Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

bài tập lớn tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.03 KB, 36 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI:
ANH/ CHỊ HÃY TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH CÁCH GIẢI QUYẾT
XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐIỀU
ƯỚC QUỐC TẾ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN.
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Tư pháp quốc tế
Mã phách:.............................................

HÀ NỘI - 2021


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập mơn Tư pháp quốc tế và tiến hành nghiên cứu
đề tài “Anh/ chị hãy trình bày và phân tích cách giải quyết xung đột pháp luật
về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
và điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên”. Chủ nhiệm đề tài đã tập trung
nghiên cứu đề tài và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên bộ môn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành tới giảng viên bộ môn Tư pháp quốc
tế. Cảm ơn thầy đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tơi trong q trình nghiên cứu
đề tài.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nghiên cứu có trong đề tài là do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung
thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn nghiên cứu. Các kết quả này chưa


từng được cơng bố với bất kì cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021


DANH MỤC VIẾT TẮT
TPQT
BLDS
ĐƯQT
XĐPL

Tư pháp quốc tế
Bộ luật Dân sự
Điều ước quốc tế
Xung đột pháp luật


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý chọn đề tài..........................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài...................................................................1
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..............................................................2

5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................3
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.........................................................3
7. Kết cấu đề tài...........................................................................................3
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT XUNG
ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI 5
1.1. Một số khái niệm liên quan..................................................................5
1.1.1. Xung đột pháp luật............................................................................5
1.1.2. Điều ước quốc tế...............................................................................6
1.1.3. Quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài.................................................7
1.2. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật.........................................8
1.3. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu có yếu tố nước
ngồi..........................................................................................................10
1.4. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu theo pháp luật các
nước..........................................................................................................10
Tiểu kết Chương 1...................................................................................14
CHƯƠNG 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ
HỮU CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VIỆT NAM LÀ THÀNH
VIÊN...............................................................................................................15
2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi
theo quy định của pháp luật Việt Nam......................................................15


2.2. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi
theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên....................................20
Tiểu kết Chương 2...................................................................................22
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP
LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI.....................23
3.1. Đánh giá cách giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu

tố nước ngồi theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế
Việt Nam là thành viên..............................................................................23
3.2. Định hướng thiện pháp luật Việt Nam trong giải quyết xung đột pháp
luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi...............................................24
3.2.1. Khơng cần thiết phải xây dựng một đạo luật Tư pháp quốc tế riêng
ở Việt Nam................................................................................................24
3.2.2. Cần xử lý tốt mối quan hệ giữa các quy phạm pháp luật trong các
đạo luật chuyên ngành với các quy phạm pháp luật trong Bộ luật Dân sự
điều chỉnh các mối quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài..25
3.2.3. Mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế để ký kết, gia nhập các điều ước
quốc tế trong đó có chứa các quy phạm pháp luật xung đột thống nhất
điều chỉnh các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngồi.......26
Tiểu kết Chương 3...................................................................................28
KẾT LUẬN....................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................30


MỞ ĐẦU
1. Lý chọn đề tài
Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang mở rộng
quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia lớn nhỏ trên thế giới bằng việc tham gia
ký kết điều ước quốc tế để cùng nhau hợp tác phát triển trên mọi lĩnh vực.
Trong bối cảnh đó, các quan hệ có yếu tố nước ngoài ngày càng gia tăng, nhất
là quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi. Tình hình đó tất yếu sẽ kéo theo những
hậu quả làm phát sinh các vụ tranh chấp có liên quan đến quyền sở hữu đòi
hỏi pháp luật phải giải quyết kịp thời. Khác với việc giải quyết các quyền sở
hữu thông thường, việc giải quyết quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi thường
liên quan đến nguyên tắc chọn luật áp dụng vì nó xảy ra hiện tượng xung đột
pháp luật, do quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi sẽ chịu sự điều chỉnh của ít
nhất hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, do trình độ phát

triển kinh tế, văn hóa- xã hội, phong tục tập quán của mỗi quốc gia là khác
nhau nên hệ thống pháp luật cũng khác nhau.
Vậy pháp luật Việt Nam giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu
có yếu tố nước ngoài như thế nào? Những xung đột pháp luật về quyền sở
hữu có yếu tố nước ngồi theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên được giải quyết ra sao?
Chính những thắc mắc đó, tơi đã chọn đề tài “Anh/ chị hãy trình bày
và phân tích cách giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố
nước ngồi theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế Việt
Nam là thành viên” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, vấn đề giải quyết xung đột pháp trong lĩnh vực quyền sở
hữu không phải là một đề tài mới, đã có khá nhiều cơng trình viết về đề tài
này như: “Quyền lựa chọn pháp luật trong Tư pháp quốc tế” của tác giả Đỗ

1


Văn Đại (2013), “Góp phần hồn thiện Phần 5 Bộ luật Dân sự (sửa đổi) về
pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi” của tác giả
Trần Minh Ngọc (2015). Ngồi ra, cịn một số bài viết về giải quyết xung đột
pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi đăng trên các tạp chí chun
ngành. Những cơng trình nghiên cứu nêu trên đã góp phần làm rõ những vấn
đề lý luận về giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước
ngồi theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế Việt Nam là
thành viên, là tài liệu cho tôi tham khảo trong q trình thực hiện đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục đích nghiên cứu: Khái quát chung giải quyết xung đột pháp
luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi; trình bày, phân tích cách giải
quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài theo quy định

của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên; đề xuất
một số phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong giải quyết xung
đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài tập
trung vào giải quyết những nhiệm vụ chính như sau:
Thứ nhất, khái quát chung giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở
hữu có yếu tố nước ngồi và đưa ra cách giải quyết xung đột pháp luật về
quyền sở hữu theo pháp luật các nước.
Thứ hai, trình bày, phân tích cách giải quyết xung đột pháp luật về
quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và
điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên.
Thứ ba, đánh giá thực trạng từ đó đề xuất một số phương hướng hoàn
thiện pháp luật Việt Nam trong giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu
có yếu tố nước ngoài.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2


+ Đối tượng nghiên cứu: Đề tài có đối tượng nghiên cứu là cách giải
quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi theo quy định
của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên.
+ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định pháp
luật Việt Nam về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi từ khi có Bộ luật Dân sự
năm 2015 đến nay và các điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ dân sự quốc tế
mà Việt Nam là thành viên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài bao gồm những
phương pháp sau đây: phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch,
phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
+ Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần làm phong phú thêm những vấn đề
lý luận về giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước
ngoài, đồng thời là cơ sở để đề xuất một số phương hướng hoàn thiện pháp
luật Việt Nam trong giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố
nước ngoài.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Với kết quả đạt được, tôi hy vọng rằng, đề tài sẽ
là một trong những nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc giải quyết
xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam và
phục vụ quá trình nghiên cứu học tập.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chủ yếu của đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những lý luận chung về giải quyết xung đột pháp luật
về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi.

3


Chương 2: Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu
tố nước ngồi theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế
Việt Nam là thành viên.
Chương 3: Đánh giá và đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật
Việt Nam trong giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố
nước ngoài.

4


CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT XUNG

ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Xung đột pháp luật
Trên thế giới có hàng trăm quốc gia, mỗi quốc gia lại có lãnh thổ, chủ
quyền riêng. Điều đó đồng nghĩa với việc để thực hiện chủ quyền của mình
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, các quốc gia đều phải xây dựng riêng cho
mình một hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh trên cơ
sở đảm bảo lợi ích của nhà nước xã hội và công dân.
Nếu các quan hệ chỉ đơn giản là có yếu tố quốc nội thì vấn đề sẽ khơng
có gì khó khăn, pháp luật của quốc gia sẽ điều chỉnh. Nhưng thực tế khơng
đơn giản như vậy, do có sự giao lưu về kinh tế, văn hóa,... giữa các nước, đặc
biệt là trong bối cảnh tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì sự phát sinh các
quan hệ có yếu tố nước ngồi ngày càng phong phú, đã dạng và phức tạp.
Các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi thuộc đối
tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là một trong những loại quan hệ phức
tạp. Chính yếu tố nước ngồi đã làm cho các quan hệ này liên quan tới ít nhất
hai quốc gia, hai hệ thống pháp luật. Trong đó dù lớn dù nhỏ các quốc gia đều
độc lập và bình đẳng với nhau theo nguyên tắc cơ bản mà Luật quốc tế đã xác
định. Điều này có nghĩa là các hệ thống pháp luật tương ứng của mỗi quốc gia
cũng bình đẳng với nhau. Do đó, khi các quan hệ tư pháp quốc tế nảy sinh
cũng đồng nghĩa với việc phát sinh hiện tượng cả hai (hay nhiều) hệ thống
pháp luật cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ tương ứng và hầu
hết các quốc gia đều chấp nhận việc có thể áp dụng pháp luật nước ngoài để
điều chỉnh lĩnh vực này. Quyết định sử dụng hệ thống pháp luật nào chính là
vấn đề cần giải quyết. Khoa học tư pháp quốc tế gọi đó là hiện tượng XĐPL.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: XĐPL là hiện tượng hay hay

5



nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng
để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
(quan hệ tư pháp quốc tế).
1.1.2. Điều ước quốc tế
Theo Điều 2 Công ước Viên năm 1969, ĐƯQT được hiểu “là thỏa
thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể của
luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi
nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với
nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó”.
Như vậy, ĐƯQT là văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và chủ thể khác
của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy phạm gọi là quy
phạm điều ước trên quy mơ tồn cầu, khu vực và song phương.
Trong lý luận và thực tiễn của khoa học pháp luật quốc tế, ĐƯQT là
nguồn cơ bản của Công pháp quốc tế và cũng là nguồn quan trọng của TPQT.
Với vai trò là nguồn của TPQT, ĐƯQT thường được áp dụng ở một quốc gia
để điều chỉnh quan hệ tư pháp trong những trường hợp sau đây:
Thứ nhất, có ĐƯQT mà quốc gia là thành viên chưa đựng quy phạm
điều chỉnh trực tiếp quan hệ phát sinh;
Thứ hai, quy phạm pháp luật xung đột trong phát luật quốc gia hoặc
ĐƯQT mà quốc gia là thành viên dẫn chiếu tới;
Thứ ba, điều khoản về luật áp dụng trong hợp đồng quốc tế có quy
định việc áp dụng ĐƯQT cụ thể;
Thứ tư, ĐƯQT được áp dụng khi cơ quan giải quyết tranh chấp lựa
chọn luật áp dụng cho tranh chấp là ĐƯQT. Ngoài ra, các ĐƯQT trong lĩnh
vực TPQT cịn có tác động và ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng pháp
luật của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

6



1.1.3. Quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi
Theo quan điểm kinh tế học, sở hữu được coi là việc chiếm giữ những
của cải vật chất của con người trong đời sống xã hội. Theo quan điểm này, sở
hữu là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan, xuất hiện cùng với sự
tồn tại của xã hội loài người. Trong khoa học pháp lý, quyền sở hữu được
hiểu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ
sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật về sở hữu nhằm
điều chỉnh các quan hệ sở hữu trong đời sống xã hội. Các quy phạm pháp
luật về sở hữu là cơ sở để xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của chủ
sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.
Theo Điều 221 BLDS 2015, quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản
trong trường hợp sau đây: Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh
hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; Được
chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa
án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; Thu hoa lợi, lợi tức; Tạo thành tài
sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; Được thừa kế; Chiếm hữu trong các
điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định
được chủ sở hữu; tài sản bị chơn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài
sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi
dưới nước di chuyển tự nhiên; Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định
tại Điều 236 BLDS 2015; Trường hợp khác do luật quy định.
Quyền sở hữu trong TPQT là quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi, là
tổng hợp các quyền năng của các chủ thể được pháp luật thừa nhận trong
quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Được xem là có yếu tố nước
ngồi khi quan hệ sở hữu đó thỏa mãn một số điều kiện nhất định mà pháp
luật quy định. Căn cứ vào quy định tại Điều 663 BLDS 2015 thì yếu tố nước
ngồi trong quan hệ sở hữu TPQT Việt Nam được thể hiện ở những đặc điểm

7



sau:
- Về chủ thể tham gia quan hệ sở hữu có ít nhất một trong các bên
tham gia quan hệ sở hữu là cá nhân, pháp nhân nước ngồi. Ví dụ: Một người
nước ngoài tham quan du lịch tại Việt Nam, mang theo tài sản cá nhân. Việc
công nhận quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của người nước ngoài ở Việt
Nam sẽ dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Quan hệ sở hữu của người
nước ngoài đối với tà sản tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam được gọi là quan hệ
sở hữu có yếu tố nước ngoài.
- Khách thể của quan hệ sở hữu là tài sản tồn tại ở nước ngoài.
- Sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ sở hữu xảy
ra ngay ở nước ngoài.
1.2. Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật
XĐPL thường phát sinh do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do sự khác nhau giữa pháp luật của các quốc gia. Pháp luật là
hiện tượng vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã hội. Vì vậy pháp luật có
mối quan hệ biện chứng với kinh tế, chính trị, đạo đức và nhà nước. Với tư
cách là một thành tố của kiến trúc thượng tầng, là công cụ điều chỉnh các
quan hệ xã hội, pháp luật ở mỗi nước và mỗi khu vực trên thế giới được quyết
định bởi các quan hệ kinh tế, xã hội, đường lối chính trị của mỗi giai cấp cầm
quyền, bởi truyền thống đạo đức, tơn giáo.
Thứ hai, do tính chất đặc thù trong chính sách đối tượng điều chỉnh của
TPQT. Đối tượng điều chỉnh của TPQT là các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi, do vậy các quan hệ TPQT thường liên quan đến nhiều hệ thống pháp
luật khác nhau và có thể phải chịu sự điều chỉnh của các hệ thống pháp luật
đó, do vậy dẫn đến XĐPL. Tuy nhiên một số các quan hệ trong lĩnh vực dân
sự có yếu tố nước ngồi khơng làm phát sinh XĐPL: ví dụ các quan hệ về
quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp là những quan hệ mang tính lãnh


8


thổ: quyền sở hữu trí tuệ xuất hiện ở nước nào thì chỉ có hiệu lực pháp luật tại
nước đó, không thể áp dụng ở nước khác. Quan hệ trong lĩnh vực hình sự,
hành chính mag tính chất lãnh thổ, do vậy không đặt ra vấn đề XĐPL.
1.3. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
Phương pháp giải quyết XĐPL là cách thức giải quyết vấn đề khi có
tình huống hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác có sự liên
quan đến hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp
dụng để điều chỉnh một quan hệ TPQT. Căn cứ vào các quy định của pháp
luật cũng như thực tiễn thì XĐPL sẽ được giải quyết bằng các phương pháp
sau:
- Phương pháp thực chất- xây dựng và áp dụng các quy phạm thực
chất.
Phương pháp thực chất là phương pháp dùng quy phạm thực chất, trực
tiếp điều chỉnh quan hệ mà không cần qua bất kỳ một khâu trung gian nào.
Các quy phạm thực chất này thể hiện dưới hai hình thức:
+ Quy phạm thực chất thống nhất là loại quy phạm thực chất nằm trong
các ĐƯQT (Công ước Berne 1986 về bảo hộ quyền tác giả; Công ước Viên
1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa v.v…). Các quy phạm thực chất thống
nhất còn được ghi nhận trong tập quán quốc tế Incoterms- các điều kiện mua
hàng hóa quốc tế. Khi có các quy phạm thực chất thống nhất thì các cơ quan
giải quyết cũng như các bên tham gia quan hệ có thể căn cứ vào đó để giải
quyết vấn đề một cách trực tiếp, mà không cần phải xem xét đến các phương
pháp giải quyết khác. Vì vậy, quy phạm thực chất thống nhất được coi là sự
lựa chọn đầu tiên cho việc giải quyết các quan hệ tư pháp quốc tế, chỉ khi
khơng có loại quy phạm này thì các quy phạm khác của TPQT mới được xem
xét đến.
+ Quy phạm thực chất thông thường là loại quy phạm thực chất nằm


9


trong hệ thống pháp luật quốc gia (BLDS Việt Nam, Bộ luật hàng hải Việt
Nam, Bộ luật Lao động v.v...). Do cùng là một quy phạm của TPQT nên quy
phạm thực chất thông thường sẽ khác so với quy phạm của ngành luật trong
nước của quốc gia. Quy phạm của TPQT trực tiếp điều chỉnh quan hệ dân sự
theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi trong khi đó các quy phạm của ngành
luật trong nước không bao giờ trực tiếp điều chỉnh các quan hệ TPQT được,
chúng chỉ điều chỉnh các quan hệ quốc nội. Trong trường hợp các quy phạm
này được sử dụng để điều chỉnh quan hệ TPQT thì sự điều chỉnh chỉ có thể là
gián tiếp mà không phải là điều chỉnh trực tiếp như quy phạm của TPQT, bởi
chúng được áp dụng theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột.
- Phương pháp xung đột - xây dựng và áp dụng các quy phạm xung
đột.
Phương pháp xung đột là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột
để giải quyết XĐPL. Khi khơng có quy phạm thực chất thống nhất, để điều
chỉnh quan hệ, các cơ quan có thẩm quyền phải tìm đến hệ thống các quy
phạm khác- các quy phạm xung đột. Đây là các quy phạm pháp luật đặc biệt,
nhiệm vụ của nó chỉ là xác định hệ thống pháp luật của quốc gia nào sẽ được
áp dụng điều chỉnh, còn bản thân quan hệ lại chưa đươc giải quyết, muốn giải
quyết vấn đề thì cơ quan có thẩm quyền cần căn cứ vào quy phạm xung đột,
áp dụng hệ thống pháp luật mà quy phạm xung đột dẫn chiếu tới. Từ đó sẽ căn
cứ vào các quy định thực định trong hệ thống pháp luật được dẫn chiếu tới để
giải quyết vấn đề.
1.4. Giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu theo pháp luật các
nước.
Từ lâu vấn đề thể thức giải quyết XĐPL trong lĩnh vực quyền sở hữu đã
trở thành một nội dung quan trọng của khoa học TPQT. Theo pháp luật và

thực tiễn ở các nước, tài sản hữu hình được chia thành hai loại là động sản và

10


bất động sản. Để giải quyết XĐPL về sở hữu đối với bất động sản, pháp luật
hầu hết các nước đều quy định áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản (Lex rei
sitae). Còn đối với động sản nguyên tắc luật nơi có tài sản cũng vẫn được áp
dụng tương đối rộng rãi. Phần lớn pháp luật của các nước châu Âu lục địa như
Bỉ, Hà Lan, Italia, Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Hunggari, Ba Lan, Liên bang Nga, Hy
Lạp… và Pháp luật Anh–Mỹ cũng như pháp luật của Australia, Nhật Bản,
Việt Nam… đều áp dụng nguyên tắc này. Chỉ có một số ít hệ thống pháp luật
như Áo, Tây Ban Nha, Achentina, Braxin và Ai Cập là còn giữ cách thức giải
quyết XĐPL về quyền sở hữu đã tồn tại từ trước thế kỉ XIX: Đối với bất động
sản thì áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản cịn đối với động sản thì áp dụng
luật nhân thân của người có tài sản.
Luật nơi có tài sản khơng những quy định nội dung của quyền sở hữu
mà còn ấn định cả các điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu
đối với tài sản. Nội dung này đã được qui định trong pháp luật của nhiều
nước. Theo khoản 1 Điều 24 Luật về TPQT của Ba Lan thì “quyền sở hữu và
các quyền tài sản chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước nơi có tài sản”.
Khoản 2 Điều 24 của luật này chỉ rõ: “Sự phát sinh và chấm dứt quyền sở
hữu cũng như sự phát sinh, chuyển dịch hoặc chấm dứt các quyền tài sản
chịu sự điều chỉnh của pháp luật nơi có tài sản vào thời điểm xảy ra sự kiện
làm phát sinh các hậu quả pháp lí trên”.
Pháp luật của nơi có tài sản giữ vai trò nhất định trong việc xác định
quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển hay còn được gọi là
tài sản quá cảnh qua nhiều quốc gia. Việc xác định quyền sở hữu đối với tài
sản đang trên đường vận chuyển là một vấn đề phức tạp đã và đang được
TPQT của các nước quan tâm giải quyết. Theo pháp luật các nước hiện nay,

quyền sở hữu cũng như các quyền tài sản đối với tài sản đang trên đường vận
chuyển sẽ được điều chỉnh bởi một trong các hệ thống pháp luật sau đây:

11


pháp luật nơi gửi tài sản đi; pháp luật nước nơi nhận tài sản; pháp luật nước
mà phương tiện vận tải mang quốc tịch (trong lĩnh vực giao thông vận tải
bằng tàu biển hoặc máy bay); pháp luật của nước nơi có trụ sở của tịa án có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp (Legi fori); pháp luật của nước nơi hiện
đang có tài sản (Legi rei sitae); pháp luật của nước do các bên lựa chọn hoặc
pháp luật của nước nơi gửi tài sản đi hoặc là pháp luật của nơi nhận hoặc pháp
luật của nước nơi hiện đang có tài sản v.v…
Để xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển,
cần thiết phải hiểu đúng khái niệm quá cảnh. Thuật ngữ quá cảnh thông
thường được hiểu là việc vận chuyển tài sản hoặc hành khách đi qua lãnh thổ
của một hay nhiều nước nào đó để đến nước thứ ba hoặc ít nhất cũng phải đi
qua vùng biển quốc tế. Như vậy, việc vận chuyển tài sản (hàng hóa) từ lãnh
thổ quốc gia này, sang quốc gia kia có cùng chung đường biên giới quốc gia
sẽ không được coi là quá cảnh.
Để bảo vệ quyền lợi của người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình trước u cầu địi lại tài sản của chủ ở hữu, pháp luật các
nước thường áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản vào thời điểm chiếm hữu.
Ví dụ theo Điều 92 Bộ luật TPQT của Bỉ 2004 quy định: “Việc đòi lại tài sản
bị đánh cắp, theo sự lựa chọn của chủ sở hữu gốc, được điều chỉnh bởi pháp
luật của nước nơi có tài sản vào thời điểm tài sản bị mất hoặc pháp luật của
nước nơi có tài sản vào thời điểm đòi lại tài sản”.
Các phạm trù “động sản” và “bất động sản” không phải được hiểu một
cách thống nhất trong các hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới. Do đó,
thường phát sinh XĐPL về định danh tài sản. Việc xác định tài sản là động

sản hay bất động sản là tiền đề cho việc giải quyết XĐPL về quyền sở hữu có
yếu tố nước ngồi. Bởi vậy, pháp luật của đa số các nước dựa trên các đạo
luật trong nước và các ĐƯQT (các HĐTTTP) thường ghi nhận nguyên tắc áp

12


dụng pháp luật nơi nơi có tài sản để giải quyết XĐPL về định danh.
Nguyên tắc áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản được đa số các
nước áp dụng để giải quyết XĐPL về quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi.
Mặc dù đây là hệ thuộc luật được sử dụng nhiều nhất ở hầu hết các nước,
nhưng đó khơng phải là hệ thuộc luật duy nhất. Theo pháp luật và thực tiễn
các nước, hệ thuộc luật nơi có tài sản khơng được áp dụng trong các trường
hợp sau đây: tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước; giải quyết vấn đề sở
hữu tàu bay, tàu biển; các quan hệ sở hữu đối với các đối tượng của sở hữu trí
tuệ;....

13


Tiểu kết Chương 1
Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu là vấn đề trong tâm khi
đề cập tới quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế. Xoay xung quanh các vấn đề
lý luận như: Hiểu thế nào là xung đột pháp luật, Điều ước quốc tế, quyền sở
hữu có yếu tố nước ngồi; chỉ ra phương pháp giải quyết xung đột pháp luật,
nguyên tắc chung giải quyết xung đột về sở hữu có yếu tố nước ngoài; đồng
thời làm rõ được cách giải quyết xung đột pháp luật của pháp luật các nước
trên thế giới về quyền sở hữu. Tất cả những nội dung này được ghi nhận tại
Chương 1 của đề tài.
Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về giải quyết xung đột pháp luật về

quyền sở hữu có yếu tố nước ngồi trong Chương 1 có vai trị quan trọng, làm
nền tảng trình bày, phân tích cách giải quyết xung đột pháp luật theo quy định
của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên trong
những nội dung tiếp theo.

CHƯƠNG 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ

14


QUYỀN SỞ HỮU CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VIỆT NAM LÀ
THÀNH VIÊN.
2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước
ngồi theo quy định của pháp luật Việt Nam.
XĐPL về quyền sở hữu tài sản có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam được
giải quyết bằng hai phương pháp đó là phương pháp xung đột và phương pháp
thực chất, trong đó, phương pháp xung đột là phương pháp cơ bản.
*Phương pháp xung đột
Về nguyên tắc chung, để giải quyết XĐPL về sở hữu có yếu tố nước
ngồi ở Việt Nam cũng dựa trên cơ sở nguyên tắc luật nơi có tài sản. Nguyên
tắc này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 678 BLDS năm 2015, cụ thể: “Việc
xác lập thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài
sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 của Điều này”. Có thể thấy, nhìn chung pháp luật Việt Nam
áp dụng chung một hệ thuộc luật là luật của nước nơi có tài sản để điều chỉnh
các vấn đề xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và các quyền
khác đối với tài sản. Đồng thời, căn cứ vào quy định này, pháp luật Việt Nam
cũng thừa nhận quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngồi cũng
như cá nhân, tổ chức trong nước đối với những tài sản tồn tại ở nước ngồi

nếu quyền đó hình thành trên cơ sở pháp luật của nước ngồi- nơi có tài sản.
Khi tài sản đó được đưa vào Việt Nam một cách hợp pháp thì Việt Nam vẫn
thừa nhận quyền sở hữu của các chủ tài sản đó. Tuy nhiên về nội dung, phạm
vi hành xử quyền sở hữu trong trường hợp này phải do pháp luật Việt Nam
quy định.
Theo khoản 2 Điều 678 BLDS năm 2015 thì “Quyền sở hữu và quyền
khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo

15


pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác”. Như vậy, pháp luật Việt Nam áp dụng hệ thuộc pháp luật của
nước nơi tài sản được chuyển đến hoặc hệ thuộc luật do các bên thoả thuận
lựa chọn để xác định quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản trên đường
vận chuyển. Quy định này phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Nguyên tắc luật nơi có tài sản cũng được pháp luật Việt Nam áp dụng
để định danh tài sản. Cụ thể, “Việc phân loại tài sản là động sản, bất động
sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản” (Điều 677 BLDS
2015). Theo pháp luật dân sự hiện hành, bất động sản là những tài sản bao
gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn
liền với đất đai, nhà, cơng trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp
luật. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. (Điều 667 BLDS
năm 2015).
Đối với các trường hợp ngoại lệ liên quan đến tàu bay, tàu biển, thì việc
xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu biển tại Việt Nam phải
tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Luật
hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2014

quy định: “Pháp luật của quốc gia đăng kí quốc tịch tàu bay được áp dụng
đối với quan hệ xã hội phát sinh trong tàu bay đang bay và áp dụng để xác
định các quyền đối với tàu bay”. Điều 3 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015
quy định : “Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài
sản trên tàu biển” thì pháp luật được chọn để áp dụng là “pháp luật của quốc
gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch”. Như vậy, đối với các quan hệ sở hữu và
các quan hệ tài sản trong lĩnh vực hàng không dân dụng và hàng hải quốc tế,
hệ thuộc luật nơi có tài sản khơng được áp dụng mà chủ yếu là áp dụng các hệ

16


thuộc luật quốc kì, hoặc hệ thuộc luật nơi đăng kí.
Ngồi ra, hệ thuộc luật nơi có tài sản cũng không được áp dụng điều
chỉnh các quan hệ sở hữu phát sinh trong một số lĩnh vực như:
- Các quan hệ về tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó bị
giải thể. Pháp nhân nước ngồi là pháp nhân được thành lập theo pháp luật
nước ngoài và có tư cách pháp lý theo pháp luật nước đó. Vì vậy, khi giải thể,
phá sản phải tuân thủ theo quy định của quốc gia đăng ký tư cách pháp nhân.
Trong trường hợp này, tài sản của pháp nhân sẽ giải quyết theo pháp luật quốc
tịch pháp nhân. Tại Việt Nam, các trung tâm quản lý pháp nhận, nơi pháp
nhân đăng ký điều lệ và nơi pháp nhân tiến hành hoạt động kinh doanh sẽ
chịu trách nhiệm quản lý.
- Các quan hệ về tài sản liên quan đến các tài sản của quốc gia đang ở
nước ngoài. So với các chủ thể khác khi tham gia quan hệ sở hữu có yếu tố
nước ngồi thì quốc gia là chủ thể đặc biệt được hưởng quyền miễn trừ tư
pháp. Theo đó, khơng một cơ quan nào có thẩm quyền xét xử một quốc gia
nếu không được sự đồng ý của quốc gia đó. Quyền miễn trừ tư pháp ở đây
bao gồm cả quyền miễn trừ xét xử và quyền miễn trừ thi hành án. Như vậy,
suy rộng ra, thì quyền này còn bao gồm cả quyền miễn trừ đối với tài sản

quốc gia. Tài sản của quốc gia không thể bị bắt giữ để đảm bảo cho việc xét
xử hoặc là đối tượng bị bắt giữ để thi hành bản án, quyết định của tịa án nước
ngồi. Do vậy, quy chế pháp lý tài sản quốc gia sẽ do luật pháp chính quốc gia
đó quy định chứ khơng áp dụng luật nơi có tài sản.
- Các quan hệ về sở hữu đối với các đối tượng của quyền tác giả và
quyền sở hữu cơng nghiệp có yếu tố nước ngồi. Tài sản trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ là tài sản vơ hình, là loại tài sản đặc thù do lao động sáng tạo trí tuệ
của con người tạo ra, nó mang tính chất lãnh thổ nên quyền sở hữu trí tuệ phát
sinh trên lãnh thổ quốc gia nào thì được bảo hộ theo pháp luật quốc gia đó,

17


khơng đương nhiên được bảo hộ ở nước ngồi nếu quốc gia đó khơng tham
gia kí kết, gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này.
- Đối với các quan hệ tài sản liên quan đến các đối tượng của các đạo
luật về quốc hữu hóa. Tài sản là đối tượng của đạo luật quốc hữu hóa về
nguyên tắc quy chế tài sản sẽ tuân theo pháp luật của quốc giá ban hành đạo
luật quốc hữu hóa đó.
*Phương pháp thực chất
Quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam còn được giải quyết
bằng phương pháp thực chất. Phương pháp này được ghi nhận trong một số
văn bản pháp luật do Việt Nam ban hành như: Luật Nhà ở năm 2014, Luật
Đầu tư năm 2014,….
Hiến pháp năm 2013: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia,
có giá trị pháp lí cao nhất. Trong khoản 3 Điều 51 Hiến pháp năm 2013 quy
định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp
và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững
các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá
nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất kinh doanh được pháp luật bảo hộ và khơng bị

quốc hữu hóa”. Như vậy, Nhà nước Việt Nam đảm bảo sự công bằng giữa các
chủ thể thuộc các thành phần kinh tế, trong đó có cá nhân, tổ chức nước ngồi
đầu tư vào Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đây là cơ sở
pháp lí quan trọng để xây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh quyền sở
hữu có yếu tố nước ngoài trong BLDS cũng như các văn bản pháp luật khác.
Luật Đầu tư năm 2014: Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu
tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực
hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế
(Khoản 4 Điều 5 Luật Đầu tư 2014). Trong thời gian đầu tư vào Việt Nam,
“1) Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư khơng bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu

18


bằng biện pháp hành chính. 2) Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng
tài sản vì lý do quốc phịng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn
cấp, phịng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo
quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác
của pháp luật có liên quan” (Điều 9 Luật Đầu tư 2014). Ngoài phần vốn và
tài sản mà các nhà đầu tư sở hữu từ trước khi thực hiện dự án đầu tư cần được
cam kết bảo đảm thì việc bảo hộ cho phần lợi nhuận, thu nhập hợp pháp của
các nhà đầu tư có được trong và sau khi thực hiện dự án đầu tư cũng được các
nhà đầu đặc biệt quan tâm, nhất là đối với nhà đầu tư nước ngoài. Sau khi
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định
của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản
sau đây: Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; thu nhập từ hoạt động đầu tư
kinh doanh; tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư (Điều
11 Luật Đầu tư 2014). Những quy định này đã góp phần khơng nhỏ vào việc
giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ sở hữu tài sản có yếu tố nước ngồi.
Ngồi ra, Luật Nhà ở 2014 đã mở rộng hơn quyền sở hữu bất động sản

của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo Điều 159 Luật Nhà ở, đối tượng tổ
chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam bao gồm: tổ chức, cá
nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, chi nhánh, văn phịng đại diện của doanh
nghiệp nước ngồi, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh
vào Việt Nam có quyền mua, thuê, mua, nhận tặng cho và nhận thừa kế nhà
sở hữu không quá 30 % số lượng căn hộ trong một toà nhà chung cư và không
quá hai trăm năm mươi căn nhà riêng lẻ bao gồm biệt thự, nhà ở liền kề trong
một đơn vị hành chính cấp phường.
Điều 160 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện tổ chức, cá nhân nước

19


×