Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

NHÀ NGÓI VIỆT NAM full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.21 KB, 9 trang )

TÀI LIỆU 1 : NHÀ NGÓI VIỆT NAM
Đây là một mơ típ trang trí mà người nơng dân xưa thường chạm vào hàng hiên của một
ngôi nhà gỗ, cũng là một thành ngữ nói lên ước vọng giầu sang, con đàn cháu đống.
Nguyên văn là “Nhà ngói sân gạch, chùm nho con sóc”. Cái này cũng giống như tranh
dân gian Đông Hồ vẽ lợn đàn, gà đàn hoặc em bé ôm con gà, con vịt đều là nguyện vọng
phú quý của người nơng dân.
Tuy vậy ước mơ thì dễ, mà thực hiện thì khó. Người nơng dân tích thóc mười năm mới có
thể dựng nổi nhà, chỉ một đơi vụ mất mùa, thì họ cịn phải kéo dài thời gian sống trong
căn nhà tre, trát vách đất, hoặc căn nhà trình tường bằng đất nặng nề. Trong cái quy trình
từ thấp đến cao tối thiểu là túp lều lá, hơn nữa là nhà trình tường, khá thì làm nhà tre,
giầu thì làm nhà gỗ, khơng phản ánh sự thay đổi trong tinh thần nơng dân. Lễ nghĩa ln
thường, lịng ngưỡng vọng tổ tiên và cách tổ chức không gian sinh hoạt khơng có gì thay
đổi cho dù kiến trúc đã thay đổi.
Túp lều lá thì khơng có gì đáng nói, trừ phi nó là sản phẩm của đời sống nguyên thủy.
Một mái dốc, hoặc hai mái gập, cốt chui ra chui vào, mưa nắng đều dột. Nhưng khi nó
chuyển thành các chịi canh lúc dựng ngồi đồng, lều canh cá dựng bên ao, hoặc chịi
đựng thóc, đựng rơm thì lại khá đẹp, giống như ngôi nhà sàn con thu nhỏ. Tá điền hoặc
chủ nhân có thể ngủ thảnh thơi ở đây bên ao đầy cá, bên đồng lúa lộng gió đang ươm
vàng, cốt cho những kẻ rình mị, rằng có tao đây, chớ ăn trộm. Sàn thường bằng tre, nứa
đập dập, nằm lên ngả vàng, nhẵn bóng, mát và thơng thống.
Đơi lúc có cặp un ương bí cờ, tạt bừa vào đó tằng tịu, mới tình tứ làm sao. Bốn bề
thanh vắng thì ta có thể thực hiện cái “nhất quận cơng, nhì ỉa đồng” vậy. Nhà trình tường
là một sản phẩm tuyệt vời của những người nghèo, đặc biệt ở vùng bán sơn địa như Bắc
Giang, Bắc Ninh, Sơn Tây, Thái Nguyên. Người ta dùng cái Kay bằng gỗ, gồm hai tấm
ván bằng cỡ hòm áo quan, cho đất vào trong và giã chặt từng lớp tường quây dần lên
thành nhà. Đất đồi ở các địa phương trên có mầu nâu đỏ, nhiều chất sắt, nên tường lâu
năm rất cứng và rắn chắc.Nhiều bức tường ngả thành mầu đen sì, cứng như sắt, thủng lỗ
chỗ như đá ong lâu năm. Nhà trình tường, tường rất dầy tới 50cm, cửa sổ chỉ có thể trổ
rất nhỏ. Cửa ra vào thấp. Trên nóc lợp gianh, rạ, hoặc lá gồi với bộ vì kèo tre, gỗ. Nội thất
thường tối, nhưng khơng khí trong nhà khá tốt, mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
Nhưng kèm theo là cảm giác tăm tối, lạc hậu, cũng như cái nghèo đè nặng lên cuộc sống


người nơng dân sống ở vùng đất chó ăn đá, gà ăn sỏi. Những căn nhà như vậy còn rất
nhiều trong thời bao cấp.
Cơm gạo thiếu, rừng thưa thớt, đồi trọc hoang vu chỉ trồng được dứa và bạch đàn, những
căn nhà trình tường trơ trọi trên những sườn đồi nắng chang chang phản ánh một cảnh
nghèo bất tận, nên người nơng dân khơng hề lưu luyến đó, nếu có điều kiện thay đổi,


cũng như không bao giờ nhận ra vẻ đẹp thô mộc và tinh khiết của nó, nếu được cải tạo
trong kiến trúc hiện đại và kinh tế phát triển.
Ở Hiên Vân (Bắc Ninh) còn ba làng Na, Nội, Kiền còn ít nhà trình tường và tường ngăn
sân vườn làm bằng đất trình tường rất đẹp. Chúng quây thành những ngõ xóm vắng lặng.
Hai bên tường những cây sấu, cây me, cây hòe vươn cao tỏa một mầu xanh mát mẻ che,
lớp tường dầy đỏ au, hoặc vàng nhạt. ở vùng Kép (Bắc Giang) cũng cịn nhiều nhà trình
tường trên các đồi cao điệp trùng.
Độ bền của nhà trình tường thật lý tưởng, vài trăm năm dường như không suy xuyển, trừ
bộ mái. Chùa Bổ ở Việt Yên (Bắc Giang) là một cơng trình phối hợp xây dựng trình
tường và nhà gạch ngói tuyệt mỹ. Nhà gạch ngói sau vài chục năm cần tu sửa, nhưng
những lớp tường trình bằng đất, suốt từ thế kỷ 18 đến nay hình như ngày càng vững bền
mặc mưa sa gió táp. Nếu được thiết kế tốt bộ mái, cửa sổ, cửa ra vào, thì nhiệt độ trong
nhà đất rất lý tưởng khoảng 120C vào mùa đông và 280C vào mùa hè. Trừ mái gianh,
rơm rạ và có thể là các loại lá, thì các loại chất liệu khác dường như khơng thích hợp gây
ra bí ẩm trong nhà.
Ở Bắc Giang phần nhiều các gia đình dùng nhà trình tường rất nghèo, họ dường như
khơng có gì để mất, nên thường khơng làm cửa đóng, còn cửa sổ chỉ ghép bằng một tấm
liếp đơn sơ. ở Hà Tây, thay cho nhà trình tường, nhiều gia đình xây nhà bằng đá ong, một
chất liệu rất bền vững cũng từ dạng đất tương tự như đất trình tường, nhưng kết cấu già
hơn, hàm lượng sắt cao hơn, có thể sắn thành từng viên ở dạng khối hộp hình chữ nhật
lớn. Khu vực Đường Lâm (Sơn Tây) cịn nhiều nhà, cổng và tường đá ong hàng trăm
năm. Tuy nhiên sự điều hịakhơng khí trong nhà đá ong thua nhà trình tường, dù nhà trình
tường làm khơng mất tiền.

Nhà tre là điển hình của kiến trúc nơng thơn ngày xưa, biểu hiện cho cái nghèo, sự tinh tế
và kỹ thuật truyền thống. Dẫu là nghèo nhưng làm nhà tre không hẳn đơn giản. Tre phải
ngâm 3-5 năm trong ao bùn, tránh mối mọt sau này, độ bền cũng chỉ khoảng 12 năm là
phải tu sửa. Các cột, kèo, hoành phải chọn tre thẳng to và đều. Kết nối hoàn tồn bằng
con xỏ, đinh tre và lạt buộc.
Tường nhà có thể dùng liếp tre, nhưng tốt hơn là dùng đất trát vách lên dứng tre dựng
như cấu trúc tường. Đất trát vách được luyện kỹ cùng rơm chặt nhỏ, có thể thêm chút vôi
và bùn.
Độ ẩm và khô trong nhà trát vách rất tốt, cũng như khả năng thu hút độc khí, một vấn đề
mà khơng mấy kiến trúc sư quan tâm. Từ tường vách đến mép giọt gianh là khoảng hiên
rộng, người ta dùng dại cửa bưng làm thành lớp tường ngồi thứ hai trước nhà, chắn nắng
gió, làm chỗ cho trẻ chơi ngoài hiên. Bậu cửa làm cao chừng 30-50cm.


Dưới chân cột, thường dùng các trôn bát gỗ làm con kê. Điểm yếu của nhà tre là thường
bị tốc khi gặp gió bão lớn. Do đó cần gia cố thêm bằng bộ giàn mái, cũng bằng tre, và
dây chống bão bằng sắt ở bốn góc nhà, kéo gim 4 góc mái nhà xuống đất. Nhà tre mái lá
thường nơi làm tổ của ong, kiến, và chim, cũng là cách vui cửa vui nhà, của người nông
dân an bần lạc đạo.
Nhà gỗ là tựu trung kỹ thuật tổ chức môi sinh của người Việt. Với kết cấu vì kèo và mặt
bằng hình chữ nhật, có thể tạo ra mọi kiểu biến thái từ nhà ở dân sinh, đến kiến trúc tơn
giáo đình, đền, chùa và cung điện vua chúa. Trên cái nguyên tắc duy nhất, đã tạo ra đủ
nơi ở của Thánh thần, Thiên tử và sỹ-nông-công-thương. Kết cấu cơ bản cũng như nhà
tre, nhưng tường được làm bằng gỗ, hoặc xây gạch. Chân cột kê thạch tảng. Mái thì lợp
ngói.
Độ bền tới hàng trăm năm mới cần tu sửa. ước vọng “Nhà ngói sân gạch, chùm nho con
sóc” chính là cái này. Cái thể hiện khả năng làm ăn thịnh vượng, cũng như xây xong ngơi
nhà thì lụn bại, nợ chồng chất hàng chục năm của người nông dân. Lịng ngưỡng vọng tổ
tiên, ý thức tổ chức gia đình phong kiến có tơn ty trật tự, loại bỏ sự phát triển cá nhân và
rèn luyện đạo lý Khổng Mạnh cũng tập trung trong ngôi nhà này.Khi đã làm được đến

nhà gỗ, thì khả năng tổ chức sân vườn ao là hồn tồn có thể, vì về thực chất nó được
nâng cấp từ quy hoạch cũ của nhà tre. Nhà thường chếch hướng đông nam, sân rộng
trước mặt. Ao bán nguyệt hoặc vuông, chữ nhật trước thềm sân, khoảng đất trống rồi tới
lũy tre bao bọc. Phía đơng là tường và cổng sát lối đi ngõ làng, phía tây về sau lưng nhà
là vườn. (Cũng có thể tường cổng ở hướng đối diện, tùy theo quy hoạch làng).
Cửa sổ mở ra vườn sau nhìn ngắm những cây bưởi trái trổ cành, những buồng chuối và
tán lá vươn gần đến song cửa trong góc độ trái sáng rất đẹp mắt thanh bình một cách trù
phú. Hàng cau cao vút là sân, đối lập lại là ao sâu thả cá, rửa rau, giặt chiếu. Khá khẩm
thì làm thêm hịn non bộ. Nhà đã chọn hướng tốt, mát hè, ấm đơng, lại có âm dương ngũ
hành và non sông cùng canh tiều ngư mục thu nhỏ. Gian chính giữa đặt bịch thóc hoặc
kiêm hương án để thờ gia tiên.
Trước hương án có phản rộng giành cho chủ nhà và quan khách. Hai gian hai bên kê phản
và bộ tràng kỷ (bình tượng) ngủ và nghỉ uống trà. Hai buồng hai chái dành cho đàn bà,
vợ chồng trẻ và làm kho. Nhà bếp theo hướng đơng tây, thường kề nhà chính. Liền bếp là
chuồng trâu, chuồng lợn và chuồng gà. Đầu bếp có cối xay và giã gạo. Nhà vệ sinh có thể
liền khu vực này hoặc tách ra vườn. Nhiều nơi người ta để nồi đi giải ngay cổng. Có lẽ
nhằm dùng mùi khai trừ tà ma xâm nhập. Cổng nhà quan trọng được xây kiên cố và chơn
đơi chó đá canh nhà hai bên tường cổng. Căn nhà gỗ tưởng đơn sơ nhưng có hàng nghìn
chi tiết được tính tốn cẩn thận. Đại loại thềm bó đá. Liếp tre đan lóng hai hay ba,
ngưỡng cửa cao bao nhiêu, không quên khoét lỗ quét rác và cho chó mèo chui qua. Cánh
cửa mở đóng tháo đều có then chốt cho dễ và chặt chẽ.


Tường nêm ván bổ, hồnh xà ngắn dài vng trịn cân xứng. Câu đầu viết chữ nho, đặt
thước tầm. Ván bưng chạm hoạt cảnh đình chùa và chim hoa lá. Hồnh phi treo chính
giữa, cân đối vàng son dọc ban thờ... Tất cả đều được để ý cẩn thận, khiến cho từ đời ông
đến đời cháu thấy đây là gia thất tiện nghi nhất. Và đó là kết quả của đời sống nơng
nghiệp thuần hậu, trù phú nếu có thể, đặc biệt là một quốc gia có vua sáng tơi hiền, sẽ
trường tồn ước vọng ra đường không ai nhặt của rơi, nhà nhà đi ngủ khơng đóng cửa, dẫu
người qn tử có vỗ bụng rau bình bịch mà vẫn ngon giấc.

Sự tan rã trông thấy của kiến trúc nông thơn bắt đầu từ sự tàn phá các cơng trình kiến trúc
trong chiến tranh nhiều thập kỷ. Thay đổi cơ cấu kinh tế mà không chuẩn bị cho một môi
sinh mới cũng như quan niệm thẩm mỹ mới là nguyên nhân thứ hai. Tất cả các chất liệu
và đặc tính kỹ thuật truyền thống không được quan tâm nữa. Nhà bê tơng với kết cấu
nhiều tầng và hình thức bên ngoài nửa tây nửa ta dần thay thế hoàn toàn kiến trúc truyền
thống, đổi khơng gian hình chữ nhật sang khơng gian hình vng, nhằm tăng cường đời
sống cá nhân, thay vì đời sống cộng đồng gia đình quá chặt chẽ.
Những nhu cầu mới: sinh hoạt cá nhân, gia đình vợ chồng trẻ, tiện nghi điện tử... khơng
có gì là sai, nhưng tại sao nó đã kết hợp một cách lố bịch và cầu kỳ, trái ngược với thẩm
mỹ kinh tế của người nông dân xưa. Ngôi nhà đất bền chắc ấm cúng. Ngơi nhà tre thống
mát thanh bần.
Ngơi nhà gỗ mộc mạc tinh tế. Tất cả đều có khả năng điều hịa khơng khí tốt, khả năng di
dưỡng tinh thần lành mạnh. Và chỉ thiếu chút cải tạo vệ sinh, bố trí theo khơng gian mới
với các dồ gia dụng hiện đại, thì thật là một thứ kiến trúc lý tưởng. Khi sông Tiêu Tương
đã chết, sông Dâu biến thành con ngịi, sơng Đáy thơ mộng đang thành bãi trồng rau, làng
xã bê tơng hóa bằng một kiến trúc hình hộp chắp vá, ấy chính là lúc tìm lại giấc mộng kê
vàng trong cái nghèo mà vui xưa.
TÀI LIỆU 2 : NGÔI NHÀ TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM
Qua hàng nghìn năm lịch sử, với sự phát triển từ thấp đến cao, người Việt Nam đã sống
qua những hình thức như bày đồn, cơng xã, rồi đến thị tộc… nhưng cao hơn cả mà vẫn
cịn tồn tại, duy trì cho đến ngày nay là những đơn vị nhỏ được gọi là ‘làng’… Làng là
đơn vị thấp nhất trong cấp chính quyền của những cộng đồng người định cư làm nông
nghiệp.
Làng Việt Nam lại được lập lên từ tập hợp các gia đình, nhiều có tới vài nghìn hộ, ít cũng
phải trên mấy chục hộ gia đình và mỗi gia đình lại sống độc lập trong mỗi khuôn viên
riêng.
Dù ở giai đoạn nào trong lịch sử, những người nông dân trong làng đã tìm cho mình thế
ứng xử trong cách sống để phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và đặc biệt
trong mơ hình sản xuất của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Do vậy, những
người nơng dân hay chính những người chủ của mỗi gia đình đã xây dựng một phong



cách sống riêng, song lại được đồng nhất trên cơ bản với xóm giềng, với làng xã nhưng
nổi chội hơn hẳn và dễ nhận biết đó là ngơi nhà Việt truyền thống.
Ngôi nhà Việt truyền thống được sắp xếp trong một bối cảnh sinh hoạt chung của làng, nó
vừa riêng lại vừa chung, rất độc lập mà lại có thế hoà đồng. Những bước tường ngăn cách
giữa đường đi, giữa nhà này nhà kia tạo nên thế khép kín cho mỗi gia đình, nhưng lại
được mở ra trong kiểu ứng xử chung của cả cộng đồng làng. Kết cấu của ngơi nhà Việt
truyền thống có nhiều kiểu, nhưng có hai kiểu được thiết kế nhiều nhất là: Kiến trúc nhà
hình thước thợ, tức là nhà chính và nhà phụ (ở đây nhà phụ thường là bếp), kiểu kết cấu
này bắt gặp rất nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ. Kết cấu thứ hai của ngôi nhà người Việt
thường thấy là: Kiểu kết cấu hình chữ Mơn, tức là nhà chính nằm ở chính giữa hai bên có
hai căn nhà phụ (một là nhà kho để chứa lương thực, một là nhà bếp), kiểu này thường
phải là một gia đình khá giả. Ngồi ra cịn có nhiều kiểu nhà khác nhưng khơng được phổ
biến như: nhà kiểu chữ đinh, chữ nhất, chữ nhị, chữ cơng …
Người Việt sau hàng nghìn năm tồn tại và phát triển đã tạo cho mình một mơi trường
sống cân bằng với sinh thái. Trong khuôn viên nhà ở truyền thống của mỗi gia đình gồm
có các thành phần sau: nhà chính, nhà phụ, vườn cây, ao cá, chỗ chăn nuôi gia cầm, gia
súc, sân phơi, hàng rào, cổng… Người nông dân đã biết bố cục trong khuôn viên của gia
đình mình thành một chuỗi khép kín về dòng năng lượng, về cách thức làm ăn hay về
dòng trao đổi vật chất. Nghĩa là họ đã biết khai thác về mặt sinh thái để ổn định cuộc
sống gia đình, hài hồ với mơi trường, tạo điều kiện cân bằng để giữ thế ổn định chung.
Trong đó 3 yếu tố ‘Người, đất và nước’ là các yếu tố tạo nên cân bằng sinh thái trong nhà
ở người Việt truyền thống vùng nhiệt đới nóng ẩm. Trong khn viên như vậy, người
nơng dân đã tự tạo cho mình một cuộc sống ‘tự cung, tự cấp’.
Đối với người Việt, ngôi nhà chính là bộ phận cốt yếu trong khn viên của một gia đình,
nhà có bố cục gian lẻ 1, 3, 5 hay 7 gian cùng với 2 chái, không mấy nhà có số gian chẵn.
Số lượng gian và chất liệu để làm nhà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình,
hay điều kiện mơi trường thiên nhiên xung quanh nơi gia đình sinh sống. Ngơi nhà người
Việt được kết cấu đăng đối, vì là số lẻ nên gian chính giữa bao giờ cũng dành làm nơi thờ

cúng và tiếp khách. Sự sắp xếp trong một ngôi nhà người Việt cũng cho thấy sự thiên lệch
vị trí giữa nam và nữ, chỗ ngủ của đàn ông trong gia đình ở các gian chính, cịn chỗ sinh
hoạt và nghỉ ngơi của phụ nữ là ở các chái bên cạnh, hoặc ở nhà ngang, nhà phụ. Người
Việt có quan niệm ‘đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại’, nên gian chính là bộ mặt của chủ nhà,
lại là nơi thờ cúng của tổ tiên nên được bài trí hết sức cơng phu so với các gian bên cạnh.
Có nhiều nhà gian chính được trang trí với các mơ típ hoa văn trên các cột, vì kèo bằng
gỗ hết sức khéo léo và tinh vi, đó là những mảng trạm khắc được thu nhận từ thiên nhiên
vào trong ngôi nhà người Việt truyền thống. Trong ngôi nhà phần được chú ý và quan
tâm nhiều hơn cả chính là bàn thờ vì chịu ảnh hưởng của Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Khổng
nên bàn thờ được đặt vào chính giữa của gian chính, xung quanh được trang hoàng bằng
các hoành phi câu đối, nếu gia cảnh của chủ nhà có khiêm nhường hơn thì bàn thờ cũng
ln được đặt vào nơi trang trọng nhất.
Ngôi nhà người Việt truyền thống là nơi sinh sống khơng phải chỉ của một hay hai thế hệ
mà nó được truyền qua nhiều thế hệ từ lớp ông bà đến lớp con cháu… cứ thế tiếp nối.
Ngơi nhà có thể tồn tại vững chắc vài trăm năm, nên việc dựng một ngôi nhà được người


Việt hết sức quan tâm, từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu xem ngày, xem tháng, so tuổi
vì họ quan niệm đây thứ nhất là cơ nghiệp của nhiều đời, thứ hai đó là sự thịnh vượng
hay suy của cả gia đình hay lớn hơn là cả một dịng họ nếu không chọn được ngày tốt và
hướng tốt . Do vậy ngôi nhà người Việt là sự kết tinh của tâm sức, ý chí, tập trung cơng
sức, tiền của cả gia đình. Ngơi nhà người Việt cịn thể hiện được cái khéo léo, tài hoa của
người thợ Việt Nam.
Ngôi nhà người Việt thường được xây dựng bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương như gỗ, tre, nứa, đất, đá,… phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện kinh tế của từng
gia đình. Hệ thống xương chính của ngơi nhà thường làm bằng gỗ được ăn mộng với
nhau một cách chắc chắn với loại mộng én, hay mộng đuôi cá. Tường nhà có thể bằng gỗ,
trát đứng đắp đất, có hệ thống cửa ‘bức bàn’ hay ‘cửa phố’. Hình thức bên ngồi của ngơi
nhà rất mộc mạc giản dị, những nhà có tường xây bằng gạch lợp ngói âm dương thì chỉ là
mái dốc thuần t, khơng được trang trí cầu kỳ, cùng lắm là những đường chỉ dài khắc

vạch. Dưới mái là hàng cột hiên với các bức tường quét vôi trắng, trông giản dị khiêm
nhường. Nhưng bên trong cái vẻ giản dị, mộc mạc khiêm nhường của ngôi nhà Việt
truyền thống là tiềm ẩn bên trong cả cội nguồn của một dân tộc, một sức sống lâu bền
mãnh liệt của người Việt. Đây chính là tâm hồn, là một góc đi về của một con người, nó
mang nhiều hồi ức, kỷ niệm riêng tư mà chỉ có ngơi nhà Việt mới có được.
Trải qua nhiều thời gian, nhiều thế kỷ, với bao thăng trầm lịch sử cho đến ngày nay,
những ngơi nhà người Việt vẫn cịn hiện hữu trên khắp các làng q Việt Nam, tuy khơng
cịn nhiều, song đó là những tài sản quý báu của nền văn hóa của dân tộc, là những giọt
mật tinh tuý được chắt lọc ra từ khối óc thơng minh, đơi mắt tinh đời, những bàn tay tài
giỏi, khéo léo của cha ơng chúng ta.
TÀI LIỆU : NGƠI NHÀ Ở NAM BỘ
Mặc dù có sự duy trì tập qn cư trú lâu đời từ quê gốc nhưng khi tạo dựng ngôi nhà
những lưu dân người Việt vẫn có những thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện
môi sinh ở địa bàn mình đang sinh sống. Vì vậy việc lựa chọn địa bàn cư trú có ý nghĩa
rất quan trọng. Nó khơng chỉ giúp họ ổn định cuộc sống mà cịn phải an cư lạc nghiệp.
Cơng việc của những lưu dân buổi đầu vào đây là khai hoang mở cõi, tìm cuộc đất tốt để
dựng nhà, lập làng, rồi sau đó mới lập chợ xây đình. Trong buổi đầu khai phá, các lưu dân
thường chọn cất nhà ở những nơi có bến sơng để thuận tiện cho việc đi lại, đánh bắt thủy
sản, có được một khơng gian thống đãng, có nước ngọt để sử dụng từ các con sơng,
kinh, rạch, tránh những nơi đầm lầy nê địa vừa không thuận tiện, vừa khó sinh nhai, lại
thường xuyên đối mặt với bệnh tật và thú dữ.
Người Việt thường chọn bố trí nhà ở trên đất giồng, gị, đồi và nhà ở dọc theo sơng rạch.
Việc lựa chọn cách bố trí này vừa giúp cho họ dễ dàng trong việc lao động sản xuất cũng
như trong các hoạt động bán buôn. Nhất cận thị, nhị cận giang. Vì có cùng mục đích là
tìm đất sinh nhai nên những lưu dân sống nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong
những lúc tối lửa tắt đèn. Họ thường sống tập trung thành một cụm dân cư mà cụm dân


cư này khơng hề có sự phân chia ranh giới một cách rõ ràng giữa làng này với làng kia.
Ranh giới giữa nhà này với nhà khác có khi chỉ là một con đường mòn nhỏ, hoặc là một

con mương rộng độ vài mét. Nếu nhà nào có dựng hàng rào thì bất q cũng chỉ là mang
tính quy ước, tượng trưng cho ranh giới hơn là một sự xác định rạch ròi. Người ta làm
cổng nhà là để trang trí, hoặc chỉ mang tính tượng trưng hơn là ý nghĩa thiết thực của nó
là dùng để chống trộm. Cổng nhà của người dân đơi khi khơng cần đóng, làm bằng những
vật liệu đơn giản như tre, hoặc là chủ nhà trồng hai bên ngõ hai cây bông giấy hoặc dâm
bụt và uốn giao cành với nhau.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long bà con ta thường chọn những vật liệu có sẵn trong vườn,
hoặc ở địa phương mình dùng để cất nhà, đó là các loại gỗ, cây, lá… như tràm, đước, lá
dừa nước… Các loại cây này được xử lý qua q trình hóa sinh tự nhiên bằng phương
pháp ngâm nước dưới hầm, ao sẽ rất chắc chắn, dẻo dai, ít bị mối mọt đục khoét và lâu
mục trong mơi trường có độ ẩm cao. Một bộ cột bằng tràm được xử lý theo kinh nghiệm
dân gian sẽ có khả năng sử dụng lâu đến hàng chục năm.
Lá cây dừa nước lợp nhà là nguyên vật liệu sẵn có tại chỗ, phù hợp với điều kiện môi
sinh và điều kiện kinh tế của những người nông dân. Loại cây này có sức sống mãnh liệt,
thích nghi được ở cả mơi trường nước ngọt hoặc nước lợ. Có lẽ người xưa cũng đã tìm
nhiều loại lá lợp nhà, cuối cùng mới chọn lá dừa nước làm vật liệu chính, bởi vì loại này
tương đối bền trước sự thay đổi của thời tiết và khí hậu đặc thù miền nhiệt đới gió mùa ở
Đồng bằng sơng Cửu Long. Vào mùa khơ, lớp lá dừa nước bao bọc ngôi nhà, nhất là mái
nhà trở thành lớp vật liệu cách nhiệt rất tốt. Những buổi trưa nóng bức, biên độ nhiệt giữa
trong nhà và ngoài trời chênh lệch rất lớn nên trong nhà luôn rất mát mẻ. Do vậy, khi đời
sống vật chất được nâng cao, nhiều ngôi nhà đúc mọc lên nhanh chóng, nhưng người ta
vẫn cất thêm một mái lá để nghỉ trưa như một kiểu nhà hóng mát. Nếu như lá được chọn
lọc và lợp kỹ, ngơi nhà có thể sử dụng được trung bình là năm năm mới phải thay lá mới.
Từ lá cây dừa nước, người ta có thể làm ra các kiểu lá dùng để lợp mái hay làm vách
khác nhau. Mỗi một kiểu lá đều có cách buộc dây riêng khi sử dụng. Dây buộc gọi chung
là dây lạt, chúng được làm từ bẹ hoặc chối lá non của cây dừa nước.
Nhà cửa của những người giàu có thì được cất bằng các loại gỗ q và mái lợp ngói, hoặc
là xây bằng bê tơng cốt thép trang trí đẹp mắt, sang trọng và nhiều nội thất quý giá.
Nhà cửa của cư dân Nam bộ cất quay theo bất cứ hướng nào thuận tiện cho cuộc sống và
công việc làm ăn của họ.

Nhà cửa thường gắn liền với thửa ruộng, miếng vườn. Những nhà trung nông thường có
vườn, có sân với diện tích khoảng vài ba công đất. Vườn chủ yếu để trồng cây ăn trái, cịn
sân thì để trống cho thống, đơi khi tận dụng để phơi lúa, phơi củi. Hoặc có chủ nhà trồng
ở đó năm bảy chậu kiểng để ngắm nhìn cho vui mắt, một ít cây thuốc nam để chữa bệnh
thơng thường, hoặc bụi sả, bụi hành, vài ba cây ớt. Cũng có khi là cây xồi, cây mít được
trồng ở một góc nào đó để lấy bóng mát. Mép ngồi của sân thường được đặt một bàn thờ


để cầu mong cho mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu, mua may bán đắt, gia đạo bình
an. Mép trong của khoảng sân giáp mí với căn nhà thường có một cái hàng ba, rộng hay
hẹp tùy nhà. Hàng ba này có tác dụng làm dịu cường độ ánh sáng, giảm oi bức vào mùa
nắng và hạn chế mưa tạt. Hàng ba còn là nơi dành cho trẻ con chơi đùa, như nhảy dây,
đánh chuyền chuyền, v.v… Là nơi để người lớn mắc võng nghỉ ngơi và cũng là nơi để bà
con lối xóm tới lui chuyện trị trong quan hệ hằng ngày. Cịn phía sau nhà thường là một
vườn cây, nơi bố trí chuồng ni súc vật, có bến nước dùng làm nơi tắm giặt, đậu ghe
xuồng, cũng như dùng trong các sinh hoạt khác.
Cấu trúc, kỹ thuật nhà của cư dân Nam bộ phần lớn là mô phỏng kiểu nhà truyền thống
của người Việt ở miền Bắc, và chủ yếu là miền Trung. Một trong những điểm nổi bật là
kỹ thuật đóng kèo và địn tay theo kiểu guốc chèo. “Cấu trúc guốc chèo của kèo và đòn
tay được xem như những điểm tựa chịu lực chắc chắn cho hệ thống mái nhà. (…) Kỹ
thuật này được giới thợ mộc ở Nam bộ gọi là thả kèo địn tay hai giàn, trong đó kèo và
địn tay được lắp mộng khít khao khơng dùng đinh. Chỉ có những người thợ mộc thời xưa
giỏi và nhiều kinh nghiệm mới thi cơng được kỹ thuật này. Địn tay guốc chèo cịn là
thơng số cho biết căn nhà đã rất cổ xưa, bởi vì cấu trúc ấy chỉ thích hợp với loại ngói âm
dương, hoặc cùng lắm là ngói vảy cá là hai loại ngói xưa, cịn nếu lợp ngói móc thì hệ
thống mái phải là cấu trúc địn tay ba giàn như hiện nay chứ không phải hai giàn như địn
tay guốc chèo, bởi vì kỹ thuật địn tay guốc chèo mà lợp ngói móc thì sẽ bộc lộ ngay
nhược điểm, đó là mái nhà sẽ bị dột, vì chỉ cần bước chân của một con mèo cũng có thể
làm xơ lệch ngói. Xưa kia kỹ thuật kèo và địn tay guốc chèo phần lớn chỉ thiết kế tại
những nơi trang nghiêm như mái đình, miếu hoặc nhà từ đường của những dòng họ lớn,

chứ hiếm khi thực hiện ở nhà dân”1.
Mỗi ngôi nhà là không gian riêng của từng gia đình, nên tùy vào sở thích và khả năng
kinh tế mà người ta có cách bày trí cho ngơi nhà khác nhau. Thông thường, người ta chia
ngôi nhà ra thành nhà trên và nhà dưới. Mỗi gian như vậy có chức năng khác nhau. “Phía
trước của nhà trên là nơi thờ phượng ông bà tổ tiên và tiếp khách quan trọng. Nhìn đồ đạc
bày trí (số lượng và chất lượng) ở đây, khách có thể đánh giá được phần nào hoàn cảnh
kinh tế của gia chủ. Đối với gia đình khá giả, thì mỗi gian đều có tủ thờ, bàn đọc, trên
vách, cột đều có hồnh phi câu đối phủ vàng, tranh… trên đầu tủ thờ bày trí đồ thờ tự quý
giá, như lư đồng, chân đèn, bộ chò, bát hương… trước bàn thờ ở gian giữa là bộ trường
kỷ, đầu ngoài trường kỷ là bộ ghế nghi, trên đó có mấy chiếc bình cổ hay vài cổ vật quý
giá khác. Hai bên trường kỷ là hai bộ đi-văng hoặc hai bộ ngựa (phản) bằng gỗ quý, trước
bộ phản là bàn trịn.
Đối với gia đình có nếp sống trung bình, gian giữa là nơi đặt bàn thờ, phía trước là bộ ghế
dài, hai bên là bộ ván ngựa, thường làm nơi ngủ cho người già (đàn ơng). Phía trước hàng
ba hay thảo bạt có đặt bàn trịn là nơi tiếp khách uống trà hàng ngày của gia chủ. Phía sau
bàn thờ là buồng, nơi để đồ đạc có giá trị trong nhà dưới.


Nhà dưới là nơi diễn ra sinh hoạt hàng ngày của gia đình, nấu nướng, may vá, thêu thùa,
ăn uống, tiếp khách thân quen, tu sửa nông, ngư cụ, cũng có thể là nơi đương đệm, chằm
lá, sắc thuốc… Với gia đình nghèo, nhà một gian một chái, đồ đạc bày biện đơn giản;
một bộ ván ngựa, một cái bàn gỗ tạp với vài chiếc ghế đẩu, vừa là nơi ăn cơm, tiếp khách,
một tủ nhỏ đựng thức ăn, bếp núc, cùng với lu hủ đựng mắm muối… và một cái võng ở
góc nhà. Trong gia đình khá giả, nhà dưới được ngăn thành nhiều buồng làm chỗ ngủ,
sinh hoạt cho đàn bà, con gái. Bàn ăn, bàn ngủ với tủ chứa ly tách, chén bát (đồ kiểu, đồ
sứ). Bếp ở đây không phải là cà ràng, ông táo (ông đầu rao) để trệt trên nền nhà như nhà
nghèo, mà đặt trên nền cao vừa tầm nấu nướng, có nơi máng nồi đồng, chảo…”2
“Nhiều gia đình theo tân thời thích bày biện những món hàng nhập cảng: ghế mây tơ-nê,
bàn mặt cẩm thạch Ý Đại Lợi, tủ sắt, trên vách treo đồng hồ con ngựa, những bức tranh
Thụy Sĩ với hồ xanh, núi tuyết. Hoặc những tĩnh vật quả tử với cá thu, tơm hùm hoặc trái

nho, trái lê. Ngồi ra, còn tranh in nhiều màu, mua từ Sài Gòn, vẽ cảnh săn sấu lửa ở Phi
Châu, săn cá nược, cá ơng ở miền Bắc Cực.
Nhiều gia chủ thích liễn cẩn, biển thếp vàng hoặc thích những kiểu đèn treo có chụp bằng
sành, bằng pha lê, muốn hạ cây đèn hoặc rút lên thì cứ nắm sợi dây xích mà kéo.
Nhà thuộc tầng lớp nghèo hoặc tiểu chủ thì xài đồ nội hóa: bàn ghế, tranh thờ theo kiểu
sản xuất hàng loạt từ Lái Thiêu, Thủ Dầu Một. Tranh thờ tiêu biểu nhất là sơn thủy với
con sông, trên bờ là nhà ngói, sơng chảy ra biển, ngồi khơi lại ba hòn đảo với vài cảnh
chim bay liễn đối ghi là: Sơn thủy hữu tình thiên lý ngoại…”3
Nhìn chung, nhà ở của người Nam bộ xưa rất phong phú và đa dạng. Ngôi nhà vừa là nơi
để ở vừa là nơi để thờ cúng gia tiên, thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn; đồng
thời ngơi nhà cịn thể hiện được tính đồn kết trong cộng đồng, tính hiếu khách của người
Nam bộ qua việc cổng rào luôn rộng mở để đón khách và khơng có lũy tre làng bao bọc
như các vùng miền khác.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×