Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

giáo án bài nhân hai số nguyên cùng dấu - toán 6 - gv.đỗ minh đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131 KB, 7 trang )

Giáo án Số học 6
Ngày dạy: ………………………………
…………………………………………
Tiết 61: §11. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Học sinh nắm được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu ; đặc biệt là trường hợp
hai số cùng dấu âm.
- Biết vận dụng quy tắc để tính tích của hai số nguyên, biết cách đổi dấu của tích.
- HS có thể dự đoán kết quả trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của các hiện tượng,
các số.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Các bảng phụ, nam châm, bút dạ, phấn màu, …
Bảng phụ 1: Ghi nội dung của ?2.
Bảng phụ 2:
Bảng phụ 3: Ghi nội dung bài ?4.
- HS: Chuẩn bị bút dạ.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1, Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu ? Áp dụng làm bài 113/68 SBT.
- HS2: Làm bài tập 77/ 89 SGK.
Hỏi thêm: Nếu tích hai số là số âm thì hai thừa số có dấu như thế nào ?
* Vào bài:
Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta thực hiện như thế nào ?
Cách nhận biết dấu của tích:(+) . (+)  (+)
(-) . (-)  (+)
(+) . (-)  (-)
(-) . (+)  (-)
Giáo án Số học 6
2, Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng
Hoạt động 1: Nhân hai số nguyên dương


- GV nêu: Nhân hai số nguyên dương chính là nhân
hai số tự nhiên khác 0.
- GV ghi ?1 lên bảng để HS lên thực hiện.
? Tích của hai số nguyên dương là một số có dấu như
thế nào ?
- GV chỉ cho HS thấy : (+) . (+)  (+)
1, Nhân hai số nguyên dương:
- là nhân hai số tự nhiên khác 0.
Hoạt động 2: Nhân hai số nguyên âm
- Làm bài tập ?2: GV đưa bảng phụ 1.
- GV nhấn mạnh để HS thấy các tích tăng 4 đơn vị
? Theo quy luật đó thì kết quả của 2 phép tính cuối sẽ
như thế nào ?
- HS điền kết quả của hai phép tính cuối.
? Kết quả của phép tính sau như thế nào ?
(-3) . (-4) = ? (-5) . (-4) = ?
(-4) . (-4) = ? (-6) . (-4) = ?
? Ta đã nhân hai số nguyên âm như thế nào ?
- HS phát biểu quy tắc.
- GV đưa ví dụ. HS đứng tại chỗ thực hiện.
? Em thấy tích của hai số nguyên âm là một số có dấu
như thế nào ? (dấu +)
- GV chỉ rõ cho HS thấy: (-) . (-)  (+)
- GV nêu nhận xét.
- Làm bài ?3: 2 HS lên bảng.
? Muốn nhân hai số nguyên dương ta làm như thế nào ?
- GV chốt lại : Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta
chỉ việc nhân hai GTTĐ với nhau.
2, Nhân hai số nguyên âm:
?2:

(-3) . (-4) = 12
(-4) . (-4) = 16
(-5) . (-4) = 20
(-6) . (-4) = 24
* Quy tắc: (SGK/90)
* Ví dụ:
(-4) . (-25) = 4 . 25 = 100
* Quy tắc: (SGK/90)
?3:
a) 5 . 17 = 85
b) (-15) . (-6) = 90
Giáo án Số học 6
Hoạt động 3: Kết luận
? Kết quả của phép nhân một số nguyên với số 0 ?
? Nhân hai số nguyên cùng dấu ?
? Nhân hai số nguyên khác dấu ?
- GV nêu cách nhận biết dấu của tích.
? Tích của hai số dương mang dấu gì ?
? Tích của hai số âm mang dấu gì ?
? Một số âm nhân một số dương thì tích mang dấu gì ?
? Một số dương nhân một số âm thì tích mang dấu gì ?
? Nếu a . b = 0 thì theo em a và b là những số như thế
nào ?
- GV nêu tiếp cách đổi dấu trong phép nhân.
- Làm bài tập ?4: GV đưa bảng phụ 3.
+ HS đứng tại chỗ trả lời.
3, Kết luận:
a . 0 = 0 . a = 0
a, b cùng dấu => a . b = |a| . |b|
a, b khác dấu => a .b = -(|a| . |

b|)
* Chú ý: (SGK)
+ Dấu của tích: (+) . (+)  (+)
(-) . (-)  (+)
(+) . (-)  (-)
(-) . (+)  (-)
+ a . b = 0 a = 0 hoặc b= 0.⇒
+ Đổi dấu 1 thừa số thì tích đổi
dấu. Đổi dấu hai thừa số thì tích
không đổi
3, Củng cố:
- Nêu quy tắc nhân hai số nguyên ?
- So sánh quy tắc dấu của phép nhân và quy tắc dấu của phép cộng ?
- Làm bài tập 79/91 SGK:
+ HS tính tích 27 . (-5) = - 135.
? Tích thứ nhất ta đã đổi dấu mấy thừa số ? Vậy tích là bao nhiêu ?
? Tích thứ hai ta đã đổi dấu mấy thừa số ? Vậy tích là bao nhiêu ?
4, Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm vững quy tắc nhân hai số nguyên, chú ý cách xác định dấu của tích.
- Nắm vững quy luật đổi dấu trong phép nhân để tính nhanh các tích.
- Làm các bài tập: 78, 80, 81, 82/91; 92 SGK.
- Tiết sau chuẩn bị máy tính để học.
- Gọi ý làm bài:
Giáo án Số học 6
Bài 80: Dựa vào bài ?4.
Bài 81: Hãy tính mỗi loại điểm sau đó cộng lại. Dựa vào tổng điểm để so sánh.
Ngày dạy: ………………………………
…………………………………………
Tiết 62: LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:

- Củng cố quy tắc nhân hai số nguyên ; chú ý đặc biệt là quy tắc dấu.
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính nhân hai số nguyên, bình phương của một
số nguyên, sử dụng MTBT để thực hiện phép nhân.
- HS thấy rõ tình hình thực tế của phép nhân hai số nguyên.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Các bảng phụ, nam châm, bút dạ, phấn màu, máy tính bỏ túi các loại, …
Bảng phụ 1: Kẻ bảng của bài 84/92 SGK.
Bảng phụ 2: Kẻ bảng của bài 86/93 SGK.
Bảng phụ 3: Bài 133/71 SBT.
Bảng phụ 4: Bảng của bài 89/93 SGK.
- HS: Chuẩn bị máy tính bỏ túi.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1, Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu ? Áp dụng làm bài 78/91
SGK.
- HS2: So sánh quy tắc dấu của phép cộng và phép nhân hai số nguyên?
2, Tổ chức luyện tập:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng
Giáo án Số học 6
Hoạt động 1: Áp dụng quy tắc và tìm thừa số.
* Làm bài 84/92 SGK:
- GV đưa nội dung của bài bằng bảng phụ 1.
- HS lên bảng điền vào cột 3 trước. (Tìm dấu của a . b)
? Căn cứ vào dấu ở cột 1, 2 và 3 hãy điền dấu vào cột 4 ?
- GV nhắc lại quy tắc dấu và lưu ý cho HS trương trường
hợp dấu của bình phương.
* Làm bài 86/93 SGK:
- GV đưa nội dung bài tập bằng bảng phụ 2.
- Gọi 1 HS lên bảng điền vào ô trống.
- HS dưới lớp độc lập làm vào vở.

- GV đi kiểm tra HS làm và nhắc nhở những sai sót.
GV nhắc lại: Ta cần xác định dấu của số trong ô đó sau
đó mới xác định GTTĐ của số trong ô.
* Làm bài 87/93 SGK:
- HS đọc đề bài và trả lời ngay câu hỏi.
- GV giúp HS ghi bảng.
? Hai số nào có bình phương bằng nhau ?
? Có nhận xét gì về dấu của bình phương? (luôn không âm)
Bài 84/92 SGK:
Bài 86/93 SGK:
Bài 87/93 SGK:
3
2
= (-3)
2
= 9
Hoạt động 2: So sánh các số
* Làm bài 82/92 SGK:
- GV ghi đề bài.
? Để so sánh được ta cần phải làm gì trước ?
- Nhắc nhở HS tính tích trước
- Cho 1 HS đứng tại chỗ thực hiện phần a, GV ghi bảng.
- Cho 2 HS lên bảng thực hiện phần b và c.
* Làm bài 88/93 SGK: Hoạt động nhóm
- HS đọc yêu cầu của bài .
? Số x có thể nhận những giá trị nào ?
Bài 82/92 SGK:
a) Ta có: (-7) . (-5) = 35
Vì 35 > 0 nên (-7) . (-5) > 0
Bài 88/93 SGK:

Cho x € Z và (-5) . x
Giáo án Số học 6
- Các bàn thảo luận tìm kết quả.
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV chốt lại cách trình bày.
- Nếu x > 0 => (-5) . x < 0
- Nếu x < 0 => (-5) . x > 0
- Nếu x = 0 => (-5) . x = 0
Hoạt động 3: Bài toán thực tế.
- GV đưa bài tập 133/71 SBT bằng bảng phụ.
- HS đọc bài.
? Quãng đường (S) và vận tốc (v) được quy ước như thế
nào ?
? Thời điểm được quy ước như thế nào ?
? Ở phần a cho v = 4 có nghĩa người đó đi theo chiều
nào ? (từ trái qua phải)
- GV cùng HS trình bày 1 phần.
- Gọi 3 HS lên bảng tính tiếp 3 phần còn lại.
Bài 133/71 SBT:
a) Người đó ở vị trí:
(+4) . (+2) = +8 (km)
b) …….
Hoạt động 4: Sử dụng máy tính bỏ túi.
- HS nghiên cứu SGK.
- GV treo bảng phụ 4 để HS tiện quan sát.
? Hãy cho biết cách bấm số âm trên máy tính ?
- Làm bài 89/93 SGK: HS bấm máy tính và đọc kết quả.
- GV nhắc nhở HS khi sử dụng các loại máy tính khác
nhau thì cách bấm nút có thay đổi.

Bài 89/93 SGK:
3, Củng cố:
- Khi nào tích hai số nguyên là một số nguyên dương ? là một số âm ? là số 0 ?
4, Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn lại quy tắc nhân hai số nguyên .
- Ôn lại các tính chất của phép nhân trong N.
- Làm các bài tập 85/93 SGK; 129, 130, 131/70 SBT.
- Đọc trước bài : Tính chất của phép nhân.
Giáo án Số học 6
- Gợi ý làm bài: Các bài tập ở SBT làm tương tự như các bài đã chữa trong SGK.

×