Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tình hình lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.62 KB, 34 trang )

Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay
MỤC LỤC
1
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5
STT Họ và tên MSV Công việc Đánh giá
1
Nguyễn Thị Hương
(nhóm trưởng)
11D180139
-Mở đầu
-Khái niệm
-Các mức độ lạm phát
-Làm slide
Tốt
2 Trương Văn Hùng 11D180258
-Ảnh hưởng của lạm phát đối với
nền kinh tế-xã hội
-Các biện pháp kiểm soát lạm phát
Tốt
3 Đoàn Thị Hòa 11D180195
-Thực trạng làm phát năm 2004 -
2012
Tốt
4 Nguyễn Thị Minh Huệ 11D180137
-Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở
Việt Nam
Tốt
5 Hoàng Thị Huế 11D180196
-Dự báo về lạm phát của Việt Nam


trong thời gian tới
Tốt
6 Nguyễn Quỳnh Hoa 11D180077
-Một số giải pháp nhằm thực hiện
hệ thống chính sách của nhà nước
để kiềm chế làm phát.
Tốt
7 Nguyên Thanh Hồng 11D180136 -Kết luận Tốt
8 Nguyễn Thị Hiền 11D180135 -Làm bản word Tốt
2
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
MỞ ĐẦU
Thời gian gần đây, chúng ta thường nghe trên đài báo một vấn đề được nhắc tới
nhiều nhất và nổi cộm nhất đó là vấn đề “Lạm phát”. Lạm phát đang xảy ra không
chỉ ở trong nước ta, mà là vấn đề của cả thế giới hiện nay. Trước tình trạng gi nhiên
liệu, đặc biệt là giá dầu thô và giá lương thực không ngừng leo thang, cùng với đó là
sự suy giảm mạnh của nền kinh tế Mỹ đã đẩy nền kinh tế thế giới đi vào một cuộc
khủng hoảng. Rất nhiều nước nghèo mà đồng tiền của họ bị trượt giá quá nhanh,
người dân ở đó đang phải sống rất khó khăn và nghèo đói luôn bao trùm lấy họ. Giá
lương thực tăng cao làm cho người dân phải hứng chịu rất nhiều khó khăn. Theo một
số chuyên gia kinh tế thì “kỷ nguyên của giá rẻ đã kết thúc, chúng ta phải đối mặt với
tình trạng giá cả leo thang”.
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở Việt
Nam, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự phát
triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được ở chú trọng
nhiều quốc gia trên thế giới. Càng ngày cùng lúc với sự phát triển đa dạng và phong
phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự
nghiệp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
điếu tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện
pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự phát triển của đất nước.

3
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LẠM PHÁT
1. Khái niệm
Lạm phát là hiện tượng phát hành tiền vào lưu thông quá lớn, vượt quá số lượng
tiền cần thiết trong lưu thông, làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút không phù
hợp với giá trị danh nghĩa mà nó đại diện.
2. Các mức độ lạm phát
1.1 Lạm phát vừa phải
Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 0.3 đến dưới 10% /năm.
1.2 Lạm phát phi mã
Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số
một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát. Việt
Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh
tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải
cách.
1.3 Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh
chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được
chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế ngưười
Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31
ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi).
3. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế-xã hội
* Ảnh hưởng tích cực :
- Là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, lọai bỏ những phần tử yếu kém theo cơ
chế tự nhiên (tự đào thải) tạo cơ hội cho nhiều DN tạo bước đột phá…
4
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
- Thúc đẩy quá trình cải tạo, nâng cấp dây chuyền sản xuất, bộ máy quản lý…
* Ảnh hưởng tiêu cực:

- Trong lĩnh vực sản xuất: sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề (đình trệ, thu hẹp quy
mô và có rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản…), việc tái sản xuất hết sức khó khăn….
- Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa: hàng hóa bị tồn kho, không bán được hàng,
lưu thông trở nên khó khăn.
- Trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng: tính thanh khoản của các tài sản giảm mạnh,
việc tiếp cận với các nguồn vốn khó khăn,nợ xấu tăng nhanh trên thị trường tài
chính…
- Đối với tài chính nhà nước: thâm hụt ngân sách,nợ công tăng nhanh, phải thực
hiện chính sách thắt lưng buộc bụng.
- Đối với tiêu dùng thực tế và đời sống của nhân dân: người dân hạn chế tiêu
dùng do giá cả tăng cao, chi phí sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe…tăng nhanh làm cho
đời sống ngườu dân gặp nhiều khó khăn…
4. Các biện pháp kiểm soát lạm phát
* Các giải pháp cấp bách:
- Các giải pháp liên quan đến chính sách tiền tê:thắt chặt cung ứng tiền tệ,thực
hiện chính sách đóng băng tiền tệ;quản lý và hạn chế khả năng tạo tiền của NHTM
(tăng DTBB xiết chặt tín dụng…); nâng cao lãi suất tín dụng(lãi suất thực dương );đa
dạng háo các hình thức huy động vốn của NHTM (phát hành trái phiếu,kỳ phiếu,…)
- Các biện pháp liên quan đến chính sách thu chi: tăng thu giảm chi, kiểm tra rà soát
chặt chẽ đầu tư công,tăng thuế đối với các mặt hàng xa xỉ…
5
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
- Các giải pháp liên quan đến chính sách giá cả: thực hiện chính sách kiểm soát
giá và có biện pháp điều tiết gía cả thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu (trợ
giá,quy định mức gía trần …).
- Các giải pháp khác: khuyến khích tự do mậu dịch, nhập khẩu hàng hóa: nhà
nước phải có biện pháp ổn định giá vàng và ngoại tệ…
*Các giải pháp chiến lược
- Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa của nền
KTQD.

- Điều chỉnh cơ cấu phát triển ngành hàng hóa mũi nhọn cho xuất khẩu.
- Nâng cao hiệu quả quản lý của bọ máy nhà nước.
6
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
CHƯƠNG II. TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2004 ĐẾN
NĂM 2012
1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2012
1.1 Khái quát chung về lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004-2012
Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004, cùng với giai đoạn bùng nổ
của kinh tế thế giới và việc tăng giá của nhiều loại hàng hóa.
Năm 2007, chỉ số CPI tăng đến 12.6% và đặc biệt tăng cao vào những tháng cuối
năm. Lạm phát bùng nổ dữ dội trong năm 2008 và 2011.
Năm 2008 đã đi vào lịch sử Việt Nam như một năm đầy biến động và sóng gió
trên tất cả các thị trường.từ thị trường trong nước đến thị trường nước ngoài, từ thị
trường hàng hóa dịch vụ thông thường , cao cấp đến thị trường tài chính và thị trường
bất động sản.
Thị trường giá cả lạm phát năm 2009 đặc trưng bởi sự đan xen của các yếu tố
mang tính qui luật với không ít yếu tố bất thường, vượt ra khỏi những dự tính ban
7
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
đầu. Năm 2009 là năm kiềm chế lạm phát thành công, có thể nói lạm phát năm 2009
nằm trong dự tính và kiểm soát được lạm phát là một thành công của Việt Nam trong
năm này.
Lạm phát năm 2010 tăng lên so với năm 2009, với mức lạm phát 2 con số
11,75%. Tuy không quá bất ngờ nhưng vẫn vượt so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra hồi
đầu năm gần 5%.
Trong những năm 2011, lạm phát tương ứng của năm trung bình 12 tháng tăng
18,58% so với giai đoạn tương ứng của 2010 và 18,13% so với tháng 12/2010.
Năm 2012, tình hình lạm phát đang có những chuyển biến tích cực. Tổng cục
thống kê Việt Nam vừa công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 6. Không

nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia, CPI tháng 6 có mức giảm 0,26% so với tháng
5/2012.
1.2 Tình hình lạm phát năm 2004
Ngay từ những tháng đầu năm 2004, khi xu hướng lạm phát mạnh bắt đầu có dấu
hiệu manh nha, đã có rất nhiều khẳng định lạm phát cả năm tuy vượt qua con số 5%
mà Quốc hội đề ra nhưng sẽ không bao giờ vượt quá con số 7,5%? Thế rồi mỗi tháng
trôi qua, liên tục các dự báo đều thất bại, và cuối năm 2004 thì lạm phát gần bằng hai
con số (9,5%).
Nhất là giai đoạn 7 tháng đầu năm 2004: so với cuối năm năm 2003, chỉ số CPI
của cả nước tăng 7,7%, trung bình mỗi tháng tăng 1,1%, chủ yếu do giá lương thực –
thực phẩm tăng tới 13,7% , (trong đó, giá lương thực tăng 11,2% và giá thực phẩm
tăng 15,4%), trong khi chỉ số giá bình quân của 9 nhóm hàng tiêu dùng còn lại trong
cùng kỳ hầu như chỉ tăng nhẹ ở mức 1 chữ số, không cao quá mức 5%. Riêng giá
hàng hóa dịch vụ nhóm dược phẩm y tế tăng 7,7% do phải nhập khẩu tới 60% nguyên
liệu sản xuất thuốc chữa bệnh; trong khi chỉ số giá nhóm giáo dục lại giảm nhẹ 2,7%.
8
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
Nếu so với cùng kỳ năm 2003 thì chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam trong
tháng 7/2004 đã tăng 9,1%/năm – mức tăng cao nhất trong hơn 5 năm qua (lần cuối
gần đây nhất CPI của Việt Nam cũng đã tăng 9,1%/năm là vào tháng 1/1999), chủ yếu
do giá lương thực – thực phẩm tăng mạnh với mức 15,5% trong cùng kỳ.
1.3 Tình hình lạm phát năm 2005
Lạm phát năm 2005 tiếp tục tăng cao, ở mức 8.4% so với 9.5% năm 2004.
Tăng giá cao nhất trong cả năm 2005 là nhóm mặt hàng lương thực - thực phẩm.
Tính chung trong cả 12 tháng đầu năm 2005, nhóm lương thực- thực phẩm tăng
10,8%, thấp hơn so với mức tăng kỷ lục 15,6% của cả năm 2004, trong đó riêng nhóm
hàng thực phẩm đã tăng tới 12% và nhóm mặt hàng lương thực tăng 7,8%.
Mức tăng lớn đứng hàng thứ hai trong năm 2005 là nhóm mặt hàng nhà ở và vật
liệu xây dựng. Trong năm 2005 nhóm này đã tăng 9,8%. Nhóm phương tiện đi lại và
bưu điện tăng 9,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá bán lẻ xăng dầu trong nước tăng

cao. Cũng trong 11 tháng đầu năm 2005, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong
nước được điều chỉnh tăng tới 3 đợt, với tổng mức tăng bình quân từ 45,6% đến 55%.
Đến ngày 22-11-2005 giá bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh giảm 500đ/lít, nhưng
không tác động giảm cước phí giao thông vận tải và đi lại.
Thứ tư là nhóm đồ dùng và dịch vụ khác trong năm 2005 tăng 6,0%. Tiếp đến là
nhóm mặt hàng giáo dục; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 5,0%; dược phẩm y tế tăng
4,9%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 4,8%. Riêng nhóm văn hoá thể thao giải trí có
mức tăng thấp nhất là 2,7%. Vàng và đôla Mỹ không tính trong chỉ số tăng giá tiêu
dùng CPI nhưng riêng giá vàng tăng tới 11,3%.
1.4 Tình hình lạm phát năm 2006
Đúng như dự báo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 không đột biến và chỉ số
chung cả năm 2006 được kiềm chế trong ngưỡng mục tiêu đề ra.
9
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 12 chỉ tăng 0,5% so với tháng
11, đưa mức tăng chung cả năm lên 6,6%, thấp hơn cả mức Ngân hàng nhà nước dự
kiến và thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà Quốc hội đề ra (thấp hơn tốc độ tăng
trưởng).
Trong tháng 12, ngoài nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng cao, hầu hết các
nhóm hàng còn lại đều tăng nhẹ dưới 1%; riêng nhóm hàng bưu chính viễn thông
đưng yên và nhóm hàng đồ uống thuốc là giảm 0,1%. Cụ thể, giá nhóm hàng thực
phẩm tăng tới 2,4%; giá nhóm hàng may măc, mũ nón, giày dép và nhóm thiết bị đồ
dùng gia đình tăng 0,7%; giá nhóm hàng đồ dùng và dịch vụ khác tăng 0,8%; giá
nhóm hàng dược phẩm y tế, phương tiện đi lại, giáo dục, văn hóa, thể thao, giải trí chỉ
tăng từ 0,1 – 0,2%.
Từ trung tuần tháng 12, giá vàng bắt đầu sụt giảm theo diễn biến của thị trường
thế giới. Tuy nhiên, tính chung tháng 12, giá vàng vẫn tăng 3,2% và cả năm giá vàng
đã tăng 27,2%.
Điểm dễ nhận thấy trên thực tế là giá USD đã chững lại. Số liệu của Tổng cục
Thống kê cũng ghi nhận diễn biến này là 0%, tính chung cả năm giá USD chỉ tăng

1%. Mức biến động này cũng nằm trong dự kiến mà Ngân hàng nhà nước xác định từ
đầu năm.
Như vậy, mục tiêu kiềm chế mức tăng CPI của Ngân hàng nhà nước năm 2006 đã
hoàn thành. Mức 6,6% cũng là mức khả quan nhất trong vòng ba năm qua (năm 2005
là 8,4%; năm 2004 là 9,5%).
1.5 Tình hình lạm phát năm 2007
Năm 2007, chỉ số giá cả (CPI) tăng lên đến mức kỷ lục 12,63% (so với tháng
12/2006). Trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18.92%; nhà ở và vật liệu
xây dựng tăng 17.12%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 17.12%.
10
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
Giá tiêu dùng bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8.3%. Trong đó nhóm
hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 11.16%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11.01%; các
nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3.18% - 6.15% .
Lượng tiền trong lưu thông lớn, tốc độ tăng trưởng cung tiền cao. Lấy mốc năm
2004 bằng 100% ta thấy tốc độ cung tiền của Việt Nam năm 2007 đã lên tới trên
200%, trong khi đó tốc độ cung tiền của Trung Quốc là 150% và của Thái Lan chỉ là
gần 120%.
Giáo sư Kenichi Ohno, chuyên gia Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) ước tính,
có ít nhất 15 tỷ USD đã đổ vào Việt Nam trong năm 2007 từ các nguồn: dịch vụ (du
lịch) 4,6 tỷ USD; vốn FDI giải ngân 2,2 tỷ USD; vốn vay ODA 1,8 tỷ USD, cổ phiếu
và trái phiếu 2,5 tỷ USD…. và đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng lạm phát
ở Việt Nam và là mức lạm phát cao nhất trong các nước mới nổi ở Đông Á.
1.6 Tình hình lạm phát năm 2008
Theo như quy định con số sử dụng làm chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu điều hành
của Chính phủ trong năm 2008, tại báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng trình bày tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khoá XII, lạm phát năm 2008 xác định
11
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
bằng chỉ tiêu CPI bình quân năm 2008 so với năm 2007, tức là bằng 22,97%. Nhìn

trên các chỉ số cụ thể từng tháng, CPI năm 2008 có 3 điểm đáng lưu ý:
Thứ nhất, đây là năm có mức độ tăng giá trong một tháng rất cao, và có tới hai lần
đạt kỷ lục tăng trong một tháng, tại tháng hai tăng tới 3,56% và tháng 5 “vọt” lên mức
3,91%.
Thứ hai, ngoài mức tăng đột biến, khoảng cách giữa tháng tăng cao nhất và tháng
giảm thấp nhất cũng rất lớn, lên đến gần 5% (so sánh mức tăng 3,91% với mức giảm
-0,76%).
Thứ ba, diễn biến chỉ số giá năm nay phá vỡ tính chu kỳ của các năm trước đó.
Trong khi những năm trước, biểu đồ chỉ số giá diễn biến theo hình parabol ngược,
tức là tăng cao ở những tháng đầu năm và cuối năm dương lịch, tăng thấp hoặc giảm
vào những tháng đầu quý 2 và khá ổn định những tháng giữa năm, thì năm nay có sự
đột biến mạnh trong hai quý đầu năm, sau đó giảm tốc và tăng âm vào những tháng
cuối năm.
Chỉ số giá khởi đầu năm 2008 với mức tăng “ấn tượng” 2,38% đã báo hiệu một
năm đầy sóng gió với lạm phát cao. Nỗi lo lạm phát thực thực sự xuất hiện vào ngày
21/2. Giá của các loại lương thực tăng liên tục trên thị trường thế giới. Chỉ trong một
thời gian ngắn, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên mạnh mẽ, gây hiện tượng tư
thương tranh mua và đẩy giá lên cao. Nhóm hàng ăn và dịch vụ trong 2 tháng đã tăng
3.2%, riêng lương thực tăng tới 3.7%. CPI đã kéo dài ảnh hưởng lên 2 tháng 3 và 4
sau đó, dù có thể hiện sự giảm tốc. Với CPI tháng 3 tăng 2.99%, tháng 4 khiêm tốn
hơn với mức 2.2%. Ở mức cao nhất, tháng 5 đạt đỉnh tăng của năm 2008 với 3.91%.
CPI tháng 6/2008 so với 12/2007 đã tăng 19.01%. Bình quân thới kì này đạt
2.48%/tháng, dù đã được điều chỉnh bởi các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát của
chính phủ. Ở 4 tháng còn lại, đường biểu diễn giá trị CPI trượt xuống mạnh mẽ, vượt
qua mức âm cho đến tháng tận cùng của năm, doanh nghiệp lại phải chịu tình trạng
12
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
lạm phát. Tháng 12/2008, chỉ số giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng
31,86%, trong đó lương thực tăng 43,25%, thực phẩm tăng 26,53%, ăn uống ngoài gia
đình tăng 33,62%. Tăng trên 10% còn có các nhóm: Đồ uống và thuốc lá, May mặc,

mũ nón, giầy dép, Thiết bị và đồ dùng gia đình, và Văn hoá - thể thao - giải trí. Duy
nhất có Bưu chính viễn thông (thuộc nhóm Phương tiện đi lại, bưu điện) giảm
15,07%. So với tháng 12/2007, chỉ số giá vàng tháng cuối năm nay đã tăng 6,83%, chỉ
số giá USD tăng 6,31%.
Năm 2008 khép lại với mức lạm phát kỷ lục 19,89% - nếu so với tháng 12/2007,
và xấp xỉ 23% - nếu so với giá tiêu dung bình quân của năm 2007.
1.7 Tình hình lạm phát năm 2009
Lạm phát năm 2009 không còn là vấn đề lớn như năm 2008. Tính chung cả năm
CPI tăng 6.88% so với năm 2008. CPI dường như đang bước vào giai đoạn tăng tốc
nước rút cuối năm âm lịch.
Nhìn lại diễn biến CPI trong 12 tháng của năm 2009, Tổng cục Thống kê cho
rằng, tính quy luật diễn biến giá tiêu dùng hàng tháng đã diễn ra (quy luật này thường
xác lập trong những năm nền kinh tế phát triển ổn định, như các năm 2006, hay 2007
13
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
trước đó). Cụ thể, giá hàng hóa, dịch vụ thường tăng cao trong hai tháng đầu năm do
ảnh hưởng của Tết Nguyên đán, sau đó giảm trong tháng 3 rồi tăng nhẹ từ tháng 4 đến
tháng 10, hai tháng cuối năm giá tăng khá cao do áp lực tăng chi tiêu dùng và đầu tư
xã hội. Tuy nhiên, việc CPI tháng 12/2009 tăng mạnh, trước thời điểm Tết Nguyên
đán tới 2 tháng, là diễn biến sớm so với nhiều năm trước. Nguyên nhân có thể do kỳ
vọng về một quy mô thị trường tiêu thụ lớn dịp Tết Nguyên đán, đang khiến nhiều
nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu bị “găm” lại để chờ thời.
Trở lại với diễn biến giá cả tháng này, động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy CPI tăng
mạnh đến từ mặt hàng lương thực, với mức tăng tới 6,88%. Được sự tiếp sức của
hàng thực phẩm (tăng 0,89%) và ăn uống ngoài gia đình (tăng 0,69%), nhóm hàng ăn
và dịch vụ ăn uống “cầm cờ” trong các nguyên nhân tác động đến CPI tháng 12/2009,
với mức tăng tới 2,06%. Dù quyền số thấp hơn nhưng mức tăng cao hơn, nhóm giao
thông tháng này xác lập mức tăng cao nhất, với 2,47%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ
đợt tăng giá xăng dầu cuối tháng 11/2009. Những hàng hóa, dịch vụ có chu kỳ tăng
cuối năm cũng đang rục rịch tăng giá. Chỉ số giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tháng

này cũng tăng mạnh tới 1,4% do giá sắt thép, vật liệu xây dựng tiếp tục xu hướng tăng
và thị trường bước vào mùa hoàn thiện công trình xây dựng. Tương tự là nhóm đồ
uống, thuốc lá tăng tới 0,97%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,81%; các
nhóm còn lại tăng không nhiều trong tháng 12/2009.
Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, duy nhất chỉ số giá tháng
12/2009 nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,11% so với tháng trước đó. Trong một
tháng qua, chỉ số giá vàng đã tăng 10,49%; chỉ số giá USD tăng 3,19%. So với một
năm trước, các con số tương ứng là 64,32% và 10,7%. Bình quân cả năm 2009 so với
năm 2008 tương ứng tăng 19,16% và 9,17%.
14
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
Chốt lại năm 2009, lạm phát tháng 12 năm nay cao hơn 6,52% so với cùng kỳ;
lạm phát bình quân 12 tháng năm 2009 so với cùng thời kỳ năm 2008 cao hơn 6,88%.
Như vậy, Chính phủ đã kiềm chế lạm phát thành công, ở mức dưới 7%.
1.8 Tình hình lạm phát năm 2010
Theo Tổng cục thống kê chỉ số CPI (12/2010) tăng 1.98% qua đó đẩy mức lạm
phát năm 2010 lên mức 11.75% so với năm 2009. Con số này vượt khoảng 5% so với
chỉ tiêu của Quốc hội đề ra hồi đầu năm (khoảng 8%).
Tốc độ tăng CPI theo tháng năm 2010
Việc CPI năm nay tăng ở mức 2 con số không nằm ngoài dự báo khi từ tháng 9
đến nay chỉ số này đã liên tục tăng mạnh. Song năm nay có thể coi là một năm chỉ số
giá diễn biến khá phức tạp. Ông Nguyễn Đức Thắng Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê
thương mại dịch vụ và giá cả (Tổng cục Thống kê) cho biết, chỉ riêng 3 tháng đầu
năm, CPI đã tăng 4,12%, gây sức ép lớn lên mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính
phủ.
CPI năm nay tăng mạnh được cho là do giá cả thế giới tăng, trong khi chúng ta
vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và đời
sống nhân dân. Dịch bệnh trong chăn nuôi trong nước diễn biến phức tạp ảnh hưởng
15
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5

tới tăng trưởng khu vực này; lũ lụt, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi với mức độ nghiêm
trọng gây thiệt hại lớn
Theo cách tính mới của Tổng cục thống kê thì chỉ số lạm phát theo từng tháng của
năm 2010 tăng 9.19% so với năm 2009.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy được mức giá tiêu dùng CPI của cả nước là 1.98% cũng
là mức tăng cao nhất trong năm. Đóng góp chính vào con số này là mức tăng giá ở
khu vực hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3.31%, riêng lương thực tăng tới 4.47%.
Cũng trong tháng này giá nhà ở và vật liệu xây dựng tăng tới 2.53%. Chính sự tăng
giá đột ngột của chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 làm cho tỷ lệ lạm phát của cả năm 2010
lên mức cao hơn.
Tháng 7 năm 2010 chỉ số CPI là 0.06%. CPI của tháng 7 đã tăng chậm lại ở mức
thấp nhất trong năm 2010 (qua biểu đồ ta có thể thấy rõ). Nguyên nhân chính là do
nhiều mặt hàng thiết yếu giảm như: giá gạo giảm 1.38%, giá sắt thép trong nước giảm
từ 3-5%, giá gas giảm 3.37%, giá xăng dầu giảm. Bên cạnh đó một số nhóm hàng có
mức tăng trưởng âm như: giao thông (-0.94%) bưu chính viễn thông (-0.07%) nhà ở
và vật liệu xây dựng (0.47%). Nhưng có một số mặt hàng vẫn tăng cao trong tháng
nay: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0.21%, thực phẩm tăng 0.5%, ăn uống
ngoài gia đình tăng 0.53%. Nguyên nhân là trong tháng này có kỳ thi tuyển sinh cao
đẳng và dại học, do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu du lịch và ăn uống cũng tăng.
Nếu so sánh với tháng 12-2009, thì tháng 12- 2010 nhiều nhóm hàng đã có mức
tăng rất mạnh như chỉ số giá vàng đã tăng 30%, USD Mỹ tăng 9,68%, giáo dục tăng
19,38%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 16,18% , thực phẩm tăng 16,69%,
hàng hóa và dịch vụ khác tăng 11,83%
Tuy nhiên tính chung vào năm 2010 thì lạm phát của Việt Nan ở mức cao. CPI
của ngành giáo dục là tăng mạnh nhất gần 20%. Tiếp đó là khu vực hàng ăn 16.18%,
nhà ở-vật liệu xây dựng 15.47%.Các ngành giao thông, hàng hóa và dịch vụ khác,
16
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
thực phẩm đều có mức tăng trên 10%. Bưu chính viễn thông là khu vưc duy nhất
giảm giá với mức 6% năm 2010. Trong năm 2010 chỉ số giá vàng tăng 36.72%, chỉ số

giá USD tăng 7.63%.Về CPI các vùng miền đáng chú ý là CPI khu vực nông thôn
tháng 12 là 2.04%, cao hơn khu vực thành thị 1.87%.
Trong năm 2010 chỉ số lạm phát của nước ta ở mức cao theo dự báo trong 2 tháng
tới của quý I năm 2011 CPI sẽ tăng cao vì đây là dịp tết Nguyên Đán vì vậy đòi hỏi sự
can thiệp kịp thời của chính phủ để bình ổn giá, kiềm chế lạm phát.
1.9 Tình hình lạm phát năm 2011
Mặc dù đã có nhiều chính sách để bình ổn giá. Kiềm chế lạm phát nhưng trong
năm 2011 lạm phát của Việt Nam là 18.13% trong khi không tạo được đột phá về tăng
trưởng nhưng lại thúc ép lạm phát đạt kỷ lục mới. CPI mỗi tháng trong năm nay tăng
khoảng 1.4%, chỉ thấp hơn chút ít năm 2008.
17
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
Liên tiếp tăng vào cuối tháng năm 2010 chỉ số giá tiêu dung tháng 1 năm 2011
giảm nhanh xuống mức 1.74%. Đây là một dấu hiệu tốt để chính phủ đưa ra những
giải pháp để kiềm chế lạm phát ngay từ đầu năm với mục tiêu giảm lạm phát xuống
còn 7%. Nhưng lạm phát đã bị đẩy lên cao CPI theo tháng đã tăng lên 2.17% trong
tháng 3. Sau đợt gia tăng giá dịp tết Nguyên Đán, CPI lên mức cao đỉnh điểm vào
tháng 4 năm 2011 là 3.32% cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Tăng giá mạnh nhất vào
tháng 4 là các nhóm hàng và dịch vụ giao thông 6.04% do tác động điều chỉnh giá
xăng dầu vào cuối tháng 3. So với thời điểm cuối năm 2010 giá cả nhóm hàng này đã
tăng hơn 15.2%. trong khi đó CPI nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 4.38%. Giáo
dục và bưu chính viễn thông tăng nhẹ, các nhóm khác tăng trên 1%.
Dễn biến lạm phát năm 2011 khá phức tạp, thể hiện ở việc tăng cao những tháng
đầu năm và giảm dần từ quý II. Trong 4 tháng cuối năm, lạm phát có dấu hiệu giảm
tốc, chỉ dưới 1% mỗi tháng. Tuy nhiên, lạm phát tháng 12 lại có dấu hiệu nhích lên so
với 2 tháng trước đó. Cụ thể, lạm phát tháng 10 và tháng 11 chỉ là 0,36% và 0,39%
nhưng lạm phát tháng 12 lên 0,53%. CPI lương thực, thực phẩm tăng tới 3.25% so với
tháng trước, nhóm hàng ăn uống tăng 0.56%. Chỉ số giá tiêu dung tháng này chịu tác
động lớn của việc tăng giá lương thực, thực phẩm, sự áp đặt của việc điều chỉnh chỉ
18

Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
số giá một số nhóm hàng hóa tiêu dung có liên quan đến nguồn gốc nhập khẩu như:
thiết bị, đồ dung gia dụng….Nguyên nhân do tác động từ tỷ giá.
Đây là tháng cuối năm nên có đến 10/11 nhóm hàng trong rổ tính toán chỉ số giá
tiêu dùng của Tổng cục Thống kê đều có mức tăng so với tháng trước. Trong đó thủ
phạm chính vẫn là nhóm hàng lương thực, với mức tăng cao nhất 1,4% khiến cho chỉ
số của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng lên 0,69% so với tháng trước.
Tuy nhiên, do nhóm hàng thực phẩm và nhóm ăn uống ngoài gia đình chỉ nhích nhẹ
lần lượt là 0,49% và 0,57% nên nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống vẫn chỉ đứng thứ 2
sau nhóm may mặc, mũ nón, giày dép. Tháng này, xét theo nhóm, thì nhóm tiêu dùng
này có mức tăng cao nhất 0,86% so với tháng trước. Duy chỉ có nhóm Bưu chính viễn
thông giảm 0,06%.
Tháng cuối năm nhu cầu đi lại chưa nhiều nhưng cũng ghi nhận mức tăng giá so
với tháng trước với 0,16%. Nhu cầu sửa nhà và sắm sửa các vật dụng gia đình để đón
Tết tăng mạnh khiến cho mức giá của nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng và nhóm thiết
bị và đồ dùng gia đình tháng này cũng tăng so với tháng trước lần lượt là 0,51% và
0,68% (đứng thứ 3 và 4 trong nhóm có mức tăng mạnh nhất).
Không được tính vào nhóm hàng tính chỉ số lạm phát nhưng giá vàng là một trong
những sự kiện đáng chú ý của năm 2011 khi liên tiếp đạt những kỷ lục mới. Theo tổng
cục thống kê, trong năm 2011 giá vàng đã tăng 39%, tỷ giá USD cũng tăng 8.47% so
với năm 2010.
1.10 Tình hình lạm phát năm 2012
Trong những tháng đầu năm, làn sóng tăng giá hàng thiết yếu đã đẩy người dân
vào một mặt bằng giá mới khá bất lợi. Giá gas liên tiếp tăng và giá xăng cũng tăng
2100đ/lít. Giá sữa của nhiều hãng nhập ngoại từ đầu tháng 3-2012 sẽ tăng từ 10 –
12%. Giá của một số mặt hàng hóa mỹ phẩm, nhất là xà bông cục, nước rửa tay, chăm
sóc cơ thể, tẩy rửa, băng vệ sinh, một số đồ dùng và thực phẩm giành cho trẻ em cũng
19
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
bị ép tăng từ 5-10%. Giá nước sinh hoạt ở nhiều đô thị lớn cũng tăng mạnh, như từ

ngày 1-1-2012 TP.HCM tiếp tục tăng 10%, còn TP.Hải Phòng tăng khoảng 40%. Đặc
biệt, theo dự thảo thông tư về khung giá nước sạch sinh hoạt do Bộ Tài chính xây
dựng đầu năm 2012, giá nước sạch có thể lên tới 18.000 đồng/m3. Giá thành điện
2012 dự kiến sẽ là 1.242 đồng mỗi kWh, tăng 4,6% so với 2011 Những làn sóng
tăng giá các hàng thiết yếu nêu trên - vốn chiếm tỷ trọng lớn trong rổ tính CPI của
Việt Nam - đang và sẽ làm cho mục tiêu an sinh xã hội bị đe dọa, mức sống thực tế
của người dân bị hạ thấp. Hơn nữa, chúng còn gây áp lực tăng lạm phát chi phí đẩy
khiến CPI tháng 3-2012 sẽ khó bắt đầu chu kỳ giảm theo thông lệ, mà ngược lại, có
thể sẽ tiếp tục tăng với mức cao.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 năm 2012 tăng nhẹ ở mức 0,16% so với tháng trước;
tăng 2,55% so với tháng 12/2011; tăng 14,15% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá
tiêu dùng bình quân quý I năm nay tăng 15,95% so với bình quân cùng kỳ năm 2011.
20
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
Tăng trưởng kinh tế tuy không cao nhưng là mức tăng hợp lý trong điều kiện cả
nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng có
xu hướng tăng chậm lại. Xuất khẩu hàng hóa tăng khá. Những khó khăn trong vấn đề
thanh khoản của các ngân hàng đang dần được khắc phục.Tuy nhiên, kinh tế-xã hội
nước ta tiếp tục phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.Tình hình thế giới
biến động phức tạp, thị trường giá cả hàng hóa thay đổi khó lường. Việc thực hiện lộ
trình điều chỉnh giá một số mặt hàng như: Điện, than, xăng dầu theo cơ chế thị trường
sẽ ảnh hưởng đến cả chỉ số giá tiêu dùng và chi phí đầu vào của hoạt động sản xuất
kinh doanh trong nước.
Trong phiên họp tháng 6, Chính phủ đã yêu cầu NHNN có biện pháp quyết liệt xử
lý nợ xấu; điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông
dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận
2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam hiện nay
Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng
cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát
hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho

phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời
sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác
21
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo
thang.
Vậy nguyên nhân của tình trạng lạm phát này bắt nguồn từ đâu?
Nguyên nhân cơ bản của lạm phát ở Việt Nam, chủ yếu là yếu tố tiền tệ. Mức tăng
tiền quá cao so với mức tăng hàng hóa đã dẫn đến lạm phát. Nói một cách khác nguồn
vốn đã không được sử dụng hiệu quả do ba nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, do đầu tư công quá mức. Không thể phủ nhận sự cần thiết của đầu tư
công. Nhưng nhà nước chỉ nên tham gia vào những lĩnh vực đem lại lợi ích lớn cho cả
nền kinh tế nhưng tư nhân không có động cơ để làm hoặc làm không có hiệu quả.
Trên thực tế nhà nước đã tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh tế và nhiều khi
còn cạnh tranh và chèn lấn khu vực tư nhân. Với mức chi tiêu của khu vực công (bao
gồm chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư) trong những năm vừa qua luôn ở mức 35-
40% GDP và đầu tư của nhà nước bằng khoảng 20% GDP (một nửa tổng đầu tư toàn
xã hội) là một mức quá cao. Mức chi tiêu này ắt hẳn là một mảnh đất màu mỡ cho
tham nhũng và những hợp đồng có nhiều ưu ái cho một số đối tượng như phân tích
dưới đây.
Thứ hai, sự thiên lệch trong việc phân bổ vốn ở khu vực doanh nghiệp (khu vực
thị trường). Nhìn vào nền kinh tế sẽ thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước và một số
doanh nghiệp tư nhân lớn có nhiều quan hệ đang là đối tượng dành được sự ưu ái
trong việc phân bổ vốn. Câu chuyện của Vinashin đã chi tiêu hoang phí trong thời
gian qua và hiện vẫn được khoanh nợ và tiếp tục vay vốn là một ví dụ rất điển hình
của sự ưu ái dành cho các doanh nghiệp nhà nước.
Đối với một số doanh nghiệp tư nhân lớn, chúng ta thấy rằng, không ít trong số họ
chủ yếu tập trung vào các hoạt động kinh doanh (nói đúng hơn là đầu cơ) các loại tài
sản (bất động sản, chứng khoán ) hay tìm kiếm tài nguyên quốc gia chứ không phải
tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền

22
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
kinh tế. Điều đáng quan tâm là hầu hết các doanh nghiệp này không chỉ có các ngân
hàng hay tổ chức tài chính riêng của mình mà còn có quan hệ chặt chẽ với không ít
các tổ chức tài chính ngân hàng lớn hay những mối quan hệ khác. Điều này làm cho
các khoản cho vay theo quan hệ trở nên phổ biến hơn và một phần không nhỏ nguồn
vốn được đưa vào các hoạt động kinh doanh có tính đầu cơ gây rủi ro hơn là tạo ra giá
trị gia tăng cho nền kinh tế. Dĩ nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng chính
giải quyết việc làm và là động lực tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua đã,
đang và sẽ bị chèn lấn và khó tiếp cận vốn hơn nên có thể phải thu hẹp sản xuất hay
chỉ cầm cự cho qua ngày.
Thứ ba, việc theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá đồng tiền trong bối cảnh lạm
phát luôn cao làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Như đã phân
tích, khi lạm phát cao mà tỷ giá cứng nhắc sẽ làm cho hàng hóa của các doanh nghiệp
Việt Nam (kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) trở nên đắt đỏ hơn so với hàng
nhập khẩu. Điều này làm cho một lượng hàng hóa ít hơn sẽ được sản xuất ra trong nền
kinh tế Việt Nam và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam bị giảm sút. Sự
lãng phí tham nhũng trong đầu tư công cũng như sự phân bổ vốn thiên lệch như trên
còn dẫn đến một hệ lụy khác là nhiều người giàu lên bất thường có nhu cầu chi tiêu
các hàng hóa xa xỉ nhập ngoại cộng với việc định giá cao đồng tiền làm cho tình trạng
nhập siêu ngày một căng thẳng hơn.
Nói chung tình trạng phân bổ nguồn lực cộng với chính sách điều hành tỷ giá như
trên đã dẫn đến sự mất cân bằng kép trong nền kinh tế mà nó thể hiện bởi thâm hụt
thương mại, thâm hụt ngân sách luôn dai dẳng và trầm trọng hơn cùng với lạm phát
luôn ở mức rất cao.
23
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP
1. Dự báo về lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới
Ngân hàng ANZ nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian còn lại của

năm sẽ tích cực hơn và lạm phát sẽ còn giảm
Hai chuyên gia thực hiện bản báo cáo là Hai Pham và Aninda Mitra kỳ vọng vào
“mức tăng trưởng khả quan hơn trong 6 tháng cuối năm nhờ vào những tác động tích
cực của chính sách cắt giảm lãi suất trong 6 tháng đầu năm”. Tuy nhiên, các chuyên
gia này duy trì mức dự báo tăng trưởng cả năm của kinh tế Việt Nam ở mức 5,5%,
không thay đổi so với dự báo đưa ra lần trước.
Theo dự báo của ANZ, tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh trong 6 tháng cuối năm nhờ
tác động từ các đợt cắt giảm lãi suất vừa qua và yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về
việc các ngân hàng thương mại phải giảm lãi suất đối với các khoản vay hiện hành.
Mặt khác, Chính phủ cũng có định hướng sẽ tăng mức tín dụng trong 6 tháng cuối
năm thêm khoảng 8-10%.
Đối với cán cân thương mại, ANZ cho rằng, cán cân thương mại thặng dư của
Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đã đóng góp một phần quan trọng vào tình hình cán
cân thanh toán nói chung cũng như sự ổn định tỷ giá tiền đồng. Theo dự kiến của
Chính phủ, thặng dư cán cân thanh toán trong 6 tháng đầu năm đạt mức 7,5 tỷ USD.
24
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ Nhóm 5
Theo ANZ, tính đến cuối năm nay, tỷ giá USD/VND sẽ xấp xỉ 21.500 đồng, tương
đương mức giảm giá 2% của tiền đồng cho cả năm 2012.
Về lạm phát, ANZ nhận định, áp lực giá cả từ nhu cầu tiêu dùng ở Việt Nam đang
giảm dần. Ngân hàng này dự báo, lạm phát sẽ còn giảm sâu trong quý 3, chạm đáy
trong quý 4 và sẽ ở mức 6-7% vào cuối năm nay. “Một kỳ vọng khác là tỷ lệ lạm phát
sẽ dừng ở mức 1 chữ số trong năm 2013, giả như giá cả hàng hóa toàn cầu và những
sai lầm nguy hiểm trong chính sách tài khóa không xảy ra”, báo cáo nhận định.
Tại buổi họp báo công bố Báo cáo cập nhật triển vọng phát triển Châu Á năm
2012 do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thực hiện ngày 3.10, ông Tomoyuki
Kimura - Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam - cho biết, dự báo đến cuối năm
2013, lạm phát tại VN có thể sẽ tăng nhanh lên mức 9,4% do giá lương thực toàn cầu
và lượng cầu trong nước tăng, trong khi chính sách tài khóa có thể được nới lỏng; còn
tỉ lệ lạm phát trung bình trong năm nay sẽ là 9,1%. Theo ông Kimura, Việt Nam cần

tránh xu hướng thực hiện các chính sách ngắn hạn trái ngược nhau, như đã diễn ra
trong lịch sử.
2. Một số giải pháp nhằm thực hiện hệ thống chính sách của Nhà nước để kiềm chế
lạm phát.
• THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CHẶT CHẼ
a) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Theo đó Chính phủ sẽ điều hành
thắt chặt lại, kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng tối đa là 20%, nếu cần thiết thì có
thể là 17-19%; tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%. Giảm tốc độ và tỉ trọng
cho vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng
khoán. Chính phủ sẽ tăng cường quản lý ngoại hối. Trong quý 2-2011, trình nghị định
về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng,
tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do
25

×