Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài luận cuối kì môn lịch sử đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.3 KB, 13 trang )

Đề tài: Tìm hiểu nội dung những tư tưởng cách mạng của
Nguyễn Ái Quốc được truyền bá vào Việt Nam từ năm 1920 đến
năm 1929
MỞ ĐẦU
Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc),
rời bến cảng Nhà Rồng, bước xuống con tàu Amiral Latouche Tre’ville và quyết ra đi, với
khát vọng tìm con đường “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả
những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Trải qua những năm tháng bôn ba,
thâm nhập thực tế ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là bằng những hoạt động tích cực
trong Đảng xã hội Pháp, Người mong tìm ra được hướng đi đúng đắn cho dân tộc mình.
Trên hành trình tìm con đường độc lập, tự do ấy, Người đã vượt 3 đại dương, qua 4 châu
lục và đặt chân tới gần 30 quốc gia, làm đủ mọi công việc nặng nhọc, để âm thầm tìm hiểu,
để sống trong nhân quần lao khổ, để lặng lẽ tìm con đường giải phóng dân tộc, mưu cầu
độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào mình.
Người nghiên cứu những cuộc cách mạng đã giành thắng lợi tại những nước tư bản
phát triển nhất: Cách mạng Mỹ (năm 1776), Cách mạng tư sản Pháp (năm 1789) và phong
trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân. Dù rất khâm phục
tinh thần cách mạng ở đó, nhưng khơng thể đi theo con đường của họ. Vì, “Cách mệnh Mỹ
cũng như cách mệnh Pháp nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh khơng đến nơi, tiếng là
cộng hịa và dân chủ, kỳ thực thì nó tước đoạt cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa”.
Người ở châu Âu, dù chủ nghĩa Mác ra đời hơn 60 năm (1847 - 1911), nhưng trên thế giới
chưa có cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nào giành được thắng lợi. Những nơi Người đến
để tìm hiểu cũng chưa có Đảng Cộng sản, vì trước năm 1919, Quốc tế III chưa ra đời.
Người chưa thể có điều kiện đầy đủ để gặp được chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Cuối năm 1917, Người trở lại nước Pháp, Người tham gia hoạt động ở Đảng Xã hội
Pháp, Hội Những người An Nam yêu nước tại
Pháp. Tháng 7/1920, qua báo “Nhân đạo”
(L’Humanité) Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất
Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của
V.I.Lênin. Sau này nhớ lại niềm sung sướng khi đọc
luận cương của V.I.Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh


viết: “Luận cương của V.I.Lênin làm cho tôi rất
cảm động, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui
mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong
buồng mà tơi nói to lên như đang nói trước quần
chúng đơng đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau
khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con
đường giải phóng chúng ta.””

Page | 1


Người nhất trí với Mác Lênin trong việc xác định hai nhiệm vụ của cách mạng giải
phóng dân tộc là chống đế quốc và chống phong kiến, đó là hai nhiệm vụ tồn tại song song,
có quan hệ chặt chẽ khăng khít và làm tiền đề cho nhau, nhưng Người bổ sung thêm luận
điểm: phải đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu. Sau khi tiếp thu được những tư tưởng
cơ bản của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã xúc tiến hàng loạt các
hoạt động nhằm truyền bá Chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam.

NỘI DUNG
1, Giai đoạn ở Pháp (từ tháng 4/1921 đến tháng 6/1923):
Mốc khởi đầu cho quá trình truyền bá Chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam mà
Nguyễn Ái Quốc tiến hành khi hoạt động trên đất nước Pháp là tháng 4/1921 khi tờ La
Revue Communiste (Tạp chí Cộng sản) đăng bài “Đông Dương”. Trong bài viết này, lần
đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đề cập đến những điều kiện thuận lợi ở châu Á nói chung và
Đơng Dương nói riêng cho việc truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn Ái Quốc đã phê bình một số đảng cộng sản ở các “cường quốc thực dân” chưa
quan tâm đến vấn đề cách mạng ở các nước thuộc địa và chưa nghiên cứu vấn đề này một cách
nghiêm túc. Về tình hình Đơng Dương, theo tác giả: “Nói rằng Đơng Dương gồm hai mươi
triệu người bị bóc lột, hiện nay đã chín muồi cho một cuộc cách mạng là sai, nhưng nói rằng
Đơng Dương khơng muốn cách mạng và bằng lịng với chế độ bây giờ như các ơng chủ của

chúng ta thường vẫn nghĩ như thế, thì lại càng sai hơn nữa”.
Người Đông Dương, mặc dù bị thực dân Pháp ra sức đầu độc cả về tinh thần lẫn thể
xác, tác giả vẫn khẳng định: “Không: người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn
sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức
sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương. Luồng gió từ
nước Nga thợ thuyền, từ Trung Quốc cách mạng hoặc từ Ấn Độ chiến đấu đang thổi đến giải
độc cho người Đơng Dương”.
“Đau khổ, nghèo đói và sự đàn áp tàn bạo là những người thầy duy nhất của họ. Nếu
những người xã hội chủ nghĩa lơ là việc giáo dục, thì giai cấp tư sản thực dân và bản xứ - bọn
quan lại - cứ phụ trách giáo dục bằng phương pháp của chúng. Người Đông Dương tiến bộ
một cách rất màu nhiệm và khi thời cơ cho phép họ sẽ biết tỏ ra xứng đáng với những người
thầy của họ”.

Người nhận định: “Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản, thực dân khơng thể làm
tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương. Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người
Đông Dương giấu một cái gì đang sơi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê
gớm”.
Kết thúc bài báo, Nguyễn Ái Quốc nêu rõ: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người
Đơng Dương giấu một cái gì đang sơi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi
thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy thời cơ đó mau đến. Sự tàn bạo của chủ
nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống
của cơng cuộc giải phóng nữa thôi”.

Page | 2


Cũng trong bài viết này, Nguyễn Ái Quốc khẳng định chế độ cộng sản có thể áp
dụng ở châu Á nói chung và Đơng Dương nói riêng.
Trên cơ sở những nhận định đó, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng những phương tiện
sẵn có của các tổ chức cánh tả Pháp, nhất là những tờ báo theo đường lối của Quốc tế cộng

sản đồng thời thành lập tổ chức chính trị mới của các dân tộc thuộc địa để thông qua đó tiến
hành những hoạt động tuyên truyền. Trong dự thảo Báo cáo của tiểu ban Đông Dương
thuộc Ban nghiên cứu thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc viết: “Công tác tuyên truyền cách mạng
và chống quân phiệt cần được tiến hành dưới sự lãnh đạo và đôn đốc của Đảng, trong tất
cả các nước thuộc địa và nước gọi là bảo hộ.
Công tác tuyên truyền này thực hiện:
- Bằng các báo chí xuất bản ở Pháp.
- Bằng các diễn đàn các Đại hội của Đảng của chúng ta và khi cần bằng diễn đàn
của nghị viện.
- Bằng các buổi nói chuyện.
- Bằng các phương thức thích hợp với đối tượng, với trình độ giáo dục và văn minh
của người bản xứ ở các thuộc địa”.
Thời gian từ năm 1921 đến tháng 2/1923 Nguyễn Ái Quốc viết trên 20 bài đăng trên
các báo L’Humanité và La vie ouvrière, đây là hai tờ báo có ảnh hưởng lớn trong tầng lớp
cơng nhân, những người lao động Pháp và đặc biệt là có ảnh hưởng đối với các nước hải
ngoại. Nguyễn Ái Quốc nhận rõ, lúc này đối tượng tuyên truyền cần hướng tới là nhân dân
các dân tộc thuộc địa của Pháp, Người tổ chức thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Trong
tuyên ngôn của Hội do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo có đoạn: “Anh em phải làm thế nào để
được giải phóng. Vận dụng cơng thức của C. Mác chúng tơi xin nói với anh em rằng cơng
cuộc giải phóng anh em chỉ có thể được thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân anh
em. Hội Liên hiệp thuộc địa được thành lập chính là để giúp đỡ anh em trong cơng cuộc
ấy... Để thực hiện sự nghiệp chính nghĩa ấy, Hội quyết định đưa vấn đề thuộc địa ra trước
dư luận bằng báo chí và ngơn luận và bằng tất cả mọi biện pháp mà chúng ta có thể làm”.
Năm 1922, khi cùng những người đồng chí thân thiết tại Hội Liên hiệp thuộc địa
vượt qua nhiều khó khăn sáng lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) để từng bước biến tờ
báo trở thành một công cụ hữu hiệu kêu gọi, tập hợp đông đảo nhân dân lao động chống lại
thực dân xâm lược đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp báo chí của
Nguyễn Ái Quốc.
Giải thích lý do đặt tên báo, Nguyễn Ái Quốc viết: “Người xứ Nghệ nhà choa hay
chơi chữ. Nhân dân Pháp cũng thích chơi chữ. Nay ra tờ báo nhỏ ở ngay Pari tuy là tiếng

nói đầu tiên của dân chúng thuộc địa, nhưng chưa có thanh thế, thì lấy tên báo là Paria là
hay nhất! Paria nguyên là tiếng của Ấn Độ dùng để gọi những người đã mất hết quyền lợi
về tôn giáo và xã hội. Nghĩa rộng người Pháp dùng để gọi những “Người cùng khổ”.”
Ngày 01/4/1922, báo ra số đầu tiên và được viết bằng ba thứ tiếng Pháp (chữ to
đậm), tiếng Ả Rập và tiếng Trung Quốc (viết nhỏ hơn ở phía bên phải và bên trái). Từ số 01
Page | 3


đến số 20, báo có dịng tiêu đề “Diễn đàn của các dân tộc thuộc địa” (Tribune des
Populasions des colonial); từ số 21 đến số 35 có tiêu đề là “Diễn đàn của vô sản thuộc địa”
(Tribune des proletariat colonial); số 36, 37 có tiêu đề “Cơ quan của nhân dân bị áp bức các
thuộc địa” (Organe des Peuples Oppirimes des colonies); số 38 có tiêu đề “Cơ quan của
Hội Liên hiệp thuộc địa” (Organe de L” Union Intercoloniale).
Trên trang nhất số 1 đăng Lời kêu gọi của tờ báo: “...Báo Le Paria ra đời chính là
do sự đồng cảm sâu sắc của các đồng chí Bắc Phi, Tây Phi thuộc Pháp, ở Mađagátxca, ở
Đông Dương, ở Angti và ở Guyan... Báo Le Paria đã sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu,
mục đích của nó chắc chắn sẽ đạt được: Giải phóng con người”.
Trong bản báo cáo của mật thám Pháp về báo Le Paria (Người cùng khổ) tháng 31924 có đoạn viết: “Báo Le Paria (Người cùng khổ) có trách nhiệm tố cáo những hành
động lạm dụng chính trị, độc đốn về hành chính, những sự bóc lột về kinh tế mà những
nạn nhân là dân chúng trong những vùng rộng rãi ở hải ngoại (tức là thuộc địa). Báo cũng
kêu gọi họ tập họp lại để phấn đấu cho những tiến bộ về vật chất và tinh thần của chính
bản thân họ và mời họ vào tổ chức với mục đích giải phóng những người bị áp bức khỏi
những thế lực thống trị để thực hiện tình thương yêu và hữu ái. Và mục đích cuối cùng của
tờ báo là “Giải phóng lồi người!””
Nguyễn Ái Quốc được cử làm Chủ bút tờ báo, phụ trách biên tập, viết bài và xuất
bản báo. Nguyễn Ái Quốc là người viết nhiều bài nhất. Người đã đóng góp 38 bài viết
thuộc nhiều thể loại: xã luận, bình luận, tin tức, dịch thuật, tiểu phẩm chính trị, truyện ký và
tranh vẽ châm biếm dưới 7 bút danh đã được khẳng định: Nguyễn Ái Quốc (bằng chữ Việt
và chữ Hán), Nguyen A. Q, Ng.A.Q, Nguyen, N.A.Q, Một người An Nam, Le Paria (Người
viết với danh nghĩa Ban Biên tập báo, trình bày những quan điểm và thái độ chính trị của tờ

báo qua thể văn chính luận về những sự kiện lớn). Những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc
đối với tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) được khẳng định một cách sinh động, đầy đủ và
khách quan qua lời xác nhận của Luật sư Clanhvin Blôngcua - Uỷ viên Ban Chấp hành Hội
Liên hiệp thuộc địa: “Nguyễn Ái Quốc đã đóng góp rất nhiều cho tờ báo. Anh viết khoẻ, có
số viết tới 2, 3 bài… ở nhiều số không những anh viết bài mà còn vẽ tranh châm biếm nữa
để đả kích chế độ thực dân… Xem, đọc bài và tranh đó người ta thấy rõ tác giả có một tinh
thần tiến công rất chủ động và rất thông minh”.
Trong suốt thời gian tồn tại từ tháng 4/1922 đến tháng 4/1926, báo Le Paria ra được
38 số. Nguyễn Ái Quốc là người phụ trách chính trong việc xuất bản của báo, từ việc tổ
chức ban biên tập, tòa soạn, viết bài, sửa chữa, đi in, đem báo về tòa soạn, cho đến việc gửi
đi các thuộc địa. Mặc dù điều kiện sinh sống tại Pari rất khó khăn, thiếu thốn nhưng
Nguyễn Ái Quốc vẫn ủng hộ đều cho báo mỗi tháng 25 phơ – răng. Người nói: “Chúng ta
phải bằng bất cứ giá nào làm cho tờ báo sống. Nó mất đi sẽ là một thiệt hại to lớn đối với
tổ chức và nhất là đối với công tác tuyên truyền lúc này cần thiết hơn lúc nào hết”.
Trong đó, Người đã vạch trần những thủ đoạn bóc lột nhân dân Đông Dương của
thực dân Pháp, Người cũng tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Anh trong việc chiếm đoạt
của cải của nhân dân Trung Quốc và đàn áp đã man phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn
Độ v.v. Từ đó Người rút ra kết luận: chủ nghĩa thực dân ở đâu cũng tàn bạo và man rợ như
Page | 4

Báo “Người cùng khổ”


nhau, số phận của người dân thuộc địa đều giống nhau, đều bị tước đoạt mọi quyền sống,
quyền tự do. Bằng ngòi bút sắc bén, Nguyễn Ái Quốc đã vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về
chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương: “Chủ nghĩa tư bản Pháp đã vào Đông
Dương... Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành
hạ và đầu độc một cách thê thảm... Nhà tù nhiều hơn trường học, lúc nào cũng mở cửa và
chật ních người... Ở Đơng Dương, bọn thực dân tìm mọi cách để đầu độc chúng tơi bằng
thuốc phiện và làm cho chúng tôi đần độn bằng rượu”. Rất nhiều bài báo của Nguyễn Ái

Quốc được người đọc đánh giá rất cao như: Viện hàn lâm Thuộc địa, Khai hóa giết người,
Phụ nữ Việt Nam và sự thống trị của Pháp, Bức thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ thuộc địa ơng Axa-rơ; Chê độ độc đốn ở Đơng Dương, Ách áp bức không từ một chủng tộc nào; Sự phá
sản của thực dân Pháp; Vẻ đẹp nền văn minh Pháp; Tình cảnh nơng dân Việt Nam; Đơng
Dương và Thái Bình Dương...

Người khẳng định: Mâu thuẫn
giữa chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc
bị áp bức là không thể điều hịa mà chỉ
có thể giải quyết bằng con đường đấu
tranh cách mạng. Để cuộc đấu tranh
này đi đến thắng lợi phải thực
hiện đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc
tế. Người kêu gọi những người Pháp
chân chính ủng hộ cuộc đấu tranh chính
nghĩa của nhân dân các nước thuộc địa.
Tháng 6/1923, trước khi rời
nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết thư
gửi lại các đồng chí của mình. Người
viết: “Hội Liên hiệp thuộc địa và tờ báo
“Người cùng khổ” đã làm cho nước
Pháp chân chính hiểu rõ những việc đã
xảy ra trong các thuộc địa, làm cho
nước Pháp hiểu rõ bọn cá mập thực
dân đã lợi dụng tên tuổi và danh dự
của nước Pháp để gây nên những tội ác
không thể tưởng tượng được. Nó đã thức tỉnh đồng bào chúng ta. Đồng thời nõ cũng khiến
cho đồng bào chúng ta nhận rõ nước Pháp tự do, bình đẳng và bác ái. Nhưng chúng ta còn
phải làm nhiều hơn”.
Việc đưa báo Le Paria về nước bằng con đường công khai (qua bưu điện) luôn bị
thực dân Pháp kiểm duyệt gắt gao, vì vậy Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức một đường dây bí

mật thơng qua những thủy thủ u nước, làm việc trên tuyến đường vận tải biển PhápĐông Dương. Con đường giao thơng bí mật này có tầm quan trọng đặc biệt, làm cầu nối
giữa phong trào cách mạng nước Pháp với phong trào cách mạng trong nước. Qua đường
dây này báo Le Paria, L’humanité, Việt Nam hồn và các tài liệu, truyền đơn được các thủy
Page | 5


thủ u nước bí mật đưa về Sài Gịn, Hải Phòng chuyển tới các cơ sở cách mạng và các trí
thức yêu nước, các sinh viên giác ngộ. Những bài hay nhất của Nguyễn Ái Quốc được họ
chép lại rồi truyền cho nhau xem và bình luận. Có thể nói, qua các tài liệu, báo chí gửi về
nước, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc theo chủ nghĩa Mác- Lênin đã được
truyền bá vào Việt Nam một cách thường xuyên và có hệ thống.
Tháng 10 năm 1922, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội II Đảng Cộng sản Pháp họp
tại Paris. Tại Đại hội lần này Người đã đệ trình Lời kêu gọi những người bản xứ ở các
thuộc địa và đã được Đại hội thông qua. Lời kêu gọi có đoạn viết: “Vì hịa bình thế giới, vì
tự do và sự ấm no của mọi người, những người bị áp bức bóc lột thuộc mọi nịi giống
chúng ta hãy đoàn kết lại và đấu tranh chống bọn áp bức”. Lời kêu gọi đã được Nguyễn Ái
Quốc viết ngắn gọn lại bằng tiếng Việt, in thành truyền đơn, bí mật chuyển về Việt Nam.
Việc truyền bá tư tưởng cách mạng theo quan điểm Mác Lênin trong thời gian Nguyễn Ái
Quốc ở Pháp chính là sự mở đầu quan trọng nhằm thức tỉnh tinh thần cách mạng của nhân
dân. Bằng những hoạt động tích cực Nguyễn Ái Quốc đã có những ảnh hưởng nhất định
trong phong trào cộng sản ở Pháp. Tháng 6/1923 Người được cử sang Mátxcơva dự Đại hội
V Quốc tế Cộng sản.
2, Giai đoạn ở Liên Xô (từ tháng 6/1923 đến tháng 10/1924):
Ở nước Nga, Mátxcơva lại là trung tâm của phong trào cách mạng thế giới, nơi
đóng trụ sở của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc có điều kiện hoạt động thuận lợi hơn
rất nhiều so với thời kỳ ở Pháp. Tại đây Người được tiếp xúc với những lãnh tụ nổi tiếng
của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, với những chiến sĩ chống đế quốc thực dân
trên toàn thế giới. Trong mơi trường lý tưởng đó Nguyễn Ái Quốc say xưa nghiên cứu
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản khoa học, hồn thiện thế giới quan Mác xít
của mình. Trong bối cảnh Quốc tế cộng sản đang nỗ lực tiến hành thiết lập ở Đông Dương

một trung tâm tuyên truyền để gây ảnh hưởng nhưng gặp phải những trở ngại do sự ngăn
cấm của thực dân Pháp. Sự xuất hiện của Nguyễn Ái Quốc vào lúc này như một sự lựa
chọn ngẫu nhiên, đặt lên vai Người sứ mệnh mà Người đang mong muốn thực hiện đó là
đưa chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam.
Thời gian này Nguyễn Ái Quốc đã tiếp tục nghiên cứu và sử dụng nhiều phương
tiện thông tin khác nhau để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ tháng 9-1923 trên các tờ
báo cánh tả Pháp như L’Humanité và La Vie Ouvrière đã xuất hiện các bài viết của Người.
Riêng với tờ Le Paria, khi cịn ở Pháp, Người là chủ nhiệm, chủ bút thì ở Mátxcơva Người
như một phóng viên thường trú của báo. Người viết cho báo những bài viết chứa đựng
những thông tin về nước Nga - đất nước vĩ đại có sức cổ vũ mạnh mẽ đối với các nước
thuộc địa trong cuộc đấu tranh giải phóng. Người cịn viết nhiều bài cho các ấn phẩm định
kỳ của Quốc tế cộng sản như tạp chí Thơng tin quốc tế, tạp chí Quốc tế nơng dân, báo chí
của Đảng Cộng sản Liên Xơ như tờ Sự thật, Người cơng dân Bacu. Ngồi báo chí, Nguyễn
Ái Quốc bắt đầu sử dụng các phương tiện thơng tin mới chưa có trước đó như truyền đơn,
sách báo, diễn đàn. Tháng 1/1924, Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo một văn kiện quan trọng
của Quốc tế cộng sản gửi nhân dân An Nam bằng tiếng Việt. ăn kiện có đoạn: “Vừa 5 năm
qua, ở kinh đơ nước Nga là một nước thật là dân chủ (ở trần gian chưa bao giờ có nước
thế) có lập một Hội để hợp tất cả bao nhiêu người làm ăn. Hội ấy gọi là “ Internationale
Page | 6


Communisté”. Nhờ mấy người cầm đầu mới dựng lên thì hội ấy bây giờ mạnh lắm, để giúp
hàng triệu, hàng muôn mấy người làm ăn ngũ phương, nhất là nông dân khốn khổ thuộc về
thuộc địa An Nam ta vậy....Thời mình thắng trận gần đến! Anh em ơi! Anh em ơi! Vơ sản
tồn thế giới đồn kết lại”. Văn kiên này được tòa soạn báo L’Humanité in thành 3500 bản
và được bí mật gửi về Đơng Dương. Tháng Tám năm đó, được sự ủy nhiệm của Quốc tế
cộng sản, Nguyễn Ái Quốc viết lời kêu gọi toàn thể nhân dân đứng lên cầm súng đánh đuổi
quân cướp nước, nhất định không cam chịu làm tay sai cho thực dân đế quốc.
Trong thời kỳ này Nguyễn Ái Quốc có hai tác phẩm mang tầm vóc tư tưởng lớn, đó
là: “Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc” (Nhà xuất bản Mátxcơva Mới xuất bản năm

1924) và chuẩn bị nội dung cho cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” (ra mắt lần đầu tiên
năm 1925 tại thủ đô Pari, trên tập san Inprékor của Quốc tế Cộng sản). Trong các tác phẩm
của mình Nguyễn Ái Quốc vẫn tiếp tục tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân nói chung và
chủ nghĩa thực dân Pháp nói riêng đối với nhân dân các nước thuộc địa, đối với nhân dân
Việt Nam. Đối tượng mà các tác phẩm nhằm vào chủ yếu là chế độ thực dân Pháp trên lãnh
thổ hải ngoại. Ngoài các đề tài trên, ở thời kỳ này Nguyễn Ái Quốc cũng bắt đầu nêu ra
những vấn đề mới mẻ chưa từng có như: cách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa là một
bộ phận không thể tách rời của cách mạng vơ sản thế giới và chỉ có giai cấp công nhân là
giai cấp độc nhất và duy nhất có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối
cùng. Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc cịn cung cấp cho nhân dân ta những thơng tin về tổ
chức Quốc tế cộng sản- một tổ chức chính trị quốc tế bênh vực quyền lợi của các dân tộc
thuộc địa. Đặc biệt, Người đã có nhiều bài viết giới thiệu về trường Đại học Phương Đông
(trường đại học của những người cộng sản phương Đơng có nhiệm vụ đào tạo cán bộ cách
mạng cho các nước thuộc địa và phụ thuộc) và đề nghị các Đảng trên thế giới gửi các đồng
chí ở các nước thuộc địa sang học ở trường quốc tế này. Theo đề nghị của Người, bắt đầu từ
năm 1925, những thanh niên yêu nước Việt Nam đầu tiên đã được gửi sang học tại trường
Đại học Phương Đông.
Ngày 9-11-1923, báo Sinh hoạt công nhân ở thủ đơ Pháp đã đăng bài "Chính sách
thực dân của Anh" của Nguyễn ÁI Quốc. Bài viết vạch trần âm mưu của thực dân Anh đã
lợi dụng "sự kiện Lâm Thành" để tiến thêm một bước nữa thúc đẩy chính sách thực dân tại
Trung Quốc. Sự kiện Lâm Thành chỉ là một chuyện xảy ra ngày 6-5-1923, khi đoàn tàu
khách đường sắt Tân Phố chạy về phía bắc, đi qua Lâm Thành (Sơn Đông) bị bọn thổ phỉ
do Tôn Mỹ Diêu cầm đầu phá đường, cướp tàu, bắt hơn 300 người Trung Quốc và một số
người nước ngoài đem vào rừng. Vụ việc xảy ra, các nước đế quốc, nhất là Anh vin vào đó
đã đưa ra nhiều yêu sách vô lý với Trung Quốc, tạo điều kiện tiến thêm một bước nữa
khống chế Trung Quốc. Trong bài viết, Nguyễn Ái Quốc tỏ ra hết sức căm phẫn trước việc
đế quốc Anh thực hiện chính sách thuộc địa, và bày tỏ đồng tình sâu sắc trước vận mệnh
của nhân dân Trung Quốc, tỏ ý kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc
làm cách mạng giải phóng đất nước. Là ủy viên chấp hành của Quốc tế Nơng dân, trong
q trình tiếp xúc với các đồng chí Trung Quốc ở Đại học Phương Đơng, Nguyễn Ái Quốc

đã có hiểu biết nhất định về tình hình nơng dân nước láng giềng.

Page | 7


Một trước tác quan trọng nhất
của Nguyễn Ái Quốc hoàn thành tại
Mát-xcơ-va là cuốn “Bản án chế độ thực
dân Pháp", được xuất bản tại Pháp năm
1925. Người đã dùng nhiều dẫn chứng
vạch trần tội ác của thực dân Pháp tại
Đông Dương qua 40 năm đô hộ. Đây
thực sự là bản "cáo trạng tố cáo chủ
nghĩa thực dân đương thời. Bìa sau cuốn
sách này có kèm theo bài viết “gởi thanh
niên Việt Nam" của Người. Người đã
giới thiệu tình hình học tập, sinh hoạt và
cống tác của học sính "cần cống kiệm
học" Trung Quốc tại châu Âu, khen ngợi
tinh thần tiến thủ của học sinh "cần công
kiệm học" rất chân thành. Người viết:
“Kiên trì được như vậy, có quyết tâm và
đồn kết, các chàng trai của chúng ta
nhất định sẽ đạt được mục đích. Với đội
ngũ 5 vạn người dũng cảm đáng khâm
phục, dưới sự đào tạo của kỷ luật và kỹ thuật hiện đại, không bao lâu nữa, Trung Quốc sẽ
chiếm được một vị trí trong các nước mạnh cơng nghiệp và thương nghiệp trên thế giới”.
Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục, với cách thành văn ngắn gọn, súc tích,
cùng với những sự kiện đầy sức thuyết phục, tác phẩm tố cáo thực dân Pháp dùng mọi thủ
đoạn khốc liệt bắt “dân bản xứ” phải đóng “thuế máu” cho chính quốc… để “phơi thây trên

chính trường Châu Âu”, đày đọa phụ nữ, trẻ em “thuộc địa”; các thống sứ, quan lại thực
dân độc ác như một bầy thú dữ, v.v… Tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn ngay từ khi ra
đời, thức tỉnh lương tri của những con người yêu tự do, bình đẳng, bác ái, hướng các dân
tộc bị áp bức đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác-Lênin,
thắp lên ngọn lửa đấu tranh cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam.
Năm 1946, ở Việt Nam, tác phẩm này đã được xuất bản bằng tiếng Pháp tại Hà Nội.
Năm 1960, Nhà xuất bản Sự Thật lần đầu tiên đã xuất bản bằng tiếng Việt.
Bài viết này Nguyễn Ái Quốc vạch đường chỉ lối cho thanh niên sang học ở Đại học
Phương Đông cho đến đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ. Những thanh niên này sau
này đều trở thành cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng. Từ tháng 6-1927 đã có hơn một nhóm
Cộng sản Việt Nam ở trường Đại học Phương Động do đồng chí Trần Phú làm Bí thư theo
quyết định của Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản.
Thời gian hoạt động ở Mátxcơva cũng là thời gian Nguyễn Ái Quốc tham dự nhiều
hội nghị quốc tế lớn. Người đã tham gia Đại hội I Quốc tế Nông dân (họp từ ngày 12 đến
ngày 15/10/1923), Đại hội V Quốc tế cộng sản (họp từ ngày 17/6 đến ngày 8/7/1924), Đại
hội III Quốc tế công hội đỏ, Đại hội IV quốc tế thanh niên… Tại các diễn đàn của các đại
hội đó, Người đã nói lên tiếng nói của nhân dân thuộc địa bảo vệ những luận điểm đúng
Page | 8


đắn của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, và tuyên truyền những tư tưởng cách
mạng của mình trên lập trường mácxít. Những lời phát biểu của Người đã để lại những ấn
tượng đẹp đẽ trong lòng các đại biểu, đặc biệt là những đại biểu từ các nước thuộc địa và
phụ thuộc Á, Phi, Mỹ Latinh.Có thể thấy giai đoạn ở Liên Xô, việc tiếp thu và truyền bá tư
tưởng cách mạng theo chủ nghĩa Mác Lênin của Nguyễn Ái Quốc mở rộng cả về chiều sâu
và chiều rộng. Những tài liệu mácxít, trong đó có những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc
qua con đường chuyển tài liệu của Quốc tế cộng sản tới Đảng Cộng sản Pháp về Pháp, rồi
từ đó theo các thủy thủ Việt Nam về nước. Những tài liệu này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ
tới nhiều tầng lớp nhân dân đặc biệt là tầng lớp trí thức, thúc đẩy các phong trào yêu nước
đang lan rộng trong cả nước. Những hoạt động và kinh nghiệm tích lũy được, đã thơi thúc

Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc. Khi biết sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hiện có nhiều
thanh niên Việt Nam yêu nước đang có mặt ở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã chọn
Quảng Châu làm điểm dừng chân trên hành trình tiến gần về Tổ quốc để tổ chức, đồn kết,
huấn luyện những thanh niên đầy nhiệt huyết đó, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập.
3, Giai đoạn ở Quảng Châu (từ 11/1923 đến cuối năm 1929):
Thể theo nguyện vọng của Nguyễn Ái Quốc, Quốc tế Cộng sản quyết định cử
Người đến Quảng Châu công tác với tư cách là cán bộ Ban Phương Đông của Quốc tế
Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân để theo dõi và chỉ đạo
phong trào cách mạng ở một số nước châu Á đồng thời xúc tiến những điều kiện để xây
dựng một tổ chức Cộng sản ở Đông Dương và giúp đỡ các đại biểu cách mạng ở Đông
Nam Á. Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu, nơi đã từng được mệnh danh là “Maxcơva
phương Đơng”, trong bầu khơng khí chính trị thuận lợi. Tại đây, Người liên hệ ngay với
Borođin, Trưởng đoàn cố vấn chính trị của Liên Xơ bên cạnh chính phủ Tôn Dật Tiên và
đến làm việc tại trụ sở của đoàn với danh nghĩa là phiên dịch cho Borođin, đồng thời là
phóng viên của hãng Rosta. Sau khi tiếp xúc tìm hiểu những thanh niên yêu nước trong một
tổ chức có tên là Tâm Tâm xã tại Quảng Châu, Người mở ngay một lớp huấn luyện về
phương pháp cách mạng. Sau lớp huấn luyện đó Nguyễn Ái Quốc lựa chọn những thanh
niên tích cực lập ra một nhóm bí mật là Cộng sản đoàn làm hạt nhân. Từ tổ chức hạt nhân
này, Nguyễn Ái Quốc thành lập một tổ chức có tính chất rộng lớn hơn bao gồm các thanh
niên yêu nước ở cả trong và ngaòi nước. Tháng 6/1925, Việt Nam Thanh niên cách mạng
đồng chí Hội ra đời với mục đích “Hy sinh tư tưởng, quyền lợi, tính mệnh để làm cuộc cách
mạng dân tộc rồi sau đó làm cách mạng thế giới”.
Tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã xuất bản tờ báo Thanh
Niên làm phương tiện tuyên truyền và hướng dẫn hoạt động cách mạng cho các hội viên.
Tờ báo này ban đầu chỉ phân phối cho các học viên của Hội coi như tài liệu học tập nhưng
sau đó được gửi về trong nước để tuyên truyền mà đối tượng chính là những người Việt
Nam biết chữ quốc ngữ. Báo Thanh niên xuất bản hàng tuần tại Quảng Châu. Sau khi in
xong, báo được chuyển đến Thượng Hải, Hồng Kông để đưa về nước bằng tàu thuỷ. Bên
cạnh báo Thanh niên cịn có các báo Lính cách mạng, Cơng nơng và tạp chí Tiền Phong
đăng bài cho từng đối tượng cụ thể, mục đích là để truyền bá tư tưởng cách mạng cho tồn

thể nhân dân Việt Nam. Ngồi báo chí Tổng bộ còn xuất bản sách giới thiệu về chủ nghĩa
Page | 9


xã hội và chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Tam dân, trong đó nổi tiếng nhất là
cuốn Đường Kách Mệnh của Nguyễn Ái Quốc xuất bản đầu năm 1927 trình bày một cách
dễ hiểu nhất bản chất của học thuyết Mác Lênin và phương hướng, yêu cầu phát triển cơ
bản của cách mạng Việt Nam.
Mở đầu Đường Cách mệnh Bác dùng
hình ảnh từ một câu tục ngữ Trung Quốc mà
cũng quen thuộc với người Việt: “Sư tử bắt thỏ
tất dùng hết sức” để dẫn tới lời khuyên:
“Huống gì làm việc to tát như việc giải phóng
gơng cùm nơ lệ cho đồng bào, cho nhân dân,
nếu khơng hết sức thì làm sao được”. Tiếp
theo là hai câu tục ngữ Việt để nâng ý chí:
“Người thấy khó thì ngã lịng” vì “khơng hiểu
rằng nước chảy đá mịn và có cơng mài sắt có
ngày nên kim”. Giới thiệu về các cuộc cách
mạng thế giới để người dân thường không chỉ
biết được diễn biến của từng cuộc cách mạng
và rút ra mặt hạn chế, mặt mạnh của mỗi cuộc
cách mạng đó, khơng phải là dễ. Nhưng người
trình bày đã giảng giải theo lối kể chuyện
thông thường, dẫn chứng các con số, các sự
kiện cụ thể và so sánh các mặt lợi hại để người
đọc, người nghe tự rút ra kết luận. Đó cũng là
cách Bác giới thiệu và giải thích về các tổ
chức Đảng, các tổ chức đoàn thể quần chúng
cách mạng quốc tế.

Mục đích tác phẩm được Người chỉ rõ: “Muốn sống thì phải cách mệnh”. “Hơn hai
mươi triệu đồng bào hấp hối trong vịng tử địa. Phải kêu to, làm chóng để cứu lấy giống
nòi”. Thà chết tự đo còn hơn sống nô lệ, quyết chiến đấu cho nền độc lập tự do của dân tộc
là tinh thần của tác phẩm. Có thể nói, “Khơng có gì q hơn độc lập tự do” là quan điểm
bao trùm toàn bộ tác phẩm. Tác phẩm cũng chỉ rõ kẻ thù nguy hiểm nhất của độc lập tự do
và vạch con đường cụ thể để giành thắng lợi. Tinh thần xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là vì
độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, phải giải phóng dân tộc, giải phóng
nhân dân ra khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc. Kết hợp độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội là quan điểm tư tưởng chỉ đạo con đường cách mạng Việt Nam. Giải phóng
nhân dân phải gắn với sự nghiệp giải phóng giai cấp vơ sản. Cách mạng giải phóng dân tộc
phải theo quỹ đạo của cách mạng vô sản, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa xã hội,
lợi ích của dân tộc với lợi ích của giai cấp vơ sản phải gắn bó với nhau. Thực hiện nhiệm vụ
giải phóng dân tộc đều phải giải quyết trên cơ sở quan điểm cách mạng vơ sản để đưa cách
mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng giải phóng dân
tộc chuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa chi phối cách
mạng giải phóng dân tộc. Cách mạng phải triệt để, tích cực, chủ động và sáng tạo. Người
đưa dẫn chứng các cuộc cách mạng trên thế giới để đi đến khẳng định rằng, cách mạng Việt
Page | 10


Nam phải giành thắng lợi triệt để: “Muốn cách mệnh thành cơng thì phải dân chúng (cơng
nơng) làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh; phải thống nhất. Nói
tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”. Cách mạng phải độc lập và sáng tạo,
tự lực, tự cường, không ỷ lại ngồi chờ; phải tích cực tấn cơng, chủ động tiến cơng, quyết
giành thắng lợi. Biết tranh thủ sự giúp đỡ của cách mạng thế giới, nhưng cũng phải có đóng
góp cho cách mạng thế giới, cùng cách mạng thế giới đạp đổ chủ nghĩa đế quốc tư bản, xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Tác phẩm đã nêu lên những quan điểm cơ bản về phương pháp cách mạng Việt
Nam trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tổng kết kinh nghiệm cách
mạng các nước. Những quan điểm đó là cơ sở cho Đảng xây dựng phương pháp cách mạng

của mình.
Về Đảng Cộng sản, Đảng là điều kiện đầu tiên để đảm bảo cho sự thắng lợi của
cách mệnh. “Đảng có vững cách mệnh mới thành cơng, cũng như người cầm lái có vững
thuyền mới chạy”.
Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải theo chủ nghĩa Mác - Lênin. “Đảng mà khơng
có chủ nghĩa cũng như người khơng có trí khơn, tàu khơng có bàn chỉ nam. Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách
mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Nguyễn Ái Quốc ln có ý thức xây dựng lập trường chính trị, bản chất giai cấp
cơng nhân, tính cách mạng triệt để của Đảng. Những tư tưởng về con đường cách mạng
Việt Nam của Người là những phác thảo cho đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Người phân tích sâu sắc lịch sử cách mạng Nga để quán triệt bài học kinh nghiệm về
xây dựng Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam.
Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên được Người đề cập gần như xuyên suốt
tác phẩm. Toàn bộ tác phẩm đã thể hiện nội dung đó.
Bằng tư tưởng xây dựng Đảng Cộng sản ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã đáp ứng
yêu cầu bức bách của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho
việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tác phẩm Đường cách mệnh có vai trị quan trọng trong việc chuẩn bị về tư tưởng,
chính trị, tổ chức cho sự thành lập chính Đảng cách mạng ở Việt Nam. Tác phẩm Đường
cách mệnh có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Lý luận của tác phẩm không sách vở mà
vạch ra lý luận cách mạng Việt Nam thiết thực, tri thức lý luận cách mạng Việt Nam đã
được hiện diện trong tác phẩm rất mácxít nhưng cũng rất Việt Nam, dễ hiểu, dễ tiếp thu, kết
hợp rất tài tình phương pháp lịch sử và lơgích. Dùng lịch sử để nói lý luận, từ Cách mạng
Pháp đến Cách mạng Nga và kết luận ở Cách mạng Nga, rồi lấy lý luận soi sáng thực tiễn
Việt Nam, và kết luận: Chỉ có cách mạng vơ sản mới giải phóng được dân tộc.
Tác phẩm Đường cách mệnh đã thể hiện thiên tài lý luận cách mạng của Nguyễn Ái
Quốc, tác phẩm có giá trị thực tiễn lớn lao, tạo ra sự chuyển biến căn bản, nhanh chóng
trong nhận thức và hành động cách mạng của cán bộ và đông đảo quần chúng, chuẩn bị tiền
đề cho việc thành lập Đảng.

Page | 11


Từ trung tâm cách mạng Quảng Châu, tài liệu được chuyển đi Matxcơva rồi sang
Paris và quay lại Việt Nam hoặc có thể từ Quảng Châu chuyển trực tiếp về Việt Nam.
Những tư tưởng chủ yếu được Nguyễn Ái Quốc truyền bá về nước thời kỳ này bao gồm:
quan niệm về cách mạng, xác định lực lượng cách mạng, động lực cách mạng, vấn đề đoàn
kết để tạo nên sức mạnh cách mạng và sự cần thiết phải có một chính đảng cách mạng.
Cùng với đó, Nguyễn Ái Quốc tiến hành đào tạo một đội ngũ cán bộ cốt cán cho phong trào
cách mạng thông qua các lớp huấn luyện chính trị. Người trực tiếp phụ trách lớp và là giảng
viên chính. Thơng qua những lớp này học viên được trang bị những vấn đề cơ bản về chủ
nghĩa Mác Lênin, về kỹ năng thực hành công tác vận động quần chúng, về nguyên tắc hoạt
động bí mật... Từ đầu năm 1925 đến năm 1927 đã có khoảng 10 khóa huấn luyện với gần
300 người được tham gia đào tạo, khi học xong những người này trở về nước và đến Xiêm
hoạt động. Họ trở thành những người tuyên truyền, tổ chức phong trào cách mạng trong
nước và Việt kiều ở Xiêm. Ngồi ra, Nguyễn Ái Quốc cịn chọn một số thanh niên gửi đi
học ở trường quân sự Hoàng Phố và trường chính trị Phương Đơng để họ trở thành những
cán bộ cốt cán của Đảng sau này. Thời kỳ này Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng được một hệ
thống tổ chức cách mạng trên cả nước. Cuối năm 1926, sáu trong số học viên của khóa
huấn luyện tại Quảng Châu được đưa về ba trung tâm lớn trong nước là Hà Nội, Vinh và
Sài Gòn để tuyên truyền và tổ chức phong trào cách mạng trong cả nước.

KẾT LUẬN
Như vậy, sau khi nghiên cứu Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa,
Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và phát triển một cách sáng tạo những tư tưởng cách mạng của
Lênin. Đồng thời, Người đã xúc tiến các hoạt động phong phú, đa dạng để truyền bá chủ
nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam. Đây là công tác chuẩn bị tư tưởng và tri thức cách mạng
vô cùng quan trọng, là điều kịên thuận lợi để cho phong trào cách mạng vô sản phát triển
ngay cả khi một chính đảng Cộng sản chưa được thành lập ở Việt Nam. Những tư tưởng
cách mạng cơ bản của Lênin được đưa vào nước ta trong một thời gian dài đã đặt nền móng

cho sự hình thành đường lối chiến lược và sách lược của Đảng mácxit tương lai ở Việt
Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU TAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Hồ Chí Minh – Tồn tập
Hồ Chí Minh – Tiểu sử
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tg: Phạm Văn Đồng)
Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin ở Việt Nam (tg: Phạm
Xanh)
Đường kách mệnh (tg: Nguyễn Ái Quốc)
Bản án chế độ thực dân Pháp (tg: Nguyễn Ái Quốc)
Đông Dương (tg: Nguyễn Ái Quốc)
Nguyễn Ái Quốc - Ẩn số từ nước Pháp (VTV)

Page | 12


Page | 13




×