Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.71 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
o0o
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài số 03:
“TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ”
SVTH : Phan Nguyễn Thụy An
Mã SV : CH0901001
STT : 03 (Khóa 4)
Nhóm : 03
Lớp : Cao học K4
GVHD : TS. Bùi Văn Mưa
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2012
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong số sáu học phái triết học lớn của triết học Trung Quốc cổ- trung đại, Đạo gia
là một trong những trường phái triết học giữ vai trò quan trọng trong đời sống tư
tưởng của nhân dân Trung Quốc. Đạo gia ra đời và phát triển rực rỡ từ cuối thời
Xuân Thu đến cuối thời Chiến Quốc và sau đó có ảnh hưởng to lớn đến nhiều lĩnh
vực như chính trị, kinh tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, y thuật, sinh
học, hoá học, vũ thuật, địa lí… ở Trung Quốc và một số nước châu Á khác. Nguồn
gốc tư tưởng của Đạo gia xuất phát từ những quan điểm về vũ trụ luận, thiên địa,
ngũ hành, âm dương, Kinh Dịch…
Sáng lập ra Đạo gia là người nước Sở - Lão Tử (khoảng 580- 500 trước Công
Nguyên). Học thuyết Đạo gia được ông trình bày trong cuốn Đạo đức kinh.
Ngoài Lão Tử là người sáng lập chính, còn có hai yếu nhân khác được thừa nhận và
tôn vinh muôn đời, đó là Dương Chu và Trang Tử. Trong đó vị trí của Trang Tử
được sánh ngang với Lão Tử, nên còn gọi là Đạo Lão – Trang. Trang Tử (khoảng
369 – 286 TCN), nhờ ông mà học thuyết của Lão Tử mới được người đời chú ý.


Trang Tử là tác giả bộ Nam Hoa kinh, là một trong hai bộ kinh điển của Đạo gia.
Bộ sách gồm ba phần, chứa 33 thiên. Trong đó, có nhiều điểm lấy từ Đạo Đức kinh
làm chủ đề.
3
Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày sự hiểu biết của mình về tư tưởng
Đạo gia và những giá trị, hạn chế của nó. Trong quá trình thu thập thông tin, tài liệu
liên quan, em không tránh khỏi những thiếu sót, mong Thầy góp ý và chỉ bảo thêm.
Em xin chân thành cảm ơn.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tư tưởng triết học Đạo gia
Đạo gia là tên gọi với tư cách một trường phái triết học lớn, lấy tên của phạm
trù “Đạo”, một phạm trù trung tâm và nền tảng của nó. Nguồn gốc tư tưởng của
Đạo gia xuất phát từ những quan điểm về vũ trụ luận, thiên địa, ngũ hành, âm
dương, Kinh Dịch…
Quan điểm triết học của Đạo gia tuy hết sức phong phú, đa dạng, song tựu
trung lại không đi sâu vào giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo cách lý giải
của truyền thống triết học phương Tây, mà tập trung vào vấn đề con người trong
mối tương quan và thống nhất với tự nhiên, trực giác tâm linh và phi lý tính. Nó
được thể hiện qua các tác phẩm “Đạo Đức kinh” của Lão Tử, “Nam Hoa kinh” của
Trang Tử và một số tư tưởng của Dương Chu.
Mặc dù cả Lão Tử, Dương Chu và Trang Tử đều có những luận điểm khác
nhau, đặc biệt là giữa Dương Chu và Trang Tử, song về cơ bản, những tư tưởng
triết học chính yếu của Đạo gia đều thống nhất trên nên tảng các quan điểm về Đạo,
tư tưởng biện chứng và quan điểm “vô vi”.
1. Lý luận đạo và đức
Lão Tử là người đề xuất ra quan điểm chủ đạo của Đạo giáo. Ông đã viết bộ
sách Đạo Đức kinh gồm 2 quyển tổng cộng 81 chương . Thượng thiên nói về
4
Đạo, Hạ thiên nói về Đức. Đạo Đức kinh không phải là một tác phẩm có kết
cấu logic của một thế giới quan mà chỉ là tập hợp của những câu triết lý rời rạc.

Tuy vậy nó cũng thể hiện một quan điểm rõ ràng về tư tưởng triết học của một
trường phái và có một giá trị nhất định.
1.1. Quan niệm về đạo
“Đạo” là một danh từ triết học đã được người Trung Hoa dùng từ thời
thượng cổ, nhưng chỉ đạt được tầm quan trọng đặc biệt và trở nên phổ biến nhờ
bộ Đạo Đức kinh của Lão Tử. Theo tiếng Hán cổ, Đạo có nghĩa là "con đường",
"phương tiện", "nguyên lý"…
Theo Lão Tử, Đạo là nguyên thủy của trời đất, của vạn vật. “Đạo là cái tổng
nguyên lý do đó mà muôn vật sinh, Đạo là đường lối muôn vật noi theo, là cái
tổng quy luật chi phối sự sinh thành biến hóa của trời đất muôn vật”. Lão Tử
thừa nhận là không thể dùng ngôn ngữ để mô tả được bản chất của Đạo “Đạo
khả đạo phi thường Đạo, danh khả danh phi thường danh” (Đạo mà có thể gọi
được là Đạo thì không phải là đạo thường, tên mà có thể là tên được thì không
phải tên thường). Như vậy, ông đã thể hiện được quan điểm chủ đạo trong vấn
đề nhận thức thế giới vạn vật thông qua sự nhìn nhận về khái niệm Đạo. Điều
này có một giá trị rất lớn trong việc đánh giá sự vật.
Từ quan niệm về Đạo, Lão Tử - đại diện của Đạo gia đã phủ nhận quan
điểm: Trời sinh ra mọi vật. Tuy mơ hồ nhưng ông cũng đã đưa ra được luận
điểm về nguồn gốc của mọi vật đều phải xuất phát từ một bản căn nào đó, ngay
cả trời đất cũng không phải là sự xuất hiện đầu tiên (Hữu vật hỗn thành, tiên
thiên địa sinh). Cái nguồn gốc của mọi sự vật ấy được ông gọi là Đạo.
5
Lão tử cho rằng Đạo sinh ra vạn vật, Đức nuôi nấng, bảo tồn vạn vật. Vạn
vật nhờ đạo mà được sinh ra, nhờ đức mà thể hiện và khi mất đi là lúc vạn vật
quay trở về với đạo.
Tóm lại, đạo là bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín,
huyền diệu của vạn vật. Đạo là con đường, quy luật chung của mọi sự sinh
thành, biến hóa. Đạo mang tính khách quan (vô vi), phổ biến…
1.2. Quan niệm về đức
Đức là sức mạnh tiềm ẩn của đạo, là hình thức để vạn vật được định hình,

phân biệt, là cái lý để nhận biết vạn vật.
Lão Tử nói: Đạo sinh chi, Đức xúc chi, vật hình chi, thế thành chi. Thị dĩ
vạn vật mạc bất tôn Đạo nhi quí Đức. Đạo chi tôn, Đức chi quí, phù mạc chi
mệnh nhi thường tự nhiên. Cố Đạo sinh chi, Đức xúc chi, trưởng chi, dục chi,
đình chi, độc chi, dưỡng chi, phúc chi. Nghĩa là: Đạo sinh ra nó (vạn vật), Đức
chứa đựng nó, rồi thì vật chất khiến nó thành hình, hoàn cảnh khiến nó thành
vật. Vì thế, muôn vật đều phải tôn Đạo mà quí Đức. Đạo được tôn, Đức được
quí, không có cái gì sai khiến mà vẫn tự nhiên như thế. Cho nên, Đạo sinh ra nó,
Đức súc tích nó, làm cho nó lớn, làm cho nó sống, làm cho nó hiện ra hình, làm
cho thành ra chất, và nuôi nấng che chở nó.
Đạo như là khối gỗ chưa đẽo gọt, tức là giản dị. Không có gì giản dị hơn cái
Đạo vô danh. Đức là cái gì giản dị sau Đạo, và người theo Đức thì phải sống
cuộc đời càng giản dị càng hay. Người có cuộc sống hợp với Đức thì phải ở
ngoài vòng phân biệt tốt xấu, thiện ác.
2. Thế giới quan – Nhân sinh quan
2.1. Thế giới quan
6
Lão tử cho rằng bất cứ sự vật nào cũng đều là thể thống nhất, đấu tranh,
chuyển hóa lẫn nhau của hai mặt đối lập. Chúng ràng buộc, bao hàm lẫn nhau.
Trong vạn vật, các mặt đối lập không chỉ thống nhất mà chúng còn xung đột,
đấu tranh, chuyển hóa lẫn nhau tạo ra sự thay đổi, biến hóa không ngừng của
vạn vật trong vũ trụ. Đây là một tư tưởng đi trước thời đại gắn với những ngành
khoa học hiện đại ngày nay đã chứng thực : vật lý, khoa học vũ trụ, phép biện
chứng về mâu thuẫn của triết học. Tuy nhiên, theo Lão Tử, sự đấu tranh chuyển
hóa của các mặt đối lập này không làm xuất hiện cái mới, mà là theo vòng tuần
hoàn khép kín.
2.2. Nhân sinh quan
Đối lập tư tưởng “Hữu vi” của Khổng tử (Hữu vi là sống và hành động
không theo tự nhiên, là đem áp đặt ý chí của mình vào sự vật) là tư tưởng “Vô
vi” của Đạo gia. Lão Tử phản đối chủ trương hữu vi.

- “Vô vi” là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không giả tạo,
không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên;
là từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức. Chỉ khi nào từ bỏ tư
lợi thì mới nhận thấy đạo; và chỉ khi nhận thấy đạo mới có thể vô vi được.
- Trái với tư tưởng “Nhập thế” của Nho giáo, Đạo giáo với tư tưởng “Xuất
thế” cho rằng con người cần phải “thuận theo tự nhiên”, không được làm
trái quy luật tự nhiên, không được cải tạo tự nhiên theo những toan tính lợi
ích tầm thường của mình, không được gò ép trái với bản tính của mình và
ngược lại với bản tính của tự nhiên, chỉ làm cho dân no bụng, xương cốt
mạnh mà lòng hư tĩnh, khiến cho dân không biết, không muốn.
- Đạo gia còn dạy con người phải biết sống khiêm tốn, giản dị, mà vẫn ung
dung, tự tại, không lo sợ, không đau buồn… trước mọi biến động xảy ra
trong đời; không tham lam, vụ lợi, giả dối; không đấu tranh, giành giật;
7
không đua đòi, bon chen, đố kỵ… Mà cần phải sống hòa nhã, trung dung,
ngay thẳng, tự nhiên thuần phác, “thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi”…
- Đạo gia chủ trương con người không nên tăng cường các hoạt động sáng
tạo, không cần mở mang trí tuệ, cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội, mà quay
về sống như thời nguyên thủy, đúng với bản tính tự nhiên thuần phác của
một loài động vật bậc cao được sinh ra từ “đạo”… phủ nhận mọi hoạt động
thực tiễn của con người.
3. Tư tưởng biện chứng
Quan điểm biện chứng của Đạo gia được thể hiện ngay trong tư tưởng về Đạo,
nơi cội nguồn của mối liên hệ phổ biến và sự vận động biến đổi của vũ trụ vạn vật,
mà nguồn gốc là do các mối liên hệ, tác động, chuyển hóa giữa các mặt đối lập;
cách thức là khi phát triển đến tột đỉnh rồi sẽ trở thành cái đối lập, tương phản với
chính nó; khuynh hướng của sự vận động biến đổi là sự trở về với Đạo.
Đặc biệt, thông qua tư tưởng biện chứng đó, Đạo gia đã khái quát thành hai quy
luật căn bản chi phối toàn bộ vũ trụ vạn vật, đó là luật quân bình và luật phản phục.
3.1. Luật quân bình (luật bù trừ)

Bắt nguồn từ tư tưởng Dịch học (quẻ Thái), nói về thế cân bằng, trung dung
trong trời đất; là trạng thái trời đất giao hòa, muôn vật hanh thông, vũ trụ vạn vật
vận động biến đổi theo một trật tự điều hòa, tự nhiên, không có gì thái quá hay
bất cập, “gãy thì liền, cong thì thẳng, trống thì đầy, cũ thì mới, ít thì được, nhiều
thì mất”; “Đạo của trời bớt chỗ dư bù chỗ thiếu”; “Một âm một dương”; “rắn thì
nát, nhọn thì nhụt”.
Thế quân bình của Đạo được ví như nước, mềm mại và linh hoạt, làm bằng
phẳng tất cả. Nước ở chỗ thấp, là nơi chỗ cao đổ về, là “nơi thiên hạ họp về”,
như biển mênh mông rộng lớn, không gì không thể chứa đựng. “Trong thiên hạ
8
không có gì mềm yếu hơn nước, mà công phá vật rắn mạnh thì không gì hơn
được nó, không lấy gì thay thế được nó. Nếu vi phạm luật quân bình, phá vỡ
trạng thái vận động cân bằng của vũ trụ, thì vạn vật sẽ rối loạn, trì trệ và có nguy
cơ bị phá hoại
3.2. Luận phản phục
Quan niệm cái gì phát triển đến tột đỉnh thì tất sẽ trở thành cái đối lập với
chính nó; sự vật khi phát triển đến cực điểm các tính chất của nó thì những tính
chất ấy sẽ đi ngược lại để trở thành tính chất tương phản. Điều đó cần phải hiểu
thao hai nghĩa.
- Nghĩa thứ nhất, phản phục là sự vận động, biến hóa có tính chất tuần hoàn,
đều đặn, nhịp nhàng và tự nhiên của vạn vật, như hết ngày đến đêm, hết đêm
sang ngày, trăng tròn lại khuyết… Vạn vật cứ mập mờ, thấp thoáng, khi đầy
khi vơi, lúc sinh lúc tử… Đó là vòng biến đổi tuần hoàn bất tận.
- Nghĩa thứ hai, phản phục là sự vận động trở về với Đạo (“phản giả đạo chi
động”). Sự trở về với Đạo của vạn vật chính là sự trở về với trạng thái tự
nhiên, nguyên sơ, tĩnh lặng, trống rỗng… Đó là tất yếu và không thể cưỡng
lại. “Đạo pháp tự nhiên” là vậy. Mọi sự can thiệp vào Đạo – luật tự nhiên –
nhất định sẽ thất bại
4. Quan điểm về chính trị xã hội
Về mặt chính trị - xã hội, đạo gia chủ trương đường lối trị quốc theo đạo “vô

vi”, chống lại chủ trương “hữu vi” cùng mọi chuẩn mực đạo đức và thể chế pháp
luật, vì coi đó là sự áp đặt, cưỡng chế, can thiệp vào bản tính tự nhiên của con
người.
Tư tưởng “vô vi” chủ trương thực hiện triệt để chính sách ngu dân, “không làm
cho dân sáng mà làm cho dân ngu”; “Trí tuệ sinh thì có đại ngụy”. Bởi hiểu biết
9
càng nhiều thì trí xảo càng nhiều, trí xảo càng nhiều thì ham muốn càng nhiều, càng
muốn tranh đoạt và xâm phạm lẫn nhau, làm trái với đạo tự nhiên. Con người càng
“theo học thì càng phiền phức, mà theo đạo thì ngày càng bớt, bớt rồi thì lại bớt, bớt
đến mức vô vi”.
Mẫu hình xã hội lý tưởng của Lão Tử là “nước nhỏ, dân ít. Dù khí cụ gấp trăm
gấp chục sức người cũng không dùng đến. Ai nấy đều coi sự chết là hệ trọng nên
không đi đâu xa. Có xe thuyền mà không ai ngồi. Có gươm giáo mà không bao giờ
dùng. Bỏ văn tự, bắt người ta trở lại dùng lối thắt dây ghi dấu thời thượng cổ. Ai
nấy đều chăm chú vào việc ăn no, mặc ấm, ở yên, vui với phong tục của mình. Xã
hội được cai trị bằng cách không cai trị, không cai trị mà coi như đã được cai trị…
Con người bỏ mọi ham muốn dục vọng, không cần đến cả tri thức, văn hóa hay bất
cứ sự tiến bộ xã hội nào… Xã hội càng xa đạo càng có nhiều mâu thuẫn (tai họa).
Thủ tiêu mâu thuẫn trong xã hội bằng cách: đẩy mạnh một trong hai mặt đối lập để
tạo ra sự chuyển hóa (phản phục) hay cắt bỏ một trong hai mặt đối lập để làm cho
mặt kia tự mất đi (quân bình).
Hành động hay nhất là không can thiệp đến việc đời, nhưng nếu phải làm thì hãy
làm cái không làm một cách kín đáo (vô vi).
Thánh nhân trị vì thiên hạ bằng vô vi, vì thế xóa mọi ràng buộc về đạo đức, pháp
luật; trả lại cho con người cái bản tính tự nhiên của nó.
Xã hội lý tưởng là xã hội nguyên thủy, chất phác, tự nhiên (vô vi): con người
tách khỏi xã hội, hòa tao vào đạo (nước nhỏ dân ít biệt lập; không dùng thuyền, xe,
gươm, giáo ; bỏ văn tự, tư lợi, không học hành …).
5. Quan điểm trong phương châm xử thế
Đạo gia giáo huấn con người theo thuyết “vô vi”: sống và hành động theo lẽ tự

nhiên, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính
của tự nhiên, là từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức. Xây dựng xã hội
10
bình đẳng, không phân biệt người với ta, không làm thiệt hại ai và sống không được
vị kỷ, vì lợi ích riêng của bản thân mình.
Nghệ thuật sống là từ bi, bác ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung.
Đề cao và coi trọng người quân tử.
Chương 2: Những giá trị, hạn chế của Đạo gia
Những tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia tuy đã được xây dựng cách đây hơn
hai ngàn năm, và có không ít hạn chế, nhưng đến nay vẫn còn ý nghĩa thiết thực về
mặt phương pháp luận, gợi mở cho chúng ta nhiều điều cả trong hoạt động nhận
thức lẫn trong hoạt động thực tiễn.
1. Giá trị
1.1. Trong hoạt động nhận thức
- Giúp nhìn nhận thế giới là sự chuyển hoá, dung hoà của 2 mặt đối lập, thế giới
luôn có sự chuyển hoá và bài trừ lẫn nhau và trong bản thân từng sự vật.
- Giúp con người hướng thiện, hướng đến tự nhiên, dung hoà với tự nhiên, tĩnh
tâm và tự tại, tránh được những ham muốn đua chen của dục vọng, biết bằng
lòng với cái hiện có.
- Về tư tưởng, chủ trương bất tử, tức là quan niệm lúc chết, sự sống
con người được thay đổi chứ không bị mất đi, cho nên con người có một thái độ
tích cực đối với thân phận chính mình.
- Trong hoạt động nhận thức, con người cần tránh lối tư duy gán ghép, máy móc,
siêu hình, áp đặt chủ quan đối với mọi sự vật hiện tượng tự nhiên… Mà phải
nhận thức cái khách quan, cái bản tính tự nhiên thuần phác, vốn có của nó.
Đồng thời, thông qua luật quân bình (bù trừ) và luật phản phục, Đạo gia đã
cung cấp nhân sinh quan và nghệ thuật sống mang tính nhân văn sâu sắc, có tác
11
dụng an ủi con người hài lòng và hạnh phúc với những gì mình có trong cuộc
sống, không nên ham muốn, mơ tưởng hão huyền.

- Đạo gia còn dạy con người phải biết sống khiêm tốn, giản dị, mà vẫn ung dung,
tự tại, không lo sợ, không đau buồn… trước mọi biến động xảy ra trong đời;
không tham lam, vụ lợi, giả dối; không đấu tranh, giành giật; không đua đòi,
bon chen, đố kỵ… Mà cần phải sống hòa nhã, trung dung, ngay thẳng, tự nhiên
thuần phác, “thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi”…
1.2. Trong hoạt động thực tiễn
- Đạo gia hướng con người về với tự nhiên, vì thế trong hoạt động thực tiễn giúp
con người điều chỉnh hành vi (hoạt động) của mình cho phù hợp với tự nhiên và
cuộc sống, tôn trọng các quy luật, tránh lối hành xử lỗ mãng, bất chấp
- Những quan điểm triết học cơ bản của Đạo gia đã góp phần chỉ ra cho chúng ta,
trong hoạt động thực tiễn, con người cần phải tôn trọng quy luật khách quan,
nắm vững và vận dụng phù hợp các quy luật tự nhiên vào cuộc sống, nếu không
sẽ phải trả giá và chuốc lấy hậu quả khôn lường, như Lão Tử cảnh báo: “Lưới
trời lồng lộng, thưa mà khó lọt”.
- Đặc biệt, Đạo gia yêu cầu trong hoạt động thực tiễn, con người cần phải “thuận
theo tự nhiên”, không được làm trái quy luật tự nhiên, không được cải tạo tự
nhiên theo những toan tính lợi ích tầm thường của mình. Điều này có tính thời
sự đặc biệt và sâu sắc trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, với
thiên tai và dịch bệnh luôn đe dọa nghiêm trọng, cộng thêm những bất ổn về
chính trị - xã hội, một hệ lụy trực tiếp từ quá trình con người “nhân tạo hóa thiên
nhiên”, tạo dựng một nền “văn minh” không tương thích với bản tính tự nhiên
của vũ trụ vạn vật.
12
- Đồng thời, trong hoạt động thực tiễn, con người cần phải biết quý trọng mọi sự
sống nói chung, gắn với quý trọng môi trường tự nhiên, không được tàn sát sinh
vật và hủy hoại môi trường một cách tùy tiện.
- Bên cạnh đó, với việc chỉ ra luật quân bình (bù trừ) và luật phản phục, Đạo gia
đòi hỏi con người cần tránh mọi cực đoan, thái quá, nóng vội, chủ quan duy ý
chí… Mà phải luôn luôn tạo dựng sự cân bằng, hợp lý, tự nhiên; khách quan
nhưng không ỷ lại, thụ động trước các điều kiện khách quan.

2. Hạn chế
Tuy nhiên, nếu xét ngược lại, với những mặt tiêu cực và hạn chế, thì Đạo gia
chủ trương con người không nên tăng cường các hoạt động sáng tạo, không cần mở
mang trí tuệ, chấm dứt cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội, mà quay về sống như thời
nguyên thủy, đúng với bản tính tự nhiên thuần phác của một loài động vật bậc cao
được sinh ra từ “đạo”… phủ nhận mọi hoạt động thực tiễn của con người.
2.1. Trong hoạt động nhận thức
- Tư tưởng Đạo gia sẽ dẫn chúng ta đến với chủ nghĩa duy tâm thần bí về “đạo”,
tư tưởng biện chứng tuần hoàn thô thiển, chủ nghĩa khách quan tuyệt đối, thuyết
bất khả tri…Lão tử cho rằng “Không cần ra cửa mà biết thiên hạ, không cần
nhòm qua khe cửa mà biết đạo trời”. Có yếu tố duy tâm trong tư tưởng , thể hiện
ở chỗ đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu sự vật cụ thể.
- Đạo gia đã đề cập đến nguồn gốc, cách thức và khuynh hướng của sự vận động
biến đổi, nhưng còn hết sức đơn giản, tuần tự khép kín, chuyển hóa hình thức,
không có sự thâm nhập và phủ định biện chứng.
- Lão Tử cho rằng trong đời sống xã hội, nếu dẹp bỏ trí tuệ thì dân sẽ chất phác;
nếu không coi trọng người hiền thì dân không tranh nhau; nếu không coi trọng
của cải quý báu thì dân không có trộm cắp. Những tư tưởng này khiến con người
không có động lực phấn đấu, dửng dưng trước thời thế.
13
- Tư tưởng biện chứng đó tuy đã vẽ lên bức tranh muôn hình vạn trạng, đa dạng
và phong phú về vũ trụ vạn vật, với các mặt đối lập, các mối liên hệ phổ biến và
sự vận hành thống nhất của Đạo, nhưng về cơ bản nó vẫn còn chất phác, ngây
thơ, trực quan cảm tính, tiên nghiệm. Nó chưa có sơ sở để vạch ra cái bản chất,
tất yếu bên trong của sự vật hiện tượng. Vạn vật chỉ vận động tuần hoàn, lặp đi
lặp lại một cách buồn tẻ mà không có sự ra đời của cái mới, nghĩa là không có
sự phát triển.
2.2. Trong hoạt động thực tiễn
- Đạo gia chủ trương con người không nên tăng cường các hoạt động sáng tạo,
không cần mở mang trí tuệ, chấm dứt cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội, mà quay

về sống như thời nguyên thủy, đúng với bản tính tự nhiên thuần phác của một
loài động vật bậc cao được sinh ra từ “đạo”… phủ nhận mọi hoạt động thực tiễn
của con người.
- Tư tưởng vô vi: sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phát, không giả tạo,
không gò ép. Lão tử phản đối mọi chủ trương hữu vi, vì ông cho rằng hữu vi chỉ
làm xáo trộn trật tự tự nhiên vốn mang tính điều hòa, làm mất bản tính tự nhiên
của con người.
- Về đường lối trị nước an dân: Chính phủ yên tĩnh vô vi thì dân sẽ thành chất
phác, chính phủ tích cực làm việc thì dân đầy tai họa. Bậc Thánh nhân trị vì
thiên hạ phải bằng lẽ tự nhiên của đạo vô vi, và chủ trương xóa bỏ hết mọi ràng
buộc về mặt đạo đức, pháp luật. Đạo gia chủ trương xây dựng một xã hội phi thể
chế, phi nhà nước, phi giáo dục, phi khoa học – kỹ thuật, chẳng cần văn hóa với
văn minh; một cộng đồng ít dân ngu đần ấu trĩ, sống bằng săn bắn hái lượm gắn
với trồng trọt và chăn nuôi tự cấp tự túc, khép kín hoàn toàn, không trao đổi qua
lại với bên ngoài. Đây là tư tưởng lạc hậu và thụt lùi về quan điểm chính trị - xã
hội.
14
- Chủ trương phải toàn sinh và vị ngã, nghĩa là phải yên theo thời gian mà ở
thuận, vì cái tự nhiên nào cũng hợp lý cả; không khen chê phải – trái, tốt – xấu
làm gì, phải lánh nạn để bảo toàn sinh mạng.Tư tưởng này khiến cho con người
nhu nhược, ích kỷ, sống vì bản thân, không biết đấu tranh vì lợi ích chung.
Chương 3: Kết luận
Đạo gia là một trong những trường phái triết học lớn, ra đời ngay trong buổi bình
minh của lịch sử triết học Trung Quốc và nhân loại. Đạo gia còn có tác động ảnh
hưởng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực ở nhiều nước châu Á
Nhìn chung, Đạo gia đã đạt được những bước tiến bộ vượt bậc so với tư tưởng
đương thời về một số quan điểm duy vật và biện chứng nhưng lại lạc hậu và thụt lùi
về quan điểm chính trị - xã hội.
Mặt dù tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia về nhận thức luận và nhân sinh quan
muốn ngăn cản tính năng động, sáng tạo của ý thức con người cả trong quá trình

hoạt động nhận thức lẫn trong hoạt động thực tiễn, song vượt lên tất cả, với tinh
thần cầu thị và tôn trọng lịch sử, chúng ta vẫn có thể rút ra rất nhiều bài học có giá
trị cả trong nhận thức lẫn trong thực tiễn trước bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng
khoa học công nghệ đương đại. Thông qua hoạt động nhận thức và thực tiễn của
con người, Đạo gia còn cung cấp cho chúng ta nghệ thuật sống vô cùng phong phú,
tinh tế và đáng vận dụng như: Lấy mềm thắng cứng, lấy tĩnh chế động, lấy mặt đối
lập để khống chế mặt đối lập, tôn trọng sự khác biệt… Đặc biệt là luật bù trừ và luật
phản phục. Từ đó, ông cha ta đã đúc kết nên những thành ngữ và phương châm ứng
xử trong hoạt động thực tiễn, như: Lạt mềm buộc chặt, lấy nhu thắng cương, lấy ít
15
địch nhiều, lấy độc trị độc, dĩ bất biến ứng vạn biến, không ai giàu ba họ không ai
khó ba đời, lá rụng về cội…
Ngày nay, mặc dù tồn tại xã hội và ý thức xã hội đã thay đổi vượt bậc, song những
tư tưởng triết học của Đạo gia vẫn có sức sống và tác động đáng kể đối với đời sống
con người, đặc biệt ở những nước vốn chịu sự ảnh hưởng truyền thống của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và
nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nhà xuất bản Lý luận
chính trị, Hà Nội, 2006.
2. Tiểu ban Triết học, Triết học (Phần I & II, dùng cho học viên cao học và nghiên
cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), LHNB Trường ĐH Kinh tế
TPHCM, 2010.
3. Khoa Triết học trường ĐH Kinh tế TPHCM, Giáo trình Đại cương lịch sử Triết
học, Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM, 2003.
4. Hàn Sinh Tuyên & Lê Anh Minh (dịch), Tư tưởng Đạo gia, Nhà xuất bản Tam
giáo đồng nguyên, 2008.
Các website tham khảo:
1.
2.

3.
4.
5.
6.
16
7.
17

×