Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tuần 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.41 KB, 3 trang )

Họ và tên: .................................................................................................................. Lớp: ...................

PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT
Cậu bé người Nhật

Tối 16-3, tôi được phái tới trường tiểu học phụ giúp việc phân phát thực phẩm cho
người bị nạn sau trận động đất khủng khiếp ở Nhật Bản. Trong hàng người xếp hàng rồng
rắn, một cậu bé chừng 9 tuổi mong manh chiếc áo thun và quần đùi đang co ro trong gió rét
căm căm. Cậu bé xếp hàng cuối cùng nên tơi sợ đến phiên nó thì chẳng còn thức ăn nên đi
đến hỏi thăm.
Cậu bé kể lúc động đất và sóng thần ập đến, cậu đang học thể dục. Cha làm việc gần
đấy. Từ ban công lầu 3 của trường, cậu bé nhìn thấy người cha mắc kẹt trong chiếc xe bị
cuốn phăng theo dòng nước. Nhà nằm sát bờ biển nên mẹ em chắc cũng khơng kịp thốt
thân. Cậu bé quay người, lau vội dịng nước mắt, giọng run run khi nhắc đến người thân.
Thấy cậu bé lạnh run lập cập, tơi cởi áo khốc cảnh sát trùm lên người cậu rồi đưa
khẩu phần ăn tối cho cậu bé. Cậu bé nhận túi lương khô của tơi, khom người cảm ơn.
Tơi nghĩ chắc nó sẽ ngấu nghiến ăn ngay. Nhưng cậu bé ôm túi lương khô, để vào
thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Trước ánh mắt sững sờ của tôi, cậu
bé trả lời: “Chắc có nhiều người cịn đói hơn con. Con bỏ vào đó để các cơ chú phát chung
cho cơng bằng chú ạ!”.
(Hà Minh Thành)
Khoanh trịn chữ cái trước ý trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 5):
1. Tác giả chú ý điều gì trong hàng người xếp hàng nhận thực phẩm?
a. Các học sinh của trường tiểu học.
b. Hàng người xếp hàng rồng rắn.
c. Cậu bé chừng 9 tuổi co ro trong gió rét.


2. Khi động đất và sóng thần ập đến, cậu bé đã chứng kiến chuyện gì xảy ra với người
thân trong gia đình?
a. Người cha mắc kẹt trong chiếc xe, bị cuốn phăng theo dòng nước.


b. Nhà cậu ở ven biển nên mẹ và em cậu khơng kịp thốt thân.
c. Cả hai ý trên.
3. Khi người cảnh sát đưa cho túi lương khô (khẩu phần ăn tối), cậu bé đã làm gì?
a. Để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng.
b. Ngấu nghiến ăn những miếng lương khô một cách ngon lành.
c. Khom người cảm ơn, nhận túi lương khô rồi tiếp tục xếp hàng.

4. Câu nói của cậu bé ở đoạn cuối câu chuyện cho thấy điều gì?
“Chắc có nhiều người…cho cơng bằng chú ạ!”
a. Cậu sợ người khác phản đối vì bị đối xử không công bằng.
b. Cậu luôn nghĩ về người khác, muốn sống thật cơng bằng.
c. Cậu bé chưa cảm thấy đói bụng bằng những người khác.
5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép:
a. nhỏ bé, nhỏ nhẹ, nhỏ nhắn, nhỏ nhỏ.
b. rộng rãi, thênh thang, mênh mông, to lớn, vĩ đại.
c. tình yêu, thương yêu, tình cảm, tình nghĩa.
6. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm trong các câu sau:
(ngay thẳng, ngay ngắn, thẳng thắn, thẳng tắp)
a. Chúng tôi ngồi ………………………nghe cô giáo giảng bài.
b. Anh ấy là một người ………………………………
c. Cô ấy ……………………từ chối lời mời của bạn cô ấy.
d. Những hàng cây …………………….hai bên đường.


7. Xếp các từ ghép dưới đây bào hai nhóm:
Học lỏm, học hành, học tập, học vẹt, bạn học, anh em, anh trai
a) Từ ghép có nghĩa phân loại:………………………………………………………………
b) Từ ghép có nghĩa tổng hợp:………………………………………………………………
8. Gạch dưới những từ ghép có nghĩa phân loại chỉ màu vàng trong đoạn văn sau:
Màu lúa chín dưới cánh đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong

vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng
hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm
cánh vàng tươi.
9. Gạch dưới các từ láy trong đoạn văn dưới đây và xếp vào từng nhóm thích hợp:
Chao ơi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như
nhung bay nhanh loang lống. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa,
lượn lờ đờ như trơi trong nắng… Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Lũ bướm
vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến
bờ sơng.
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu:……………………………………………..
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: ……………………………………………………
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: ……………………………………



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×