Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

giáo án bài quy tắc chuyển vế - toán 6 - gv.lê thanh vy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.02 KB, 6 trang )

Giáo án Toán 6 Số học
Tiết 58
§9. QUY TẮC CHUYỂN VẾ
A. MỤC TIÊU :
*Kiến thức :
- HS hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức :
Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại ; Nếu a = b thì b = a.
- Hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế.
* Kỹ năng :
- Vận dụng được quy tắc chuyển vế để giải các bài tập tìm x
*Thái độ :
- Tích cực, nghiêm túc.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên: Thước kẻ, Bảng phụ vẽ hình 50 sgk
Học sinh : Thước kẻ II. TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Khởi động: Kiểm tra bài cũ (7’)
GV nêu câu hỏi kiểm tra:
- HS1: Phát biểu quy tắc dấu ngoặc
Chữa bài tập 60 sgk-85
- HS2: Chữa bài tập 89(c,d) trang 65SBT
Nêu một số phép biến đổi trong tổng đó.
- HS phát biểu quy tắc dấu ngoặc
Chữa bài tập 60
a. =34
b. = -69
HS2: Chữa bài tập 89SBT
c. (-3) + (-350) + (-7)+350
= -3 – 7 – 350 +350 = -10.
d. = 0
Giáo án Toán 6 Số học


- GV nhận xét bài HS
Nêu 2 phép biến đổi trong sgk.
Hoạt động 1: Tính chất của đẳng thức
- Mục tiêu: HS hiểu các tính chất của đẳng thức :
Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại ; Nếu a = b thì b = a.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu hình 50, cách thực hiện:
Có 1 cân đĩa, đặt lên hai đĩa cân 2 nhóm
đồ vật có khối lượng bằng nhau để đĩa
cân thăng bằng.
- Tiếp tục đặt lên hai đĩa cân hai quả cân
có khối lượng 1 kg, hãy rút ranhanj xét.
- Ngược lại, bỏ từ hai đĩa cân hai quả cân
1kg hoặc 2 đồ vật có khối kượng bằng
nhau, rút ranhanj xét.
- GV: tương tự như cân đĩa, nếu ban đầu
ta có hai số bằng nhau, kí hiệu a = b ta
được một đẳng thức. Mỗi đẳng thức có
hai vế, vế tráI là biểu thức ở bên tráI dấu
“=”, vế phảI là biểu thức ở bên phảI dấu
“=”.
Từ phần thực hành trên cân đĩa, em có thể
rút ra tính chất gì của đẳng thức?
*Kết luận: GV nhắc lại các tính chất của
1. Tính chất của đẳng thức
- HS quan sát, lắng nghe và rút ra nhận
xét:
- Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời cho
thêm 2 vật có khối lượng bằng nhau vào
hai đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng.

- Ngược lại, nếu đồng thời bớt hai vật có
khối lượng bằng nhau ở hai đĩa cân thì
cân vẫn thăng bằng.
- HS nghe gv giới thiệu về đẳng thức.
- HS nhận xét: Nếu thêm cùng một số vào
2 vế của một đẳng thức, ta vẫn được một
đẳng thức.
a = b

a + c = b + c
nếu bớt cùng một số….
a + c = b + c

a = b
- Nếu vế tráI bằng vế phảI thì vế phảI
cũng bằng vế trái.
a = b

b = a
Giáo án Toán 6 Số học
đẳng thức
Hoạt động 2: Ví dụ (5’)
- Mục tiêu: áp dụng được tính chất của đẳng thức để tìm số chưa biết
- Cách tiến hành:
Tìm số nguyên x, biết:
x– 2 = -3
?Làm thế nào vế trái chỉ còn x
- Thu gọn các vế?
- YC làm ?2
*Kết luận: GV chốt ví dụ

2. ví dụ
HS: Thêm 2 vào 2 vế
x – 2 = -3
x – 2 + 2 = -3 + 2
x + 0 = -3 + 2
x = -1
?2 Tìm x, biết
x + 4 = -2
x + 4 -4 = -2 - 4
x + 0 = -2 - 4
x = -6
Hoạt động 4: Quy tắc chuyển vế (15’)
- Mục tiêu: Hiểu và vận dụng được quy tắc chuyển vế.
- Cách tiến hành:
- GV chỉ vào phép biến đổi trên:
x – 2 = -3 x + 4 = -2
x = -3 + 2 x = -2 - 4
3. Quy tắc chuyển vế
Giáo án Toán 6 Số học
và hỏi: Em có nhận xét gì khi chuyển một
số hạng từ vế này sang vế kia của một
đẳng thức?
- Giới thiệu quy tắc chuyển vế
- Cho HS làm ví dụ sgk
- YC làm ?3
Nhận xét: Ta đã học phép trừ và phép
cộng số nguyên. Ta hãy xét xem hai phép
toán này có quan hệ với nhau như thế
nào?
Gọi x là hiệu của a và b

Ta có: x = a – b
áp dụng quy tắc chuyển vế
X + b = a
Ngược lại, nếu có x + b = a theo quy tắc
chuyển vế thì x = a – b
- HS thảo luận và rút ra nhận xét: Khi
chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia
của một đẳng thức ta phảI đổi dấu số
hạng đó.
Ví dụ:
a. x – 2 = -6 b. x – (-4) = 1
x = -6 + 2 x + 4 = 1
x = -4 x = 1 – 4
x = -3
?3
x + 8 = (-5) + 4
x + 8 = -1
x = -1 – 8
x = -9
- HS nghe
Giáo án Toán 6 Số học
Vậy hiệu a – b là một số x mà khi lấy x
cộng với b thì sẽ được a, hay phép cộng
là phép toán ngược của phép toán trừ.
*Kết luận: GV chốt quy tắc dấu ngoặc
Hoạt động 5: Luyện tập – Củng cố (6’)
- Mục tiêu: Vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế để làm các bài tập
- Cách tiến hành:
- GV: YC HS nhắc lại các tính chất của
đẳng thức và quy tắc chuyển vế

- Cho HS làm bài tập 61, 63 (sgk-87)
Bài tập: Đúng hay sai?
a. x – 12 = (-9) - 15
x = -9 + 15 + 12
b. 2 – x = 17 – 5
- x = 17 – 5 + 2
*Kết luận: GV chốt các bài tập
- HS phát biểu các tính chất và quy tắc
chuyển vế
Bài 61:
a. 7 – x = 8 – (-7) b. x = -3
7 – x = 8 + 7
- x = 8
x = -8
Bài tập: Đúng hay sai?
a. Sai
b. Sai
Tổng kết và HD học ở nhà: (2’)
- Tổng kết: GV hệ thống lại kiến thức toàn bài
- HD học ở nhà:
Học thuộc tính chất đẳng thức, quy tắc chuyển vế.
Giáo án Toán 6 Số học
Làm bài tập 62, 63, 64, 65, 66, 67 (sgk-87)

×