Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.89 KB, 5 trang )
Vị thuốc quý từ cá thu
Cá thu có tên khoa học là Scomberomorus maculatus, sinh sống ở biển,
có giá trị dinh dưỡng cao. Cá thu được chế biến rất đa dạng với nhiều
thực đơn hấp dẫn như cá thu nướng, kho riềng, sốt cà chua, kho tộ, kho
tiêu, làm chả, làm chà bông, nấu bún…
Ngoài món ăn ngon, có nhiều dinh dưỡng ra, cá thu còn có công dụng chữa
nhiều bệnh. Bởi vậy, quê tôi có câu ca: "Cha mẹ nghèo đòi ăn cá thu / Gã
con xuống biển mù mù, tăm tăm”.
Theo Đông y, cá thu vị ngọt, bình, không độc; vào tỳ vị can thận. Thuộc
nhóm bổ khí kiện tỳ. Có công năng chủ trị bổ ích nguyên khí, hoà dưỡng
tạng phủ, cường thận, kiện cốt. Dùng cho mọi trường hợp suy nhược cơ thể,
thiểu dưỡng, khí hư, huyết hư, mệt mỏi, lao bỏng nặng, suy kiệt ăn kém, gầy
yếu sút cân, đau đầu chóng mặt, mỏi mắt.
Ăn thường xuyên cá thu có tác dụng làm giảm bớt mụn trên mặt, xẹp nhanh
các mụn bọc do omega-3 giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của vi
khuẩn, làm đẹp da, giảm mụn. Liều dùng: 100 - 200g. Sau đây là những món
ăn ngon chế biến từ cá thu:
- Tác dụng bổ dưỡng tạng phủ, ích khí kiện tỳ: Cá thu (200 g) làm sạch,
bỏ ruột, cho cùng các vị thuốc như: Đảng sâm (15g), hoàng kỳ (200g), hoài
sơn (15g), thêm gia vị hầm nhừ, sau bỏ bã thuốc Dùng cho các trường hợp
tỳ vị hư, tiêu chảy dài ngày, phụ nữ huyết trắng, rong kinh, rong huyết, các
trường hợp thoát vị, sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung, suy kiệt thiểu
dưỡng.