dớt trong tác phẩm là hiện thân của một tên bạo chúa, tuy không xuất hiện,
nhưng qua đối thoại của các nhân vật thì hắn có uy lực vô biên, là một tên khắc
nghiệt thi hành luật pháp theo ý riêng của mình”. Hắn muốn làm “tuyệt giống
người để tạo ra một giống khác thay thế” chỉ biết cúi đầu trước uy quyền của hắn.
Prô-mê-tê tượng trưng cho ý chí và sức mạnh của quần chúng bị áp bức
đang vùng lên đấu tranh giành tự do. Trong bi kịch, ý chí và sức mạnh của Prơ-mêtê bắt nguồn từ sự thông cảm với những nỗi đau khổ của con người bị áp bức, từ
tinh thần kiên quyết đấu tranh để bảo vệ con người và tương lai của họ. Prơ-mê-tê
thương xót cuộc đời của nàng I-ơ, “một biển phong ba, tồn những tai nạn khơng
sao tránh khỏi”. Prơ-mê-tê lên án Dớt và bọn tay sai chà đạp lên quyền sống của
con người. Ý chí và sức mạnh của Prô-mê-tê xuất phát từ tinh thần yêu tự do và
chiến đấu vì tự do của con người. Dù bị xích xiềng trên đỉnh núi cô quạnh, Prô-mêtê vẫn thấy kiêu hãnh vã vẫn “kiên quyết không đổi nỗi khổ của mình để lấy một
cuộc đời nơ lệ”, “thà bị đóng đinh vào tảng đá còn hơn là dấn thân làm một tên tay
sai trung thành của Dớt”.

Ý chí và sức mạnh của Prơ-mê-tê cịn thể hiện lý trí và sức sáng tạo của con
người trong quá trình chinh phục thiên nhiên. Ngọn lửa của Prô-mê-tê đã làm cho
con người “học được vô số kỹ thuật”. Các kỹ thuật mà Prô-mê-tê đưa đến cho lồi
người chính là thành tựu văn hóa của người Hy-lạp trong quá trình chinh phục
thiên nhiên ở thời cổ đại.Với tất cả sức mạnh đó, Prơ-mê-tê là hiện thân của con


người chiến đấu, con người nắm chắc chính nghĩa trong tay, tuy tạm thời thất bại
và bị giày vò về thể xác, nhưng vẫn là con người đang chiến thắng.
Bi kịch Prô-mê-tê thuộc loại ‘bi kịch đơn giản” (A-rit-xtôt). Các nhân vật
còn ở mức biểu hiện những ý niệm: thần quyền lực, thần bạo lực, Prơ-mê-tê “nhìn
xa thấy rộng”. Tính cách nhân vật nói chung cịn tĩnh tại, chưa có những chuyển
biến phức tạp bên trong: thần đại dương nhu nhược, thần Hec-met chỉ biết thực
hiện mệnh lệnh của Dớt. I-ơ chỉ biết kêu than cho số phận... Tính cách nhân vật
Prơ-mê-tê cũng cịn sơ lược.
Nếu hiểu hành động là sự phát triển của mối xung đột trực tiếp giữa nhân vật
chính diện và phản diện thơng qua những tình tiết phức tạp, có thể nói rằng trong
Prơ-mê-tê hành động kịch cịn ở mức phơi thai, kịch tính cịn thiếu phần linh hoạt
và năng động.
Về mặt nghệ thuật kịch, bi kịch Prô-mê-tê chưa phải là một tác phẩm tiêu
biểu của bi kịch cổ đại. Nhưng do ý nghĩa chính trị và triết học sâu sắc của tác
phẩm, hình tượng Prơ-mê-tê đã được xác nhận là một trong những hình tượng đẹp
nhất mà nghệ thuật cổ đại đã để lại cho lồi người.
Ý nghĩa hiện đại của vở bi kịch Prơ-mê-tê bị xiềng chính là ý nghĩa ở sự tiên
báo sự nghiệp đấu tranh cho tự do và hạnh phúc của lồi người là tất thắng.
2.1.2.2. Xơ-phơc-lơ
- Tiểu sử
Xơ-phơc-lơ sinh ở thị trấn Cô-lom gần Aten giữa năm 497 và 495 Tr.c.n.
Năm 480 Tr.c.n, sau chiến thắng ở Xa-la-min, lúc còn mười sáu tuổi, ông đã dẫn
một đội đồng ca thiếu niên đi đón mừng những người chiến thắng ở Xa-la-min trở

về, trong đó có nhà thơ đàn anh và người chiến sỹ anh hùng E-sin-lơ.
Thuở nhỏ, ông sống trong một gia đình khá giả (cha là chủ một xưởng làm
vũ khí), ơng được học nhiều cả về văn, về thơ, về nhạc. Khoảng năm 467 - 468
Tr.c.n, ông bắt đầu dự thi bi kịch bằng vở Tri-plô-lem và đã thắng E-sin-lơ ngay
trong cuộc thi đầu tiên. Năm 440 Tr.c.n, vở Ăng-ti-gôn của ông lại thắng cuộc và
được giải thưởng quốc gia làm cho ơng nổi tiếng từ đó.
Theo các sử liệu, ông đã sáng tác 133 vở bi kịch, trong đó có 24 vở được
giải đầu trong các cuộc thi. Hiện nay chỉ cịn 7 vở ngun vẹn. Trong đó có 3 vở
tiêu biểu nhất là: Ăng-ti-gơn (440), Ơ-đip vua (130) và Ê-léc-trơ (trước 413).


Xơ-phơc-lơ cịn tham gia hoạt động chính trị xã hội. Năm 443, ông được
nhân dân bầu và ban quản lý ngân khố quốc gia, gồm 10 người. Năm 440, sau
thắng lợi của vở Ăng-ti-gôn, ông được bầu vào bộ tham mưu chiến lược của Aten
v.v.
Nếu E-sin-lơ là người đặt nền móng cho bi kịch Hy Lạp thì Xơ-phơc-lơ là
người đã canh tân nghệ thuật bi kịch, nâng nó lên thành một thể loại hoàn chỉnh.
Mạnh dạn bỏ thể kịch liên hoàn bộ ba và bộ bốn thiên về tự sự, và diến tiến
của sự kiện theo trình tự thời gian, ông chủ trương sáng tác từng vở kịch riêng, có
chủ đề độc lập; thay sự dàn trải số phận của các nhân vật qua các tình huống nối
tiếp nhau, đợi chờ nhau, bằng cách dồn nén sự kiện, làm nổi lên giữa cái nền của
vở kịch các tính cách nhân vật được thử thách trong những trường hợp tâm lý éo
le, phức tạp nhất.
Xô-phôc-lơ đã nhân số diễn viên từ hai (với E-sin- lơ) lên ba người, và nâng
đội đồng ca từ 12 lên 15 người. Nhân vật phụ nữ cũng được tăng lên.
Xơ-phơc-lơ cũng đã đưa ra một hình mẫu về bi kịch tính cách, bi kịch tâm
lý. Những trường hợp kịch của ông thường là những cuộc đấu tranh cực kỳ ác liệt
giữa một bên cái gọi là “định mệnh”, hay “số phận con người” và một bên là nghị
lực, ý chí của con người ở đỉnh cao của tinh thần tự chủ. Tự chủ trong sự ý thức
được mình, trong tình cảm cũng như trong hành động chống trả lại định mệnh.

Ơ-đip giết cha mà không biết cha mình, lấy mẹ vì khơng biết mẹ mình. Theo
truyền thuyết đó là bàn tay của định mệnh. Sự nhận ra tội lỗi của Ơ-đip là những
cơn lốc nội tâm, từ những tiến thoái chập chờn của lương tâm cho đến những giây
phút quần quại, dằng xé của lòng người trước sự xuất hiện từng bước của sự thật.
Đến lượt con của Ơ-đip, nàng Ăng-ti-gôn cũng bị đặt trước một nghịch cảnh,
một “song đề”, mà lối thoát duy nhất là dũng cảm đón nhận cái chết.
Một nữ nhân vật khác, Ê-léc-trơ, cùng với em trai Ô-rét-tơ giết mẹ để trả thù
cho cha, đã bị chính mẹ mình cùng với kẻ ngoại tình là Ê-gits-tơ hạ sát.
Xơ-phơc-lơ đã khai thác các trường ca của Hô-me và các truyện truyền kỳ
của các thời xa xưa mà xã hội chưa thoát khỏi những tàn tích dã man để sáng tác bi
kịch. Nhưng đặc điểm của ông là đã chọn những chuyện mà nhân vật phải đương
đầu với luân lý và đạo lý (theo quan niệm đương thời) ngay trong những hành
động vì luân lý và đạo lý của họ.


Những hành động có lý lẽ phút chốc trở thành có tội, động cơ vơ tư khơng
ngờ đưa đến tội lỗi (Ơ-đip). Sự lựa chọn sinh tử giữa tình máu mủ và tập tục cổ
truyền dược nhân dân ủng hộ và pháp lý dựa vào bạo lực, không phù hợp với lịng
dân (Ăng-ti-gơn) v.v. trong những trường hợp xung đột như vậy, điều mà người ta
chờ xem chính là bản lĩnh và nghị lực con người, cách xử lý của con người để
chống trả định mệnh, kết thúc biến cố. Đó chính là chỗ mà Xơ-phơc-lơ đã tỏ rõ tài
năng sáng tạo của ông. Những “cú sét tâm lý”, những “đám cháy lương tâm” của
Ơ-đip, tính kiên định, liều mình của Ăng-ti-gôn và Ê-léc-trơ trong những giây phút
hiểm nghèo, là những khoảnh khắc kịch mà tính cách nhân vật đã được khai thác
một cách đông đặc nhất. Tức là làm nổi lên được bản chất nhân cách và tâm trạng
của nó trong những cuộc đấu tranh ác liệt giữa lý và tình, hay nói cho đúng hơn là
cuộc đấu tranh giữa tình trong lý và giữa lý trong tình.
Tuy số lượng diễn viên được tăng lên, nhưng để đẩy mạnh tiết tấu của kịch
và đưa tiếng nói của đời sống và kịch, Xơ-phơc-lơ đã hạn chế bớt sự gị bó của
phong cách trữ tình truyền thống trong kịch trước đây, thường đòi hỏi thời gian và

dung lượng lớn của những lời hát và của những câu đối thoại. Nhân vật của ơng có
lúc đối đáp với nhau bằng những câu giản dị, thơng thường như ở ngồi cuộc sống.
Nhưng mặt khác, ở đâu có đấu tranh, có tâm huyết, có đau khổ, có khát vọng là ở
đấy có triết lý về cuộc sống và có cả chất thơ của triết lý. Sở trường của Xô-phôclơ là đã đưa được các chất thơ của triết lý đúng vào những giây phút căng thẳng đó.
Trong kịch của Xơ-phơc-lơ chúng ta thường thấy chất thơ triết lý xuất hiện rất
đậm, ở đội đồng ca, nhân vật tập thể đóng vai bắc cầu và xúc tác, đóng vai người
“khán giả lý tưởng”, tức là người chứng nhận và người bình luận, người phát ngơn
của tác giả và cả quần chúng.
Vào giai đoạn cuối đời, khi chế độ Aten lâm vào nguy cơ tan rã, những tư
tưởng bi quan và mất lòng tin ở lý trí của Xơ-phơc-lơ đã xuất hiện đậm nét trong
kịch của ông, nhất là vở Ơ-đip ở Cô-lom. Ông mất ở Aten năm 406 Tr.c.n, khi
thành Aten đang bị quân Xpac-tơ xiết chặt vòng vây, chuẩn bị đánh chiếm. Để tỏ
lòng kính trọng nhà thơ, các tướng Xpac-tơ đã ra lệnh mở một lối đi để người dân
Aten đưa nhà thơ của họ đến nơi an nghỉ cuối cùng.
- Tác phẩm
Vở Ăng-ti-gôn,
Sau khi Ơ-đip chết, con trai là Ê-tê-ôc-lơ lên kế vị, Pô-ly-ni-xơ, em trai của
Ê-tê-ôc-lơ do không tranh giành được ngơi báu với anh đã bỏ ra nước ngồi và
đem quân về đánh lại thành Te-bơ, tổ quốc của mình. Ê-tê-ôc-lơ kiên quyết bảo vệ


đô thành, và trong một cuộc đấu tay đôi quyết tử hai anh em đã bị chết tại trận. Thi
hài của Ê-tê-ôc-lơ được Crê-ông, nhà vua mới, an táng trọng thể theo nghi thức
dành cho các anh hùng cứu nước. Xác của Pô, bị Crê-ông ra lệnh đem vứt ra đồng
cho chó và chim ăn.
Sự trừng phạt kiểu đó với một kẻ đã chết được nhân dân phản ứng.
Ăng-ti-gôn, em gái của Ê-tê-ôc-lơ và Pô-ly-ni-xơ đã kiên quyết chống lại
pháp lệnh của Crê-ơng. Nàng bí mật đắp mộ cho Pơ-ly-ni-xơ. Nàng là một con
người nặng tình máu mủ và chỉ tuân theo những “luật lệ” của thần linh, tức những
tập tục cổ truyền, khơng biết đến lý trí và pháp lệnh. Đó là chỗ yếu của Ăng-ti-gơn.

Nhưng nàng là một con người kiên định, đã quyết là làm, và nàng được nhân dân
ủng hộ. Crê-ông phân biệt đúng người anh hùng và kẻ phản bội đáng trừng trị,
nhưng chỗ yếu của ông là quen dựa vào bạo quyền và coi khinh dân chúng, đã đưa
ra một mệnh lệnh không hợp với lịng dân.
Hai tính cách khơng thể nào dung hịa, đụng độ nhau đã làm nổ ra bi kịch.
Crê-ông ra lệnh giam Ăng-ti-gôn vào một nhà hầm mặc dù dư luận nhân dân, nhiều
người thân cận và con trai là Hê-mông, người yêu của Ăng-ti-gôn phản đối. Kết
quả cuối cùng thật là bi thảm: Ăng-ti-gôn đã tự treo cổ, Hê-mông tự sát để phản
kháng cha, chết theo người yêu. Ê-ri-đi-xơ, vợ của Crê-ơng, vì thương tiếc con trai
và căm giận chồng, đã tự đâm mình chết.
Qua đoạn cuối cùng, những chuyện thần thoại liên hồn của dịng họ Ơ-đip
của thành Te-bơ, Xô-phôc-lơ muốn nêu lên một điều rằng đối với người đương
thời: Coi trọng những “luật lệ” bất thành văn, những luật lệ của tự nhiên (mà người
đương thời và tác giả cho là do thánh thần làm ra), những đạo lý ở ngay trong lòng
dân do các thời xa xưa để lại. Xơ-phơc-lơ là người cịn gắn bó với những tín
ngưỡng và đạo lý của thời thần thoại. Vở kịch đã giúp ta hiểu thêm về xã Hy Lạp
cổ đại, những vấn đề xã hội đặt ra với những con người thời ấy. Về mặt nghệ thuật,
đây là lần đầu tiên kịch tính cách, kịch tâm lý xuất hiện ở mức độ đơn giản. Ăng-tigôn là con người đa cảm, yếu đuối, chỉ xử sự bằng tình thương và lịng nhân từ.
Nhưng trước đối thủ, nàng lại khơng phải là con người mềm yếu, có thể khuất phục
bằng sức mạnh. Càng thổ lộ những nỗi đau khổ, Ăng-ti-gôn càng bộc lộ tính cách
kiên định, cứng rắn của mình. Crê-ơng nhận định ta, thù đúng đắn, nhưng do độc
đốn, khơng trọng lịng dân, đã tự cơ lập mình và trở thành kẻ bị lên án.
Xung đột kịch càng vận động, càng làm sáng rõ và nổi bật những diễn biến
tâm lý của nhân vật, từ đó càng bộc lộ tâm lý và tính cách, các nhân vật kịch càng
có cơ sở thúc đẩy xung đột.


Đó là điều mà Aritstơt đã đúc kết thành lý luận kịch trong cuốn thi pháp học:
Nhân vật trong bi kịch phải có tính cách nổi bật về bản chất
- Vở Ê-đip làm vua,

Vua thành Te-bơ là Lai-ốt và hoàng hậu Jơ-ca-xtơ khơng có con, bèn đi cầu
tự ở đền Đen-phơ. Thần A-pơ-lơng phán rằng, nếu Lai-ơt có con trai thì đứa con ấy
trong tương lai sẽ là kẻ phá vương triều. Khi sinh ra Ơ-đip, hoàng hậu sai một gia
nhân mang đứa trẻ đem vứt ở một vùng núi xa xôi. Một người chăn cừu xứ ấy
thương hại đã xin Ơ-đip đem về ni. Lớn lên do có tài nghệ, lập nhiều chiến công,
Ơ-đip đã được vua thành Cô-ranh đem về làm con ni và trở thành hồng tử.
Ơ-đip đã nhiều lần nghe những người trong vương triều to nhỏ với nhau về
lai lịch của mình. Có những thầy tiên tri lại còn báo cho Ơ-đip biết rồi đây chàng
sẽ phạm tội giết cha lấy mẹ. Như vậy, nếu ở lại Cô-ranh sẽ nguy hiểm cho cha
chàng, nên Ơ-đip buộc phải rời khỏi thành Cơ-ranh đi về phía thành Te-bơ để tránh
trước tai họa. Dọc đường gặp một bọn người gây gỗ, Ơ-đip đã đánh họ. Chàng giết
hết tất cả bọn chúng, trong đó có một ơng già; chỉ một người chạy thoát được về
Te-bơ.
Thuở ấy, ở Te-bơ một tai họa đang đe dọa mọi người. Con quái Xơ-phanh
(mình sư tử mặt người) thống trị ở một vùng núi. Hằng ngày nó ra chặn đường
người qua lại, và nêu một câu hỏi. Ai không trả lời được sẽ chết, ai trả lời được thì
Xơ-phanh sẽ chết. Nhưng khơng ai trả lời nổi câu hỏi.
Ơ-đip quyết tâm cứu dân thành Te-bơ. Chàng đã tìm được câu trả lời đúng
và con Xơ-phanh bị hạ.
Hồng hậu Jơ-ca-xtơ ở Te-bơ, lúc ấy đang ở góa, đã hứa sẽ lấy người nào
cứu được thành Te-bơ, bèn cho mời người anh hùng Ơ-đip về kết hơn.
Đó là câu chuyện đã qua. Vở bi kịch bắt đầu ở chỗ: Ơ-đip làm vua thành Tebơ và đang tìm cách chống nạn dịch hạch do thần A-pơ-lơng gieo rắc. A-pơ-lơng
muốn trừng phạt thành Te-bơ vì thành này đang chứa chấp một kẻ đã giết vua Laiốt ngày trước.
Kẻ đó là ai? Thầy tiên tri Ti-rê-xi-át nói thẳng với Ơ-đip: Phải tìm ở đâu làm
gì, kẻ giết vua Lai-ơt chính là Ơ-đíp. Thật là một tiếng sét kinh hồng!
Nhưng sự thật ấy không phải bật ngay ra phút chốc. Ơ-đip là hồng tử xứ
Cơ-ranh, đã bỏ q hương về Te-bơ, nào có biết vua Lai-ốt là ai?


Nhưng may thay và cũng không may thay, một người đã xuất hiện và đã góp

phần gỡ ra đầu mối: đó là người đưa tin. Ơng ta từ thành Cơ-ranh đến để báo cho
Ơ-đíp biết là vua Cơ-ranh đã chết. Dây nút của kịch bắt đầu mở. Ơ-đíp cho mình là
thốt khỏi tai nạn giết cha. Nhưng đâu có phải người đưa tin đến để đưa tin đáng
mừng. Trước cảm giác được giải thoát của Ơ-đip, người ấy đã chứng mình đanh
thép rầng Ơ-đip khơng phải là con ruột mà chỉ là con nuôi của vua Cô-ranh. Người
đưa tin cũng chính là người chăn cừu xưa kia đã xin đứa bé Ơ-đip.
Nhưng ai là người đã trao đứa bé cho ơng ta? Người đó có cịn sống khơng
phải đợi người đó nữa mới có thể kết luận. Và cha Ơ-đip là ai?
Người đó cịn sống và người đó đã đến. Đó là người gia nhân ngày trước đã
tuân lệnh mẹ Ơ-đip, mang Ơ-đip ra biên thùy tránh tai họa mà thần A-pơ-lơng đã
báo. Ơng chính là người độc nhất sống sót chạy được khi Ơ-đip giết ơng già Lai-ơt
dọc đường. Chính ơng cũng là người đã cho người chăn cừu đứa bé Ơ-đip. Sự thật
như thế là đã trọn vẹn. Ơ-đip muốn truy tìm sự thật, và qua nhiều khâu lắt léo, sự
thật cuối cùng đã đến. Chỉ còn nghị lực con người để biết tự xử trước sự thật.
Vở bi kịch kết thúc, nhưng tấn bi kịch thật sự của Ơ-đip bắt đầu.
Đây là vở bi kịch tiêu biểu nhất của thời cổ đại xét về mặt nghệ thuật kịch.
Xô-phốc-lơ đã sử dụng nhiều cặp mâu thuẫn: Động cơ vơ tư, hành động tội lỗi, vừa
muốn tìm sự thật, vừa sợ sự thật, đi trốn tội lỗi lại lao vào nơi phạm tội lỗi v.v. Tác
giả cũng đã biết dùng lối kết cấu vừa mở vừa khép, mở khép, khép mở, để mở
đường cho hành động kịch.
2.1.2.3. Ơ-ri-pit (480-406 Tr.c.n)
- Tiểu sử
Trong ba nhà viết bi kịch lớn thời cổ đại Hy Lạp, Ơ-ri-pit là người được sinh
ra sau cùng, cách E-sin-lơ gần nửa thế kỷ và Xô-phốc-lơ gần một thế kỷ. ông lớn
lên và trưởng thành ở giai đoạn nước cộng hòa Aten sau một thế kỷ phát triển rực
rỡ, bắt đầu suy vong, đô thành Xpac đánh chiếm đất đai.
Ơng vào nghề năm 25 tuổi, có tất cả 92 vở kịch. Số vở còn được lưu truyền
đến ngày nay là 19 vở. sở dĩ được như vậy vì Ơ-ri-pit có một đặc điểm khiến người
đời sau đánh giá cao.
Trước hết, ông biết tiếp thu yếu tố tiến bộ cơ bản nhất của thời đại; lòng tin

ở lý trí, ở tư duy con người.


Và Ơ-ri-pit, trên sân khấu, bắt đầu làm lung lay uy thế của thần linh. Thần
trong kịch của ông, tốt ít, xấu nhiều. Vệ nữ là một thần ích kỷ, tàn nhẫn, nhỏ nhen.
Vì muốn báo thù một thanh niên không chịu cuối đầu, thần đã dùng một người đàn
bà từng thờ phụng mình làm vật hy sinh, để dẫn chàng đến cái chết bi thảm (Hypê-lit). A-pô-lông là một vị thần hoang dâm, phạm tội, lại bắt người trần gánh chịu
hậu quả hành động xấu xa của mình. Dù làm bậy nhiều, “các ngài vẫ ở trên trời, và
biết tự an ủi, và nỗi xấu hổ đã phạm biết bao tội ác xấu xa”.
Ơng báng bổ thần, nhưng khơng phải khơng sử dụng đến thần. Ơng sử dụng
thần như một biện pháp nghệ thuật trong sự phát triển của xung đột kịch, đã gây
được hứng thú cho công chúng vốn giàu tưởng tượng, và dẫu sao, vẫn còn thế giới
quan thần linh chủ nghĩa. Cách sử dụng vai trò quyết định của thần để cởi nút kịch
hoặc để kết thúc là một công thức dễ thấy trong nhiều bi kịch đương thời.
Dùng thần như một biện pháp nghệ thuật, Ơ-ri-pit không để cho hành vi
không đẹp của thần hại đến tác dụng giáo dục của nghệ thuật. Không tin ở thành
cũng là khơng tin ở số mệnh vì số mệnh do thần tạo nên.
Nhân vật Ơ-ri-pit không phải là những con rồi trong tay thần. họ là những
con người có tự do tư tưởng, biết suy nghĩ, tính tốn. Biết lý luận, phân tích, phê
bình; biết tư duy và cũng biết xúc động. Họ hành động là tự ý họ, do sự thôi thúc
bên trong.
Ở E-sin-lơ và cả ở Xơ-phơc-lơ thì Ơ-rex chẳng hạn giết mẹ là do thần A-pơlơng. Ơ-ri-pit chống lại uy quyền ấy. Ở ơng, Ơ-rex giết mẹ là để trừng trị tội ác của
một người đàn bà giết chồng.
Kịch của Ơ-ri-pit, như thế khơng cịn là kịch về thần, mà là kịch về con
người. sự thay đổi lớn lao, cái thực sự mới mẻ mà Ơ-ri-pit cống hiến cho kịch là ở
đấy.
Và ở con người, cái tạo nên bi kịch thường là do đam mê, do say đắm, nó
làm cho lý trí bị lu mờ. Đam mê chiếm vị trí chủ đạo trong bi kịch của ơng.
Ơ-ri-pit thường đưa nhân vật vào những tình huống bi đát, cho người xem
tiếp xúc với những cơn khủng hoảng tinh thần nặng nề, quằn quại của nhân vật để

làm lay động tâm hồn người xem. Tình huống ấy có khi chỉ là trị chơi của trí
tưởng tượng, khiến đôi khi kết cấu kịch thiếu chặt chẽ, nhưng không ai hơn ơng
trong việc kích động lịng thương xót, nỗi kinh hồng; khơng ai bằng ơng trong
việc vẽ nên những bức họa về lòng say đắm. Người phụ nữ chiếm một vị trí lớn
trong kịch của Ơ-ri-pit, họ yêu đương ve vuốt, hoặc căm giận hờn ghen.


Ơ-ri-pit được coi là người sáng tạo ra loại bi kịch này, người đã khám phá ra
tình yêu và người phụ nữ. Trong số 19 vở cịn lại, có đến 12 vở lấy nhân vật chính
là phụ nữ. Tình u của họ được miêu tả đa dạng trong trạng thái đắm say hoặc
cuồng nộ: Tình trai gái (như Ơ-rex với Héc-mi-ơn trong Hê-len), tình vợ chồng
(như An-xex với trong Át-mét (trong An-xex), tình chị em (như Ê-léc-trơ với Ơ-rex
trong Ơ-rex), và đặc biệt được miêu tả sâu sắc và tinh tế là tình mẹ con (như Anđrơ-mác với Mơ-lơx trong An-đrơ-mác).
Nói tới kịch Ơ-ri-pit là kịch về con người, có nghĩa là kịch phản ánh được ít
nhiều hiện thực về cuộc sống con người. Nó phản ánh hiện thực chứ chưa phải là
đạt tới chủ nghĩa hiện thực - một trình độ phải hơn 2000 năm nữa nghệ thuật mới
đạt được. Thời Ơ-ri-pit, người Hy Lạp chưa thể quan niệm nghệ thuật phải phản
ánh hiện thực. Việc Pri-ni-cốt phải nộp phạt vì đã cho diễn vở Mi-lê thất thủ y như
thật là một dẫn chứng có ý nghĩa. Có thể nói, Ơ-ri-pit vừa là người của thời đại
mình, vừa đi trước thời đại. Ông chủ trương sân khấu, đã phản ánh cuộc đời, thì
phải là sự tổng hợp những cảnh ngược nhau của cuộc sống, có tiếng khóc và nụ
cười, có ngơn từ tầm thường lẫn với ngơn từ cao cả. Tư tưởng tình cảm có thể vừa
cao siêu, vừa gần gũi; vừa hòa hợp được cái lớn lao và cái bé nhỏ, sự hy sinh dũng
cảm và tính vị kỷ thấp hèn.
Những năm cuối đời, ông sống ở Ma-xê-đoan, được vua nước ấy trọng đãi
và mất ở đấy. Ơ-ri-pit ảnh hưởng nhiều đến sân khấu La-mã, sân khấu Tây Âu thời
phục hưng và đến Ra-xin thế kỷ 17.
Trong ba nhà viết kịch lớn cổ đại, E-sin-lơ là nhà thơ của sự hùng vĩ, Xôphốc-lơ là nhà thơ của chủ nghĩa anh hùng, và Ơ-ri-pit là nhà thơ của cuộc đời
thường, nhưng lại được dân chúng ngưỡng mộ hơn cả.
- Tác phẩm

Mê-đê.
Mê Đê là một nhân vật truyền thuyết trong kho tàng văn học dân gian Hy
Lạp. Nàng là con gái vua xứ Cơ-xít, giỏi phù phép ma thuật. Vua có một tấm da
lơng cừu vàng, một thứ bùa hộ mệnh quý giá để bảo vệ đất nước và ngai vàng.
Tấm da được treo ở cành một cây sồi, có đàn bò mộng phun lửa, cùng một con
rồng canh giữ. Ja-dông được phái đi đoạt tấm da, đem về cho chú là Pê-li-át, người
đã chiếm ngôi vua I-ôn-cốt, bố của Ja-dơng. Chàng ra đi, cầm đầu một đồn dũng
sỹ năm chục người trên con thuyền Ác-Gốt. Đến Cơn-xít, chàng được Mê-đê yêu
và giúp đạt dược mục đích. Hai người trốn được về I-ơn-cốt. Họ cưới nhau và có


hai con. Để trả thù cho Ja-dông không được Pê-li-át trả lại ngai vàng như đã hứa,
Mê-đê xúi giục con gái giết cha. Sau vụ này, nàng đã phải cùng chồng con đến Côranh ẩn náu. ở đây, Ja-dông đã bỏ nàng, lấy con gái Crê-ông, vua Cô-ranh.
Và vở kịch bắt đầu.
Mê-đê là một tính cách mãnh liệt. Trong đoạn độc thoại mở màn có giá trị
một tự ngơn, người vú đã giới thiệu rõ: “Tâm hồn bà dữ dội, bà chẳng chịu nhục
đâu… Bà kiêu căng và nóng nảy, khơng dễ gì thắng nổi căn giận của bà đâu”.
Lấy một người vợ khác, thật ra khơng phải Ja-dơng có điều gì trách cứ Mêđê, cũng khơng phải chàng ta say mê con gái Crê-ông, Ja-dông chỉ muốn sử dụng
cái quyền do luật pháp cho phép, quyền nam giới dược đơn phương ruồng bỏ vợ,
để kiếm một nơi giàu sang hơn người vợ thất thế. Cái quyền bất công ấy, Mê-đê đã
lên án trong một đoạn thở than dài với mấy người bạn gái trong ban đồng ca.
Luật pháp cho phép, nhưng đối với Mê-đê thì Ja-dơng đã phạm nhiều tội
khơng thể tha thứ.
Trước hết là tội bội tín với nàng và với cả thần linh vì trước kia Ja-dơng đã
thề thốt nàng và lấy thần linh chứng giám.
Thứ hai là phạm luật hiếu khách, vốn là một phong tục tốt đẹp ở Hy Lạp. Vì
khi Mê-đê bỏ nhà theo Ja-dơng đến q hương của chàng, thì nàng khơng chỉ là vợ,
mà cịn là khách của Ja-dơng nữa.
Cuối cùng là sự vong ơn đối với một người đã giúp mình thành cơng, cứu
mình thốt chết; một người đã vì mình, cam chịu tội lớn với đất nước, với gia đình.

Một kẻ thù khác của nàng là vua Crê-ơng. Ơng ta đã gả con gái cho Ja-dông,
đuổi mẹ con nàng, đẩy nàng đến bước đường cùng. Con gái Crê ông là tình địch.
Mê-đê phải hạ thủ cả ba người.
Và người đàn bà trước kia đã không ngần ngại băm nát đứa em trai trong
một cuộc trốn chạy theo người tình, thì sau khi đã giết chết vua Crê-ông và công
chúa, đã giết chết cả hai đứa con của mình để trả thù người chồng phản bội.
2.2. Hài kịch cổ đại Hy-lạp
Hình thức sớm nhất của hài kịch cổ đại Hy-lạp là sân khấu hài dân gian ở
các khu vực khác nhau của Hy-lạp như: hoạt cảnh của người Đô-ri-an, kịch câm
Xi-si-lix v.v.


Sự xuất hiện hài kịch ở Aten có trong những ngày lễ hội tế thần Đi-ô-ni-đôx
(khoảng năm 487 tr.c.n.)
Những nét cơ bản của hài kịch cổ đại Át-tích đó là: phương hướng xã hội,
chính trị. Nét nhạo báng, châm biếm được coi là một phương pháp biểu hiện. Bên
cạnh đó, cịn có một số yếu tố hoang đường, kỳ ảo trong kịch.
Cấu trúc của hài kịch Át-tích cổ đại có thêm yếu tố tạp kỹ, xiếc, ca hát trong
vở diễn. Hài kịch Át-tích cổ đại chi có một vị trí quan trọng trong đời sống chính
trị và văn hóa ở Aten.
2.2.1. Tác giả và tác phẩm
2.2.1.1. A-rix-tô-phan (khoảng 446 – 385 tr.c.n.)
A-rix-tô-phan là cha đẻ của hài kịch, là “nhà thơ có tính phương hướng rõ
nhất” (Ăng-ghen). Sáng tác của A-rix-tơ-phan thể hiện hững quan tâm, suy nghĩ và
tình cảm của những người tiểu thị dân và cả những người canh nơng nhỏ. Hài kịch
A-rix-tơ-phan có tính nhân dân và có sự liên quan với loại hình kịch dân gian
truyền thống, chất chính trị sắc bén trong sáng tác kịch dân gian truyền thống.
Vở Những người kỵ sỹ (424 tr.c.n.), là vở hài kịch chính trị đầu tiên trên thế
giới. Nội dung của vở phê phán chính sách đối nội, đối ngoại của nền dân chủ Aten
trong giai đoạn khủng hoảng. Vở Hịa bình (421 tr.c.n.), thể hiện thái độ của A-rixtô-phan đối với cuộc chiến tranh Pê-lơ-pô-ne cũng như cuộc chiến tranh vì hịa

bình. Vở Những đám mây (423) là sự cơng kích đả phá vào trường phái triết học
ngụy biện và hệ thống mới trong giáo dục lớp trẻ. A-rix-tơ-phan bảo vệ và ủng hộ
vai trị giáo dục của nghệ thuật. Ông quan niệm về “nhà viết kịch giống như người
thầy giáo của công dân”. Vở Những con ếch (405), phê phán những nền tảng tư
tưởng và nghệ thuật của Ơ-ri-pit. Vở Tài sản (năm 338), là vở hài kịch không
tưởng, phản ánh sự phản kháng và sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng, sự bần
cùng hóa của người nông dân trong xã hội v.v.
2.2.1.2. Tác phẩm
Vở Những đám mây (423), đạt giải ba trong hội diễn đương thời.
Lão Xtrep-xi-at, một người nông dân A-ten hà tiện và thực dụng. Vợ lão,
người thành thị, lười biếng và ham chơi. Con trai lão (Phi-đi-pít) cũng ăn chơi
phóng túng và không chịu học hành. Con không chịu học nên bố phải học thay.
Với đầu óc thực dụng, lão khơng sao hiểu nổi những điều thầy Xô-crat giảng dạy.


Thầy dạy: “Có mưa do mây”, lão lại cãi: “Có mưa là do Dớt đái lên một cái sàng”.
Thầy Xô-crat bực quá, mời lão ra khỏi lớp. Lão trở về và cố gắng thuyết phục con
trai đi học. Con trai lão chấp nhận đến học với thầy và hắn có đặc điểm là “biện
luận sai” rất thông minh.
Nhờ sự biện luận của con với các chủ nợ, mà gia đình lão đã xóa hết nợ nần.
Lão mừng lắm và tiếp tục cho con đi học với thầy. Trong một bữa tiệc liên hoan.
Do bất đồng ý kiến với cha, con lão đánh lão. Trước tòa án, con lão ngụy biện việc
đánh lão bằng những lý luận đã được học, và đã được tịa xử vơ tội. Xtrep-xi-at tức
giận q, liền chạy tới đốt trường học của thầy Xô-crat.
Những đám mây là sự tượng trưng cho tư tưởng mơ hồ mông lung của sự
thơng thái ngụy biện. Nó cịn là tượng trưng cho các vị thần mới mà triết học Xôcrat thừa nhận. Xô-crat trong vở kịch bị châm biếm như một thần đồ láu cá, một
“kẻ sỹ” ở trong nụ cười của dân gian Việt Nam.
- Vở Plu-tôx, là tác phẩm cuối cùng trong danh mục 11 vở của ông. Plu-tôx,
một vị thần giàu sang, bị Dớt ghét và làm cho mù hai mắt, nhằm mục đích để thần
phân phát sự giàu sang không đồng đều. Crê-min, một người nông dân cần cù lao

động mà vẫn nghèo. Bất bình, Crê-min gặp thần A-pô-lông, qua lời phán của thần
A-pô-lông, Crê-min gặp được thần Plu-tôx, giúp thần sáng mắt lại tại ngôi đền
chữa bệnh. Để trả ơn, thần Plu-tôx là cho Crê-min và những người vố nghèo khó
trở nên giàu có, đến nỗi tư tế của thần Dớt cũng xuống trần làm gia nhân cho họ.
Vở kịch là thái độ chế diễu những lý thuyết kinh tế không tưởng đương thời,
bởi lẽ không thể giải quyết vấn đề giàu nghèo bằng sự chữa trị cho thần Plu-tơx
khỏi mù vì thực tế Plu-tơx ln ln là vị thần mù. Bên cạnh đó A-rix-tơ-phan
cũng phản ánh được sự bất công, bất hợp lý trong xã hội lúc bấy giờ.
Kịch của A-rix-tô-phan đã thể hiện tính sáng tạo vơ tận, cũng như sự dũng
cảm của ông trong việc xây dựng mâu thuẫn hài kịch, sự trộn lẫn giữa cái thực với
cái tưởng tượng, những tình huống bất ngờ, sự sắc sảo trong sự phát triển hành
động kịch; sự gặp gỡ các thủ pháp biếm họa và đả kích trong sự miêu tả tính cách
nhân vật. Ông còn thể hiện một cách trào phúng thế giới con người và các vị thần
trong sự kết hợp với việc gìn giữ bảo vệ nền tảng và cơ sở đạo đức những tơn giáo
chính thống.
2.3. Aristơt (384 – 322 tr.c.n.)
Aristơt được biết tới như một nhà chính trị, một nhà triết học, luật học và
nghệ thuật học. Tác phẩm Nghệ thuật thi ca là tác phẩm lý luận đầu tiên mang tính


hệ thống lý thuyết về nghệ thuật của ông. Theo học thuyết của Aristơt, thì nghệ
thuật giống như một “sự bắt chước”, một sự phản ánh một cách sáng tạo cuộc
sống. Mỹ học của Aristơt đã có những hạt giống duy vật đầu tiên. Thuyết về bi
kịch và những thành phần cấu trúc bi kịch, sự khẳng định ý nghĩa giáo dục của bi
kịch. Khái niệm về “catasis”, những tìm tịi của Aristơt về“catasis”, “nghệ thuật thi
ca” có ý nghĩa lớn lao trong sự hình thành và phát triển tư duy mỹ học, tư duy lý
luận.

Sân khấu Phục hưng
1. Khái quát về thời đại Phục hưng và phong trào văn hóa Phục hưng

Thời kỳ mang tên Phục hưng là thời kỳ phân hóa của cơ cấu phong kiến cũ
và thời kỳ đặt nền mống cho cơ cấu mới, tư bản chủ nghĩa. Đây là giai đoạn hình
thành những quốc gia tư sản châu Âu trong khuôn khổ những nhà nước dân tộc
lớn, giai đoạn suy yếu của nền chuyên chính nhà thờ và thắng lợi của “tư tưởng tự
do đầy tính lạc quan”
Bước ngoặt ấy được hồn thành ở châu Âu vào giữa thế kỷ XVI, trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, khoa học, triết học, văn học và nghệ
thuật. Tư tưởng con người phát triển với một sự dũng cảm phi thường, trong khi nó
lần lượt khám phá những bí mật của thiên nhiên. Thời kỳ này được gọi là “Giai
đoạn tích lũy tư bản nguyên thủy”.
Những tia sáng đầu tiên của buổi bình minh thời Phục Hưng xuyên qua nước
Ý và dần dần chiếu rọi tất cả các nước Tây Âu.
Đăng-tơ, Pê-tơ-ra-cơ, Bô-cat-sô, Lê-ô-na-đơ-vanh-xi, Giôc-đa-nô Bru-nô,
Mit-ken-lăng-giơ, Ga-li-le, Ra-pha-en, Ru-ben-xơ, Xéc-văng-tex, Lô-pơ đơ Vê-ga,
Ra-bơ-le Bê-cơn, Sếc-xpia – là những thiên tài, những người khổng lồ của khoa
học và nghệ thuật do thời đại ấy sản sinh ra.
2. Chủ nghĩa nhân văn – hạt nhân tư tưởng của phong trào Phục hưng trong
lĩnh vực nghệ thuật
Tư tưởng quan trọng nhất của các nhà nhân bản vĩ đại là tư tưởng về con
người được xem là chủ nhân của số phận mình, đọc lập với sự độc đốn của thần
thánh, sống bằng trí tuệ, với những dục vọng và ý chí của bản thân mình. Con
người khôn ngoan và hoạt động ấy đối lập rõ rệt với con người Trung cổ, là con đẻ
của lối sống mới, chiếm lĩnh được một cách trọn vẹn kiến thức thời đại mình. Hình


tượng ấy trở thành trung tâm của ý thức hệ mới: “vẻ đẹp của vũ trụ”, “vinh quang
của mọi sinh vật”. Con người phải được hưởng một cuộc sống xứng đáng, quyền
cá nhân được hưởng tự do và được trau dồi để đi đến chỗ hoàn mỹ.
Chủ nghĩa nhân đạo: “Chủ nghĩa nhân đạo”, do chữ La tinh Humanus, nghĩa
là tính người. Nội dung của nền văn hóa mới, do con người xây dựng nên, được

khẳng định trong từ này – đó là giá trị thuộc về con người, những giá trị trên trái
đất. Nền văn hóa ấy đối lập với nền văn hóa phong kiến trong đó nguồn động lực
không phải là lý tưởng của con người mà là lý tưởng của thần thánh (divina).
Một khuynh hướng khác của chủ nghĩa nhân đạo đó là người ta quan tâm
đến phương diện thuần túy ngữ văn, thuần túy mỹ học theo nghĩa hẹp, khuynh
hướng chủ yếu dựa trên cơ sở nghiên cứu nghệ thuật cổ đại thông qua viện bảo
tàng.
Sự tiếp thu tư tưởng của hình tượng nền nghệ thuật cổ đại là nhằm đáp ứng
những nhu cầu của thời đại mới, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nền nghệ thuật
hiện thực dân tộc
Các nhà văn phục hưng vĩ đại đã đóng góp một vai trị lớn lao trong vệc xây
dựng ngôn ngữ dân tộc. Tác phẩm được viết ra không phải bằng tiếng La tinh mà
bằng ngôn ngữ dân tộc quê hương. Họ công khai hướng về nhân dân, tuyên bố
nhân dân là người quan tòa chủ yếu đối với nghệ thuật, sự đánh giá của nhân dân
về mỹ học là công bằng và đúng đắn nhất.
Kịch thời Phục hưng tái hiện những bức tranh của cuộc sống với tất cả tính
chân thực của chúng, tránh việc mơ tả một cách tự nhiên chủ nghĩa cuộc sống hàng
ngày. Trong khi trình bày các xung đột bi kịch, các hành động anh hùng. Tác phẩm
không tách rời chúng khỏi cơ sở thực của cuộc sống lịch sử, các sự kiện được mô
tả đều mang nội dung khái quát với một màu sắc triết lý, và đều được biểu hiện
một cách nên thơ, trong sáng. Cái bi và cái hài trên sân khấu, cũng như trong thực
tế, tồn tại trong một sự thống nhất. Tính chất độc đáo của nền kịch hiện thực thời
Phục hưng còn được thể hiện rõ rệt trong nghệ thuật xây dựng các tính cách đa
dạng, trong đó tâm lý được khám phá với tất cả tính chất phức tạp và sự sâu sắc
của nó.
Nghệ thuật diễn xuất quan tâm một cách sâu sắc dến thế giới nội tâm của
con người. (Trong các thánh kịch cường điệu hóa tính bi hùng hay trong kịch hề thì
thơ lỗ). Các nhà soạn kịch nhân bản đều xem sân khấu là tấm gương phản ánh cuộc
đời và là trường học của phong tục, vì vậy, diễn viên khơng phải chỉ là những kẻ



mua vui rỗng tuếch mà là người quan sát cuộc sống một cách chăm chú, người thể
hiện những tư tưởng sâu sắc trong các hình tượng sinh động.

SÂN KHẤU Ý
1. Điều kiện lịch sử
Những điều kiện lịch sử của sự phát triển lịch sử làm cho nước Ý trở thành
tiên phong xây dựng nên nền văn hóa Phục hưng, người báo hiệu sớm nhất của chủ
nghĩa nhân đạo, người chiến sỹ đầu tiên chống lại ý thức hệ khổ hạnh của nhà thờ.
Yếu tố chủ yếu, quyết định trong đời sống xã hội và văn hóa Ý là sự phát
triển sớm và mạnh mẽ. C.Mác trong bộ Tư bản nhận xét rằng: “những mầm mống
đầu tiên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dã xuất hiện rải rác trong các thành phố
riêng biệt miền Địa Trung Hải ngay từ thế kỷ XIV và XV”. Do hoàn cảnh địa lý,
nước Ý có quan hệ bn bán chặt chẽ với phương Đơng sớm hơn các nước Tây Âu
khác, phá bỏ tình trạng bế quan tỏa cảng trong các mối quan hệ buôn bán phong
kiến, mở đường cho các quan hệ kinh tế quốc tế.
Người đặt nền móng đầu tiên cho nền văn hóa thời phục hưng Ý là Đăng-tơ
A-li-ghê-ri – người khổng lồ của thơ ca Ý. Các sáng tác của ông khẳng định những
cơ bản của nền nghệ thuật mới – chủ nghĩa hiện thực và tính nhân dân, những yếu
tố sẽ được phát triển ở các nhà hoạt động nhân bản Ý thời sau đó là Pê-tơ- rác-sơ
và nhất là Bô-cát-sô.
2. Sân khấu Phục hưng Ý
2.1. Hài kịch bác học
Kịch ý thời Phục hưng được xây dựng trên kinh nghiệm của kịch cổ đại.
Trong khi sử dụng nhiều tình huống truyền thống và vay mượn nhân vật trong các
vở kịch cổ đại, các nhà soạn kịch Ý cũng hướng về bản thân cuộc sống, tìm trong
các cốt truyện cũ những mơ-tip kịch mới và những tính cách mới; đưa vào tác
phẩm những màu sắc của đời sống đương thời và những lớp kịch có ý nghĩa trào
phúng chua cay. Các nhà soạn kịch nhân đạo chủ nghĩa lấy đời sống hàng ngày làm
nội dung cho vở kịch, lấy con người làm nhân vật và lấy những mối quan hệ giữa

con người với con người làm hành động cơ bản, mở ra triển vọng xây dựng một
nền kịch hiện thực.


Hài kịch Ý không phải là một thể đồng nhất. Nó phát triển theo hai khuynh
hướng thuần túy mua vui với nét khoái lạc chủ nghĩa rõ rệt, và khuynh hướng chứa
dựng những yếu tố hiện thực và trào phúng. Hai dịng này đối lập nhau nhưng đơi
khi lại hịa lẫn vào nhau. Cả hai khuynh hướng đều được biểu hiện trong sáng tác
của nhà thơ vĩ đại thời Phục hưng Ý thuộc giai đoạn cuối cùng là Lô-đô-vich A-riô-xtơ (1417-1533). Ông đồng thời cũng là nhà kịch Ý đầu tiên của thời đại mới.
Các vở kịch của ông gồm: Cái tráp (1508), Những người cải trang (1509),
Người pháp sư (1520) và Mụ mối (1529)
Vở Cái tráp (1508) của A-ri-ô-xtơ. Hành động cái tráp diễn ra trên đảo Miti-len ở thời kỳ cổ đại. Hai chàng thanh niên E-rô-phi-ô và Ca-ri-đô-rô với sự giúp
dỡ của các tên nô lệ mưu trí là Vơn-pi-nơ và Phun-si-ơ đã dùng mưu chước cướp
được những cô gái nô lệ mà họ yêu từ tay tên “ma cô” Lu-cra- nô. Miếng mồi đưa
ra để nhử tên làm mối tham lam là chiếc tráp đựng bức gấm thêu vàng; chiếc tráp
này là của ăn cắp từ nhà người bố E-rơ-phi-lơ. Họ giấu nó vào nhà Lu-cra-nơ. Và
định sau đó buộc y vào tội ăn cắp. Sự bịp bợm đã thành công, Lu-cra-nô bị bêu rếu,
các chàng thanh niên giành được người yêu, và những kẻ nô lệ sau khi hồn thành
tốt đẹp trị lừa đảo đã hướng về người xem đề nghị họ tán đồng hành động của
mình trong phần kết thúc vở kịch theo kiểu La Mã.
Đặc điểm của vở: Viết bằng văn xuôi. Hành động xen kẽ với những điệu vũ
và trò phụ. Cuộc biểu diễn tiến hành trong ngững ngày hội giả trang và thu được
kết quả lớn.
Vở Những người cải trang (1509). Được lấy từ đời sống Ý.
Chàng thanh niên E-rô-xtơ-ra-tơ người Xi-xi-lơ đi đến Phe-ra-rơ học tập. Ở
đây anh yêu cô gái Pơ-li-nhe-xta và bí mật ăn ở với cơ ta. Để được gần gũi hơn với
người yêu, anh cải trang thành đầy tớ và vào ở nhà bố cô ta, cịn người đày tớ Đulip-pơ thì cải trang thành sinh viên thay thế anh đi học ở trường đại học; hơn nữa
tên đầy tớ cịn hỏi Pơ-li-nhe-xta làm vợ. Nhưng ông đốc tờ giàu có Cờ-lê-ăng-đờrô cũng muốn hỏi Pô-li-nhe-xta làm vợ. Để ngăn trở cuộc hôn nhân ấy và củng cố
vị trí của mình, nói đúng hơn, vị trí của E-rơ-xtơ-ra-tơ, Du-li-pơ tìm một anh chàng
người Xiên-nơ để nhờ hắn ta đóng vai ơng bố đáng kính trọng của mình. Nhưng

ơng bố của Pơ-li-nhe-xta biết rõ mối quan hệ giữa E-rơ-xtơ-ra-tơ với con gái mình
và tống anh chàng vào phịng giam ngay trong nhà. Cuộc hơn nhân của Pơ-li-nhexta và ơng đốc tờ già sắp được thực hiện thì ông bố thật của E-rô-xtơ-ra-tơ xuất
hiện, và xảy ra hàng loạt chuyện rắc rối, nực cười. Nhưng tất cả đều kết thúc một
cách êm đẹp, vì người chồng chưa cưới của Pơ-li-nhe-xta nhận ra Đu-li-pơ chính là


×