BIÊN TẬP VÀ DÀN DỰNG: HÀ QUỐC VĨNH
Xây dựng kỹ năng sống,
kỹ năng ứng xử, chia xẻ cộng
đồng và định hướng nghề
nghiệp
TẠI SAO PHẢI BỒI DƯỠNG CHUYÊN ĐỀ NÀY?
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
Vì môi trường sống có nhiều yếu tố tiêu cực chi phối (như người
lớn trong gia đình hút thuốc lá, nghiện rượu, bạn bè rủ rê thử ma
túy, quan hệ tình dục sớm...) khi xảy ra hậu quả đe dọa đến sức
khỏe và tính mạng thì không biết ứng phó bằng các giải pháp tích
cực mà lại chọn cách giải quyết tiêu cực (hành động liều lĩnh, mất
lòng tin, mặc cảm, tự vẫn, có hành vi bạo lực...) làm ảnh hưởng đến
tương lai của bản thân, cuộc sống của gia đình và sự bình yên của
cộng đồng.
PGS-TS Nguyễn Võ Kỳ Anh (Giám đốc Trung tâm Giáo dục môi
trường và sức khỏe cộng đồng - Hội Khuyến học VN) cho rằng:
Ông Trần Quốc Thành - trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng
các điều kiện kinh tế - xã hội càng thay đổi thì tính chất phức tạp
trong các mối quan hệ xã hội ngày càng tăng. Vì thế, các kỹ
năng sống cần được giáo dục cho HS - SV cũng phải phong phú,
đa dạng để đáp ứng được với điều kiện sống ngày càng phức
tạp, để HS - SV có thể ứng xử phù hợp với những vấn đề nảy
sinh trong học tập và sinh hoạt
TS Trần Văn Dần (trường ĐH Y Hà Nội) cho rằng HS ở bậc
THCS và THPT cần đặc biệt quan tâm giáo dục kỹ năng sống vì
đây là lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì. Ở lứa tuổi này, các em
thường rất dễ bị những rối loạn về tinh thần khi gặp phải những
biến động trong cuộc sống.
TS Huỳnh Văn Sơn - Trưởng bộ môn Tâm lý trường ĐH Sư
phạm TP.HCM nhận định: Kỹ năng sống là một vấn đề quan
trọng, người có kỹ năng sẽ biết cách ứng xử tình huống một
cách tự nhiên và chủ động. Nó rất cần thiết trong cuộc sống của
mỗi người.
Ý NGHĨA CỦA CHUYÊN ĐỀ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC HIỆN NAY
Giúp các em sẽ biết ứng xử thích hợp để giải quyết các
tình huống cụ thể khi gặp phải,
Biết ra những quyết định có lợi cho sức khỏe,
Biết từ chối thực hiện những hành vi có hại cho sức
khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Mỗi ngày các em gặp biết bao nhiêu tình huống, đóng
nhiều vai khác nhau: ở trường là HS, ở nhà là con cháu, ra
đường có bạn bè người trên kẻ dưới...
Mỗi "vai" có cách thể hiện khác nhau. Nếu kỹ năng ứng xử
tốt, biết xử lý tình huống thì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn.
Hãy nhìn vào các sự kiện và hiện tượng
Tội phạm trẻ vị thành niên đang gia tăng
Hành vi ứng xử tiêu cực khi các em gặp phải sự cố bất thường nho
nhỏ trong cuộc sống;
Bạo lực học đường ngày một gia tăng
Học sinh 18 tuổi tốt nghiệp THPT không biết lựa chọn cho mình
hướng đi nào...
Để tồn tại và phát triển, con người cần đứng vững và bước
vững chắc trên đôi chân của mình... và cần có kỹ năng sống"
KHÁI NIỆM
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là:
Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực
cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu
và thách thức của cuộc sống hàng ngày".
Trong giáo dục giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là
một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các
nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa.
Kỹ năng sống gồm có 3 nhóm:
+ Kỹ năng đương đầu với xúc cảm
+ Kỹ năng xã hội hoặc kỹ năng tương tác
+ Kỹ năng nhận thức
NHÓM KỸ NĂNG 1:
Kỹ năng nhận thức
Tư duy phê phán,
Tư duy phân tích
Khả năng sáng tạo
Giải quyết vấn đề
Nhận thức hậu quả
Ra quyết định
Tự nhận thức
Đặt mục tiêu
Xác định giá trị
NHÓM KỸ NĂNG II:
Kỹ năng đương
đầu với xúc cảm
ý thức trách nhiệm
kiềm chế căng thẳng
kiểm soát được cảm xúc
tự quản lý
tự giám sát
tự điều chỉnh
NHÓM KỸ NĂNG III:
Kỹ năng xã hội
Kỹ năng giao tiếp
tính quyết đoán
Kỹ năng thương thuyết
Kỹ năng từ chối, hợp tác
sự cảm thông, chia sẻ
khả năng nhận thấy sự
thiện cảm của người khác
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC VIÊN NHƯ THẾ NÀO?