Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC SỰ BIẾN ĐỔI VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.43 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

BÁO CÁO CUỐI KỲ
HỌC KỲ II
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
SỰ BIẾN ĐỔI VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG,
PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY



Lời cam đoan
Chúng em xin cam đoan Báo cáo cuối kỳ do nhóm 01 nghiên cứu và thực
hiện.
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.
Kết quả Báo cáo cuối kỳ là trung thực và không sao chép từ bất kỳ báo cáo
của nhóm khác.
Các tài liệu được sử dụng trong Báo cáo cuối kỳ có ng̀n gốc, xuất xứ ro
ràng.
Nhóm trưởng

Võ Hồi Bảo


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, cho phép nhóm chúng em gửi lời cảm ơn chân thành đến trường
Đại học Tôn Đức Thắng và các quý Thầy Cô của khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn
vì đã đưa mơn Chủ nghĩa xã hội khoa học vào chương trình giảng dạy, giúp chúng em
tiếp thu sâu sắc những kiến thức hay của môn học này. Đặc biệt, chúng em chân thành
cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy Trịnh Bá Phương đã giảng dạy nhiệt tình, truyền đạt


những kiến thức bổ ích đến cho chúng em trong suốt học kì vừa qua.
Môn Chủ nghĩa xã hội khoa học là một môn học thú vị, bổ ích, truyền đạt
những kiến thức vơ cùng thiết thực mà sau này chúng em sẽ dùng để mà góp phần xây
dựng đất nước. Trong qua trình làm báo cáo, khơng thể tránh khỏi sai sót, mong q
Thầy cơ xem xét và góp ý để bài báo cáo chúng em ngày càng hoàn thiện hơn.
Cuối cùng nhóm chúng em chúc quý Thầy Cô thật nhiều sức khỏe. Chúng em
xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................2
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH................................................................2
1.1 Khái niệm gia đình......................................................................................................2
1.2 Mối quan hệ biện chứng của gia đình và xã hội.......................................................2
1.2.1 Vị trí, vai trị của gia đình trong xã hội......................................................................2
1.2.2 Trình độ phát triển của xã hội quy định hình thức tổ chức, quy mơ và kết cấu của
gia đình............................................................................................................................... 3
1.2.3 Tính độc lập tương đối của gia đình..........................................................................3
1.3 Chức năng của gia đình..............................................................................................3
1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người.........................................................................3
1.3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục...............................................................................4
1.3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng.....................................................................4
1.3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình.........................4
2. THỰC TRẠNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................4
2.1 Thực trạng phát huy các giá trị của gia đình truyền thống trong việc xây dựng
gia đình Việt Nam hiện nay..............................................................................................4
2.2 Thực trạng của Gia đình Việt Nam đứng trước những thách thức của sự biến
đổi trong xã hội.................................................................................................................6
2.2.1 Quy mô gia đình có xu hướng ngày càng nhỏ lại.......................................................6

2.2.2 Tuổi kết hơn trung bình lần đầu của cả nam và nữ có chiều hướng nâng cao...........6
2.2.3 Hiện tượng chung sống trước hôn nhân.....................................................................6
2.2.4 Số lượng các vụ ly hôn tăng nhanh qua các năm.......................................................7
3. NỘI DUNG SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY.....................7
3.1 Giới thiệu chung..........................................................................................................7
3.2 Nội dung sự biến đổi...................................................................................................7
3.2.1 Sự biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình.....................................................................7
3.2.2 Sự biến đổi trong thực hiện chức năng của gia đình..................................................9
3.2.3 Sự biến đổi về quan hệ gia đình...............................................................................12


4. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY
DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................................13
PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................16


PHẦN MỞ ĐẦU
Gia đình ln đóng một vai trị quan trọng, gốc rễ trong xã hội, mỗi cá nhân
trong một gia đình đều gắn liền với sự phát triển của thời đại. Khơng những thế qua
các thế hệ có thể lưu truyền những bản sắc văn hóa quý báu của dân tộc ta. Theo dịng
chảy của thời đại, gia đình ngày càng chứng minh được vai trị của mình trong sự
nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước. Song song đó, những giá trị cần thiết trong
mỗi gia đình cũng đều có sự biến đổi kể cả định hướng, xây dựng, phát triển của gia
đình hiện nay ngày càng đổi mới, hiện đại và tự do hơn.
Xuất phát từ những lý do trên chúng em quyết định chọn đề tài “Sự biến đổi và
định hướng xây dựng phát triển gia đình Việt Nam hiện nay” làm chủ đề nghiên
cứu của mình.
Mục đính nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu tổng quan về những lý do tạo nên sự biến
đổi của gia đình Việt Nam trong giai đoạn đổi mới giao thời và nêu ra những giải pháp

giúp định hướng xây dựng phát triển gia đình Việt Nam hiện nay trong cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài chủ ́u đề cập đến vị trí, vai trị của
gia đình, những biến đổi và định hướng, xây dựng, phát triển của gia đình Việt Nam
hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: các giá trị văn hóa truyền thống như đạo đức, giáo dục,
tâm lý, tình cảm, ý thức cộng đờng,... trong việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phân
tích tổng hợp, logic, thống kê, so sánh,… trong nhiều lĩnh vực triết học, chính trị, xã
hội.

1


PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH
1.1 Khái niệm gia đình
Gia đình là tập hợp đặc biệt những con người chung sống cùng nhau, gắn bó
với nhau thơng qua các mối quan hệ về tình cảm, hơn nhân và hút thống. Hai quan
hệ cơ bản hình thành nên một gia đình chính là quan hệ hơn nhân (giữa vợ và chồng)
và quan hệ huyết thống (giữa cha mẹ và con cái).
Quan hệ hôn nhân là nền tảng để hình thành các mối quan hệ khác trong gia
đình và là cơ sở pháp lý cho sự tờn tại của gia đình. Quan hệ huyết thống là quan hệ
giữa những người trong gia đình mang cùng một dịng máu, đây là mối quan hệ được
hình thành từ quan hệ hôn nhân.
Ngoài hai mối quan hệ cơ bản trên, trong một gia đình cịn có mối quan hệ giữa
ơng bà và cháu; giữa cơ, dì, chú, bác và cháu; quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.
Những mối quan hệ này gắn kết chặt chẽ với nhau và có sự thay đổi phụ thuộc vào sự
phát triển của xã hội.
1.2 Mối quan hệ biện chứng của gia đình và xã hội

1.2.1 Vị trí, vai trị của gia đình trong xã hội
- Gia đình là tế bào của xã hội:
Gia đình được xem là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên xã hội vì gia đình có vai
trị tái tạo con người, là nhân tố quan trọng, cốt loi ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát
triển của xã hội. Vì vậy, muốn xây dựng xã hội tốt thì trước hết phải xây dựng gia đình
tốt. Chủ tịch Hờ Chí Minh đã nói: “... nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội
tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội chính là
gia đình”1. Tuy nhiên mức độ tác động của gia đình đối với xã hội còn phụ thuộc vào
bản chất của từng chế độ xã hội.

1Hờ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. CTQG, H.2011, tập 9, tr.531.

2


- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội:
Gia đình là mơi trường giáo dục đầu tiên định hình và phát triển tính cách của
mỗi cá nhân. Và cũng từ đó, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với mọi người xung
quanh và xã hội.
- Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc:
Gia đình là tổ ấm, mang lại sự hạnh phúc, hài hòa trong đời sống của mỗi thành
viên. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện được sâu sắc các mối quan hệ giữa vợ và chồng,
cha mẹ và con cái. Sự hạnh phúc của gia đình là tiền đề tạo nên những cơng dân tốt
cho xã hội.
1.2.2 Trình độ phát triển của xã hội quy định hình thức tổ chức, quy mơ và kết cấu của
gia đình
Theo quan điểm duy vật lịch sử, hình thức phản ánh đặc thù của trình độ phát
triển kinh tế xã hội chính là gia đình.Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, sự thay thế
lần lượt của các phương thức sản xuất đã dẫn đến sự biến đổi về hình thức tổ chức,
quy mơ và kết cấu gia đình. Từ đó cũng có thể nói rằng, những bước tiến trong gia

đình phụ thuộc vào những bước tiến trong sản xuất, trình độ phát triển kinh tế, văn
hóa, chính trị, xã hội của mỗi thời đại lịch sử.
1.2.3 Tính độc lập tương đối của gia đình
Mặc dù, gia đình và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhưng gia đình
vẫn có tính độc lập tương đối của nó. Bởi vì gia đình và quan hệ gia đình cịn bị chi
phối bởi các yếu tố khác như tôn giáo, truyền thống, pháp luật … Thế nên, dù xã hội
có những thay đổi nhưng một số gia đình vẫn cịn lưu giữ những nét truyền thống.
1.3 Chức năng của gia đình
1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người
Là chức năng đặc thù của gia đình, khơng thể thay thế được bởi vì chức năng
này vừa đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì
nịi giống, vừa đáp ứng nhu cầu về sức lao động và sự trường tờn của xã hội. Bên cạnh
đó nó cịn qút định mật độ dân số của một quốc gia. Chức năng này cũng sẽ góp
phần thay thế những lớp người quá tuổi lao động, hết khả năng lao động.
3


1.3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Đây là chức năng quan trọng, nó qút định đến sự hình thành nhân cách, đạo
đức, lối sống của con người, bên cạnh đó nó cịn phản ánh tinh thần trách nhiệm của
gia đình đối với xã hội.
Mặc dù xã hội có rất nhiều cộng đồng khác cũng thực hiện chức năng này (nhà trường,
đội nhóm, qn đội...) nhưng cũng khơng thể thay thế chức năng này của gia đình.Với
chức năng này, gia đình góp phần to lớn trong việc xây dựng thế hệ trẻ, những mầm
non tương lai của đất nước duy trì sử phát triển và ổn định lâu dài cho xã hội.
1.3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Đây là một chức năng quan trọng của gia đình trong việc tạo ra của cải, vật
chất, nhằm duy trì sự sống, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của gia đình, đảm
bảo gia đình hạnh phúc, ấm no làm cho dân giàu, nước mạnh. Khi thực hiện tốt chức
năng này, không những tạo ra cơ sở vật chất tốt cho gia đình thực hiện tốt được các

chức năng khác mà cịn đóng góp to lớn đối với sự phát triển lâu dài của xã hội.
1.3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Đây là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình u thương gắn
bó giữa các thành viên trong gia đình. Chức năng này bao gờm việc thỏa mãn nhu cầu
tình cảm, tinh thần, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ các thành viên trong gia đình.
Sự yêu thương vừa là nhu cầu tình cảm vừa là trách nhiệm, lương tâm của mỗi con
người. Vì vậy, việc xây dựng và duy trì tình cảm giữa các thành viên trong gia đình có
ý nghĩa quan trọng đến việc ổn định và phát triển xã hội.
2. THỰC TRẠNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng phát huy các giá trị của gia đình truyền thống trong việc xây dựng
gia đình Việt Nam hiện nay
Trong những năm qua, các gia đình đã phát huy tốt các giá trị đạo đức để xây
dựng một gia đình Việt Nam như hiện nay. Các mối quan hệ trong gia đình khơng
ngừng được giữ gìn, củng cố và phát huy: các thành viên trong gia đình u thương,
quan tâm, hịa thuận với nhau, cư xử chuẩn mực và đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua
khó khăn. Kết quả là, phát huy giá trị đạo đức của Gia đình truyền thống là tiền đề

4


trong việc xây dựng Gia đình Việt Nam hiện nay, góp phần tạo nên gia đình hạnh
phúc, êm ấm, từ đó cũng giúp cho xã hội được phát triển và văn minh hơn.
Muốn có được kết quả vừa nêu trên, trước hết phải xuất phát từ những hành
động cụ thể và nhận thức của mỗi thành viên trong gia đình để cùng nhau xây dựng
một lối sống lành mạnh, một môi trường giáo dục văn minh, hướng các thành viên
trong gia đình đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Phát huy các giá trị giáo dục truyền thống của ông cha đã dạy bảo, như truyền
thống hiếu học, các gia đình thực hiện tốt giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình,
ứng xử ngoài xã hội, định hướng giáo dục học tập văn hóa, kỹ năng lao động, rèn
luyện tính tự lập và giáo dục giới tính cho con trẻ. Cha me, ơng bà trong gia đình bằng

những kỹ năng tích lũy, bằng sự hiểu biết của bản thân, hướng dẫn con cái mình học
theo những điều hay, lẽ phải, phấn đấu bản thân mình trở thành một người hoàn thiện
để làm tấm gương cho con cái mình noi theo. Gia đình phải tạo cho con cái được học
tập, phát triển và hoàn thiện nhân cách một cách toàn diện, vì chỉ có giáo dục mới là
con đường nhanh nhất dẫn đến thành công của mỗi cá nhân trong xã hội. Giáo dục con
mình phải biết noi gương những người tài, người học giỏi, có địa vị cao trong xã hội.
Giá trị tâm lý, tình cảm trong một gia đình là ́u tố quan trọng khơng kém so
với hai ́u tố trên, các gia đình khơng ngừng chăm lo, khơng ngừng vun đắp tình cảm,
xây dựng các mối quan hệ trong gia đình và quan tâm, chăm sóc lẫn nhau để tạo ra
một gia đình hạnh phúc, trở thành một mái ấm yêu thương đối với mỗi thành viên
trong một gia đình. Tâm lý của các thành viên trong gia đình tốt cũng như tình cảm
của các mối quan hệ với nhau trong một gia đình yêu thương nhau thì mới tạo nên một
xã hội tốt đẹp.
2.2 Thực trạng của Gia đình Việt Nam đứng trước những thách thức của sự biến
đổi trong xã hội
2.2.1 Quy mơ gia đình có xu hướng ngày càng nhỏ lại
Theo thống kê về dân số, qua các năm quy mơ gia đình Việt Nam giảm liên tục
trong hơn 20 năm qua (từ 5.22 người/hộ gia đình năm 1979 xuống 4.88 người/hộ năm
1989 và 4.6 người/hộ năm 1999).

5


Nguyên nhân chính là do giảm mức sinh sản, thay đổi mơ hình chung sống giữa
các thế hệ và những nguyên nhân khác như ly hôn, độc thân...
2.2.2 Tuổi kết hơn trung bình lần đầu của cả nam và nữ có chiều hướng nâng cao
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 1999, trong toàn quốc năm
1989 tuổi kết hơn trung bình lần đầu của nam là 24.5 tuổi, 24 tuổi ở nữ. Có sự khác
biệt to lớn giữa thành thị và vùng nông thôn, do tuổi trung bình kết hơn thấp và tình
trạng tảo hơn còn khá phổ biến.

Theo điều tra của ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Hà Nội năm 2002, tuổi kết
hơn trung bình lần đầu của nam là 28.25 tuổi, 24.26 tuổi ở nữ.
Nguyên nhân là do ưu tiên phát triển bản thân, chú trọng sự nghiệp và sợ trách
nhiệm.
2.2.3 Hiện tượng chung sống trước hôn nhân
Hiện tượng này xuất hiện tập trung ở giới trẻ sống xa gia đình, khơng dưới sự
kiểm sốt của người lớn như sinh viên, người lao động trẻ. Theo một nghiên cứu năm
1996 tại Thành phố Hờ Chí Minh, trong số 100 nhóm dân cư được khảo sát, có 205
cặp nam nữ chung sống trước hôn nhân.
Hiện tượng sống chung trước hôn nhân là sự tiếp nối của quan hệ tình dục trước
hơn nhân, hiện tượng đang có chiều hướng tăng cao ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của
tổ chức CARE năm 1997 ước tính có khoảng 30-70% thanh niên Việt Nam có quan hệ
tình dục trước hơn nhân. Hiện tượng này càng gia tăng và có thể gây ra việc nạo phá
thai, ép kết hôn, điều này ảnh hưởng đến lối sống và đạo đức của giới trẻ trong xã hội
hiện nay.
2.2.4 Số lượng các vụ ly hôn tăng nhanh qua các năm
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, tỷ lệ góa, ly thân của người dân
từ 15 tuổi trở lên là 2.7% đối với nam và 13% ở nữ. Tuy nhiên tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam
thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới.
Theo báo cáo của ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội ở Việt Nam, số vụ ly
hôn ở năm 2002 là 56.487 vụ và còn tăng nhiều hơn nữa. Ở các thành phố lớn, tỷ lệ ly

6


hôn đã và đang trở thành một vấn đề lớn trong xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do mâu
thuẫn gia đình, ngoại tình...
3. NỘI DUNG SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Giới thiệu chung
Gia đình Việt Nam truyền thống: là đại gia đình mà các thành viên liên kết

với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống, có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên:
ơng bà- cha mẹ- con cái. Vì vậy gia đình thường có đơng thành viên ở nhiều thế hệ.
Đây là kiểu gia đình khá phổ biến và tập trung nhiều ở nơng thơn.
Gia đình hiện đại: Gia đình đơn hay gia đình hạt nhân đang trở nên phổ biến
hơn hình thành bởi một cặp vợ chờng và con cái hoặc chỉ có cặp vợ chờng, hay các
trường hợp khác như gia đình đơn thân. Mối quan hệ chủ yếu trong gia đình là mối
quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Việc kế hoạch hóa gia đình cũng có nghĩa rằng chỉ có
ít số con trong mỗi gia đình. Dạng gia đình hạt nhân đang dần trở nên chiếm ưu thế
hơn hiện nay.
3.2 Nội dung sự biến đổi
Thời đại ngày nay, do quá trình phát triển kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu
hóa...và nhiều yếu tố khác đã tác động và tạo ra sự biến đổi về quy mô, kết cấu, các
chức năng cũng như quan hệ gia đình.
3.2.1 Sự biến đổi về quy mơ, kết cấu gia đình
Cấu trúc gia đình truyền thống giải thể, gia đình đơn hay cịn gọi là gia đình hạt
nhân đang trở nên khác phổ biến ở cả thành thị và vùng nơng thơn, thay cho kiểu gia
đình truyền thống trước đây.

7


So sánh về quy mơ, kết cấu gia đình:
Gia đình Việt Nam truyền thống
- Gia đình đơng con.

Gia đình Việt Nam hiện đại
- Gia đình ít con dần (vì kế
hoạch hóa gia đình).

Quy mơ gia

đình

- Nhiều thế hệ sống chung (ơng – - Trong gia đình thường chỉ có
bà, ba – mẹ, cô – chú, con cái...).

2 thế hệ sống chung chủ yếu là
ba – mẹ, con cái...

- Gia đình mở rộng (gia đình kép): - Gia đình hạt nhân: gia đình
kiểu gia đình từ 3 thế hệ trở lên có đơn giản gờm 2 thế hệ, được
quan hệ hút thống sống chung hình thành sau khi con cái kết
Cấu trúc gia
đình

dưới 1 mái nhà.

hơn, tách ra khỏi gia đình của
cha mẹ, độc lập về kinh tế tài

- Gia đình đa hơn: một chờng có chính.
thể có nhiều vợ.

- Gia đình chung thủy 1 vợ 1
chờng theo pháp luật của Việt
Nam.

Mặt tích cực và hạn chế của sự biến đổi này:
Tích cực
Hạn chế
- Quy mơ gia đình thu nhỏ nên đã đáp - Các thành viên ít gặp mặt nhau.

ứng được các nhu cầu và điều kiện của - Khó lưu giữ truyền thống văn hóa của
thời đại mới.

gia đình.

- Đề cao hơn sự bình đẳng giới tính (bình - Tình cảm gia đình dễ rạn nứt.
đẳng nam – nữ)
- Tôn trọng cuộc sống riêng tư.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, sự bình đẳng giới tính, tơn trọng nữ quyền ngày
càng được nâng cao hơn. Phụ nữ dần có mặt trong sản xuất lao động, chia sẻ được
gánh nặng lao động với những người đàn ơng trong gia đình. Tuy nhiên điều này cũng

8


dẫn đến việc mọi người ít dành thời gian cho nhau hơn khiến tình cảm gia đình trở nên
lỏng lẻo.
3.2.2 Sự biến đổi trong thực hiện chức năng của gia đình
- Chức năng tái sản xuất ra con người
Do thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, những chính sách của nhà
Nước về kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình đã chủ động tự giác hơn trong việc sinh
đẻ và thời điểm sinh con.
So sánh về chức năng tái sản xuất ra con người
Gia đình Việt Nam truyền thống
Gia đình Việt Nam hiện đại
- Khơng có biện pháp tránh thai, sinh - Có nhiều biện pháp tránh
đẻ nhiều.
Chức năng tái

thai, thực hiện kế hoạch hóa


- Nhu cầu về con cái phải thể hiện gia đình.

sản xuất ra con trên 3 phương diện: phải có con; phải - Hiện nay đã giảm mức sinh
người

đơng con; phải có con trai nối doi.

của phụ nữ; giảm số con
mong muốn; không nhất thiết
phải có con.

Mặt tích cực và hạn chế:
Tích cực

Hạn chế
- Do sự tác động của khoa học công nghệ

- Có nhiều biện pháp ngừa thai an toàn.

(y học), dẫn đến việc sinh con theo ý

- Nhờ chính sách kế hoạch hóa gia đình,

muốn (muốn bé trai nhiều hơn bé gái),

tránh được việc quá tải dân số.

làm mất đi tính tự nhiên của sinh học.


- Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
So sánh sự biến đổi về chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:
Chức năng

Gia đình Việt Nam truyền thống
Gia đình Việt Nam hiện đại
- Chủ yếu là kinh tế tự cấp tự túc. - Là đơn vị mà sản xuất chủ yếu

kinh tế và tổ

để đáp ứng nhu cầu của người

chức tiêu dùng

khác.

9


- Là đơn vị kinh tế mà đặc trưng - Là tổ chức kinh tế của nền kinh
là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu tế thị trường hiện đại đáp ứng
cầu của thị trường.

nhu cầu của thị trường toàn cầu.

Chức năng kinh tế thời nay tác động rất lớn, trong đó có tác động đến sự bền
vững, hạnh phúc của hơn nhân. Và ngày nay, các gia đình Việt đang thực hiện tốt chức
năng này.
Mặt tích cực và hạn chế:
Tích cực

Hạn chế
- Tạo ra được tài chính vững mạnh đảm - Gia đình gặp khó khăn trong việc chuyển
bảo nhu cầu sống của gia đình.

hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa theo

- Tiến đến hội nhập quốc tế, xây dựng xã hướng chuyên sâu trong kinh tế thị trường
hội vững mạnh.

hiện đại do quy mô sản xuất nhỏ.

- Tiền đề thực hiện tốt các chức năng
khác.
- Chức năng giáo dục (xã hội hóa)
So sánh sự biến đổi chức năng giáo dục:
Gia đình Việt Nam truyền thống
Gia đình Việt Nam hiện đại
- Con cái chịu ảnh hưởng từ họ - Giáo dục con cái dựa theo kiến
hàng, cha mẹ giáo dục con cái thức khoa học hiện đại, trang bị
theo hướng tư tưởng Nho giáo, công cụ để con cái hòa nhập được
Chức năng
giáo dục

dạy bằng những kinh nghiệm với thế giới từ sớm.
xương máu của tổ tiên.
- Con trai mới được đi học, con - Cả con gái và trai đều được đi
gái được giáo dục thành nữ công học.
gia chánh.

Hiện nay, sự đầu tư tài chính vào việc giáo dục toàn diện cho con cái đang ngày

càng tăng lên. Đặc biệt là các gia đình có điều kiện kinh tế (các gia đình ở đơ thị),

10


chương trình giáo dục hiện nay khơng chỉ dừng lại về đạo đức, lối sống mà còn hướng
đến khoa học cơng nghệ, hịa nhập với cộng đờng quốc tế.
Mặt tích cực và hạn chế của sự biến đổi trong chức năng giáo dục:
Tích cực

Hạn chế
- Đầu tư quá mức vào việc giáo dục, khiến

- Con cái được phổ cập nhiều kiến thức hơn con cái dễ chán nản, dễ bỏ cuộc.
về khoa học kỹ thuật hiện đại, tạo tiền đề - Sự đòi hỏi của cha mẹ cũng như xã hội
cho con cái hòa nhập quốc tế.

tăng cao, thế nên con cái không được theo

- Đầu tư tốt hơn về môi trường học, nâng đuổi ước mơ riêng.
cao khả năng phát triển toàn diện.

- Vẫn còn xuất hiện các tệ nạn xã hội ở trẻ
em (bỏ học, lang thang, nghiện thuốc...).

- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Trong xã hội hiện nay, sự bền vững của một gia đình khơng chỉ phụ thuộc vào
trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ và chồng mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ hòa hợp
giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, quyền tự do chính đáng của mỗi cá nhân trong
gia đình.

So sánh sự biến đổi về việc thực hiện chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý,
duy trì tình cảm gia đình.
Gia đình Việt Nam truyền thống
Gia đình Việt Nam hiện đại
- Vợ chờng sống có trách nhiệm, - Trong gia đình hiện đại, họ ngày
nghĩa vụ, cùng chia sẻ với nhau càng ít có trách nhiệm và nghĩa vụ
Chức năng
thỏa mãn

trong quan hệ vợ chồng và chăm với nhau. Họ xem trọng quan hệ
sóc con cái.

giữa vợ và chờng hơn quan hệ giữa

nhu cầu tâm

cha mẹ và con cái.

sinh lý, duy

- Tâm lý truyền thống về vai trò - Tạo dựng quan niệm bình đẳng

trì tình cảm

của con trai, phải có trách nhiệm trong việc chăm sóc và phụng
ni dưỡng, chăm sóc cha mẹ già dưỡng cha mẹ.
và thờ phụng tổ tiên.

11



Bên cạnh sự thay đổi này, ta có thể thấy được nhiều mặt tích cực cũng như hạn
chế trong chức năng này của gia đình:
Tích cực
Hạn chế
- Xây dựng quan niệm bình đẳng giữa - Do nhu cầu thỏa mãn tâm lý – tình cảm
nam và nữ trong việc phụng dưỡng cha ngày càng tăng, dẫn đến các gia đình có
mẹ.

một con hoặc thậm chí là khơng có con

- Nâng cao sự tôn trọng về quyền riêng tư tăng cao. Điều này dẫn đến con cái thiếu
sở thích của các thành viên trong gia thốn tình cảm về anh chị em trong gia
đình.

đình.

- Có nhiều biện pháp đảm bảo an toàn
tình dục và sức khỏe sinh sản cho các
thành viên sẽ là chủ gia đình trong tương
lai.
3.2.3 Sự biến đổi về quan hệ gia đình
- Biến đổi về quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng
Trong bối cảnh hiện nay, hơn nhân gia đình vẫn là giá trị quan trọng mặc dù tỉ
lệ ly hơn, ly thân cịn thấp nhưng qua đó ta cũng thấy rằng một số người dân Việt Nam
khơng cịn quan tâm đến nền tảng và giá trị cốt loi của gia đình mà thay vào đó là sự tự
do, sự thành cơng, danh vọng và quyền lợi. Bên cạnh những tiêu cực trên, ta có thể
thấy nếu trước khi người chồng là trụ cột gia đình, nắm giữ mọi quyền lực về sở hữu
tài sản, qút định mọi thứ, thì ngày nay, đó khơng cịn là mơ hình duy nhất nữa mà
bên cạnh đó người phụ nữ cũng có thể làm trụ cột gia đình hoặc cả hai vợ chờng cùng

làm chủ gia đình hoặc vợ chồng cùng nhau lao động tạo ra nguồn tài chính cho gia
đình cũng đóng góp to lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội.
- Biến đổi về quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia
đình
Nếu như trước kia, trẻ em sinh ra và lớn lên trong sự bao bọc, dạy dỗ yêu
thương của ơng bà cha mẹ thì ngày nay, hầu như các gia đình đều phó mặc cho sự dạy

12


dỗ của nhà trường dẫn đến thiếu thốn tình cảm của gia đình. Điều này cũng là nguyên
nhân gây ra các việc như trẻ em học thói hư tật xấu, gia tăng bệnh tự kỷ...
Người cao tuổi có xu hướng bảo thủ, hướng về các giá trị truyền thống. Nhưng
ngược lại, tuổi trẻ có xu hướng tiếp nhận các giá trị hiện đại, phủ nhận các giá trị
truyền thống và dần làm mất đi vẻ đẹp văn hóa vốn có ngày xưa. Gia đình càng nhiều
thế hệ, mâu thuẫn lại càng lớn.
Nhưng hiện nay, các bậc cha mẹ cũng đã hiểu, chia sẻ và lắng nghe con cái hơn.
Điều này giúp kết nối các thế hệ lại với nhau.
4. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY
DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Một là, Phải tăng cường công tác tuyên truyền, không ngừng nâng cao giáo dục
và nhận thức cho mọi thành viên trong gia đình và xã hội về những giá trị đạo đức văn
hóa tích cực của gia đình truyền thống, vị trí và vai trị của gia đình, làm cho mọi
người hiểu ro hơn gia đình là cái tờn tài trường tờn trong mọi hình thái kinh tế - xã hội
nào, nó là một tế bào của xã hội, gia đình phải bời dưỡng nhân cách và tâm hồn của
con người từ nhỏ và gia đình mãi mãi phải là cái nơi ni dưỡng cho mỗi thành viên
trong gia đình.
Gia đình phải là trường học đầu đời giáo dục nhân cách và lối sống có đạo đức,
có văn hóa cho con người. Gia giáo bao giờ cũng phải đi trước giáo dục của xã hội,
như vậy mới giúp xây dựng được xã hội ngày càng phát triển và văn minh.

Hai là, Kế thừa và phát huy có chọn lọc những giá trị đạo đức hay những chuẩn
mực đạo đức tích cực của gia đình truyền thống và tiếp thu những phát triển, tiến bộ
của gia đình hiện đại trong xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay. Ngăn chặn sự
du nhập của những văn hóa khơng lành mạnh, lối sống ngoại lai. Mọi thành viên trong
gia đình cần phải dựa vào nhau, động viên nhau, an ủi, khuyến khích, sẻ chia với nhau
mọi nỗi đau buồn và niềm vui trong cuộc sống.
Gia đình khơng phải là một nơi để kiếm sống, càng không thể là một “quán trọ”
cho những tâm hồn cô đơn và lạc long. Mà gia đình cần phải được xây dựng theo lối

13


phát triển bền vững, trở thành tổ ấm hạnh phúc của mỗi gia đình, cần phải giữ gìn và
phát huy các giá trị đạo đức và lối sống gia đình truyền thống tốt đẹp.
Ba là, Tiếp tục hưởng ứng và đẩy mạnh các phong trào xây dựng gia đình văn
hóa, gia đình văn hóa phải thực chất đúng nghĩa cho nên cần phải cụ thể hơn các tiêu
chí để đánh giá một cách khách quan nhất, đúng thực chất của một gia đình văn hóa.
Cần phải đánh giá Đảng trong sạch vững mạnh, các chính quyền, đoàn thể vững mạnh;
đánh giá xếp loại cán bộ, đảng viên hằng năm. Từ đó các cấp ủy, chính quyền và các tổ
chức đoàn thể ở cấp cơ sở cần đi sâu nắm bắt tình hình cụ thể của từng hộ gia đình,
thường xuyên động viên giúp đỡ các gia đình, bảo đảm xây dựng gia đình bình đẳng,
tiến bộ, bền vững, ấm no và hạnh phúc.
Bốn là, Cần tăng cường kết hợp vai trị của gia đình, nhà trường và xã hội trong
giáo dục đạo đức gia đình, nhằm giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của
gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các
dân tộc đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề lối cũ. Nâng
cao tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đờng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ
quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, sự tinh tế trong ứng xử, tính
giản dị trong lối sống.
Nêu cao vai trò gương mẫu của các tấm gương tốt trong việc thực hiện gia đình

văn hóa, các bậc cha mẹ phải làm tấm gương tốt cho con cái noi theo. Cần lồng ghép
việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống, nề nếp của gia đình văn hóa trong các
hoạt động thường ngày của con người, đặc biệt là giới trẻ. Cùng với đó là tạo ra một
môi trường sống lành mạnh cho con cái, để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.

14


PHẦN KẾT LUẬN
Với đề tài “Sự biến đổi và định hướng xây dựng, phát triển gia đình ở Việt
Nam hiện nay” nhóm chúng em đã khai thác và trình bày thành một bài báo cáo trong
đó đã đưa ra được các giá trị phát huy gia đình truyền thống trong việc xây dựng gia
đình Việt Nam hiện nay, đưa ra những quan điểm cần quán triệt khi nghiên cứu và đề
ra những giải pháp giúp xây dựng gia đình phát triển toàn diện, khắc phục những mâu
thuẫn, hạn chế và những bất cập trong gia đình. Những giải pháp nhóm em đưa ra đều
có vị trí, vai trị nhất định, có sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong các giải pháp đã đưa
ra, nhóm em đề xuất cần sớm có “Luật bảo tờn và phát huy các giá trị trong gia đình
truyền thống Việt Nam” cũng như cần tổ chức học hỏi kinh nghiệm, giao lưu, trao đổi
các kiến thức để xây dựng một gia đình Việt Nam hiện nay nhưng vẫn giữ được các
giá trị của một gia đình Việt Nam cổ truyền. Các cấp Đảng, cấp ủy, ban ngành cần
tuyên truyền và vận động nhân dân ở từng địa phương tham gia phát huy các giá trị
của Gia đình truyền thống trong việc xây dựng Gia đình Việt Nam hiện nay nói riêng
và cơng tác phát triển gia đình nói chung. Cần thực hiện tốt các giải pháp được đưa ra
giúp gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi thành viên trong gia đình, là tế bào của xã hội,
từ đó góp phần thực hiện thành công mục tiêu chiến lược được đề ra. Phát triển kinh tế
- xã hội của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn định hướng và đổi mới năm 2030, chú
trọng vào việc xây dựng một nền giáo dục phát triển, một nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc và quan trọng hơn hết là giáo dục nhân cách con người. Đào tạo
ng̀n nhân lực Việt Nam có chất lượng về cả tri thức lẫn đạo đức để đáp ứng yêu cầu
đổi mới, hội nhập quốc tế như hiện nay; giúp Việt Nam đẩy mạnh nhanh về kinh tế xã hội, làm bước ngoặt trong việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.


15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, tr.
128-143
[2] Lê Ngọc Văn (2021), Vài nét về thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay, Lý
luận chính trị và truyền thông truy cập tại: lyluanchinhtrivatruyenthong.vn
[3] Công ty Luật Dương Gia (2021), Gia đình là gì? Phân tích các chức năng cơ
bản của gia đình, Luật Dương Gia truy cập tại: />[4] Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), “Kế thừa và phát huy giá trị gia đình truyền
thống trong xây dựng gia đình văn hóa”, Tạp chí Lao động và Cơng đồn,
(599), tr.14-15
[5] Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), “Yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy giá trị
gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam hiện nay”,
Tạp chí Dân tộc, (184), tr.53-55
[6] Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), “Xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đờng bằng
sơng Hờng hiện nay”, Tạp chí Lao động và Cơng đồn, (630), tr.42-43
[7] Gia đình là gì? Phân tích vai trị, vị trí và mối quan hệ biện chứng giữa gia
đình và xã hội, truy cập tại: />fbclid=IwAR3RhWOZQZo2U9XNx5Q7NgzkiEeDxep4pWoYVrDe7R49hT36HsIqpv9Jx8
[8] Nhóm tác giả, Phân biệt sự khác biệt giữa gia đình Việt Nam truyền thống và
gia đình Việt Nam hiện nay, 123doc truy cập tại: 123docz.net

16



×