Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hiệu quả từ trồng cỏ ngọt pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.14 KB, 7 trang )



Hiệu quả từ trồng cỏ
ngọt

Dù mới ứng dụng thí điểm những cỏ ngọt đã được nông dân nhiều nơi
trông với tổng diện tích khoảng 100 ha. Hiệu quả bất ngờ khi đã có những
cách đồng cho doanh thu tiền tỷ từ cỏ ngọt và người ta đang nghĩ đến việc
phát triển một ngành làm đường từ cỏ ngọt.




Những cánh đồng tiền tỷ

Hơn 3h chiều, xuống cánh đồng làng Liên Mạc, bên cạnh những mảnh đất
trồng rau màu, đỗ tương và đủ loại các loại hoa màu khác, người ta có thể tìm
thấy những ruộng trồng cỏ ngọt xen lẫn. Mặc dù có nguồn gốc từ khu vực
Nam Mỹ xa xôi, ưa ẩm tuy nhiên, cách lên luống, cách thức trồng loại cây
này vẫn không có gì khác so với các cây trồng ở Việt Nam.

Lúi húi trên mảnh ruộng có diện tích tới 6 sào, chị Nguyễn Thị Dung (xóm
Nam Hạ, thôn Đại Cát, xã Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội) và 3 nhân công làm
thuê đang vừa nhặt cỏ cho biết, gia đình chị là một trong những hộ đầu tiên
trồng cỏ ngọt tại xã. Hiện có chừng 1 mẫu đất trồng cây cỏ ngọt, nhưng hiện
chưa có cỏ ngọt khô để bán mà chỉ chuyên cung ứng cây con, cỏ ngọt giống
cho thị trường.

Chị Dung chia sẻ: Bắt đầu trồng từ năm 1988, ngay từ những ngày đầu loại
cây này về Việt Nam nhưng ít người để ý. Mãi đến năm 2010, thấy nhu cầu
trong nước và cả ngoài nước tăng cao đột biến, gia đình thay đổi cách nhìn


nhận về loại cây cỏ này mới để ý, chăm sóc và chuyên làm giống. Diện tích
đất hơn 1 mẫu trước chỉ trồng đỗ, trồng ngô được gia đình tận dụng toàn bộ
trồng cỏ ngọt.

Với mức giá trung bình 300 đồng/cây, trung bình một tháng bán ra thị trường
từ 5 đến 10 vạn giống, trừ các chi phí gia đình cũng thu về 4, 5 triệu
đồng/tháng. Hiện nay, do nhu cầu tăng cao, mỗi ngày, gia đình chị Dung đều
phải thuê từ 3 đến 5 nhân công làm việc cả ngày trên cánh đồng cỏ ngọt với
mức giá 120.000 đồng/ngày để kịp cung cấp hàng cho thị trường.

Thay vì bán cây giống, nhiều người dân xã An Vĩ (Khoái Châu, Hưng yên) lại
chủ yếu bán sản phẩm cỏ ngọt dưới dạng khô cành và khô lá. Gia đình ông
Nguyễn Văn Lân thôn Thượng trồng 4 sào cỏ ngọt, từ đầu năm đến nay đã thu
hoạch được gần 100 triệu đồng giá trị sản phẩm, trừ các khoản chi phí: Giống,
phân bón, thuốc BVTV còn lãi trên 60 triệu đồng. Hầu hết các gia đình trồng
cỏ ngọt trong xã đều đạt hiệu quả sản xuất cao tương đương gia đình ông Lân.

Ông Nguyễn Trọng Giang Phó Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã cho biết:
hiện nay nhu cầu sản phẩm cỏ ngọt trên thị trường khá lớn, sản xuất tại địa
phương không đáp ứng đủ nhu cầu mua gom hàng ngày của thương lái. Đáng
chú ý, cỏ ngọt năm nay được giá khá cao, tại thời điểm bà con nông dân đang
cân bán cho thương lái với giá 40 - 50 nghìn đồng 1 kg, cao gấp hơn 2 lần so
với cùng kỳ năm trước. Từ vài năm lại đây diện tích cỏ ngọt của xã ổn định
khoảng 100 mẫu, trung bình mỗi xã cung ứng ra thị trường hơn 500 tấn sản
phẩm cỏ ngọt các loại, doanh thu trên 10 tỷ đồng, hiệu quả sản xuất cao gấp 3
- 5 lần so với cấy lúa hoặc trồng một số cây màu trên cùng chân ruộng.

Riêng năm 2011 này, bà con nông dân địa phương đã thu hoạch và đưa ra thị
trường hơn 500 tấn cỏ ngọt, giá trị sản lượng đạt gần 20 tỷ đồng, trừ mọi chi
phí vật tư còn lãi thu nhập trên 15 tỷ, sản phẩm làm ra nhà nông không phải lo

đưa đi tiêu thụ xa, luôn có thương lái đến mua gom tại nhà, phương thức
thanh toán nhanh gọn, thuận tiện.

Sản xuất đường cỏ ngọt: một hướng đi mới

Cỏ ngọt là nguyên liệu để sản xuất đường Stevia, theo các chuyên gia nông
nghiệp, loại đường này từ cỏ ngọt gấp từ 5 den 340 lần đường saccaroza, ít
năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có
thể dùng để thay thế đường mía. Đặc tính quan trọng của các Steviozit này là
có thể làm ngọt thực phẩm mà không gây độc hại cho người, không đòi hỏi kỹ
thuật sản xuất phức tạp, năng suất cao, công nghệ thu hái chế biến đơn giản.

Các công bố khoa học cho thấy cỏ ngọt có thành phần chống ung thư vòm
họng, phòng và chữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp, chống béo phì Hiện tại
loại đường này này đang được chiết xuất và sử dụng rộng rãi bởi các hãng lớn
như Coca, Pepsi, Cagill.

Hiện ở Việt Nam đã xuất hiện những DN cung cấp giống và tư vấn trồng loại
cây này. Nông dân ở nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Hải Dương, Hòa Bình,
Hưng Yên, Nghệ An đã trồng thử ngiệm. Đặc biệt, theo ông Ông Lê Đăng
Khoa - Giám đốc Công ty cổ phần thương mại toàn cầu Stevia (Trường
Chinh, Hà Nội) cho biết, trong tuần tới, lô hàng đường tinh thể từ cây cỏ ngọt
sẽ được công ty nhập vào Việt Nam và phân phối.

Thực tế, nhận thấy ưu điểm của loại cây trồng này, từ nhiều năm nay, những
hộ gia đình trồng cây cỏ ngọt cũng tự thay đổi cách dùng đường của gia đình
để đảm bảo sức khỏe. Chị Dung cho biết: Ngay từ khi trồng, biết tác dụng của
loại cỏ này, gia đình đã sử dụng cây cỏ ngọt khô trong việc pha nước như
một phần không thể thiếu của gia đình. Từ nước nhân trần, chè xanh, lá vối
đều được bỏ thêm lá cỏ ngọt thay đường.


Theo nhiều chuyên gia, trong y học, cây cỏ ngọt được sử dụng như một loại
trà dành cho những người bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc cao huyết áp.
Trong công nghiệp thực phẩm nó được dùng tương đối rộng rãi ở Nhật Bản
như để pha chế làm tăng độ ngọt của các loại thực phẩm khác nhau, được chế
thành các viên đường để làm giảm độ nóng khi dùng đường saccaroza.

Ngoài ra, người ta còn dùng để chế rượu màu, nước hoa quả, các loại bánh
kẹo, món tráng miệng đông lạnh, ướp các loại hải sản sấy khô, chế biến dấm.
Cỏ ngọt còn được dùng trong công nghệ chế biến mỹ phẩm.

Mới đây, Hiệp hội Giống cây trồng Việt Nam đề nghị Bộ NN&PTNT xây
dựng đề án phát triển cỏ ngọt tại nước ta. Theo đó, tại Việt Nam, cỏ ngọt đã
được đưa vào trồng tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hòa Bình,
Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Lâm Đồng Kết quả nghiên cứu, khảo
nghiệm, sản xuất thử cho thấy cỏ ngọt phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của
nhiều vùng sinh thái tại Việt Nam. Năng suất bình quân đạt 6 - 9 tấn lá
khô/ha.

Bước đầu, Bộ NN&PTNT đã đồng ý với đề xuất trên và đề nghị Hiệp hội
Giống cây trồng Việt Nam cùng các đơn vị chuyên môn xây dựng Đề án
nghiên cứu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ cỏ ngọt theo hướng công nghệ cao
tại Việt Nam.

×