Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tập trung nghiên cứu phương thức truyền thụng cho sản phẩm dịch vụ viễn thông di động của EVN (E phone,E-com và E- mobile sắp ra mắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.68 KB, 29 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động Marketing hiện đại,hệ thống truyền thông đóng vai trò quan
trọng nhằm tuyên truyền thông tin về sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp đến
với khách hàng hiện có,khách hàng tiền ẩn. Bởi vậy, bất kỳ một doanh nghiệp sản
xuất nào cũng đều chú trọng đến các phương thức truyền thông cho doanh nghiệp
của mình nhằm đặt được những mục tiêu nhất định đã đề ra.
Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trên mọi lĩnh vực đều quan tâm xây dựng
những cách thức,công cụ truyền thông cụ thể,phù hợp với doanh nghiệp đồng thời
cũng thực hiện mục tiêu đánh vào đối thủ cạnh tranh và thị trường viễn thông Việt
Nam là một điển hình.
Thế kỷ 21 là thế kỷ bùng nổ của ngành công nghệ thông tin trên thế giới nói
chung cũng như Viêt Nam nói riêng. Ban đầu thị trường viễn thông độc quyền với 2
nhà cung cấp dịch vụ mạng di động của VNPT (Bộ bưu chính viến thông Việt Nam)
là VINAPHONE (091) và MOBIFONE (090) thì giờ đây đã có thêm sự gia nhập
của 3 nhà cung cấp mạng di động chính thức nữa, đó là:
- Mạng viễn thông quân đội ( VIETTEL – 098 ) được Bộ quốc phòng chính
thức ra mắt vào ngày 15/10/2004
- Mạng di động của Sài Gòn Telecom ( S Phone – 095) của bưu điện TP Hồ
Chí Minh.
Mới đây nhất là mạng điện lực EVN Telecom (EVN – 096) của Tổng công
ty điện lực Việt Nam.Nâng số nhà cung cấp dịch vụ Viễn Thông lên con số 5. Sắp
tới sẽ có thêm môt nhà cung cấp dịch vụ nữa gia nhập thị trường này đó là mạng di
động của Hà Nội Teleccom (092 ).Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng nhà cung
cấp đã khiến cho thị trường thông tin di động trở nên sôi động với mức độ cạnh
tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp.Vì thế các nhà cung cấp đã phải liên tục đưa
ra những chương trình truyền thông có hiệu quả gia tăng lợi ích cho khách hàng
nhằm đạt được những ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt đối với
EVN - Một mạng mới nhất, mới xâm nhập vào thị trường viễn thông di động thì
truyền thông là vấn đề được quan tâm hàng đầu với mục đích đưa thông tin và hình
ảnh của mình đến với người tiêu dùng tạo cho họ từng bước biết về EVN sẽ hiểu,
ưa chuộng & đưa ra quyết định sử dụng mạng EVN.


Bởi vậy,việc tiến hành nghiên cứu phương thức truyền thông hiện có của nhà
cung cấp dịch vụ mạng EVN là vấn đề cấp thiết. Qua đó đánh giá được điểm mạnh,
điểm yếu của các phương thức này, để từ đó đưa ra được giải pháp nhằm khắc phục
và nâng cao được hiệu quả của các công cụ truyền thông nhằm đưa EVN đến với
người tiêu dùng đồng thời thực hiện được mục tiêu của nhà cung cấp, đó là tăng thị
phần trên thị trường viễn thông.
Đối tượng nghiên cứu (Đối tượng cung cấp thông tin ) mà đề tài hướng
tới,bao gồm:
+ Nhân viên phòng vi tính-viễn thông của sở điện lực Hòa Bình
+ Khách hàng đã sử dụng mạng EVN
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thu thập thông tin cho việc nghiên
cứu đề tài đó là: Phỏng vấn trực tiếp,quan sát, điều tra.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:Tập trung nghiên cứu phương thức truyền
thông cho sản phẩm dịch vụ viễn thông di động của EVN (E phone,E-com và
E- mobile sắp ra mắt).
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GS-TS Trần Minh Đạo -
Người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Bởi đề tài của em sẽ
không được hoàn thành nếu không có sự chỉ bảo hướng dẫn về cách thức thực hiện
và nội dung bố cục của đề tài cũng như sự hướng dẫn về tài liệu tham khảo. Một lần
nữa em xin chân thành cảm ơn thầy!
Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành đề tài nghiên cứu.Nhưng do khả
năng&kiến thức trang bị có hạn nên đề án của em còn nhiều thiếu sót.Em mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô&các bạn để đề án của em hoàn thiện
hơn.
1.C ơ sở lý luận củ a đ ề tài:
1.1. Truyền thông là gì ?
1.1.1. Khái niệm
Truyền thông ( xúc tiến hỗn hợp- Promotion) là một trong bốn công cụ chủ
yếu của marketing – mix mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị
trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.Bản chất

của hoạt động truyền thông là truyền tin về sản phẩm và hình ảnh doanh nghiệp tới
khách hàng để thuyết phục họ đi đến quyết định mua.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hiện đại thì việc tổ chức điều hành một
hệ thống xúc tiễn hỗn hợp phức tạp là phổ biến. Một số phương thức truyền thông
thường được các công ty sử dụng, đó là:
+ Quảng cáo
+ Xúc tiến bán ( Khuyến mại)
+ Tuyên truyền ( Quan hệ công chúng – PR)
+ Bán hàng cá nhân
+ Marketing trực tiếp
1.1.2. Mô hình biểu diễn các phần tử của quá trình truyền thông:
1.Chủ thể truyền thông ( người gửi) : Đó là doanh nghiệp, cá nhân hoặc cơ quan, tổ
chức nào đó có nhu cầu gửi thông tin cho khách hàng mục tiêu của mình.
2.Mã hóa: Là tiến trình chuyển ý tưởng thành những hình thức có tính biểu tượng
(quá trình thể hiện ý tưởng bằng ngôn ngữ truyền thông nào đó).
3.Thông điệp : Tập hợp những biểu tượng ( nội dung tin ) mà chủ thể truyền đi.
4.Phương tiện truyền thông : Các kênh truyền thông mà qua đó thông điệp được
truyền từ người gửi tới người nhận.
5.Giải mã: tiến trình mà theo đó người nhận xử lý thông điệp để nhận tin và tìm
hiểu ý tưởng của chủ thể ( người gửi)
6.Người nhận : Là đối tượng nhận tin , nận thông điệp do chủ thể gửi tới , và là
khách hàng mục tiêu của công ty.
7.Phản ứng đáp lại: Tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau khi tiếp
nhận và xử lý thông điệp .
8.Phản hồi : Một phần sự phản ứng của người nhận được truyền thông trở lại cho
chủ thể ( người gửi).
9.Nhiễu : Tình trạng biến lệch ngoài dự kiến do môi trường trong quá trình truyền
thông làm cho thông tin đến với người nhận không trung thực vói thông điệp
gửi đi.
 S?? đồ đưa ra hai câu hỏi cần phải được trả lời khi các doanh nghiệp thực

hiện hoạt động truyền thông , đó là
10. Who ? ( Người gửi cần phải biết mình dang nhắm vào những đối tượng nhận
tin nào?).
11. How?(Cần lựa chọn ngôn ngữ mã hóa & mã hóa nội dung như thế nào?)
1.1.3. Mục tiêu của các phương tiện truyền thông :
Các phương tiện truyền thông được các doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt
được các mục tiêu kinh doanh cụ thể sau :
- Mục tiêu xây dựng nhận biết (awareness building): Truyền thông làm cho
khách hàng tiềm năng nhận biết được sự có mặt của doanh nghiệp và sản phẩm mà
doanh nghiệp cung cấp, mục đích nhằm khi mà khách hàng có nhu cầu về sản phẩm
và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, thì ngay lập tức khách hàng sẽ nhớ đến
thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp này.
- Mục tiêu đưa tin (information), bao gồm:
+ Báo cho thị trường ,khách hàng mục tiêu biết về sản phẩm mới , giới thiệu
một sản phẩm mới thâm nhập vào thị trường.
+ Thông báo về việc thay đổi giá.
+ Giới thiệu mô tả các dịch vụ sẵn sàng phục vụ.
+ Uốn nắn những nhận thức sai lệch.
+ Xây dựng một hình ảnh đặc biệt nhằm tạo sự khác biệt hóa.
- Mục tiêu thuyết phục ( Persuasive) :
+ Thay đổi nhận thức về tính chất của sản phẩm
+ Điều chỉnh thái độ, hành vi của khách hàng.
+ Kích thích nhu cầu ( thuyết phục khách hàng đi đến quyết định mua hàng
ngay)
+ Thuyết phục khách hàng tiềm năng đón nhận thêm thông tin ( tạo ra cơ hội
dẫn đến việc mua hàng ).
+ Cung cấp thông tin theo yêu cầu.
- Mục tiêu nhắc nhở ( Reminding) :
+ Nhắc khách hàng rằng trong tương lai họ sẽ có thể cần đến sản phẩm, hàng
hóa dịch vụ nào đó.

+ Nhắc khách hàng về địa điểm cung ứng sản phẩm hàng hóa .
+ Duy trì sự nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm , dịch vụ ở mức độ
cao.
+ Sử dụng trong các nhóm sản phẩm , dịch vụ được cân nhắc , xem xét kỹ
trước khi đưa ra quyết định mua.
- Mục tiêu xây dựng thương hiệu ( Brand building ) :
Trong những loại hình truyền thông được sử dụng , thương hiệu hiện diện
một cách rõ ràng những gì mà doanh nghiệp muốn nói về sản phẩm nhằm quảng bá
cho sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp.
- Mục tiêu thay đổi nhận thức ( Change perception ) :
Những loại hình truyền thông này có nhiệm vụ làm thay đổi nhận thức về
sản phẩm như thế này sang như thế khác.hơn thế nữa doanh nghiệp còn truyền đi
những thông điệp mạnh mẽ khẳng định về định vị.
- Mục tiêu bán hàng ( Sell a product ):
Truyền thông nhằm mục đích bán ngay được sản phẩm hang hóa và dịch vụ
mà doanh nghiệp sản xuất nhằm gia tăng được số lượng khách hàng lựa chọn sử
dụng sản phẩm này của doanh nghiệp.
- Mục tiêu đánh vào đối thủ cạnh tranh ( comparing competition ) :
Được sử dụng rộng rãi trong quảng cáo xe, quang cáo máy vi tính,…. nhằm
tác động đến khách hàng bằng các điểm nổi bật của sản phẩm.
Tóm lại , điểm bao quát chung của tất cả các mục tiêu chung đó là : Các
doanh nghiệp xây dựng hệ thống truyền thông ( Xúc tiến hỗn hợp ) nhằm mục đích
gia tăng được thị phần của mình trên thị trường kinh doanh đồng thời thu được lơi
nhuận tối đa có thể.
1.2. Các phương pháp truyền thông :
1.2.1. Quảng cáo :
Theo hiệp hội Marketing Mỹ: Quảng cáo là bất cứ loại hình dịch vụ nào của
sự hiện diện không trực tiếp của hàng hóa,dịch vụ hay tư tưởng hành động mà
người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo.
Trong tất cả cá công cụ truyền thông Marketing thì quảng cáo được coi là

công cụ truyền thông Marketing hữu hiệu nhất,là kiểu truyền thông có tính đại
chúng mang tính xã hội cao.
Tuy nhiên quảng cáo không phải là sự giao tiếp đối thoại giữa doanh nghiệp
& khách hàng mà quảng cáo chỉ là hình thức thông tin 1 chiều: Truyền tin về hình
ảnh doanh nghiệp,hàng hóa & sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng mà thôi
Để phân biệt quảng cáo với các hình thức truyền thông khác,có lẽ dựa trên
những yếu tố cơ bản sau:
+ Quảng cáo là một hình thức truyền thông được trả tiền để thực hiện.
+ Người chi trả cho nội dung quảng cáo là một tác nhân được xác định.
+ Nội dung quảng cáo nhằm thuyết phục hoặc tao ra ảnh hưởng tác động vào
quyết định mua hang hóa.
+ Thông điệp quảng cáo có thể chuyển đến khách hàng bằng nhiều cách khác
nhau
+ Quảng cáo tiếp cận đến một bộ phận khách hàng tiềm năng.
+ Quảng cáo là một hoạt động truyền thông Marketing phi cá thể.
Yêu cầu về ngôn ngữ trong quảng cáo: Đòi hỏi phải phong phú, đa dạng, phổ
cập&tiện lợi.
* Hiệu quả mà quảng cáo mang lại
Thứ nhất: Quảng cáo mở ra khả năng giới thiệu hàng hóa của doanh nghiệp,
dịch vụ bán cũng như uy tín thế lực của doanh nghiệp một cánh hiệu quả,trực diện
Thứ hai: Quảng cáo cũng tạo ra hình ảnh cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,
định vị nó trong người tiêu dùng theo một tiêu chí cụ thể.Song cũng có thể sử dụng
quảng cáo với mục đích: Kích thích tiêu thụ nhanh, đồng thời thu hút khách hàng
phân tán về không gian.
Thứ ba: Quảng cáo tạo điều kiện cho sự tự do lựa chọn. Bởi những quảng
cáo về sản phẩm do nhiều người khác nhau sản xuất giúp người tiêu dùng có được
sự lựa chọn tối ưu nhất thông qua việc cho người ta biết những thông tin về sản
phẩm.Ngoài ra, quảng cáo còn giúp tạo ra môi trường cạnh tranh  Đây là một
điều rất cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thứ t ư : Quảng cáo có tác dụng to lớn đối với người sản xuất như:

+ Quảng cáo giúp cho doanh nghiệp tăng số lượng hang hóa bán,cải thiện
được thị phần trên thị trường.
+ Quảng cáo giúp lưu thông phân phối trên phạm vi rộng mà đỡ tốn kém chi
phí.
+ Quảng cáo cho phép nhà sản xuất thông tin cho thị trường nhanh chóng về
bất kể một thay đổi nào của sản phẩm hay dịch vụ .
Thứ năm : Quảng cáo không những có tác dụng đối với nhà sản xuất mà nó
còn có tác dụng đối với người tiêu dùng.:
+ Quảng cáo giúp cung cấp thông tin về sản phẩm mới về giá cả.
+ Quảng cáo trang bị cho người tiêu dùng những kiến thứ cần thiết để có sự
lựa chọn chính xác khi đưa ra quyết định mua một loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ.
+ Quảng cáo thúc đẩy người tiêu dùng khao khát mức sống cao hơn.
+ Quảng cáo giúp người tiêu dùng biết được rằng mình có thể mua hàng hóa
ở đâu ? Khi nào ? Với mức giá ra sao ?
* Các loại hình quảng cáo :
Phân chia loại hình quảng cáo dựa vào bản chất của việc bán hàng:
+ Quảng cáo Quốc gia:Là quảng cáo được thực hiện bởi các nhà sản xuất
hang hóa phổ thông trong phạm vi toàn quốc.Có thể áp dụng đối với một hang sản
xuất mới ra đời muốn lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm của họ trên thị trường quốc
gia.Loại hình quảng cáo này mang tính định hướng lâu dài.
+ Quảng cáo bán lẻ : Quảng cáo này được thực hiện ở các cửa hàng, các
quầy bán lẻ.Loại hình quảng cáo này nhấn mạnh:Hãy mua sản phẩm có nhãn hiệu
đó ở cửa hàng bán lẻ này chẳng hạn.Bởi không phải tất cả các nhãn hành được
quảng cáo bán lẻ là được bán trên thị trường cả nước. Loại hình quảng cáo này
hướng vào phản ánh tức thì vì thế hay tập trung vào giá.
Quảng cáo kinh doanh, chia thành 3 loại bao gồm:
- Quảng cáo thương mại, quảng cáo công nghiệp, quảng cáo chuyên nghiệp.
Ngoài ra, có thể căn cứ vào đối tượng quảng cáo để phân biệt, bao gồm:
+ Quảng cáo sản phẩm: Nhằm thuyết phục người tiêu dung để họ mua một
sản phẩm cụ thể nào đó,giúp công chúng biết đến các thuộc tính của sản phẩm,giới

thiệu sản phẩm mới với khách hang triển vọng.
+ Quảng cáo dịch vụ: Là loại hình quảng cáo thường chú ý nhấn mạnh
những ưu điểm mà ngành dịch vụ mang lại,sự thỏa mãn nhu cầu cho khách hang
thông qua những dich vụ mà doanh nghiêp cung ứng.
+ Quảng cáo cho các tổ chức và cơ quan: Loại hình quảng cáo này nhằm
giới thiệu lịch sử của các tổ chức để tiếp cận và tạo dựng uy tín trước công chúng.
* Các phương tiện quảng cáo:
Quảng cáo thường sử dụng các phương tiện sau:
- Phương tiện in ấn bao gồm:Báo,tạp chí, ấn phẩm gửi trực tiếp
- Phương tiện phát thanh : Radio,tivi, phim ảnh
- Phương tiện ngoài trời, ngoài đường: Sách mỏng,tờ gấp, áp phích, tờ rơi, sách niên
giám, pa nô và bảng hiệu ngoài trời, trạm xe buýt.
- Các phương tiện khác: Quảng cáo tại điểm bán hang,quảng cáo qua hội chợ và
triển lãm thương mại, quảng cáo qua bao bì sản phẩm, quảng cáo qua Internet, gửi
thư tín.
1.2.2 Xúc tiến bán (khuyến mại- Trade promotion)
* Khái niệm :
Xúc tiến bán (Khuyến mại): Được định nghĩa khái quát như sau: Là việc
nghiên cứu, vận dụng nhiều kỹ thuât khác nhau để hình thành một chương trình bán
hang nhắm vào người tiêu dung,những thành viên trong dây truyền phân phối và các
nhân viên bán hang nhằm tạo ra môt hoạt động cụ thể có thể đo lường được đối với
một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ.
Xúc tiến bán là công cụ để kích thích,thúc đẩy các khâu:Cung ứng,phân phối
và tiêu dung đối với một hay môt nhóm sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.
* Hiệu quả mà xúc tiến bán đem lại:
Đối với người tiêu dung,hình thức này khuyến khích họ tiêu dung nhiều
hơn,mua với số luợng lớn hơn và thu hút nhiều khách hang mới.Xúc tiến bán thu
hút sự chú ý&thường xuyên cung cấp thông tin để dẫn khách hang tới dung thử sản
phẩm.Ngoài ra,còn khuyến khích việc mua hang nhờ đưa ra những lợi ích phụ them
do mua sản phẩm hang hóa dịch vụ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệo sủ dụng các biện pháp xúc tiến bán để có được phản ứng đáp
lại của người mua sớm hơn. Tuy nhiên,phương thức truyền thông này chỉ có tác
dụng trong thời kỳ ngắn hạn, không phát huy tác dụng trong dài hạn và nếu sử dụng
không cẩn thận có thể phản tác dụng.
Đối với thành viên trung gian:Khuyến khích lực lượng phân phối này tăng
cường hoạt động phân phối hơn, đẩy mạnh các hoạt động mua bán, củng cố mở
rộng kênh phân phối, thực hiện dự trữ hang hóa trên trị trường,phân phối thường
xuyên lien tục nhằm mở rộng vụ mùa tiêu dung cho sản phẩm hang hóa.
* Các loại hình xúc tiến bán:
Các loại hình xúc tiến bán hàng bao gồm 3 loại hình với sự tác động khác
nhau:
+ Khuyến khích mua hàng nhằm tác động vào người tiêu dùng
+ Khuyến khích bán hàng nhằm tác động vào các thành viên trung gian trong
dây truyền phân phối
+ Lực lượng bán hàng nhằm tác động vào lực lượng nhân viên trong chính
doanh nghiệp
* Các phương tiện xúc tiến bán:
Có thể phân chia các công cụ xúc tiến bán thành các nhóm tùy thuộc vào
mục tiêu nội dung hoạt động xúc tiến bán khác nhau.Bao gồm:
Thứ nhất: Nhóm công cụ tạo lên lợi ích kinh tế trực tiếp thúc đẩy khuyến
khích người tiêu dung mua sản phẩm hang hóa dịch vụ,cụ thể:
Giảm giá: + Giảm giá bán hang: giảm theo tỷ lệ phàn trăm hay giá trị nhất
định.
+ Quà tặng kèm theo sản phẩm : Giá bán sản phẩm không đổi nhưng
kèm thêm một món hàng cùng với món hàng chính.
+ Tặng thêm khối lượng sản phẩm : Tặng khối lượng so với tiêu
chuẩn đóng gói bình thường mà giá không đổi.
+ Bán gộp nhiều đối với sản phẩm : Gộp nhiều đơn vị thành một đơn
vị với giá khuyến mại rẻ hơn khi mua đơn lẻ.
Hàng mẫu ( Hàng hàng thử ): Người tiêu dùng được phép dùng thử sản phẩm

hoặc dịch vụ mà không phải trả tiền. Hàng mẫu có thể được gửi tới tận nhà người
tiêu dùng qua bưu điện hoặc qua đội ngũ nhân viên tiếp thị.
Phiếu thưởng : Là giấy chứng nhận cho khách hàng được giảm một khoản
tiền nhất định khi mua một sản phẩm nào đó của doanh nghiệp. Phương thức này rất
hiệu quả đối với việc khuyến khích tiêu dùng sản phẩm mới, nhãn hiệu mới….
- Sự kiện đặc biệt: Các nhà marketing tổ chức các sự kiện đoàn diễu hành
mang sản phẩm hàng hóa đi quanh các phố chính hoặc tổ chức giới thiệu sản phẩm
tại điểm công cộng mà khách hàng tiềm năng thường lui tới mua sắm.
Thứ hai: nhóm công cụ thúc đẩy hoạt động của trung gian trong kênh phân
phối : Các nhà sản xuất dung kỹ thuật nhằm tăng cường sự hợp tác , đẩy mạnh tiêu
thụ của các nhà phân phối như đại lý bán buôn , bán lẻ …. Các kỹ thuật thông dụng
bao gồm :
+ Tài trợ về tài chính : là các khoản tiền được giảm khi mua hàng của doanh
nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó.
+ Tài trợ quảng cáo : các nhà quảng cáo được tài trợ để khuyến khích họ
tăng cường giới thiệu sản phẩm cho doanh nghiệp.
+ Hàng miễn phí: là những lô hang tặng thêm cho các nhà buôn khi họ mua
hàng tới một khối lượng nào đó. Cũng có thể dung tiền mặt hay quà tặng cho nhà
phân phối hoặc tặng cho lực lượng bán hàng của doanh nghiệp để họ đẩy mạnh tiêu
thụ hàng của doanh nghiệp.
+ Hội nghị khách hàng, hội chợ và triển lãm thương mại: nhằm giúp cho
doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và công chúng, tìm hiểu cặn kẽ hơn nhu cầu của
họ đồng thời thu nhận những thông tin phản hồi. Ngoài ra, hội chợ triển lãm con
nhăm giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp với khách hàng và
công chúng. Củng cố, duy trì niềm tin của khách hàng cũng như uy tín của doanh
nghiệp.
+ Vận dụng hỗ trợ trưng bày hang hóa tại nơi bán, sử dụng các cửa hàng,
quầy hàng giới thiệu sản phẩm. Có thể nhà cung cấp sản phẩm thiết kế đặc biệt để
hỗ trợ trưng bày hang hóa hoặc trương trình về hỗ trợ sản phẩm nhằm lôi cuốn sự
chú ý của khách hàng.

+ Chương trình thi đua bán hang: Trong một giới hạn thời gian, cửa hang
nào bán được nhiều hang thì sẽ được khuyến khích bằng bao nhiêu phần trăm giá trị
của số lượng hàng hóa được bán.
+ Thi đua và xổ số may mắn: tạo cơ hội cho khách hàng, nhà phân phối hay
lực lượng bán hang nhận được một khoản lợi vật chất.
1.2.3. Tuyên truyền ( Quan hệ công chúng – Public relation ) :
* Khái niệm :
Theo Fraster P.seitel, một chuyên gia về PR người Mỹ , thì: Quan hệ công
chúng (PR) là một quá trình nhằm tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của cộng
đồng, thông qua những phẩm chất tích cực được trình bày theo một phong cách
thích hợp, dựa trên quá trình truyền thông cùng thỏa mãn hai chiều.
Về bản chất tuyên truyền là việc sử dụng những phương tiện thông tin đại
chúng truyền tin không mất tiền về hàng hóa dịch vụ và về chính doanh nghiệp tới
khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng nhằm đạt được mục tiêu cụ thể của
doanh nghiệp. Tuyên truyền là một bộ phận cấu thành của khái niệm rộng hơn đó là
tổ chức dư luạn xã hội - dư luận thị trường.
* Hiệu quả mà PR mang lại :
Doanh nghiệp tổ chức các buổi tuyên truyền nhằm mục đích gây được ấn
tượng đối với công chung về hình ảnh của doanh nghiệp. Hơn thế nữa quan hệ
công chúng còn đảm bảo cho doamh nghiệp có danh tiếng tốt, hình ảnh tốt, xử lý
các tin đồn, các hình ảnh bất lợi đã lan tràn ra ngoài. Đồng thời tuyên truyền có thể
tác động sâu sắc đến mức độ hiểu biết của xã hội, có khả năng thuyết phục người
mua lớn mà ít tốn kém hơn nhiều so với hoạt động quảng cáo .
* Nội dung của hoạt động tuyên truyền bao gồm:
- Tuyên truyền cho sản phẩm: gồm các nỗ lực khác nhau làm cho công
chúng biết về một sản phẩm nào đó.
- Tuyên truyền hợp tác: Hoạt động nay bao gồm truyền thông trong nội bộ
cũng như bên ngoài để người ta hiểu về tổ chức của mình, nhằm tạo hình ảnh tốt
đẹp, tăng ưu thế của doanh nghiệp .
- Vận động hành lang: là việc giao tiếp với nhà làm luật, quan chức nhà nước

để cản trở hay ung hộ một sắc luât nào đó.

×