Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Người già ăn Tết thế nào cho khỏe ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.93 KB, 5 trang )

Người già ăn Tết thế nào
cho khỏe?
Vào dịp lễ Tết, các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hằng ngày có sự
thay đổi lớn về chất và lượng. Với người già, có nguy cơ bệnh tim mạch,
đái tháo đường, máu nhiễm mỡ cao… nên càng phải được quan tâm
nhiều hơn về chế độ ăn.

Tết đến là thời gian mọi người vui chơi, giải trí nhưng bên cạnh đó việc
chăm sóc sức khỏe cũng cần phải chú trọng. Những ngày này, các cụ cần
phải chú ý thế nào trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe, thạc sĩ - bác sĩ Lê Thị
Kim Quý (Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM) đã có những lời
khuyên sau:

Tránh các món ăn nhiều dầu mỡ

Đối với người lớn tuổi, việc ăn nhiều chất béo luôn không tốt cho sức khỏe
vì đó chính là mầm mống của những căn bệnh quái ác mà tuổi già hay mắc
phải.

Món ăn trong dịp lễ Tết phần lớn lại chứa nhiều dầu mỡ như thịt kho nước
dừa, thịt nấu đông, các loại thịt quay, nội tạng động vật (tim, gan, ruột)…
đều chứa nhiều cholesterol động vật. Nếu sử dụng nhiều các loại thực phẩm
này sẽ làm lượng cholesterol trong máu tăng cao.

Khi lượng cholesterol tăng đến một mức không thể kiểm soát thì các cơn đột
quỵ tim mạch hoặc tai biến mạch máu não có thể xảy ra, rất nguy hiểm.
Thực tế, hằng năm, vào những ngày Tết, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì các
cơn tai biến thường tăng cao nên các cụ và người thân trong gia đình cần hết
sức chú ý đến vấn đề này.





Thức ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho người già

Ngoài việc hạn chế các món ăn trên, các cụ có thể bổ sung chất béo, đạm
động vật từ cá vì cá dễ tiêu hóa, hàm lượng Omega 3 cao. Một tuần, nên bổ
sung từ hai đến ba bữa cá và ăn kèm với các loại đậu, muối mè.

Rau củ quả muối chua: ngon nhưng mất vitamin

Các loại dưa cải muối chua, kim chi thường kích thích vị giác (do có vị
chua), nên tạo sự ngon miệng và thèm ăn cho các cụ. Tuy nhiên, loại thực
phẩm này được làm chủ yếu từ các loại rau củ quả đã qua quá trình lên men
và mất đi lượng vitamin cần thiết.





Vì vậy, nên chọn các loại rau, trái cây tươi như: cam, bưởi…, cung cấp
nhiều vitamin C và giúp tăng sức đề kháng, mau lành vết thương. Những trái
cây có màu đỏ như dưa hấu, hồng, đu đủ… cũng là nguồn dồi dào vitamin
A.


Kết hợp bổ sung vitamin C và A sẽ hết sức có lợi vì vitamin C giúp hấp thu
vitamin A tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh về mắt như khô mắt, mỏi mắt, hạn
chế bệnh lão hóa về mắt.

Không dùng thức ăn nấu lại nhiều lần


Thức ăn tốt, đảm bảo vitamin, khoáng chất là phải ăn ngay sau khi nấu, lúc
này hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn còn cao. Nhưng đa phần các món
ăn ngày Tết thường phải hâm đi hâm lại nhiều lần, lượng vitamin mất dần
theo mỗi lần hâm, lại làm tăng vị mặn cho món ăn. Đối với người già, ăn
mặn là “kẻ thù” gây ra các bệnh thận, tăng huyết áp. Do vậy thực phẩm cho
các cụ phải nấu vừa ăn và ăn ngay sau khi nấu là tốt nhất.

Các loại bánh mứt, kẹo, nước ngọt có hàm lượng đường cao cũng được xếp
trong danh sách hạn chế. Lưu ý mật ong điều trị được bệnh viêm loét dạ dày
nhưng cũng không nên lạm dụng.

Cân bằng giữa ăn và uống

Ngoài việc ăn sao cho tốt, đúng khoa học, đảm bảo sức khỏe thì việc uống
cũng không nên xem nhẹ. Nước chiếm 70% trọng cơ thể nên các cụ phải
uống nước thường xuyên. Nguồn nước tốt nhất vẫn là nước lọc đun sôi để
nguội.



Ăn uống hợp lý, cân bằng là điều quan trọng để giúp các cụ tránh được nguy
cơ phát triển bệnh tật, tăng tuổi thọ


Trong không khí vui tươi, đầm ấm ngày Tết, con cháu sum họp thì tinh thần
kích thích vị giác, các cụ có thể ăn được nhiều hơn so với ngày bình thường
nhưng đó chưa hẳn là tốt. Nên ăn trong tinh thần thoải mái, giữ mức độ ăn
đều đặn, vừa phải, không nên ăn quá no và có thể chia bữa ăn thành nhiều
bữa nhỏ để tạo cảm giác thích thú khi ăn.


×