Thống nhất vị trí đặt dấu thanh điệu
1.2. Thực trạng về vị trí đặt dấu thanh điệu trong chữ quốc ngữ hiện nay
1.2.1. Quan sát chung
Nếu quan sát các khuôn vần tiếng Việt ở dạng chữ quốc ngữ, ta có thể thấy:
10 khuôn vần gồm có 1 chữ cái (1)
77 khuôn vần gồm có 2 chữ cái (2)
80 khuôn vần gồm có 3 chữ cái (3)
20 khuôn vần gồm có 4 chữ cái (4)
Phân tích:
- PT1. Ở trường hợp (1) thì không có gì phải bàn cãi vì dấu thanh điệu sẽ được đặt
lên chữ cái duy nhất ở phần vần.
- PT2. Ở trường hợp (2). Chúng ta có các kiểu vần sau đây:
a. Thứ nhất, có 03 vần có nguyên âm đôi và âm cuối /zero/. Theo nguyên tắc biểu
trưng ngữ âm, kết hợp với nguyên tắc thẩm mĩ, dấu thanh điệu sẽ được đặt ở chữ
cái thứ nhất.
b. Thứ hai, có 77 vần có nguyên âm đơn. Trong đó:
b1. 70 vần không có âm đệm và âm cuối có một chữ cái. Theo nhận xét về nguyên
tắc chung thì dấu thanh điệu sẽ được đặt ở chữ cái thứ nhất, ứng với nguyên âm.
b2. 07 vần có âm đệm và âm cuối /zero/. Cụ thể là các vần: “oa, ua, oe, ue, uê, uơ,
uy”. Như vậy, không như các vần ở hai trường hợp trên, trong các vần này, chữ cái
thứ hai mới là thành tố biểu diễn cho âm chính.
c. Một điểm cần chú ý nữa là ở đây có 2 vần cùng được biểu diễn bằng tổ hợp chữ
cái “ua”. Một là cho vần [uo] (nguyên âm đôi /uo/), và một cho vần [wa].
- PT3. Ở trường hợp (3). Chúng ta có các kiểu vần sau đây:
a. Thứ nhất, có 23 vần có nguyên âm đôi và âm cuối được biểu diễn bằng một chữ
cái. Theo nguyên tắc biểu trưng ngữ âm kết hợp với nguyên tắc thẩm mĩ, dấu
thanh điệu sẽ được đặt trên chữ cái thứ hai.
b. Thứ hai, có 57 vần có nguyên âm đơn, âm cuối khác /zero/. Trong đó:
b1. 17(-1) vần không có âm đệm, âm cuối được biểu diễn bằng một chữ cái. Riêng
vần “ooc”, nếu xét về mặt âm vị thì nó là một vần có âm chính là nguyên âm đơn,
nhưng nếu xét về mặt hình thức chữ viết thì nó có thể được xếp vào nhóm có âm
đệm. Do vần “ooc” được xếp vào nhóm có âm đệm nên phần âm cuối sẽ thống
nhất là được biểu diễn bằng hai chữ cái. Theo nguyên tắc biểu trưng ngữ âm, dấu
thanh điệu sẽ được đặt vào âm chính, tức là chữ cái thứ nhất.
b2. 40(+1) vần có âm đệm, âm cuối được biểu diễn bằng một chữ cái. Trong
trường hợp này, dấu thanh điệu có thể được đặt ở hai vị trí: vị trí thứ nhất tương
ứng với âm đệm, vị trí thứ hai tương ứng với âm chính. Nhưng theo nguyên tắc
biểu trưng ngữ âm, kết hợp với nguyên tắc thẩm mĩ thì dấu thanh điệu sẽ được đặt
ở chữ cái thứ hai.
- PT4. Ở trường hợp (4). Chúng ta có các kiểu vần sau đây:
a. 06 vần có nguyên âm đôi và âm cuối khác /zero/. Để thống nhất với hai trường
hợp trên và cũng tuân theo nguyên tắc biểu trưng ngữ âm kết hợp với nguyên tắc
thẩm mĩ, dấu thanh điệu sẽ được đặt ở chữ cái thứ hai trong tổ hợp chữ cái biểu
diễn cho nguyên âm đôi. Tức là ở chữ cái thứ 2 trong các vần không có âm đệm và
chữ cái thứ 3 trong các vần có âm đệm.
b. 14 vần có nguyên âm đơn. Trong đó, các vần đều có âm cuối được biểu diễn
bằng hai chữ cái. Các vần này cũng đều có âm đệm, trừ vần “oong”, nhưng cũng
như trường hợp vần “ooc” ở trên thì có thể coi vần này là vần có âm đệm. Do đó,
theo nguyên tắc biểu trưng ngữ âm kết hợp với nguyên tắc thẩm mĩ, dấu thanh
điệu sẽ được đặt trên chữ cái thứ hai.
Có thể khái quát các các nhận xét trên lại theo sơ đồ như sau (phần được tô sẫm
màu là phần được đặt dấu thanh điệu):
1.2.2. Nhận xét
Nhận xét 1. Xét về mặt chữ viết, nhìn chung, dấu thanh điệu sẽ được đặt
vào một trong các chữ cái sau: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y (thường tương ứng
với âm chính). Và chữ cái này đứng liền trước với một hoặc hai chữ cái cuối
cùng của từ: a, i, o, u, y, c, ch, m, n, ng, nh, t (thường tương ứng với âm cuối).
Như vậy, nguyên tắc thẩm mĩ được chữ quốc ngữ áp dụng tương đối thống nhất.
Nếu xét mỗi từ chính tả là một khối ba thành phần, trong đó thành phần thứ hai
(thành phần trung tâm) là thành phần có dấu phụ biểu diễn thanh điệu thì có thể
khái quát hoá thành một mô hình khá cân đối như sau:
Với “luật” này, người làm bộ gõ cũng sẽ sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm giải thuật
bỏ dấu thanh điệu.
Nhận xét 2. Có thể thấy việc bỏ dấu thanh điệu tiếng Việt lấy quy tắc biểu
trưng ngữ âm làm nguyên tắc chính. Điều này tương ứng với việc dấu thanh
điệu được đặt vào chữ cái biểu diễn cho âm chính của âm tiết. Trong trường hợp
nguyên âm đôi (âm chính được biểu diễn bằng hai chữ cái) thì chữ quốc ngữ sử
dụng thêm nguyên tắc thẩm mĩ. Cụ thể là:
o Với các âm tiết [-khép] (phụ âm cuối /zero/) thì dấu thanh điệu được
đặt trên chữ cái thứ nhất trong tổ hợp chữ cái biểu diễn nguyên âm chính. Ví
dụ: chĩa, úa, chùa, vựa, ừa
o Còn trong các âm tiết [+khép], dấu thanh điệu được đặt trên chữ cái
thứ hai trong tổ hợp chữ cái biểu diễn nguyên âm chính. Ví dụ: thuyền, yến,
muộn, uốn, mường