Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Khảo sát thành phần loài và mật độ phytoplanton trong ao nuôi cá tra thâm canh ở Cồn Khương-Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.03 KB, 35 trang )

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


 





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304
ĐỀ TÀI
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT
ĐỘ PHYTOPLANKTON TRONG AO NUÔI
CÁ TRA THÂM CANH TẠI CỒN KHƯƠNG –
CẦN THƠ



Sinh viên thực hiện
BÙI THỊ KIM TIỀN
MSSV: 06803050
Lớp: Nuôi Trồng Thủy Sản K1


CẦN THƠ, 2010
ii



TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


 




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304
ĐỀ TÀI
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ
PHYTOPLANKTON TRONG AO NUÔI CÁ TRA
THÂM CANH TẠI CỒN KHƯƠNG – CẦN THƠ



Cán Bộ Hướng Dẫn
ThS. NGUYỄN HỮU LỘC




CẦN THƠ, 2010

Sinh viên th
ực hiện


BÙI THỊ KIM TIỀN
MSSV: 06803050
Lớp: Nuôi Trồng Thủy Sản K1

iii

CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả của của tôi và
các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào
khác.

Ký tên





BÙI THỊ KIM TIỀN
Ngày……………….















iv

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC

Luận văn: Khảo sát thành phần loài và mật độ phytoplanton trong ao nuôi cá tra
thâm canh ở Cồn Khương-Cần Thơ
Sinh viên thực hiện: BÙI THỊ KIM TIỀN
Lớp:Nuôi trồng thủy sản K1
Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng
bảo vệ luận văn đại học Khoa Sinh Học ứng Dụng - Đại Học Tây Đô.


Cần Thơ, Ngày…….tháng…… năm 2010
Cán bộ hướng dẫn sinh viên thực hiện



TH.S: NGUYỄN HỮU LỘC BÙI THỊ KIM TIỀN


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG






PGs.Ts. NGUYỄN VĂN BÁ

v

LỜI CẢM TẠ
Sau 3 tháng thu mẫu từ tháng 4 đến 6 năm 2010 tại Cồn Khương Thành Phố Cần
Thơ, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với những kinh nghiệm thực tế, nay
luân văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành.
Em xin cám ơn thầy Nguyễn Hữu Lộc – Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại
Học Tây Đô đã tận tình hướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô – Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường
Đại Học Tây Đô đã hướng dẫn và chuyền đạt cho em những kiến thức quý báo
trong những năm học vừa qua, tạo dụng hành trang để bước vào cuộc sống.
Xin cảm ơn tất cả các Chú và các anh ở các ao nuôi ở Cồn Khương đã tạo điều
kiện giúp đở cho em hoàn thành các đợt thu mẫu được thuận lợi.
Cuối cùng em xin chúc quý Thầy Cô – Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại
Học Tây Đô vui, khỏe, công tác tốt và không ngừng cống hiến cho sự nghiệp giáo
dục.
Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt
nghiệp không tránh khỏi sự sai sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý
Thầy Cô và các bạn.


Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!






BÙI THỊ KIM TIỀN




vi

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT iv
MỤC LỤC ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG v
DANH SÁCH CÁC HÌNH vi
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới Thiệu 1
1.2 Mục tiêu đề tài 1
1.3 Nội dung 1
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

2.1 Vai trò của tảo trong ao nuôi cá 2
2.2 Một số nghiên cứu có liên quan đến tảo 3
2.3 Một vài đặc điểm của các ao nuôi cá tra thâm canh 4

2.4 Tình hình nuôi cá tra thâm canh ở Cần Thơ 5
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

3.1 Địa điểm và thời gian thu mẫu 7
3.2 Phương pháp nghiên cứu 8

3.2.1 Vật liệu nghiên cứu 8
3.2.2 Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu 9
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 10
4.1 Định tính Phytoplankton và sự biến động thành phần loài 10
4.1.1 Sự biến động thành phần loài Phytoplankton trong ao 1 10
4.1.2 Sự biến động thành phần loài Phytoplankton trong ao 2 12
4.1.3 Sự biến động thành phần loài Phytoplankton trong ao 3 13
vii

4.2 Định lượng Phytoplankton 16
4.2.1 Mật độ và sự biến động của Phytoplankton trong ao 1 16
4.2.2 Mật độ và sự biến động của Phytoplankton trong ao 2 18
4.2.3 Mật độ và sự biến động của Phytoplankton trong ao 3 20
Chương 5 KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
PHỤ LỤC A



















viii

TÓM TẮT
Tảo có ảnh hưởng rất lớn đối với ao nuôi cá tra thâm canh, nó có vai trò làm thức
ăn vừa tạo màu nước. Tuy nhiên khi tảo bùng phát quá mức cũng gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đối với cá như tạo mùi, vàng thịt, làm chết cá,…Đề tài khảo sát về
thành phần Phytoplankton ở 3 ao nuôi cá tra vị trí đầu cồn, giữa cồn và cuối trên
Cồn Khương để đánh giá sự biến động về thành phần loài và mật độ
Phytoplankton trong thời gian nuôi cá. Đề tài tiến hành 10 đợt thu mẫu mỗi đợt
cách nhau 10 ngày, thu mẫu tảo liên tục trong thời gian cá khoảng 3 tháng
(200g/con) đến khi thu hoạch. Ao 1 nằm ở vị trí ngay đầu Cồn Khương phía Phà
Cần Thơ, ao 2 nằm giáp theo sông Hậu lấy nước trực tiếp từ Sông Hậu, ao 3 nằm
phía trong giữa Cồn Khương lấy nước qua kênh cấp 1. Thời gian thu mẫu từ
khoảng 8 giờ 30 đến 10 giờ 30 tại các điểm thu mẫu, thu mẫu tảo đại diện tại 4 gốc
ao và 1 điểm giữa ao.
Kết quả phân tích tảo thu được 224 loài Phytoplankton thuộc 4 ngành tảo chủ yếu.
Trong đó tảo Chlorophyta có thành phần loài nhiều nhất chiếm 95 loài (42,41 %),
tảo Cyanophyta có 56 loài (25 %), tảo Ochrophyta có 45 loài chiếm (20,09 %), tảo
Euglenophyta có 28 loài (12,5 %). Mật độ Phytoplankton trong các ao: Ao 1 mật
độ tảo thấp nhất đạt 9.269 ct/lit, mật độ trung bình đạt 64.405 ct/lit và mật độ cao
nhất đạt 146.667 ct/lit, ao 2 mật độ phytoplankton biến động từ 5.174 – 72.460
ct/lit và đạt giá trị trung bình là 37.984 ct/lit, ao 3 mật độ dao động từ 7.023 –
142.595 ct/lit và giá trị trung bình là 60.992 ct/lit. Nhìn chung càng về cuối vụ mật
độ Phytoplankton càng cao còn thành phần loài thì giảm dần về cuối vụ.
Các loài thường xuất hiện trong ao nuôi cá tra là Coscinodiscus rothii,
Coscinodiscus subtilis, Nitzschia longtasima (Ochrophyta): Microcystis

aeruginosa (Cyanophyta): Pediastrum biradiatum, Pediastrum boryanum var.
boryanum, Scenedesmus obliquus, Scenedesmus dimorphus, Sphaerocystis
schroeteri,

Synechocystis aquatilis (Chlorophyta.
Một số loài có mật độ cao trong ao là Scenedesmus dimorphus, Pediastrum
biradiatum (Chlorophyta); Microcystis aerinosa (Cyanophyta); Coscinodiscus
subtilis (Ochrophyta)



ix

DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 4.1: Thành phần loài Phytoplankton ở các ao trong các đợt thu 15
Bảng 4. 2: Định lượng phytoplankton (đơn vị ct/lít) 16
Bảng 4.3: Số lượng Phytoplankton trong ao 1 (ct/lít) 17
Bảng 4.4: Số lượng Phytoplankton trong ao 2 (ct/lít) 18
Bảng 4.5: Số lượng Phytoplankton trong ao 3 (ct/lít) 20



















x

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sự phát triển kế tiếp nhau của các quần thể tảo 4
Hình 3.1: Bản đồ Cồn Khương - TP Cần Thơ 7
Hình 4.1: Thành phần loài Phytoplankton trong ao 1 10
Hình 4.2: Biến động thành phần loài Phytoplankton trong ao 1 11
Hình 4.3: Thành phần loài Phytoplankton trong ao 2 12
Hình 4.4: Biến động thành phần loài Phytoplankton trong ao 2 13
Hình 4.5: Thành phần loài Phytoplankton trong ao 3 14
Hinh 4.6: Biến động thành phần loài Phytoplankton trong ao 3 14
Hình 4.7: Biến động mật độ Phytoplankton trong ao 1 18
Hình 4.8: Biến động mật độ Phytoplankton trong ao 2 19
Hình 4.9: Biến động mật độ Phytoplankton trong ao 3 21














xi

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮC
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ctv: cộng tác viên
TP: thành phố
Ct/ml: cá thể trên mililit
HCTG: Hội chứng teo gan
UBND:Ủy ban nhân dân
NXB: nhà xuất bản

ĐHCT: Đại Học Cần Thơ

1

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới Thiệu
Trong ao nuôi cá tra thâm canh, tảo góp phần cung cấp oxy, hấp thu bớt lượng khí độc
gây bất lợi cho cá, làm giảm chất hữu cơ từ thức ăn thừa, do khả năng hấp thụ thức ăn
(N, P, C) của cá rất thấp, mà tảo muốn phát triển thì cần phải có các chất đó (Lê Văn
Cát, 2006). Mặt khác tảo còn góp phần cân bằng hệ sinh thái và làm thức ăn tự nhiên
cho động vật thủy sản lúc còn nhỏ, nếu phát triển ở mức độ vừa phải, tảo cũng góp

phần tạo màu nước cho ao nuôi, thông qua đó người nuôi có thể đánh giá được sơ bộ
môi trường ao nuôi giàu hoặc nghèo dinh dưỡng để kịp điều chỉnh môi trường.
Mặt dù tảo có vai trò rất quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản và nhất là trong
các ao nuôi thâm canh, tuy nhiên nếu quản lý không tốt tảo phát triển quá mức sẽ gây
nên hiện tượng nở hoa, làm cho ao thiếu oxy vào ban đêm, gây sự biến động pH trong
ao nuôi. Ngoài ra còn có khoảng 20 loài tảo độc chủ yếu là tảo lam như Lyngbya
majuscula, Schizothrix calcicola, Nodularia nigroviridis, Microcystis aeruginosa,
Anabaeba,…. khi chết sẽ tiết ra chất độc và gây mùi hôi cho cá làm cho cá nuôi mất
phẩm chất, giá thành thấp gây thiệt hại cho người nuôi. Do đó việc xác định thành
phần giống loài và số lượng phytoplankton ở các thủy vực là rất cần thiết; mà nhất là
các ao nuôi ở Cồn Khương là nơi có nghề nuôi cá tra mới phát triển trong những năm
gần đây cần phải được chú ý quan tâm nhiều hơn về sự phát triển của thực vật thủy
sinh. Từ đó có thể đưa ra những biện pháp hạn chế sự phát triển của các loài tảo độc
hay phát triển các loài tảo có lợi ở mức vừa phải nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho động
vật thủy sản phát triển. Chính vì thế đề tài “Khảo sát thành phần loài và mật độ
phytoplankton trong ao nuôi cá tra thâm canh ở Cồn Khương Cần Thơ” được
thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài thực hiện với mục tiêu tìm hiểu sự phát triển về thành phần loài và số lượng tảo
xuất hiện trong ao nuôi cá tra thâm canh. Qua đó đánh giá những mặt có lợi, có hại mà
nhóm thực vật phiêu sinh gây ra trong ao nuôi để góp phần điều chỉnh môi trường ao
nuôi một cách hợp lý và hiệu quả hơn.
1.3 Nội dung
Khảo sát sự biến động của thành phần loài, mật độ Phytoplankton trong ao nuôi cá tra
thâm canh ở Cần Thơ.
Xác định loài ưu thế, loài ít xuất hiện và các loài có khả năng gây hại trong ao nuôi.

2

CHƯƠNG 2


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Vai trò của tảo trong ao nuôi cá
Tảo là thực vật nhỏ có khả năng quang hợp, sống lơ lững trong nước. Theo Dương
Đức Tiến, 1996, Việt Nam có tới 1402 loài tảo, trong đó tảo lục có 530 loài, tảo silic
có 388 loài, tảo lam 344 loài, tảo mắt 78 loài, tảo giáp 30 loài, tảo vàng 14 loài, tảo
vòng 9 loài, tảo roi lệch 5 loài, tảo đỏ 4 loài. Mật độ thực vật nổi bình quân dao động
từ 179.767 – 401.611 cá thể/lít.
Vũ Trung Tạng (1994) nghiên cứu về thành phần loài tảo của hệ sinh thái Đồng Bằng
Sông Cửu Long đã phát hiện 278 loài tảo, trong đó tảo khuê chiếm 78,43%, tảo giáp
chiếm 20% và phần còn lại là tảo lam.
Những lợi ít của tảo trong nuôi trồng thủy sản (Lê Văn Cát, 2006) là tạo ra nguồn
năng lượng sơ cấp cho nuôi trồng thủy sản: tảo sử dụng sắc tố quang hợp chlorophyll
và một số chất khác hấp thụ ánh sáng để biến đổi thành năng lượng hóa học dự trữ và
một số chất khử khác dùng để khử carbon dioxit (CO
2
) thành dạng carbon hữu cơ dưới
dạng đường đơn. Tạo ra nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho động vật thủy sản như các
loài thuộc ngành tảo lục, tảo lam, tảo silic có hàm lượng protein và vitamin rất cao,
như Chlorella, Sketetonema, Chaetoceros, Spirulina,…còn nhiều loại tảo khác có mặt
trong ao làm thức ăn cho các loại Copepoda, Cladocera,…và cung cấp lượng oxy dồi
dào cho động vật thủy sản.
Dùng tảo để làm chất chỉ thị cho môi trường ao nuôi, tảo có vai trò rất quan trọng
trong quá trình tự làm sạch thuỷ vực bị nhiễm bẩn như: tảo lam, tảo mắt thường xuất
hiện ở môi trường nước thải giàu dinh dưỡng. Tảo là nguồn tiêu thụ lượng đạm vô cơ
mạnh nhất trong môi trường nuôi, trong các thành phần đạm vô cơ thì tảo hấp thu
nhiều nhất là amoni, chúng có thể làm giảm nồng độ của các chất trên tới 1- 2
mgN/m
3

/ngày
.
Nitrit và Nitrat cũng được tảo hấp thụ, nhưng trước khi đồng hoá thành
thành phần tế bào (axit amin) chúng bị khử về amoniac. Lượng amoniac tảo tiêu thụ
trong khoảng: 80- 800gN/(m
2
/ngày).
Ngoài những lợi ít trên trong nhiều trường hợp tảo cũng gây ra các vấn đề khó khăn
cho nhà nuôi trồng thủy sản, hay gặp nhất là mật độ tảo trong ao quá lớn. Những vấn
đề cần quan tâm trong ao nuôi chủ yếu là tảo lam và tảo khuê như: một số loài tảo có
khả năng nở hoa, tiết chất độc trong môi trường khi gặp điều kiện thuận lợi như
Microcystis aeruginosa, Pseudonitzschia sp, Chamydomonas, Ankistrodemus,
Chlorella, Scenedesmus, Volvox, Coscinodicus, Cyclotella, Nitzschia, Synedra,
Polycystis, Oscillatoria, Euglena, ….

3

Ngoài ra, một số loại tảo tiết ra chất có tiềm năng gây độc, chất độc này có thể giết hại
và gây ra mùi khó chịu cho động vật thủy sản hoặc tích lũy trong cơ thể và gây độc
cho người sử dụng sản phẩm thủy sản. Trong đó hầu hết là các loài tảo Lam tiết ra 2
chất gây mùi chủ yếu ở cá da trơn là geosmin và 2-methylisoborneol. Ví dụ như các
loại tảo Anabaena, Aphanizomenon, Lyngbya, Phorminium (Lê Văn Cát, 2006). Theo
Nguyễn Văn Thành (2001) người ta đã xác định được 24 loài tảo độc thuộc 4 ngành,
trong đó đang chú ý nhất là ngành tảo Cyanophyta có 12 loài, 2 loài tảo Chlorophyta
có khả năng gây độc.
2.2 Một số nghiên cứu có liên quan đến tảo
Theo tác giả Patrick (1963) (Trích bởi Hoàng Thị Ty và csv, 2002) cho biết có thể
dùng tảo silic để xác định độ nhiểm bẩn của nguồn nước do tảo rất nhạy cảm với tính
chất lý hóa học của môi trường nước, có vài loài có khả năng chống chịu đối với sự
thay đổi của môi trường nước, do đó có thể dùng tảo silic làm sinh vật chỉ thị cho từng

loại môi trường là rất tốt.
Theo Lam Mỹ Lan và csv. (2003), trong các ao nuôi kết hợp có bón phân ở xã Tân
Phú Thạnh-Cần Thơ, tảo phát triển với 4 nhóm ngành chính: tảo Lục, tảo Mắt
(Euglenophyta), tảo Khuê (Bacillariophyta) và tảo Lam trong đó tảo Lục (33-38,4%)
và tảo Mắt (24,2-36,9%) chiếm ưu thế.
Theo Robarts & Zohary (1987), ở nhiệt độ trên 25
o
C phần lớn tảo Lam có tốc độ phát
triển cao nhất, nhiệt độ này cao hơn nhiệt độ tối ưu của nhóm tảo Lục và tảo Khuê.
Ðiều này giải thích tại sao phần lớn tảo Lam nở hoa trong suốt mùa hè.
Nguyễn Khắc Lâm và csv (2007), nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tảo độc trong ao
nuôi và hàm lượng Aflatoxin (B1) trong thức ăn tới hội chứng teo gan (HCTG) ở tôm
sú, kết quả đã phát hiện 5 loài tảo nằm trong danh sách tảo độc có trong hệ thống ao
nuôi tôm Ninh Thuận, bao gồm: Trichodesmium erythraeum; Trichodesmium
thiebautii; Prorocentrum micans; Alexandrium sp và Dinophysis sp.
Lê Thị Thanh Hương và csv (2000), nghiên cứu về chất lượng nước và vi tảo ở một số
hồ ở Hà Nội bị ô nhiễm và những ảnh hưởng của chúng tới nghề nuôi trồng thủy sản.
Kết quả phân tích cho thấy quần thể tảo trong các hồ khá phong phú, bao gồm 218
loài thuộc 4 ngành chủ yếu là tảo Lam, tảo Lục, tảo Mắt, tảo Silic; còn các ngành tảo
ưa môi trường sạch như tảo Giáp, tảo Vàng, tảo vàng Ánh hoàn toàn không có mặt.



4

Theo Lewis (1978), nghiên cứu trên hồ Lanao ở Philippines thấy rằng, khi môi trường
có dinh dưỡng thấp, thông thường tảo Khuê và lớp tảo Giáp phát triển trước tiên. Khi
các chất dinh dưỡng tăng, tiếp nối sẽ là tảo Lục đến tảo Lam và sau đó là lớp tảo Giáp
hai roi.
Hình 2.1: Sự phát triển kế tiếp nhau của các quần thể tảo

Theo nghiên cứu của Sze (1981), trên sông Potomac, quần thể tảo phát triển dọc theo
dòng chảy, tảo Khuê có kích thước nhỏ với tốc độ sinh trưởng nhanh phát triển ở đầu
nguồn nơi có dòng chảy mạnh có ít chất dinh dưỡng, kế tiếp chúng được thay thế bởi
nhóm tảo có tốc độ sinh trưởng chậm hơn là tảo Khuê kích thước lớn hơn và tảo Lục,
cuối cùng nơi có dòng chảy chậm mang nhiều chất dinh dưỡng thì tảo Lam phát triển.
Theo Dương Thị Hoàng Oanh và csv (2008), nghiên cứu khả năng kiểm soát sự phát
triển của tảo trong ao nuôi tôm sú bằng cách kết tủa photpho với 3 chất CaSO
4
,
Ca(OH)
2
và Al
2
(SO
4
)
3
để tủa photpho nhằm điều khiển sự phát triển của tảo trong ao
nuôi tôm sú và đánh giá mức độ dinh dưỡng của chúng lên tôm nuôi. Kết quả 3 chất
CaSO
4
, Ca(OH)
2
và Al
2
(SO
4
)
3
làm giảm hiện tượng nở hoa của tảo, khi sử dụng và có

khả năng làm giảm tối đa khoảng 60% lượng PO
4
3-
nhưng không ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng của tôm.
2.3 Một vài đặc điểm của các ao nuôi cá tra thâm canh
Hiện nay việc nuôi cá tra chủ yếu cung cấp cho thị trường xuất khẩu vì vậy chất lượng
thịt cá phải đảm bảo. Chính vì thế môi trường ao nuôi cần phải được cải tạo tốt, nguồn
nước không bị ô nhiễm, hàm lượng oxy hoà tan >2ppm, pH phải ổn định từ 7 – 8,5 và
nguồn thức ăn phải có chất lượng cao. Theo Bùi Quang Tề (2006), sau khi cải tạo ao
cần cho nước vào khoảng 1-1,2m để gây màu nước (cho tảo phát triển) rồi mới thả cá.
Màu nước sẽ giúp ta biết được thành phần giống loài của phiêu sinh vật, sự phát triển
của tảo trong ao cũng góp phần ổn định môi trường. Theo Huỳnh Văn Đại và csv.
Bacillariophyta Chlorophyta Cyanophyta
Pyrrophyta (nước lợ)
Euglenophyta (nước ngọt)
Số lượng
Thời gian và mức dinh dưỡng

5

(2002) thực vật phù du trong ao cá tra có 79 loài. Thành phần loài trong các thuỷ vực
của sông, ao nuôi và ao thải từ nuôi cá tra thâm canh phong phú dao động từ 7- 30 loài
tảo, trung bình từ 12- 20 loài trong đó nhóm tảo Lục chiếm ưu thế 56,1%, kế đến là
các nhóm tảo Ochrophyta (24,6%), Euglenophyta (15,65%), Cyanophyta (3,65%).
Mật độ tảo trong hệ thống nuôi cá tra thâm canh dao động từ 47.150- 7.000.867 cá
thể/lít. Một số loài thường gặp là Melosira granulata (Ochrophyta), Actinastrum
gracillium, Coeastrium microsporum, Pediastrum simplex, Pediastrum duplex,
Pediastrum tetras, Scenedesmus acuminatus, Scenedesmus bijugatus (Chlorophyta),
Phacus alata (Euglenophyta), Spirulina major (Cyanophyta).

Việc phát triển nhanh diện tích nuôi cá tra, cùng với việc quản lý kém về thức ăn, kỹ
thuật quản lý, sử dụng thuốc, lạm dụng hoá chất đã dẫn đến các chất thải từ ao nuôi cá
tra khó xử lý, mức độ ô nhiễm đa dạng và chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến
môi trường vùng nuôi (Lê Lệ Hiền, 2008).
Lượng thức ăn được sử dụng trong nuôi cá thường rất lớn, đặc biệt là thức ăn tự chế
(với hệ số chuyển hóa thức ăn 2-3,5). Do lượng chất dinh dưỡng được cá tiêu thụ thấp
(Trương Quốc Phú và csv., 2003) và thức ăn dư sẽ tích tụ dưới nền đáy ao khi thải ra
môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nước đều đó sẽ dẫn đến mật tảo trong ao phát
triển ngày càng cao sự biến động DO và pH ngày đêm càng lớn. Theo Nguyễn Thị
Dung (2001) cho thấy pH trong các ao nuôi cá tra thâm canh tại An Giang chỉ dao
động từ 6,5–7,0, trong khi đó pH đo được từ nghiên cứu của Lê Bảo Ngọc (2004) biến
động từ 8,06–8,12 qua đó cho thấy việc nuôi thâm canh với mật độ cao, chất dinh
dưỡng tích tụ nhiều dẫn đến tảo trong ao phát triển ngày càng cao làm cho pH ngày
càng tăng.
Theo Huỳnh Trường Giang và csv. (2008), các muối dinh dưỡng hòa tan trong các ao
nuôi cá tra thâm canh ở An Giang như là TAN, NO
2
-
, PO
4
3-
rất cao và vượt mức cho
phép nhiều lần và NO
3
-
lại đạt giá trị cao nhất 0,122–18,00 mg/L đã vượt mức giới
hạn về chất lượng nước cho ao nuôi cá (Boyd, 1998) đều này tạo điều kiện thuận lợi
cho tảo bùng phát.
Chính vì lý do đó trong nghiên cứu của mình, Dương Nhựt Long, (2003) đưa ra giải
pháp hạn chế khẩu phần ăn cho cá nhằm tránh ô nhiễm môi trường nước như sau: cá

tra, ba sa có trọng lượng từ 12g đến 200g phân bổ thức ăn trong ngày từ 8 đến
10%/trọng lượng đàn cá; từ 200-300g phân bổ từ 6-7%; từ 300-700g phân bổ 4-5%; từ
800-1,1kg phân bổ từ 1,5-3%/trọng lượng đàn cá. Với công thức này, chúng ta vừa
giảm lượng thức ăn cho cá, giảm chi phí, hạn chế ô nhiễm môi trường nước mà cá vẫn
phát triển bình thường, đảm bảo trọng lượng khi thu hoạch
2.4 Tình hình nuôi cá tra thâm canh ở Cần Thơ
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kỹ thuật không ngừng cải tiến giúp nghề nuôi cá tra

6

đã phát triển khá mạnh tại vùng ĐBSCL. Năm 2003 diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL
là 2.792 ha đến 2007 lên tới 5.429 ha; tốc độ tăng trưởng bình quân là 18,1%/năm.
Cần Thơ là một trong những địa phương có diện tích và sản lượng cá tra lớn tại
ĐBSCL, có diện tích nuôi cá tra (1.569 ha) (Theo thống kê của sở nông nghiệp nông
thôn Cần Thơ, 2003).
Năm 2008, diện tích thả giống cá tra của Cần Thơ đã tăng lên 1.331 ha mặt nước,
trong khi theo quy hoạch phát triển của ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ trước
đây, cho đến năm 2010, diện tích nuôi cá tra trên địa bàn mới đạt 1.000 ha. Ðây là
những vấn đề đang gây bất ổn cho nghề nuôi cá tra hiện nay và nhất là ở Côn Khương
là khu vực mới phát triển nghề nuôi thủy sản cần được chú ý quan tâm để tránh tình
trạng phát triển ồ ạt không theo quy hoạch sẽ làm ô nhiểm môi trường (Theo
vietlinh.com).



7

Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian thu mẫu


Hình 3.1: Bản đồ Cồn Khương - TP Cần Thơ

Thời gian khảo sát: từ tháng 04/2010 - 06/ 2010
Số đợt thu mẫu: thu 10 đợt mỗi ao, mỗi đợt thu mẫu cách nhau 10 ngày
Mẫu thu phytoplankton được thu trong 3 ao nuôi cá tra thâm canh từ tháng nuôi 3- 4.
Địa điểm: Cồn Khương- Cần Thơ
Ao 1 diện tích 3000m
2
nằm ngay cửa sông Hậu lấy nước trực tiếp từ sông, xử lý định
kỳ bằng chlorine với nồng độ là 0,67 ppm/15 ngày, sử dụng thức ăn công nghiệp ngày
cho ăn 1 lần, thay nước hàng ngày 30% lượng nước trong ao và bắt đầu thu mẫu lúc cá
được 3 tháng tuổi.
Ao 2 diện tích 6000 m
2
nằm dọc theo sông Hậu lấy nước trực tiếp từ sông Hậu, xử lý
kết hợp giữa vôi và chlorine với liều lượng (25kg vôi + 0,3 ppm chlorine/10 ngày), sử
dụng thức ăn tự chế dạng viên độ ẩm cao ngày cho ăn 1 lần, thay nước hàng ngày 30%
và thu mẫu lúc cá được 3 tháng tuổi.
Ao 3 diện tích 6000m
2
nằm ở vị trí giữa Cồn Khương lấy nước gián tiếp từ con kênh
nhỏ, chủ yếu xử lý bằng vôi (200 kg vôi /1 tháng) sử dụng thức ăn tự chế cho ăn
1lần/ngày, nước ra vô thường xuyên (20- 30%/ngày) và thu mẫu lúc cá 4 tháng tuổi.
Ao 1

Ao 2

Ao 3



8

3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Lưới phiêu sinh thực vật mắt lưới 25-27µm.
Xô nhựa 14 lít, ca nhựa.
Chai nhựa 100 ml
Chai nhựa 1 lít.
Ống nhỏ giọt.
Bút lông dầu.
Kính hiển vi độ phóng đại 10X, 40X,100X.
Lame, lamelle.
Ống đong.
Buồng đếm Sedgwick Rafter.
Một số dụng cụ khác trong phân tích…
Tài liệu phân loại thực vật thủy sinh tại Phòng thí nghiệm Sinh hóa- Thủy sản.
Formol thương mại 38%.
3.2.2 Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu
Định tính: Dùng lưới phiêu sinh (mắt lưới 27 µm) kéo lưới ở 4 gốc ao và 1 điểm giữa
ao. Cố định mẫu phytoplankton tại chổ bằng formol 4% tại chổ, đem mẫu về phòng
thuỷ sinh phân tích trên kính hiển vi quang học ở độ phóng đại 10X, 40X, 100X và sử
dụng tài liệu phân loại phiêu sinh thực vật phân loại đến các loài.
Tài liệu phân loại: A.Shirota (1966); Dương Đức Tiến và ctv. (1997) và Dương Đức
Tiến (1996).
Định lượng: Mẫu sẽ được thu tại 4 điểm gốc ao và 1 điểm giữa ao, mẫu nước được
trộn đều, lấy đầy nước vào chai nhựa 100 ml, cố định bằng formol 4% đem về phòng
thí nghiệm phân tích mẫu. Mẫu sau khi thu được cô đặc lại hoặc pha loãng cho thích
hợp và dùng buồng đếm Swedgwick Rafter để định lượng mật độ phytoplankton theo
từng ngành.





9


Công thức tính:
T x 1000 x Vcđ
P =
A x N x Vm
P: số lượng Phytoplankton (cá thể/lít)
T: tổng số cá thể đếm được (cá thể)
A: diện tích ô đếm (1 mm
2
)
N: số ô đếm (180 ô)
Vcđ: thể tích mẫu cô đặc (ml)
Vm: thể tích mẫu nước thu (lít)
















10


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Định tính Phytoplankton và sự biến động thành phần loài
Kết quả phân tích định tính trong ao cá tra ở Cồn Khương thu được 224 loài
Phytoplanton thuộc 4 ngành tảo chủ yếu. Trong đó tảo Chlorophyta có thành phần loài
nhiều nhất chiếm 95 loài (42,41%), tảo Cyanophyta có 56 loài (25%), tảo Ochrophyta
có 45 loài chiếm (20,09%), tảo Euglenophyta có 28 lòai (12,5%).
Các giống loài thường xuất hiện là: Closterium navicula, Closterium gracile,
Crucigenia tetrapedia, Ankistrodesmus falcula, Asterococcum limneticus, Pediastrum
simplex var. simplex, Scenedesmus dimorphus, Scenedesmus acuminatus
(Chlorophyta); Microcystis aeruginosa, Spirulina major (Cyanophyta); Coscinodiscus
rothii, Coscinodiscus subtilis, Cyclotella comta, Melosira malayensis, Nitzschia
longissima (Ochrophyta).
4.1.1 Sự biến động thành phần loài Phytoplankton trong ao 1
Kết quả ao 1 thu được 148 loài, trong đó ngành Chlorophyta có 66 loài (44,59%),
ngành Cyanophyta có 35 loài (23,65%), ngành Ochrophyta có 27 loài (18,24%),
ngành Euglenophyta có 20 loài (13,51%)
18.24
44.59
23.65
13.51
Ochrophyta
Chlorophyta

Cyanophyta
Euglenophyta

Hình 4.1: Thành phần loài Phytoplankton trong ao 1
Các loài thường xuất hiện trong các đợt thu mẫu là Coscinodiscus Rothii,
Coscinodiscus subtilis, Cyclotella meneghiniana, Nitzschia longissima (Ochrophyta);

11

Chlorococcum humicola, Pediastrum boryanum var. boryanum, Scenedesmus
obliquus, Scenedesmus dimorphus, Sphaerocystis schroeteri (Chlorophyta);
Aphanocapsa delicatissima, Merismopedia glauca, Microcystis aeruginosa,
Oscillatoria limosa, Synechocystis aquatilis (Cyanophyta).
Kết quả phân tích tảo lục luôn chiếm ưu thế và có số loài nhiều nhất từ đầu vụ cho đến
cuối vụ nuôi chiếm 44,59% trung bình trong mỗi đợt thu dao động từ 9 – 27 loài kế
đến là tảo Lam có từ 3 – 11 loài, tảo Khuê từ 1 - 10 loài, tảo Mắt từ 1 – 8 loài. Thành
phần loài thay đổi theo từng đợt thu (Hình 4.2).
0
10
20
30
40
50
60
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
EUGL
CYAN
CHLO
OCHR


Hình 4.2: Biến động thành phần loài Phytoplankton trong ao 1
Thành phần loài trong ao phong phú do nguồn nước cấp vào được lấy trực tiếp từ sông
Cần Thơ. Trong đó có xuất hiện một số loài có nguồn gốc nước lợ nguyên nhân do
chúng có khả năng phân bố rộng như các loài Coscinodiscus, Nitzschia, Cyclotella.
Trong ao thành phần loài không ổn định thay đổi theo mỗi đợt thu, có một số loài mới
xuất hiện và vài loài đang xuất hiện nhiều trong đợt trước thì đợt sau lại biến mất như
Volvox xuất hiện nhiều ở đợt đầu và đợt cuối nhưng không thấy xuất hiện ở các đợt
khác, cũng có các loài xuất hiện suốt các đợt thu như Scenedesmus. Nguyên nhân các
đợt thu đó ngay vào thời điểm tảo tàn hoặc có thể xuất hiện ít trong quá trình phân tích
không phát hiện được.
Trong các đợt thu thì 2 đợt có số loài cao nhất là đợt 3 có 51 loài và đợt 10 có 46 loài.
Trong đó tảo lục vẫn chiếm ưu thế là 27 loài kế đến tảo lam cũng xuất hiện nhiều, chủ
yếu là Microcystis aeruginosa. Nếu trong ao có sự xuất hiện thường xuyên của
Microcystis aeruginosa khi chúng nở hoa hoặc khi pH giảm đột ngột nó sẽ tiết ra chất
độc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.

12


4.1.2 Sự biến động thành phần loài Phytoplankton trong ao 2
Kết quả thu mẫu tảo thu được 121 loài Phytoplankton thuộc 4 ngành là ngành
Chlorophyta có 55 loài (45,45%), ngành Cyanophyta có 33 loài (27,27%), ngành
Ochrophyta có 21 lòai (17,36%), ngành Euglenophyta có 12 loài (9,91%).
17.36
45.45
27.27
9.91
Ochrophyta
Chlorophyta
Cyanophyta

Euglenophyta

Hình 4.3: Thành phần loài Phytoplankton trong ao 2
Các loài tảo thường xuất hiện trong ao là Coscinodiscus rothii, Cyclotella comta,
Melosira malayensis, Nitzschia longtasima (Ochrophyta); Pediastrum biradiatum,
Scenedesmus dimorphus, Sphaerocystis schroeteri (Chlorophyta); Microcystis
aeruginosa, Microcystis botry, Oscillatoria limosa (Cyanophyta); Euglena proxima,
Euglena velata, Phacus acuminata (Euglenophyta).
Nhìn chung thành phần loài trong ao qua các đợt là phong phú, có một vài loài có vai
trò làm thức ăn cho động vật thủy sản: Chlorella variegatus, Scenedesmus
acuminatus, Spirogyra azygospora,… và một vài loài có khả năng cố định đạm trong
ao nuôi như: Anabaena flos aquae, Anabaena oscilarioides, Aphanizomenon flos
aquae, Oscillatoria limosa. Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số tảo tiết ra mùi và gây
ảnh hưởng đến sự phát triển của cá trong ao như: Microcystis aeruginosa, Lyngbya
birgei, Staurastrum megacanthum,…Các loài đó hầu hết là thuộc tảo Lam.

13

0
5
10
15
20
25
30
35
40
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
EUGL
CYAN

CHLO
OCHR

Hình 4.4: Biến động thành phần loài Phytoplankton trong ao 2
Nhìn chung thành phần loài cũng ít biến động, trong những đợt đầu thì thành phần loài
tảo Khuê cao nhưng càng về cuối vụ thì số loài giảm hẳn từ 11 loài giảm xuống còn 1
loài, còn tảo Lục thì có thành phần loài cao hơn về cuối vụ từ 7 loài tăng lên 20 loài,
nguyên nhân có thể do tảo Khuê có đặc điểm rất nhạy cảm với môi trường nên càng
về cuối vụ thì sự xuất hiện càng ít còn tảo Lục thì dễ thích nghi với môi trường giàu
chất dinh dưỡng. Trong khi đó tảo Lam và tảo Mắt có thành phần loài không ổn định,
tảo Lam thì cao nhất ở đợt thu 6 có 15 loài và giảm xuống vào cuối vụ chỉ còn có 5
loài, tảo Mắt thì xuất hiện nhiều trong đợt 5 có 5 loài và giảm xuống ở các đợt cuối
vụ, còn trong đợt 9 thì không thấy xuất hiện.
Qua kết quả thu mẫu tảo của ao 1 và ao 2 thấy có sự chênh lệch về thành phần loài với
nhau nhưng nhìn chung thì thành phần loài của 2 ao đều có xu hướng giảm xuống và
thời điểm thành phần loài cao nhất của 2 ao là đợt thu thứ 3, có thể đó là chu kỳ phát
triển mạnh nhất của tảo, ao 1 thu được 51 loài và ao 2 là 38 loài còn các đợt khác thì
thành phần loài trung bình trong khoảng từ 20 – 30 loài là chủ yếu.
4.1.3 Sự biến động thành phần loài Phytoplankton trong ao 3
Kết quả có 149 loài Phytoplankton thuộc 4 ngành trong đó ngành Chlorophyta vẫn
chiếm ưu thế có 60 loài (40,27%), ngành Cyanophyta có 46 loài (30,87%), ngành
Ochrophyta có 31 loài (20,80%), ngành Euglenophyta có 12 loài (8,05%).

14

20.8
40.27
30.87
8.08
Ochrophyta

Chlorophyta
Cyanophyta
Euglenophyta

Hình 4.5: Thành phần loài Phytoplankton trong ao 3
Thành phần loài tảo trong ao cá tra cũng khá phong phú số lượng loài thay đổi theo
chu kỳ điển hình như tảo Lục số lượng loài cao nhất ở 2 đợt là đợt 2 và đợt 7 có 20
loài, còn tảo khuê thì số lượng loài cao nhất ở các đợt đầu, càng về sau thì thành phần
loài càng thấp, trong khi đó tảo Lam thì thành phần loài biến động không nhiều trung
bình trong mỗi đợt xuất hiện 9 loài.
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
EUGL
CYAN
CHLO
OCHR

Hinh 4.6: Biến động thành phần loài Phytoplankton trong ao 3

×