Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

phân tích một số khó khăn của học sinh trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức chương trình tin học 11 và đề xuất một số biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 138 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
PHÂN TÍCH MỘT SỐ KHÓ KHĂN CỦA
HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG CHIẾM LĨNH
TRI THỨC CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC 11 VÀ
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HOÀNG PHƯƠNG
LỚP DST08
Giảng viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN ĐỨC NHUẬN
Cán bộ phản biện: Th.S VÕ THỊ NGỌC HUỆ
Quảng Ngãi, 6-2012
UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Quảng Ngãi, ngày 01 tháng 06 năm 2012
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Phương
Lớp: DST08. Ngành: Sư phạm Tin học
1. Tên đề tài: Phân tích một số khó khăn của học sinh trong hoạt động chiếm lĩnh tri
thức chương trình Tin học 11 và đề xuất một số biện pháp khắc phục.
2. Các số liệu ban đầu:
Phiếu điều tra hứng thú của học sinh đối với chương trình Tin học 11 (Bài tập
nghiên cứu tâm lý giáo dục thực tập sư phạm tốt nghiệp 2012)
3. Nội dung các phần thuyết minh:
Phần I. Mở đầu
Phần II. Nội dung nghiên cứu:
Chương 1. Cơ sở lý luận


Chương 2. Phân tích một số khó khăn của học sinh trong hoạt động chiếm lĩnh tri
thức chương trình Tin học 11
Chương 3. Đề xuất một số biện pháp khắc phục khó khăn của học sinh trong hoạt
động chiếm lĩnh tri thức chương trình Tin học 11
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm
Phần III. Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
4. Các bản vẽ và đồ thị:
5. Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Nguyễn Đức Nhuận
6. Thời gian thực hiện:
Ngày giao nhiệm vụ: tháng 2/2012
Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/05/2012
Bộ môn Phương pháp Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)
i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Quảng Ngãi, ngày … tháng 06 năm 2012
Giảng viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ và tên)
ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN DUYỆT
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Quảng Ngãi, ngày … tháng 06 năm 2012
Giảng viên duyệt
(Ký, ghi rõ họ và tên)
iii
LỜI NÓI ĐẦU
Trên toàn thế giới nói chung, đặc biệt ở Việt Nam nói riêng, giáo dục và đào
tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân,
toàn xã hội; đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát
triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế -
xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, giữa một thế giới
đầy biến động, nhiều cơ hội và nhiều thách thức, mỗi người Việt Nam và cả dân tộc
Việt Nam đang đối mặt với những yêu cầu gay gắt về kinh tế, văn hóa, khoa học,
công nghệ, quốc phòng, an ninh thì giáo dục và đào tạo chính là chìa khóa then
chốt để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển con
người toàn diện về đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mĩ, có phẩm chất tốt, năng
lực vững vàng cũng như các kĩ năng hết sức cần thiết nhằm thích ứng tốt với tốc độ
phát triển không ngừng của xa lộ thông tin, với nhu cầu hội nhập quốc tế của đất
nước.
Giáo dục như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất luôn là điều trăn trở của toàn
xã hội, nhất là đối với những người làm công tác giáo dục. Trước đòi hỏi cấp bách
đó của thực tiễn, đổi mới phương pháp giáo dục là yêu cầu hết sức cần thiết. Để đổi
mới giáo dục đạt chất lượng, mỗi nhà giáo cần phải đầu tư tìm ra những khó khăn,
thách thức trong giảng dạy để khắc phục cũng như tìm và ứng dụng những phương
pháp giáo dục tốt nhất vào tổ chức dạy học một cách tích cực.
Đứng trước yêu cầu chung của giáo dục như đã nói ở trên, đồng thời xuất
phát từ nhu cầu dạy tốt môn Tin học – một môn học ngày càng đóng vai trò lớn lao
trong việc trang bị những kiến thức, kĩ năng nhằm hỗ trợ con người trên mọi mặt

của đời sống xã hội, trong lao động, học tập, sản xuất… - đề tài “Phân tích một số
khó khăn của học sinh trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức chương trình Tin học 11
và đề xuất một số biện pháp khắc phục” được chọn thực hiện. Với mong muốn tìm
ra được những khó khăn trên toàn bộ các phương diện khác nhau xung quanh hoạt
động học tập của học sinh đối với tri thức chương trình Tin học 11 – chương trình
Tin học khó nhất ở bậc trung học phổ thông, đề tài đã tiến hành nghiên cứu lý
thuyết về tâm lý học sinh, về phương pháp, phương tiện dạy học, về chương trình
iv
Tin học 11 cũng như điều tra, khảo sát thực tế về các sự tác động khách quan,
nguyên nhân chủ quan dẫn đến những khó khăn của học sinh trong hoạt động chiếm
lĩnh tri thức chương trình Tin học 11, từ đó có cơ sở để đề xuất một số biện pháp
khắc phục hiệu quả, tiến hành thực nghiệm kiểm chứng thành công phương pháp
dạy học với đề xuất trong đề tài là thật sự có ý nghĩa.
Đề tài được hoàn thành một cách thuận lợi và thành công là nhờ rất nhiều ở
sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến của quý thầy cô cũng như bạn bè, sự hỗ trợ từ phía
học sinh được khảo sát. Qua đề tài này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến toàn bộ quý thầy cô giảng viên khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học
Phạm Văn Đồng đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài, nhiệt tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Đức Nhuận – giảng
viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế - người đã trực tiếp định hướng, chỉ
bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý tận tình cho em trong suốt quá trình nghiên cứu,
thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này, em cũng xin chân
thành cảm ơn quý thầy cô giáo viên Tin học và học sinh các trường THPT Bình
Sơn, THPT Số 1 Đức Phổ, THPT Lê Trung Đình đã đóng góp ý kiến, hỗ trợ em
trong quá trình thu thập số liệu về hoạt động học tập và giảng dạy, tiến hành thực
nghiệm và nhận xét góp ý cho đề tài.
Tuy đã nỗ lực hết sức để hoàn thiện đề tài, nhưng đề tài được thực hiện trong
thời gian ngắn, kinh nghiệm giảng dạy của bản thân em chưa có nhiều nên vẫn
không thể nào tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Đề tài rất mong nhận được sự

đóng góp ý kiến không ngừng từ quý thầy cô cũng như bạn bè để ngày càng hoàn
thiện hơn, trở thành một tài liệu thật sự hữu ích cho giáo viên trong quá trình dạy
học Tin học 11.
Em xin chân thành cảm ơn.
Quảng Ngãi, tháng 06 năm 2012
v
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo là yêu cầu hết
sức cần thiết của ngành giáo dục nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, đề tài khóa luận
tốt nghiệp này được thực hiện nhằm mục đích chỉ ra những khó khăn của học sinh
trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức chương trình Tin học 11, làm tiền đề đề xuất
một số phương pháp dạy và học giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu
quả. Kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, đề tài đã tìm hiểu về đặc
điểm tâm sinh lý của học sinh, cơ sở lý luận và thực tiễn việc dạy học Tin học,
nghiên cứu một cách sát sao nội dung chương trình Tin học 11; xác định và phân
tích được một số khó khăn tổng quan nhất về khách quan và chủ quan ảnh hưởng
đến hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh; trên cơ sở đó đề xuất nhiều biện
pháp khắc phục khó khăn khác nhau, xây dựng kênh thông tin giúp học sinh tăng
cường khả năng tự học, thiết kế kế hoạch bài học theo hướng áp dụng các biện pháp
đề xuất và tiến hành thực nghiệm sư phạm thành công để thấy rõ được tính khả thi,
ý nghĩa của đề tài.
THESIS SUMMARY
Innovating the teaching methods, improving the quality of training are
extremely necessary of our education nowaday. On that basis, this graduation thesis
has been done aim to show the difficulties of pupils in gaining eleventh Infomatics
curriculum knowledge, plays the premise role in proposing some teaching and
learning methods effectually. By the combination of different research methods, the
thesis learnt about pupil’s psychophysiological, the basic argument and Infomatics
teaching practice, closely learnt about eleventh Infomatics curriculum content;
determined and analysed a lot of most overall objective and subjective difficulties

which influencing the pulil’s gaining knowledge; on that basis proposed various
methods to overcome the difficulties, built the information channel to improve
pupil’s ability of seft-studying, designed lessons plan following applied the
proposed methods and carried out experimental teaching successfully to obvious
show the practicability and significance of this graduation thesis.
vi
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN…………………………………iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN DUYỆT……………………………………… iv
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………………v
TÓM TẮT KHÓA LUẬN…………………………………………………………vii
MỤC LỤC……………………………………………………………………… viii
DANH MỤC HÌNH VẼ………………………………………………………… xii
DANH MỤC BẢNG BIỂU……………………………………………………….xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………….xiv
PHẦN MỞ ĐẦU Error: Reference source not found
1.4.2.2. Phạm vi không gian và khách thể xvi
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU xvi
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết xvi
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn xvi
1.5.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm xvii
1.6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU xvii
1.7. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI xvii
1.2.2.2. Khái niệm về hoạt động dạy [11] xxiv
TT xlviii
Chương xlviii
Bài xlviii
3.1.3.1. 1. Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình 70
3.1.3.1. 2. Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình 71

3.1.3.2. Chương II: CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN 71
vii
3.1.3.2.2. Bài 4. Một số kiểu dữ liệu chuẩn 72
GV có thể bổ sung thêm phần khái niệm về dữ liệu trước khi vào nội dung chính, giải
thích cho HS kiểu dữ liệu chuẩn có thể hiểu là các kiểu dữ liệu đã được định nghĩa
sẵn trong NNLT, sau này ta có thêm các kiểu dữ liệu có cấu trúc do người dùng định
nghĩa 72
GV lưu ý về trường hợp mở rộng kiểu dữ liệu trong Free Pascal 72
3.1.3.2.3. Bài 5. Khai báo biến 72
GV cần hướng dẫn HS liên hệ kiến thức cũ ở bài 3 (Cấu trúc chương trình) và bài 4
(Một số kiểu dữ liệu chuẩn) để đi vào bài 5 72
3.1.3.2.5. Bài 7. Các thủ tục vào/ra chuẩn 73
3.1.3.3. Chương III: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP 74
GV cần nhắc HS từ ban đầu về mục tiêu dạy tư duy lập trình, rèn luyện kĩ năng lập
trình cho các em chứ không phải học NNLT. Từ nội dung chương III trở về sau sử
dụng NNLT Pascal gần gũi, tường minh, dễ hiểu để các em có thể nhanh chóng nắm
bắt được nội dung, nhưng các em có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ khác để biểu diễn tư
tưởng thuật toán 74
3.1.3.3.1. Bài 9. Cấu trúc rẽ nhánh 74
3.1.3.3.2. Bài 10. Cấu trúc lặp 74
3.1.3.4.2. Bài tập và thực hành 3 78
3.1.3.4.3. Bài tập và thực hành 4 79
GV phải hướng dẫn các em đánh giá về thuật toán bằng cách tính số phép toán cơ
bản sử dụng trong chương trình, từ đó tự các em sẽ đưa ra các bộ dữ liệu n khác
nhau để đánh giá thời gian chạy của chương trình 79
3.1.3.4.4. Bài 12. Kiểu xâu 79
3.1.3.5. Chương V. TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP 80
Ở đầu chương này, GV cần phải minh họa trực quan cho HS về lưu trữ dữ liệu ở bộ
nhớ trong và bộ nhớ ngoài, sự liên hệ giữa chúng để HS hiểu được nhu cầu cần sử
dụng kiểu dữ liệu tệp, bước đầu hình dung việc thao tác với tệp thông qua biến tệp. 80

3.1.3.5.1. Bài 15. Thao tác với tệp 80
viii
Minh họa là cách hiệu quả nhất để có thể giúp HS hiểu về những điều khó hình dung,
GV có thể khai thác hình 15 (trang 84) để giải thích cho HS hiểu rõ hơn về tệp 80
Đây là một bài khó dạy, do đó để HS biết mình cần học những gì trong tiết học, GV
có thể đưa ra sơ đồ sau: 80
81
Sau khi giới thiệu sơ đồ trên cho HS, GV lần lượt đi theo trình tự trình bày về các
thủ tục sử dụng trong tệp với các nội dung: cú pháp, ý nghĩa, ví dụ minh họa. GV nên
đưa ra một ví dụ tổng quát là một chương trình cụ thể để HS nắm được trình tự cần
thiết, cách sử dụng của các thủ tục 81
3.1.3.5.2. Bài 16. Ví dụ làm việc với tệp 81
GV cần định hướng cho HS trình tự giải bài toán, quan trọng là hướng cho HS xác
định được những yếu tố cần thiết dùng để xử lý trong chương trình như biến, tệp,
biểu thức xử lý. Sau khi đã xác định thuật toán và các yếu tố thì mới tiến hành giải
bài toán, tránh trường hợp HS đọc không hiểu đề nhưng rập khuôn sao chép ngay
chương trình, hoặc tạo thói quen bỏ qua các bước quan trọng trong phương pháp giải
một bài toán Tin học 81
Hai ví dụ đưa ra có thể gây khó hiểu cho HS, GV nên chọn một số ví dụ khác được
phát biểu ngắn gọn, trọng tâm, gần gũi với tư duy các em 81
3.1.3.6. Chương VI. CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ LẬP TRÌNH CÓ CẤU TRÚC 81
Để có thể rèn luyện thêm về tư duy lập trình cho các em, GV nên linh động điều chỉnh
giờ dạy, sự phân bổ chương trình giữa tiết bài tập và thực hành, hoặc kết hợp dạy bài
tập trên phòng máy. Để hoạt động kết hợp này hiệu quả cần có một số biện pháp
quan sát lớp tốt, quản lý nghiêm ngặt, tránh để HS không chú ý vào bài giảng mà làm
việc riêng trên máy tính, chẳng hạn có thể yêu cầu HS tắt màn hình, quan sát lên
bảng 82
3.1.3.6.1. Bài 17. Chương trình con và phân loại 82
3.1.3.6.2. Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con 82
3.1.7.2. Hướng dẫn thao tác thực hành và đánh giá kết quả 95

4.6. Kết luận chương 4 109
PHẦN III. KẾT LUẬN 111
ix
1. Một số kết quả đạt được 111
2. Hạn chế của đề tài 112
PHỤ LỤC 115
PHỤ LỤC 1. KẾ HOẠCH BÀI HỌC 115
BÀI 12. KIỂU XÂU (TIẾT 2) 121
A 121
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 121
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 121
B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP (35 phút) 122
C. CỦNG CỐ (3 phút) 125
PHỤ LỤC 2. BÀI KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM 127
PHỤ LỤC 3. PHIẾU HỌC TẬP 129
‘Nguyen Van Anh’ và ‘Nguyen Van Anh’:………………………………… …… 129
PHỤ LỤC 4. PHIẾU PHỎNG VẤN THU THẬP KHÓ KHĂN CỦA HỌC SINH 130
x
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Vai trò của người dạy và người học trong dạy và học tích cực 16
Hình 1.2. Mô hình dạy học thụ động 17
Hình 1.3. Mô hình dạy học tích cực 17
Hình 3.1. Sơ đồ khối câu lệnh for-do tiến 64
Hình 3.2. Sơ đồ khối câu lệnh for-do lùi 65
Hình 3.3. Sơ đồ trình tự thao tác với tệp 70
Hình 3.4. Sơ đồ tư duy bài Kiểu xâu (tiết 1 và 2) 74
Hình 3.5. Mẫu trình bày kiến thức định hướng cho học sinh chuẩn bị ở nhà bài Kiểu
xâu 75
Hình 3.6. Yêu cầu bài tập về nhà cho học sinh bài Kiểu xâu 76
Hình 3.7. Một slide được thiết kế bằng Microsoft Office Power Point 2007 80

Hình 3.8. Một mẫu bài tập trắc nghiệm thiết kế bằng ViOLET 1.7 để củng cố bài. 81
Hình 3.9. Một mẫu sơ đồ tư duy thiết kế bằng Edraw Max 6.0 81
Hình 3.10. Giao diện nội dung chính diễn đàn 83
Hình 3.11. Mẫu bài tập về nhà bài kiểu xâu (trực tuyến) 84
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện thông tin hai nhóm ĐC và TN 91
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện biểu hiện học tập của học sinh 94
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú của học sinh đối với phương pháp dạy
của giáo viên 95
Hình 4.4. Thống kê số liệu điểm kiểm tra sau thực nghiệm 96
xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tính chất học thụ động và học tích cực………………………….…… 16
Bảng 1.2. Chương trình và thời lượng phân bố……………………………… 26
Bảng 1.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình Tin học 11…………… …… 28
Bảng 1.4. Nội dung điều chỉnh chương trình Tin học 11 năm học 2011-2012 36
Bảng 2.1. Số liệu thống kê điều tra ban đầu……………………………………….41
Bảng 3.1. Nội dung và các biện pháp áp dụng trong kế hoạch bài học bài Kiểu xâu
…………………………………………………………………………………… 87
Bảng 4.1. Số liệu thống kê giữa hai nhóm trước thực nghiệm…………………… 91
Bảng 4.2. Thiết kế thực nghiệm………………………………………………… 92
Bảng 4.3. Biểu hiện học tập của học sinh giữa hai nhóm ĐC và TN……… … 93
Bảng 4.4. Số liệu thống kê biểu hiện hoạt động học tập của học sinh trong TN …94
Bảng 4.5. Số liệu thống kê mức độ hứng thú của học sinh đối với phương pháp dạy
học sau thực nghiệm…………………………………………………………… …95
Bảng 4.6. Số liệu thống kê kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm… ………….…96
Bảng 4.7. Các tham số thống kê kết quả………… ………………………………97
xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GV: giáo viên
HS: học sinh

GD: giáo dục
ĐT: đào tạo
SGK: sách giáo khoa
SGV: sách giáo viên
THPT: trung học phổ thông
PPDH: phương pháp dạy học
PTDH: phương tiện dạy học
NNLT: ngôn ngữ lập trình
TN: thực nghiệm
ĐC: đối chứng
xiii
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử phát triển xã hội loài người đang ở nền văn minh thứ ba. Sự hình
thành và phát triển của mỗi nền văn minh gắn liền với một công cụ lao động. Cùng
với việc sáng tạo ra công cụ lao động mới – máy tính điện tử, con người đang tập
trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những yêu
cầu khai thác tài nguyên thông tin. Trong bối cảnh đó, tin học được hình thành và
phát triển thành một ngành khoa học với các nội dung, mục tiêu, phương pháp
nghiên cứu riêng, ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt
động của loài người. Hiện nay, khi công nghệ thông tin phát triển vượt bậc trên toàn
thế giới, để phần nào nắm bắt kịp tốc độ phát triển ấy, bộ môn Tin học đã được đưa
vào chương trình THPT thành môn học bắt buộc và có tầm quan trọng lớn trong
ứng dụng vào các ngành học, bậc học cao hơn như các môn học khác.
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, giáo dục
đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu. Giáo dục đào tạo đóng vai trò là
nhân tố chìa khóa, thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển một cách mạnh mẽ và bền
vững. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện
một cách hết sức bất ngờ và đổi mới một cách cực kì nhanh chóng, theo đó, hệ
thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu về đổi mới. Trước đòi hỏi của thực tiễn,

đổi mới PPDH là hết sức cần thiết. Luật Giáo dục ban hành năm 2005, điều 28.2 có
ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS". Đầu tư cho giáo dục, tìm
ra những khó khăn, thách thức để khắc phục cũng như tìm và ứng dụng những
phương pháp giáo dục tốt nhất là mối quan tâm của tất cả những người làm công tác
giáo dục.
Chương trình Tin học THPT có những đặc thù riêng đối với từng khối lớp,
trong đó chương trình Tin học 11 có thể được xem là nội dung tri thức HS khó
chiếm lĩnh nhất. Xuất phát từ nhu cầu tìm ra phương pháp giảng dạy và học tập hiệu
xiv
quả nhất cho GV và HS nói chung, cũng như nhu cầu dạy và học tốt môn Tin học
11 nói riêng, đề tài “Phân tích một số khó khăn của học sinh trong hoạt động chiếm
lĩnh tri thức chương trình Tin học 11 và đề xuất một số biện pháp khắc phục” được
lựa chọn thực hiện. Với sự nghiên cứu lý thuyết tâm lý giáo dục, chương trình Tin
học phổ thông cũng như tìm hiểu thực tế dạy và học cụ thể ở trường THPT, thực
hiện thực nghiệm sư phạm với những biện pháp đề xuất, đề tài mong muốn tìm ra
những vấn đề khó khăn của HS khi học tập môn Tin học 11 nhằm hạn chế, khắc
phục, đồng thời tìm ra PPDH thích hợp nhằm giúp HS tiếp thu tốt bài học, nâng cao
hiệu quả học tập và chất lượng ngành giáo dục.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Làm thế nào để có thể truyền thụ kiến thức nói chung và kiến thức môn Tin
học 11 nói riêng một cách hiệu quả nhất cho HS, đạt được những mục tiêu đặt ra
của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai là vấn đề được các nhà nghiên
cứu tâm lý giáo dục hết sức quan tâm; nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm
tìm ra những mô hình dạy học chung, xây dựng công nghệ dạy học, chỉ đạo về đổi
mới PPDH, đồng thời cũng có nhiều luận văn thạc sĩ, khóa luận của sinh viên bàn
về công tác tổ chức dạy học.
Tuy nhiên, các đề tài hầu hết đều tập trung nghiên cứu về việc đổi mới phương

pháp giảng dạy nói chung, tích cực hóa hoạt động của HS, những diễn đàn được xây
dựng nhằm hỗ trợ trao đổi về kiến thức chung, chưa đi sâu vào việc phân tích hoặc
phân tích chưa hết những khó khăn thường gặp của HS trong việc chiếm lĩnh tri
thức nói chung và tri thức cương trình Tin học 11 nói riêng. Do đó, đề tài “Phân tích
một số khó khăn của học sinh trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức chương trình Tin
học 11 và đề xuất một số biện pháp khắc phục” xuất phát từ nhu cầu nâng cao năng
lực dạy – học Tin học THPT nói chung và Tin học 11 nói riêng, đặc biệt trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi được thực hiện là hết sức cần thiết, khả thi, ứng dụng cao
trong thực tế giảng dạy môn Tin học 11.
2.1. MỤC ĐÍCH – MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục đích
xv
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích chỉ ra những khó khăn của HS trong hoạt
động chiếm lĩnh tri thức chương trình Tin học 11, đề xuất một số phương pháp dạy
và học giúp HS chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Biết đặc điểm tâm sinh lý của HS lứa tuổi THPT nói chung và lớp 11 nói
riêng.
- Biết được mức độ hứng thú xuất phát từ bản thân HS khi học môn Tin học
11.
- Biết những điều kiện ảnh hưởng, những khó khăn trong quá trình học tập Tin
học của HS lớp 11.
- Biết được mức độ nắm bắt và nghiên cứu chương trình Tin học 11 của HS.
- Đề xuất được những biện pháp hay có thể áp dụng hiệu quả nhằm khắc phục
những khó khăn HS gặp phải khi chiếm lĩnh tri thức chương trình Tin học 11.
2.2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số khó khăn của HS trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức chương trình
Tin học 11 và một số biện pháp đề xuất nhằm khắc phục khó khăn.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.1. Phạm vi nội dung
- Tâm sinh lý HS THPT và mối quan hệ với hoạt động chiếm lĩnh tri thức.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn quá trình dạy học, các PPDH truyền thống và tích
cực.
- SGK Tin học 11, SGV Tin Học 11, sách bài tập Tin học 11; chuẩn kiến thức,
kỹ năng chương trình Tin học 11; hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Tin
học năm học 2011-2012.
xvi
- Quy trình tổ chức dạy học Tin học THPT, cách tổ chức dạy học với sự hỗ trợ
của các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học.
1.4.2.2. Phạm vi không gian và khách thể
- Khối lớp 11 trường THPT Bình Sơn và trường THPT Số 1 Đức Phổ, tỉnh
Quảng Ngãi, năm học 2011-2012.
- GV Tin học trường THPT Bình Sơn, THPT Số 1 Đức Phổ, THPT Lê Trung
Đình, THPT Trần Quốc Tuấn, tỉnh Quảng Ngãi, năm học 2011-2012.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc các
lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp giảng dạy bộ môn Tin ở bậc phổ
thông có liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu đã
đọc để làm sáng tỏ cơ sở lý luận cũng như tham khảo cách tiếp cận nghiên cứu vấn
đề khoa học.
- Vận dụng các kỹ năng tiến hành sưu tập, phân loại và hệ thống hoá các tài
liệu đã được công bố và một số tài liệu trên mạng Internet có liên quan đến vấn đề
cần nghiên cứu.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát,
nghiên cứu sản phẩm hoạt động để thu thập số liệu thực tiễn từ GV và HS.

- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp kiến thức, thiết kế và tổ chức dạy
học một số bài trong chương trình Tin học 11 theo phương pháp truyền thống và
PPDH tích cực ở các lớp khác nhau và ở các lớp có mức học tương đối đồng đều
nhau.
1.5.3. Phương pháp nghiên cứu thống kê
xvii
- Sử dụng phương pháp này để trình bày kết quả số liệu thu thập được từ thực
tiễn và số liệu thực nghiệm sư phạm, kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt
trong kết quả học tập giữa lớp ĐC và TN.
- Thực hiện thống kê bằng phần mềm Microsoft Office Excel.
1.5.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành dạy học dựa trên các bài soạn cụ thể.
- Kiểm tra, đánh giá, trao đổi ý kiến với GV về bài học có sử dụng các phương
pháp đã đề xuất.
1.6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc dạy học Tin học THPT;
- Nghiên cứu nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng Tin học 11,
hướng dẫn điều chỉnh nội dung môn Tin học 11 năm học 2011-2012;
- Xác định và phân tích những khó khăn xuất phát từ điều kiện khách quan,
chủ quan, một số khó khăn trong hệ thống kiến thức Tin học 11;
- Đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn;
- Xây dựng diễn đàn, bài tập trực tuyến, đưa vào hệ thống bài tập, câu hỏi trắc
nghiệm để trao đổi, hỗ trợ HS tự học, tự nghiên cứu;
- Đề xuất kế hoạch bài học giải quyết những khó khăn theo hướng áp dụng các
biện pháp đề xuất nhằm giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập.
1.7. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Cấu trúc đề tài bao gồm phần mở đầu, phần nội dung nghiên cứu, phần kết
luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Trong đó:
Phần mở đầu: Nêu những vấn đề chung về đề tài.
Chương 1: Trình bày những vấn đề cơ sở lý luận về tâm lý học sinh THPT,

về hoạt động dạy – học, phương pháp, phương tiện dạy học và những tài liệu chính
liên quan đến nội dung chương trình Tin học 11. Chương này cũng nêu lên định
xviii
hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học.
Chương 2: Trình bày những khó khăn của học sinh trong hoạt động chiếm
lĩnh tri thức chương trình Tin học 11 thông qua nghiên cứu lý thuyết và khảo sát
thực tiễn dạy học ở trường THPT, theo hướng phân tích những khó khăn khách
quan, chủ quan và khó khăn xuất phát từ nội dung chương trình Tin học 11. Nội
dung chương này sẽ làm cơ sở để xây dựng những đề xuất khắc phục khó khăn
trong đề tài.
Chương 3: Trình bày những biện pháp đề xuất nhằm khắc phục khó khăn đã
được xác định và phân tích ở chương 2 theo hướng tác động tích cực đến tâm lý học
sinh, điều chỉnh và sửa đổi những điểm khó trong hệ thống chương trình, vận dụng
phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin làm phương tiện trong
dạy học, hướng dẫn học sinh hình thành phương pháp học tập hiệu quả. Từ những
đề xuất này, trong đề tài tiến hành xây dựng kế hoạch bài học cụ thể áp dụng các
biện pháp đề xuất nhằm kiểm nghiệm tính ý nghĩa của các biện pháp đưa ra, được
triển khai thực nghiệm sư phạm ở trường THPT.
Chương 4. Trình bày quá trình thực nghiệm sư phạm, thống kê số liệu và
những kết quả đạt được, kết luận về tính hiệu quả của những biện pháp được đề
xuất trong đề tài.
Phần kết luận: Nêu những kết quả đã đạt được, hạn chế và hướng phát triển
của đề tài.
xix
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết chung về tâm lý học sinh THPT, về
hoạt động dạy – học, phương pháp, phương tiện dạy học, một số vấn đề về nội dung

chương trình Tin học 11. Chương này cũng nêu bật lên về định hướng đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học.
1.1. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh THPT
1.1.1. Đặc điểm cơ thể
[11]
Đây là lứa tuổi đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể, nhưng sự phát triển
thể lực của các em còn kém so với người lớn.
- Sự phát triển của hệ xương được hoàn thiện. Cơ bắp được tiếp tục phát triển.
Chiều cao và trọng lượng đã phát triển chậm lại, đạt được sự tăng trưởng đầy đủ.
- Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên
trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Số lượng dây thần kinh
liên hợp, liên kết các phần khác nhau của vỏ não tăng lên.
- Hệ tuần hoàn đi vào hoạt động bình thường. Sự mất cân đối giữa tim và
mạch đã chấm dứt.
- Đa số các em đã qua thời kì phát dục; hoạt động của các tuyến nội tiết trở
nên bình thường.
Đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, hài hòa và đẹp nhất.
1.1.2. Điều kiện xã hội của sự phát triển
[11]
- Hoạt động của HS ngày càng phong phú và phức tạp, nên vai trò và
hứng thú xã hội của HS không những mở rộng về phạm vi, số lượng mà
còn biến đổi về chất lượng. Nhiệm vụ chủ yếu ở lứa tuổi này là chọn nghề.
- Ở gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của người lớn, cha
xx
mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề trong gia đình, được cha mẹ tin
tưởng và tôn trọng. Các em cũng đã quan tâm đến nhiều hoạt động trong gia đình,
biết chăm sóc và giáo dục các em nhỏ của mình. Ở nông thôn, nhiều em đã trở thành
lao động chính trong gia đình.
- Ở nhà trường, hoạt động học tập của các em phức tạp hơn nhiều so tuổi thiếu

niên, đòi hỏi các em phải tích cực và nỗ lực nhiều. Các em đến trường vẫn chịu sự
lãnh đạo của người lớn và phụ thuộc vào cha mẹ về vật chất.
- Ngoài xã hội, sự giao tiếp của các em lúc này rất rộng và tính xã hội cao hơn
nhiều so với thiếu niên, các em được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội, nhiều mối
quan hệ xã hội hơn. Các em có dịp hòa nhập vào cuộc sống muôn màu muôn vẻ của
đời sống xã hội hơn. Xã hội giao cho các em quyền lợi và trọng trách nặng nề hơn.
- Vị trí của thanh niên có tính chất không xác định. Đây là một tất yếu khách
quan, đòi hỏi người lớn phải khuyến khích hành động có ý thức trách nhiệm của các
em và khuyến khích sự giáo dục lẫn nhau trong lứa tuổi thanh niên.
1.1.3. Một số đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT
1.1.3.1. Sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT
1.1.3.1.1. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THPT
[11]
- Hoạt động học tập đi sâu vào những tri thức cơ bản, những quy luật của
những bộ môn khoa học. Phương pháp giảng dạy của GV cũng có nhiều thay đổi.
Chính vì vậy, hoạt động học tập đòi hỏi thanh niên phải có tính năng động, độc lập
và sáng tạo ở mức độ cao hơn, đòi hỏi các em phải phát triển tư duy lí luận.
- Thái độ và ý thức của HS đối với học tập ngày càng phát triển. Các em hiểu
được rằng vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là điều kiện cần thiết để các em bước vào
cuộc sống tương lai. Nhu cầu tri thức của các em tăng lên một cách rõ rệt.
- Thái độ của HS đối với môn học có lựa chọn hơn. Ở các em đã hình thành
hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp.
- Động cơ học tập có ý nghĩa quan trọng nhất đối với HS là động cơ có ý
nghĩa thực tiễn, sau đó tới động cơ nhận thức.
xxi
- Tuy nhiên, ở không ít HS, các em chỉ tích cực học đối với môn học quan
trọng, có ý nghĩa đối với nghề đã chọn và sao nhãng đối với môn học khác hoặc chỉ
học trung bình. Hoặc cũng một số HS cho rằng, mình không thể vào học đại học
được nên chỉ cần học đạt yêu cầu là đủ. Vì vậy GV cần phải làm cho HS đó hiểu
được ý nghĩa và chức năng của giáo dục phổ thông đối với mỗi giáo dục chuyên

ngành, đối với sự phát triển nhân cách toàn diện.
1.1.3.1.2. Đặc điểm sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT
[11]
Ở HS trung học phổ thông nói chung và HS lớp 11 nói riêng, tính chủ định
được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức.
- Tri giác: có độ nhạy cảm cao, tri giác có mục đích đạt tới mức độ rất cao,
quan sát trở nên có hệ thống và toàn diện hơn, chịu sự chi phối của hệ thống tín hiệu
thứ hai nhiều hơn và không tách rời khỏi tư duy ngôn ngữ. HS có thể điều khiển
được hoạt động của mình theo kế hoạch chung và chú ý đến mọi khâu. Tuy nhiên tri
giác của HS trung học cần có sự hướng dẫn của GV. GV cần hướng dẫn các em
quan sát vào một nhiệm vụ nhất định và yêu cầu các em không nên kết luận vội
vàng khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện cần quan sát.
- Trí nhớ: ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, mặt
khác vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt; đặc
biệt các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ. Các em đã biết tài liệu nào
cần nhớ chính xác, tài liệu nào chỉ cần hiểu mà không cần nhớ… Nhưng có một số
em còn ghi nhớ đại khái, chung chung, đánh giá thấp của việc ôn tập.
- Chú ý: chú ý của HS giai đoạn này có nhiều sự thay đổi. Thái độ lựa chọn
của HS đối với các môn học quyết định tính lựa chọn của chú ý. Do có hứng thú ổn
định đối với môn học nên chú ý sau chủ định của các em trở thành thường xuyên
hơn. Năng lực di chuyển và phân phối chú ý cũng được phát triển và hoàn thiện một
cách rõ rệt. Các em có khả năng vừa nghe giảng, vừa chép bài, vừa theo dõi câu trả
lời của bạn. Tuy nhiên, các em không phải bao giờ cũng đánh giá đúng ý nghĩa
quan trọng của tài liệu nên các em hay chú ý không chủ định khi GV đề cập tới ý
nghĩa thực tiễn và sự ứng dụng tri thức nhất định vào cuộc sống.
xxii
- Tư duy: Do cấu trúc não phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự
phát triển của các quá trình nhận thức và do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà tư
duy của HS trung học phổ thông có thay đổi quan trọng về chất. Hoạt động tư duy
của các em tích cực, độc lập hơn. Các em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu

tượng một cách độc lập, sáng tạo. Các em thích khái quát hóa, thích tìm hiểu những
quy luật và những nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri
thức phải tiếp thu. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn;
tính phê phán của tư duy cũng phát triển.
Những đặc điểm này tạo điều kiện cho HS trung học phổ thông thực hiện các
thao tác tư duy lôgíc, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm
được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội… Tuy nhiên, hiện nay số HS
trung học phổ thông đạt mức độ tư duy như trên chưa nhiều.
Thiếu sót cơ bản trong tư duy của các em là thiếu tính độc lập. Việc giúp các
em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng của GV. GV cần
hướng dẫn các em tích cực suy nghĩ trong khi phân tích hoặc tranh luận để HS tự
rút ra kết luận.
1.1.3.2. Sự phát triển tự ý thức của học sinh THPT
[11]
Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách
của thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển tâm lý ở lứa
tuổi thanh niên. Sự phát triển tự ý thức của HS THPT có một số đặc điểm sau:
- Nhu cầu tự ý thức phát triển mạnh mẽ. Sự hình thành tự ý thức là một quá
trình lâu dài và trải qua nhiều mức độ khác nhau, nhưng ở tuổi thanh niên, quá trình
phát triển tự ý thức diễn ra mạnh mẽ và có những nét đặc thù riêng.
- Thanh niên có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của bản
thân theo quan điểm và mục đích sống của mình. Đặc điểm quan trọng trong sự tự ý
thức của thanh niên là sự tự ý thức xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động.
- Nội dung của tự ý thức ở lứa tuổi thanh niên cũng khá phức tạp. Các em
không chỉ nhận thức được cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức được vị
trí của mình trong tương lai. Phạm vi của tự ý thức cũng được mở rộng.

×