Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận nghiên cứu về hoạt động quản lý và giám sát thị trường chứng khoán đánh giá thực trạng hoạt động quản lý và giám sát thị trường chứng khoán của việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.47 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN SAU ĐẠI HỌC

CHUYÊN ĐỀ
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

CHUYÊN ĐỀ 8: Nghiên cứu về hoạt động quản lý và giám sát thị
trường chứng khoán. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý và giám
sát thị trường chứng khoán của Việt Nam và một số quốc gia khác.

Nhóm chun đề: Ngơ Thị Thu Ngân
Hồ Bảo Ngọc
Đặng Thị Nhung
Nguyễn Hoàng Nhung
Hà Cẩm Ninh

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hà nội - 2013

1. Khái quát về hoạt động quản lý và giám sát thị trường chứng khoán
1.1. Sự cần thiết của quản lý và giám sát thị trường chứng khoán
TTCK là nơi diễn ra các hoạt động phát hành, giao dịch mua bán một loại hàng hóa
đặc biệt là chứng khoán. TTCK là một loại thị trường đặc biệt, một sản phẩm cao cấp
của nền kinh tế thị trường. Tính phức tạp của TTCK được thể hiện ở cấu trúc và hoạt
động giao dịch trên thị trường. Vì vậy TTCK địi hỏi phải có sự quản lý giám sát chặt
chẽ trên cơ sở một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ
Lý do cần có sự quản lý và giám sát TTCK:
- Quản lý và giám sát TTCK đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư
- Đảm bảo tính hiệu quả, cơng bằng và minh bạch trong giao dịch chứng khốn


- Dung hịa lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường, đảm bảo tính ổn định tương
đối của thị trường.
- Hạn chế các gian lận phát sinh gây tác động xấu đến thị trường và các hoạt động
kinh tế - xã hội
- Ngăn chặn và kiểm soát các rủi rõ dẫn đến rủi ro hệ thống làm sụp đổ thị trường
- Đảm bảo an toàn trong hội nhập kinh tế
1.2. Quản lý thị trường chứng khốn
1.2.1. Mục tiêu quản lý
- Đảm bảo tính trung thực và minh bạch của thị trường
- Đảm bảo tính hiệu quả của thị trường
- Đảm bảo tính cơng bằng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.2.2. Các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán
a. Cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán
- Cơ quan này thực hiện chức năng quản lý thông qua việc ban hành hoặc đề nghị
các cơ quan cấp trên ban hành các văn bản pháp luật định hướng và điều tiết hoạch
động của thị trường. Ngoài ra các cơ quan này có thể sử dụng các hình thức khác để can
thiệp vào thị trường trong các trường hợp cần thiết khẩn cấp
- Thông thường các cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK gồm có Ủy ban Chứng
khốn và các Bộ ngành có liên quan như Bộ Tài Chính, NHNN… Tuy nhiên, UBCK là
cơ quan quản lý chuyên ngành đầy đủ của Nhà nước trong lĩnh vực này. UBCK quy
định vấn đề liên quan đến chứng khoán như: phát hành, mua bán, thanh toán, bảo lãnh,
phân phối…Bên cạnh đó, UBCK cịn thực hiện vai trị quản lý Nhà nước đối với Cơng
ty chứng khốn, các Sở giao dịch chứng khoán và các chủ thể khác tham gia trên
TTCK, thực hiện việc thanh tra giám sát nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường.
Ngồi ra, UBCK cịn chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan để điều hành TTCK
hoạt động hiệu quả

b. Các tổ chức tự quản
- Đặc điểm để nhận diện tổ chức tự quản:
+ Về cơ chế tài chính, phải tự cân đối thu – chi dựa vào nguồn thu từ các hoạt động
trên thị trường
+ Hoạt động phải nhằm phục vụ lợi ích chung của thị trường
- Trên thị trường chứng khốn có hai tổ chức tự quản
+ Sở giao dịch chứng khoán (bao gồm các cơng ty chứng khốn thành viên) chịu
trách nhiệm trực tiếp điều hành và quản lý các hoạt động diễn ra trên Sở. Ngoài ra Sở
giao dịch chứng khốn cịn chịu trách nhiệm cung cấp thơng tin liên quan đến chứng
khoán niêm yết, giao dịch trên cơ sở chủ thể phát hành chúng
+ Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán (tổ chức xã hội – nghề nghiệp) nhằm
đảm bảo dung hịa lợi ích các thành viên trên cơ sở đảm bảo lợi ích chung của thị
trường

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hoạt động điều hành các giao dịch qua quầy, đại diện cho cơ quan chứng khoán nêu
lên những kiến nghị với cơ quan nhà nước; thu thập và phản ảnh các kiếu nại của khách
hàng tới các đơn vị thành viên
1.2.3. Các hình thức quản lý thị trường chứng khốn
- Quản lý bằng pháp luật: Sử dụng các Văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước,
các quy định của mình làm cơng cụ để quản lý các hoạt động diễn ra trên thị trường
chứng khốn. Đây là hình thức cổ điển và được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế
giới
- Các tổ chức tự quản: Trên cơ sở các văn bản pháp quy, sự định hướng và phân cấp
quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức như SGDCK, Hiệp hội các nhà kinh
doanh chứng khoán tự quản lý một số hoạt động của ngành mình
1.2.4. Nội dung quản lý thị trường chứng khốn
- Quản lý phát hành: bao gồm chế độ đăng ký, chế độ cấp phép

- Quản lý các giao dịch trên TTCK: là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên
của các cơ quan quản lý. Việc giao dịch phải đảm bảo ngun tắc: cơng khai, bình
đẳng, cạnh tranh và trung thực
+ Quản lý Sở giao dịch chứng khoán: đây là thị trường chứng khoán tập trung,
chiếm phần lớn doanh số giao dịch của thị trường chứng khoán. Việc quản lý dựa trên
những quy định rất nghiêm ngặt. Nội dung quan trọng của quản lý SGDCK là quản lý
chứng khoán đưa ra thị trường
+ Quản lý thị trường phi tập trung: thị trường mà các giao dịch chứng khốn tiến
hành ngồi SGD. Việc quản lý thị trường phi tập trung được tiến hành dựa trên các quy
định pháp lý bắt buộc và một hành lang mở cho các hoạt động giao dịch. Thơng qua
quản lý các nhà kinh doanh chứng khốn; và quản lý chứng khoán quốc tế…
1.3. Giám sát thị trường chứng khoán
1.3.1. Khái niệm
Là hoạt động diễn ra thường xuyên và quan trọng trong việc giữ vững sự ổn định
cũng như định hướng hoạt động của thị trường

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Giám sát hoạt động TTCK là tiến hành theo dõi, kiểm tra các hoạt động của các chủ
thển tham gia thị trường và các hoạt động diễn ra trên thị trường nhằm phát hiện và xử
lý kịp thời các vi phạm khuyến kích, phát huy kịp thời các hành vi tốt đảm bảo giữ
vững mục tiêu hoạt động của thị trường
1.3.2. Nội dụng giám sát
a. Giám sát sở giao dịch:
Cơ quan quản lý nhà nước giám sát, kiểm tra hoạt động của các Sở giao dịch thông
qua việc đọc, kiểm tra và phân tích sổ sách của Sở GD, xem xét tình hình tài chính và
đánh giá xu hướng phát triển Sở giao dịch. Việc giám sát hoạt động của các SGD của
cơ quan chủ quản thường được phân chia thành các Vụ chức năng: giám sát phát hành,
giám sát niêm yết, giám sát giao dịch… nhằm thực hiện theo dõi chứng khoán và giám

sát thị trường
b. Giám sát các thành viên SGD CK
- Giám sát tổ chức niêm yết
- Giám sát cơng ty mơi giới, kinh doanh chứng khốn và công ty quản lý quỹ
1.3.3. Phương thức giám sát thị trường chứng khoán
- Theo dõi chứng khoán: theo dõi chứng khoán trong ngày và theo dõi chứng khoán
trong khoảng thời gian
- Thanh tra
- Xử lý kỷ luật
2. Một số mơ hình quản lý giám sát thị trường chứng khốn ở các nước
2.1. Cơ quan quản lý TTCK
- Mỹ: Cơ quản quản lý là UBCK (SEC - thành lập năm 1934). Là cơ quan có tính
độc lập cao đứng đầu là Chủ tịch và 4 Ủy viên hội đồng do Tổng thống bổ nhiệm với
nhiệm kỳ 5 năm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


SEC có quyền lực rộng rãi từ việc ban hành các quy định, cấp phép kinh doanh, cấp
phép thành lập SGD đến kiểm tra và giám sát, xử lý kỷ luật các chủ thể tham gia thị
trường
- Anh quốc: Ủy ban chứng khoán và đầu tư (SIB – thành lập năm 1986) – mơ hình
quản lý đặc thù, mơ hình tự quản cao, Chính phủ chỉ quản lý và giám sát rất ít. SIB chịu
sự giám sát trực tiếp của Bộ trưởng bộ tài chính, nhưng khơng được cấp kinh phí từ
ngân sách, nhân viên của SIB khơng phải là cơng chức viên chức của Chính phủ
- Tại Nhật Bản: chưa có UBCK với tư cách là một cơ quan quản lý nhà nước ngang
Bộ, Tổng cục chứng khoán thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý và giám sát thị
trường. Ngồi ra, cịn có các cơ quan quản lý phụ trợ khác trong lĩnh vực chứng khoán
như: Hội đồng chứng khoán; Hội đồng kế toán kinh doanh; Ủy ban thanh tra chứng
nhận kế tốn cơng. Đến năm 1992, Uỷ ban giám sát và giao dịch chứng khoán được

thành lập nhằm đảm bảo tính cơng bằng, cơng khai và an tồn trong kinh doanh chứng
khốn cho các nhà đầu tư tại Sở giao dịch. Uỷ ban này trực thuộc Bộ Tài chính và hoạt
động tương đối dộc lập với các tổ chức khác. Mơ hình quản lý của Nhật Bản cũng phát
huy rất cao tính tự quản.
- Tại Hàn Quốc, tồn tại song song 2 cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán
gồm UBCK Hàn Quốc (KSEC) và Uỷ ban giám sát chứng khoán (SSB). KSEC và
SSB chịu trách nhiệm quản lý và giám sát thị trường chứng khốn dưới sự chỉ đạo của
Bộ Tài chính. Chủ tịch UBCK đồng thời là Lãnh đạo Uỷ ban giám sát, ngồi việc quản
lý thị trường chứng khốn và các định chế liên quan cịn quản lý, kiểm sốt trực tiếp thị
trường, các cơng ty chứng khốn, các tổ chức niêm yết, các nhà đầu tư hoặc nhà phát
hành nước ngoài.
- Tại Trung Quốc, Uỷ ban quản lý chứng khoán (CSRC) thành lập năm 1992 là cơ
quan thuộc Quốc Vụ Viện Trung Quốc, thực hiện chức năng quản lý thị trường chứng
khốn. Sau đó Uỷ ban này kết hợp với Uỷ ban giám sát thị trường và đổi tên tành Uỷ
ban giám quản chứng khoán.
2.2. Giám sát TTCK

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tại đa số các nước, hệ thống giám sát có trách nhiệm quan trọng nhất là giám sát,
kiểm tra việc thực thi các quy định trong lĩnh vực chứng khốn.
Mơ hình phân cấp giám sát thị trường chứng khốn của Mỹ như sau:
Cấp 1: UBCK giám sát các tổ chức tự quản trong việc yêu cầu các thành viên của họ
tuân thủ đúng các luật về chứng khoán và điều lệ tự quản.
Cấp 2: Các tổ chức tự quản giám sát thành viên của mình và các chủ thể tham gia thị
trường bằng cách thiết lập, thực hiện và đánh giá các tiêu chuẩn đề ra.
Cấp 3: UBCK và tổ chức tự quản giám sát các cơng ty chứng khốn, các cơng ty
quản lý quỹ đầu tư chứng khốn.
Nội dung chính của việc giám sát là kiểm tra tình hình tài chính và mức độ tuân thủ

các chỉ tiêu tài chính theo luật định. Đồng thời, xem xét các giao dịch trái phép với giá
cả và khối lượng vượt chuẩn định, giao dịch nội gián hoặc sử dụng tiền ký quỹ của
khách hàng sai mục đích.
3. Thực trạng quản lý và giám sát thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Thị trường chứng khốn Việt Nam chính thức đi vào hoạt động ngày 20/7/2000 với
sự khai trương của trung tâm giao dịch chứng khốn TP Hồ Chí Minh. Trước đó, để
chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường, UBCKNN (SSC) được thành lập theo Nghị định
75/CP ngày 28/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ. SSC là cơ quan trực thuộc Chính
phủ, có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện về pháp lý, hàng hóa, con người và cơ sở vật
chất cho thị trường chứng khoán Việt Nam. SSC là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất
trong lĩnh vực chứng khoán. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư
pháp quản lý nhà nước về một số vấn đề nhất định trong lĩnh vực chứng khốn.
3.1. Mơ hình quản lý và giảm sát TTCK ở Việt Nam
3.1. Cơ quan quản lý, giám sát ở Việt Nam
3.1.1. Mơ hình quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam
Tại Việt Nam, Ủy ban chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Chính phủ thực
hiện chức năng tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán và TTCK, Ủy ban
chứng khoán Nhà nước có vai trị rất lớn trong việc tổ chức và quản lý nhà nước về
chứng khoán và TTCK với mục tiêu chính là tạo ra mơi trường thuận lợi cho việc huy
động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an tồn, cơng
khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.
 Mơ hình trong giai đoạn đầu
Trong giai đoạn đầu, mơ hình quản lý nhà nước đối với TTCK là:
- Cơ quan quản lý độc lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ
- Chính phủ trực tiếp thơng qua UBCKNN để triển khai chức năng quản lý đối với

TTCK
- Cơ cấu lãnh đạo của UBCKNN gồm có Chủ tịch, Phó chủ tịch và các ủy viên kiêm
nhiệm cấp Thứ trưởng của các Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo mô hình này, UBCKNN có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý và giám sát các hoạt
động của TTGDCK, cấp phép phát hành chứng khốn ra cơng chúng của tổ chức niêm
yết, cấp phép thành lập và giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ
chứng khoán và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ.
Với hình thức tổ chức như trên, có thể thấy UBCKNN có vị thế tương đối độc lập
trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, có đủ thẩm quyền cần thiết để chỉ đạo trong
toàn ngành. Do vậy UBCKNN có thể hồn tồn chủ động trong việc xây dựng các
chính sách, chiến lược phát triển TTCK; đưa ra các quyết định quản lý và giám sát
TTCK; soạn thảo các văn bản pháp luật trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành hay
chủ động ban hành trong phạm vi thẩm quyền quy định.
Tuy nhiên, việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước như trên lại làm cho hoạt dộng
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chứng khoán và TTCK lại bị chia cắt thành nhiều đầu
mối. Ngoài UBCKNN là cơ quan quản lý đầu ngành TTCK thì Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Ban chỉ đạo đổi mới phát triển
doanh nghiệp cũng có nhiều thẩm quyền ban hành các chính sách nhất định chi phối
TTCK.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Mơ hình hiện tại:
Để triển khai có hiệu quả hơn nhiệm vụ điều phối hoạt động của các Bộ, ngành chức
năng trong việc thúc đẩy TTCK phát triển, ngày 19/2/2004 Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính. Theo đó Chính phủ
ủy quyền cho Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK Việt
Nam. UBCK là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính và có tư cách pháp nhân, có trách

nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng
khoán và TTCK; trực tiếp quản lý và giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK, quản
lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán và TTCK theo quy định của pháp
luật.
Cơ cấu tổ chức của lãnh đạo UBCKNN gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và dưới đó
là các đơn vị chức năng (đổi tên các Vụ thành các Ban) và các tổ chức trực thuộc.
Như vậy, sự điều chỉnh mơ hình tổ chức UBCKNN sang trực thuộc Bộ Tài chính đã
khắc phục được những tồn tại của mơ hình cũ, giải quyết được tình trạng tồn tại nhiều
đầu mối quản lý nhà nước đối với TTCK. Với vai trị là cơ quan điều hành chính sách
tài chính vĩ mô, cơ quan quản lý và phát triển thị trường tài chính, việc hoạch định và
ban hành các chính sách quản lý nhà nước đối với TTCK sẽ nhanh nhạy và hiệu quả
hơn. Từ đó sẽ hạn chế được tình trạng khơng ăn khớp giữa các chính sách, gây khó
khăn trở ngại trong quá trình quản lý và phát triển TTCK.
Tuy nhiên, mơ hình này cũng bộc lộ hạn chế là việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài
chính đã làm giảm tính độc lập và hạn chế quyền của UBCKNN trong thực hiện chức
năng quản lý, làm giảm tính chủ động của UBCKNN và gia tăng tính phức tạp về thủ
tục hành chính trong q trình ban hành các chính sách, chế độ quản lý và phát triển
TTCK.
3.1.2. Hệ thống giám sát TTCK Việt Nam.
Hệ thống giám sát TTCK Việt Nam được xây dựng theo mơ hình phân cấp. Mục
đích hoạt động của hệ thống là nhằm giám sát việc tuân thủ pháp luật của tất cả các đối
tượng, chủ thể tham gia vào các hoạt động phát hành, niêm yết,chứng khoán, đảm bảo

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cho hoạt động của TTCK được an tồn, cơng bằng, cơng khai, có hiệu quả, bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Hệ thống bao gồm:
- UBCKNN giám sát các tổ chức phát hành, SGDCK và các tổ chức trung gian trên

TTCK
- Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khốn giám sát hàng ngày
các cơng ty chứng khốn thành viên và các giao dịch trên Sở, từ đó tổng hợp, phân tích,
phát hiện các sai phạm báo cáo lên UBCKNN.
- Các tổ chức trung gian trên thị trường xây dựng hệ thống giám sát nội bộ trên cơ
sở các qui định của pháp luật.
3.2. Thực trạng quản lý, giám sát TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua
3.2.1. Thực trạng TTCK thời gian vừa qua
TTCK vốn là biểu trưng của sự công bằng, minh bạch, nhưng TTCK Việt Nam
trong hơn 12 năm qua vẫn chưa xử lý được tồn tại lớn nhất là thiếu công bằng và thiếu
minh bạch. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những bê bối của các CTCK, công ty
niêm yết, dẫn đến người đầu tư đã và đang từng bước rút khỏi thị trường.
Không công bằng trong giao dịch bây giờ là chuyện nhỏ, nhưng không công bằng
giữa các cổ đông trong cùng công ty niêm yết là câu chuyện lớn. TTCK Việt Nam hoạt
động trên một nền tảng các chuẩn mực quản trị công ty cổ phần đại chúng, nhưng tại
nhiều công ty niêm yết và công ty đại chúng, phương cách quản trị cơ bản vẫn như là
DNNN, hoặc như là doanh nghiệp tư nhân. Nhiều người đầu tư nhỏ (cổ đông thiểu số)
như bị bỏ rơi, quyền lợi hợp pháp của họ bị xâm phạm. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
với vị trí pháp lý và bộ máy như hiện nay, dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng chưa làm được
vai trị người trọng tài, người bảo vệ lợi ích hợp pháp cho mọi cổ đông trong công ty
đại chúng. Nhiều người đầu tư nhỏ nhìn thấy sự lép vế, thua thiệt, tất yếu họ phải tìm
cách rút khỏi thị trường
Trong khi đó, dù đã ở tuổi 13, nhưng TTCK Việt Nam vẫn nghèo nàn về chứng
khoán và đơn điệu về giao dịch. Số chứng khoán niêm yết tại 2 Sở giao dịch đến nay là

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


705 mã, chưa phải là con số đáng kể ở một đất nước hơn 85 triệu dân và trên 400.000
doanh nghiệp đang hoạt động. Những đơn vị kinh tế lớn thuộc các ngành kinh tế chủ

chốt vẫn thuộc sở hữu Nhà nước, đang nằm ngồi TTCK.
Số chứng khốn và giá trị vốn niêm yết thấp, thì giá trị giao dịch thấp là một vấn đề.
Các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường đến nay vẫn chỉ đơn điệu là cổ phiếu
phổ thông, rất nhiều loại cổ phiếu khác, Luật Doanh nghiệp đã cho phép phát hành,
nhưng vẫn chưa được doanh nghiệp phát hành, hoặc phát hành chưa đúng chuẩn. Nhiều
loại chứng khốn phái sinh, là những cơng cụ đầu cơ thơng minh, an tồn, kích hoạt giá
trị giao dịch rất mạnh mẽ, TTCK thế giới đã giao dịch hàng trăm năm, TTCK Việt Nam
vẫn chưa có. Thực tế trên các TTCK thế giới cho thấy, khi mà nền kinh tế có vấn đề,
giao dịch cổ phiếu, trái phiếu bị chững lại, thì TTCK vẫn giao dịch sơi động từ các loại
chứng khốn phái sinh, CTCK vẫn có thu nhập.
Tiếp đến, các loại chứng khoán phái sinh, như hợp đồng về quyền lựa chọn, hợp
đồng tương lai... là những công cụ tốt cho giới đầu tư và kinh doanh chứng khốn
chun nghiệp. Giao dịch chứng khốn phái sinh có giá trị kích hoạt giao dịch cổ phiếu.
Lịch sử phát triển của TTCK thế giới cho thấy, chưa có thị trường nào mà giao dịch
chứng khoán phái sinh làm cản trở giao dịch cổ phiếu. TTCK Mỹ trong 2 năm 2008 2009 bị suy giảm nghiêm trọng do khủng hoảng tài chính, có một giai đoạn họ cấm giao
dịch bán khống, nhưng khơng cấm giao dịch chứng khốn phái sinh. Hiểu thấu đáo bản
chất của các công cụ phái sinh sẽ thấy được vị trí quan trọng của nó trên TTCK. Rất
tiếc cho TTCK Việt Nam trong bối cảnh “chợ chiều” hiện nay, khi những cơng cụ kích
hoạt tính thanh khoản thiếu vắng hoặc chưa đủ quy chuẩn pháp lý để thực hiện.
Thứ ba, các yếu tố kinh tế vĩ mô, như là tỷ giá, lãi suất, lạm phát, thuế thu nhập từ
đầu tư chứng khoán đang bất lợi cho đầu tư chứng khốn. Lạm phát và tỷ giá khơng ổn
định, biến động theo hướng giảm giá trị của đồng Việt Nam so với các ngoại tệ mạnh,
thì rất khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Lãi suất ngân hàng cao hơn lợi nhuận bình
qn của nền kinh tế ln là điểm bất lợi cho đầu tư chứng khoán. Với lãi suất ngân
hàng hiện nay, người đầu tư sẽ thoái vốn ở TTCK để gửi ngân hàng, vì thu nhập cao
hơn, an toàn và đơn giản hơn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Thứ tư, thuế thu nhập cá nhân không đánh vào tiền gửi tiết kiệm, mà đánh vào đầu
tư chứng khoán là một chuyện ngược đời (!), nhất là trong tình hình tài chính doanh
nghiệp đang rất yếu kém hiện nay. Người dân có 100 triệu đồng gửi ngân hàng, ngân
hàng dùng số tiền đó cho vay, nền kinh tế sẽ nhận được 90 triệu đồng vốn kinh doanh
ngắn hạn (trừ 10% dự trữ bắt buộc). Số vốn đó hình thành vốn nợ của đơn vị vay.
Ngược lại, nếu người đó đầu tư cổ phiếu, nền kinh tế sẽ nhận được đầy đủ 100 triệu
đồng và số vốn đó hình thành vốn cổ phần (vốn chủ), gọi là vốn tự có.
Cơ cấu tài chính doanh nghiệp Việt Nam nói chung cịn rất yếu, vốn nợ chiếm trên
70%, vốn chủ không quá 30%. Để lành mạnh tài chính DN, phải lật ngược con số đó,
vốn chủ/vốn nợ xấp xỉ 70/30. Làm được như vậy, nền kinh tế sẽ có sự thay đổi về chất,
từ đó giảm được lãi suất ngân hàng (cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay), doanh
nghiệp có vốn tích lũy đầu tư phát triển. Vì vậy, nên bỏ thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư
cổ phiếu. Bỏ thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư cổ phiếu lúc này cịn là một động lực góp
phần thúc đẩy q trình cổ phần hóa DNNN đang giậm chân tại chỗ.
3.2.2. Thực trạng quản lý và giám sát thị trường
a. Tích cực
Trong giai đoạn 2000-2009, cơng tác quản lý Nhà nước và điều hành TTCK được
thực hiện tương đối linh hoạt, bảo đảm TTCK vận hành an toàn và phát triển ổn định,
không để xảy ra đổ vỡ, xáo trộn lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, từng bước nâng cao năng lực giám sát và cưỡng chế thực thi quy định của pháp
luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Hoạt động quản lý và giám sát
TTCK với trọng tâm lấy việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư là nịng cốt; các chính
sách quản lý TTCK đã thể hiện mục tiêu tăng cường tính cơng khai, minh bạch, từng
bước áp dụng các thơng lệ về quản trị công ty tốt, các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán
quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức quốc tế các UBCK (IOSCO).
Thiết lập cơ chế giám sát TTCK chuyên sâu, chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế.
Công tác thanh tra, giám sát của UBCKNN tập trung vào: giám sát tuân thủ các tổ chức
trung gian thị trường; giám sát tuân thủ các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết; giám
sát tuân thủ của các SGDCK, TTLKCK; bên cạnh đó, giám sát giao dịch trên TTCK


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhằm phát hiện các hành vi lạm dụng thị trường; thanh tra thực hiện chức năng cưỡng
chế thực thi.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc quản lý, vận hành và giám
sát thị trường, nhưng công tác quản lý, điều hành TTCK trong thời gian qua vẫn còn
một số tồn tại và hạn chế nhất định như: công tác ban hành các văn bản pháp luật, các
chính sách điều hành thị trường chưa linh hoạt, cịn bị động và chậm so với yêu cầu
thực tiễn phát triển của TTCK; công tác quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi còn
nhiều bất cập.
Tổ chức và giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán trên HOSE, đảm bảo thị
trường hoạt động công khai, công bằng, minh bạch và hiệu quả.
Sự phát triển của thị trường cũng tỷ lệ thuận với những thách thức đối với hoạt động
giám sát giao dịch của HOSE, khi mà các hành vi vi phạm giao dịch trong lĩnh vực
chứng khoán ngày càng nhiều và trở nên tinh vi, phức tạp hơn. Để hỗ trợ cho công tác
giám sát, HOSE đã xây dựng hệ thống tiêu chí giám sát và các tham số cảnh báo các
giao dịch bất thường, nhằm phát hiện kịp thời các chứng khốn có biến động bất
thường. Nhờ những phát hiện, báo cáo của HOSE, UBCKNN đã xử lý nhanh, thích
đáng nhiều trường hợp vi phạm như thao túng giá chứng khốn, giao dịch nội gián...
Khơng chỉ đặt trọng tâm vào công tác giám sát các hoạt động giao dịch của nhà đầu
tư, HOSE còn tăng cường giám sát nghĩa vụ công bố thông tin cũng như nâng cao chất
lượng thông tin được công bố của các công ty niêm yết và các công ty thành viên thông
qua việc kiểm tra các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh…, ra quyết định xử
lý kịp thời các trường hợp vi phạm góp phần minh bạch hóa thị trường. Phần mềm công
bố thông tin đã được triển khai đến 100% công ty niêm yết. Công tác giám sát các
CTCK thành viên cũng đặc biệt được tăng cường trong giai đoạn tái cấu trúc các CTCK
hiện nay.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



b. Hạn chế
 Hoạt động quản lý TTCK
- Các văn bản pháp lý mặc dù đã được ban hành khá hệ thống và đầy đủ nhưng vẫn
còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, khung pháp lý chưa thực sự đủ mạnh
- Các văn bản pháp luật chuyên ngành và các văn bản pháp luật chung tham gia điều
chỉnh lĩnh vực chứng khốn và TTCK vẫn cịn tồn tại những điểm chưa thống nhất, gây
mâu thuần và khó khăn trong quá trình áp dụng, làm phức tạp hơn công tác quản lý và
giám sát TTCK
- Công tác quản lý, giám sát hoạt động và tuân thủ pháp luật trên TTCK vẫn còn
nhiều bất cập, đặc biệt là giám sát công bố thông tin, hoạt động của các CTCK, việc
tuân thủ quy chế giao dịch của nhà đầu tư nước ngồi
- Hoạt động của TTCK tự do OTC cịn ở phạm vi khá rộng. Do thiếu tính cơng khai,
minh bạch, không được quản lý và giám sát nên khả năng xảy ra rủi ro cao gây bất ổn
cho thị trường chính thức và hệ thống tài chính
- Cơng tác tạo hàng cho thị trường cịn hạn chế, cơng tác điều tiết thị trường chưa
thực sự linh hoạt và hiệu quả
- Các hoạt động hỗ trợ cho quản lý và phát triển TTCK như đầu tư nâng cấp hệ
thống giao dịch cịn chậm chễ, cơng tác thống kê, tin học, đào tạo, thông tin tuyên
truyền chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của thị trường

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Hoạt động giám sát TTCK
- Lực lượng thanh tra chứng khoán chưa theo kịp sự phát triển quá nhanh của
TTCK. Hiện tại, nhân lực thanh tra chứng khoán chỉ khoảng 20 người, trong khi thị
trường có nhiều vấn đề, nhiều đầu mối và nhiều giao dịch phải theo dõi.
- Việc giám sát cịn rất thủ cơng khiến hoạt động điều tra khá khó khăn

- Nguồn nhân lực phục vụ cơng tác cịn hạn chế cả về chất lượng lẫn số lượng, do đó
làm giảm khả năng bảo vệ thị trường và tất yếu việc bảo vệ nhà đầu tư chắc chắn bị ảnh
hưởng
- Năng lực giám sát cưỡng chế, thực thi của cơ quan quản lý nhà nước còn yếu, hệ
thống chính sách cịn thiếu
- Mức xử phạt dối với các trường hợp vi phạm các hoạt động TTCK vẫn cịn thấp,
chủ yếu là xử phạt hành chính
- Việc phát hiện những sai phạm và xử lý trong hoạt động giám sát còn yếu kém.
Trên thực tế sai phạm xảy ra nhiều hơn so với việc phát hiện được
Liên tiếp thời gian qua, hàng loạt các vụ bê bối trên thị trường chứng khoán được
hiển hiện. Doanh nghiệp lãi nhiều năm bỗng một ngày đứng bên bờ vực phá sản, hay
những vụ “đi đêm” thâu tóm, mua bán sáp nhập doanh nghiệp, khiến nhà đầu tư đặt câu
hỏi, cơ quan giám sát ở đâu. Để đến khi sự vụ vỡ lở, nhà đầu tư chỉ cịn nhìn sự kiện đã
rồi. Ví như những sai phạm tại SMES, SBS diễn ra từ năm 2010, nhưng đến năm 2012
mới được điều tra. Hay như việc không minh bạch và công bố thông tin không đầy đủ
đẩy nhà đầu tư vào mớ bòng bong của sở hữu chéo, mua bán cổ phiếu không xin phép
chấp nhận phạt để rồi lại tiếp tục tái phạm.
Có thể kể đến một số hành vi vi phạm trên thị trường như : vi phạm nguyên tắc an
toàn trong quản lý vốn, tài sản của CTCK, các quy định về báo cáo tài chính.
Nhìn lại thị trường thời gian qua, dù hệ thống pháp luật chứng khoán không quá
thiếu thốn, nhưng thực trạng tái phạm và vi phạm cho thấy, cơng tác giám sát cịn nhiều
bất cập, chế tài chưa đủ tính răn đe. Mức xử phạt vi phạm 500 triệu đồng vẫn được xem
là quá thấp. Biện pháp bổ sung như thu hồi thu nhập bất chính lại đang vấp phải những

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vướng mắc vì chưa có hướng dẫn cụ thể về cơng thức tính mức thu nhập bất chính từ
hành vi vi phạm. Việc phát hiện các hiện tượng vi phạm vì thế chỉ là điều kiện cần
trong đảm bảo an toàn cho thị trường. Một khi các chế tài xử lý vi phạm khơng hiệu quả

sẽ vơ hiệu hóa chức năng của hoạt động giám sát.
3.2.3. Hướng đi cho TTCK trong thời gian tới
Để vượt qua những rào cản này vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật và các tiêu chí
giám sát thị trường cần được UBCKNN thực thi trong ngắn hạn.
Tuy nhiên nhìn về dài hạn, cần xây dựng Luật thanh tra, giám sát tài chính phân
định rõ đối tượng chịu sự giám sát và phạm vi quyền hạn của cơ quan thanh tra giám
sát, cơ chế phối hợp thông tin tránh hiện tượng đùn đẩy tránh nhiệm cho nhau.
Phân tích cụ thể rõ ràng vai trị trách nhiệm của từng cơ quan giám sát chuyên
ngành. Từng bước hồn thiện UBGSTCQG, trong đó trao quyền cho cơ quan này xây
dựng dự thảo luật cũng như các quy định về quy chế hoạt động giám sát và xử lý vi
phạm trên cả 3 lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm và ngân hàng. Đồng thời xây dựng hệ
thống cảnh báo sớm, cảnh báo từ xa, phát hiện rủi ro trên thị trường tài chính và chia sẻ
với cơ quan giám sát chuyên ngành cùng thanh tra giám sát hoạt động thị trường. Tiến
tới xây dựng mơ hình hợp nhất các cơ quan giám sát tập trung dưới sự điều hành của
UBGSTCQG…

 Công khai mọi kết quả thanh tra và xử lý vi phạm khi liên quan đến thị  trường. Đâ
y là điều mà nhà đầu tư hiện đang rất mong chờ, vì thực hiện được điều này sẽ giúp
tăng tính minh bạch của thị trường lên rất nhiều trong quan niệm của các nhà đầu tư.
Những giải pháp trên có thể trở thành hiện thực và đi vào thực tiễn hoạt động TTCK ha
y khơng là địi hỏi ở sự lỗ lực và sự quyết tâm của các  đơn vị chức năng của UBCKNN
và chính những thành viên tham gia TTCK.
Hồn thiện quy trình thanh tra và xử lý vi phạm. Công khai mọi kết quả thanh tra và
xử lý vi phạm khi liên quan đến thị trường. Đây là điều mà nhà đầu tư hiện đang
rất mong chờ, vì thực hiện được điều này sẽ giúp tăng tính minh bạch của thị
trường lên rất nhiều trong quan niệm của các nhà đầu tư.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Những giải pháp trên có thể trở thành hiện thực và đi vào thực tiễn hoạt động TTCK
hay không là đòi hỏi ở sự lỗ lực và sự quyết tâm của các đơn vị chức năng của
UBCKNN và của chính những thành viên tham gia TTCK.

 

 

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×