Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Kinh tế chính trị lý luận về giá trị hàng hoá và vận dụng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.11 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa/viện: Thương mại và Kinh tế Quốc tế

BÀI TẬP LỚN
Học phần: Kinh tế chính trị Mác - Lênin

ĐỀ: (ĐỀ 2) Lý luận giá trị hàng hoá và vận dụng trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Sinh viên thực hiện:
MSV:
Lớp tín chỉ:

Kinh tế chính trị Mác - Lênin (221)_20

GV hướng dẫn:

PGS.TS. Tô Đức Hạnh

HÀ NỘI – 4/2022


Lời mở đầu
Trong quá trình phát triển của xã hội, con người từ săn bắt hái lượm để
duy trì sinh hoạt đã phát triển và sản xuất ra rất nhiều của cải dư thừa dựa vào
những tiến bộ, phát minh về cơng cụ sản xuất (Rìu đá có vai được mài hai
mặt, lưỡi đục, bàn mài và mảnh cưa đá; các loại đồ gốm như bình, vị, nồi và
nhiều chuỗi hạt đá, vỏ ốc...; chì lưới đất nung để đánh cá...). Con người dần
thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên, chuyển sang kinh tế hàng hoá. Nền kinh tế
hàng hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ và đạt đến đỉnh cao là nền kinh tế thị
trường. Ngày nay, bối cảnh tồn cầu hóa và q trình hội nhập quốc tế ngày


càng sâu rộng đã mang đến những thời cơ, vận hội cũng như thách thức và đe
dọa thực sự đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói
chung và nền kinh tế nước nhà nói riêng. Chính vì đó, em đã lựa chọn đề tài số
2: "Lý luận về giá trị hàng hoá và vận dụng trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay".
Tóm tắt nội dung bài tập lớn:
Phần I: Lý luận về hàng hoá và giá trị hàng hoá.
Phần II: Thực trạng nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt
Nam hiện nay.
Phần III: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
NỘI DUNG BÀI LÀM

I.

Lý luận về hàng hoá giá trị hàng hoá
1. Hàng hoá
a. Khái niệm


- Hàng hố là sản phẩm của lao động, có giá trị có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán và được lưu thơng
trên thị trường, có sẵn trên thị trường.
- Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa cũng được định nghĩa là
sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là
hữu hình như sắt thép, quyển sách hay ở dạng vơ hình như sức lao
động. Karl Marx định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng
có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó.
Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có:
+ Tính ích dụng (tiện ích, tiện dụng) đối với người dùng

+ Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động hay hao phí lao
động để tạo ra một sản phẩm
+ Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm

b. Thuộc tính hàng hố
Hai thuộc tính của hàng hố: David Ricardo cho rằng hàng hóa có hai thuộc tính
cơ bản là: giá trị sử dụng và giá trị.

 Giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng là cơng dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một
số nhu cầu nào đó của con người (có thể là nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần,
nhu cầu cá nhân, nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất…). Ví dụ như quần áo để mặc
và giữ ấm cho cơ thể, điện thoại thơng minh để giải trí… Đối với giá trị sử
dụng, hàng hóa có các đặc điểm như sau:
- Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định


- Hàng hóa khơng nhất thiết chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất, người ta càng
phát hiện ra nhiều thuộc tính mới của hàng hóa và sử dụng chúng cho nhiều mục
đích khác nhau.
- Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hoặc
mọi kiểu tổ chức sản xuất.
- Giá trị sử dụng không dành cho bản thân người sản xuất hàng hóa mà cho người
tiêu dùng hàng hóa (xã hội). Người mua có quyền sở hữu và sử dụng hàng
hóa theo mục đích của họ. Hay nói cách khác, sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu
cầu của xã hội.
 Giá trị:
Để hiểu về giá trị hàng hoá, trước hết ta phải hiểu về giá trị trao đổi. Theo Các
Mác: “Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng, là
một tỉ lệ theo đó giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng
loại khác”.

Trước tiên, để có thể hình dung rõ hơn về khái niệm này, chúng ta sẽ cùng xét
một ví dụ đơn giản như sau: Giả sử 1 mét vải có thể được đổi lấy 5kg gạo. Có
nghĩa là vải và gạo là vật mang giá trị trao đổi. Trong trường hợp này, có hai câu
hỏi đặt ra: Thứ nhất: Tại sao vải và gạo là hai loại hàng hóa khác nhau, có giá trị
sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi với nhau? Thứ hai: Tại sao chúng ta lại trao
đổi theo tỷ lệ nhất định 1:5
Cụ thể trong ví dụ này, hao phí lao động của người dệt vải sẽ bằng với hao phí
lao động của người trồng lúa gạo. Hay nói cách khác thời gian lao động xã hội
cần thiết để dệt 1 mét vải sẽ bằng với thời gian lao động xã hội cần thiết để trồng
được 5kg gạo => 1 mét vải có giá trị bằng 5kg gạo.


=> Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh bên
trong hàng hóa. Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được biểu hiện ra
bên ngồi bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Giá trị hàng hóa
có những đặc trưng cơ bản như sau:
- Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa
- Là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại ở kinh tế hàng hóa
 Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hố:
Đề trả lời cho câu hỏi “Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính” chúng ta sẽ đi vào
phân tích mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa:
- Mặt thống nhất: Hai thuộc tính này tồn tại đồng thời trong một sản phẩm, hàng
hóa. Phải có đủ hai thuộc tính này sản phẩm, vật phẩm đó mới được gọi là hàng
hóa. Nếu thiếu một trong hai thuộc tính, thì sản phẩm, vật phẩm khơng được coi
là hàng hóa.
- Mặt mâu thuẫn: Người sản xuất làm ra hàng hóa để bán, mục đích của họ là mặt
giá trị (tức là lợi nhuận) chứ không phải là giá trị sử dụng. Trong tay người bán có
giá trị sử dụng, tuy nhiên cái mà họ quan tâm là giá trị hàng hóa. Ngược lại, đối
với người mua, họ lại rất cần giá trị sử dụng. Nhưng để có giá trị sử dụng, trước
hết họ cần thực hiện giá trị hàng hóa sau đó mới có thể chi phối giá trị sử dụng. Vì

vậy mâu thuẫn giữa hai thuộc tính này chính là q trình thực hiện giá trị sử
dụng và giá trị hàng hóa.
=> Nói tóm lại, giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá vừa mâu thuẫn lại vừa
thống nhất với nhau.
c. Lượng giá trị hàng hoá
 Lượng giá trị hàng hoá và thời gian lao động xã hội cần thiết:


Giá trị của hàng hoá là do lao động xã hội, lao động trừu tượng của người
sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hoá. Như vậy, lượng giá trị của
hàng hoá được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hố
đó. Ở đây, lao động tạo thành thực thể của giá trị là thứ lao động giống
nhau của con người, là chi phí của cùng một sức lao động của con người,
nó có tính chất của một sức lao động xã hội trung bình, do đó để sản xuất
ra một hàng hóa nhất định, nó chỉ dùng một thời gian lao động trung bình
cần thiết hoặc “ thời gian lao động xã hội cần thiết”.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra
một hàng hố nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã
hội với trình độ, trang thiết bị trung bình, trình độ thành thạo trung bình
và cường độ lao động trung bình trong xã hội đó. Thực chất, thời gian lao
động xã hội cần thiết chính là mức hao phí lao động xã hội trung bình
(thời gian lao động xã hội trung bình) để sản xuất ra hàng hóa. Thời gian
lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định.
d. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hố
Có ba yếu tố chủ yếu gây ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hố. Đó là
năng suất lao động, cường độ lao động và độ phức tạp của lao động.
 Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động
hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng
khối lượng hàng hoá sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để
sản xuất ra một đơn vị hàng hố giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng


lên thì giá trị của một đơn vị hàng hố sẽ giảm xuống và ngược lại. Năng suất lao
động có quan hệ tỷ lệ nghịch với lượng giá trị trong một đơn vị hàng hoá. Khi
năng suất lao động tăng thì thời gian hao phí lao động cá biệt cho một đơn vị sản
phẩm sẽ giảm.
Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người lao động
- Mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ
- Mức độ ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất
- Trình độ tổ chức quản lý
- Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
- Các điều kiện tự nhiên.
 Cường độ lao động
Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn
vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao
động. Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong
một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của
lao động tăng lên.
Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hố sản xuất
ra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên, giá trị của một đơn vị hàng hố
vẫn khơng đổi. Tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao
động cho nên hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi.
* Ở đây, chúng ta cần phân biệt được năng suất lao động và cường độ lao động:
- Giống nhau: Tăng năng suất hay cường độ đều giúp tạo ra nhiều sản phẩm hơn



- Khác nhau:
+ Tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hoá) sản xuất ra trong
một đơn vị thời gian tăng lên, nhưng làm cho giá trị của một đơn vị hàng hoá
giảm xuống. Hơn nữa, tăng năng suất lao động có thể phụ thuộc nhiều vào máy
móc, kỹ thuật… do đó, nó gần như là một yếu tố có “sức sản xuất” vơ hạn.
+ Tăng cường độ sẽ làm lượng hàng hoá tăng lên trong một đơn vị thời gian
nhưng giá trị của một đơn vị hàng hố khơng đổi. Tăng cường độ lao động phụ
thuộc vào thể chất và tinh thần của người lao động, do đó nó là yếu tố của “sức
sản xuất” có giới hạn nhất định.
 Mức độ phức tạp của lao động
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng
hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản
đơn và lao động phức tạp.
- Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường khơng cần
phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được.
- Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có
thể tiến hành được.
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động
giản đơn. Lao động phức tạp thực chất là lao động giản đơn được nhân lên.
Trong quá trình trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp đều được quy về lao
động đơn giản trung bình, và điều đó được quy đổi một cách tự phát sau lưng
những hoạt động sản xuất hàng hóa, hình thành những hệ số nhất định thể hiện
trên thị trường.


II.

Thực trạng nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng

a. Tổng quát về nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta hiện
nay
Từ trước đến nay, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế luôn là mục tiêu
phát triển quan trọng, được Đảng và Nhà nước ta lưu tâm. Nghị quyết Hội nghị
lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương đảng khoá XII về một số chủ trương, chính
sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng
trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế đã chỉ ra những thành
tựu đạt được và hạn chế của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.
Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam theo GDP và từng ngành:

Tốc độ tăng trưởng

2018

2019

2020

2021

Quý I/2022

GDP

7.08

7.02

2.91


2.58

5.03

Công nghiệp

8.85

8.90

3.98

4.05

6.38

Nông nghiệp

3.76

2.01

2.68

2.9

2,45

Dịch vụ


7.03

7.3

2.34

1.22

4.58

(%)

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốc độ khá ấn tượng và vững
chắc. Theo đó, ta có thể thấy mức độ tăng trưởng GDP bình qn từ giai đoạn
2011 – 2015 đã thay đổi rõ rệt và cho đến nay mức tăng ấy vẫn luôn giữ được
đúng mục tiêu đề ra. Theo U.S. New & World Report, Việt Nam hiện nay đang có
một mơi trường ổn định và tích cực về cả kinh tế và chính trị, duy trì mức GDP ổn


định, kiểm sốt tốt lạm phát và các chính sách cải thiện nợ xấu, thâm hụt ngân
sách cũng được đề ra một cách hợp lý.
Việt Nam cũng là một trong những nước có thành tích tốt trong việc xuất siêu.
Nhiều mặt hàng của Việt Nam với số lượng lớn liên tục thâm nhập vào các thị
trường lớn trên thế giới và được đón nhận một cách khá tốt. Cuộc cách mạng 4.0
và sự gia nhập các tổ chức về kinh tế cũng tạo nhiều thuận lợi cho nền kinh tế
nước ta phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá ở
mức độ thấp. Nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều hạn chế:
Hệ thống tài chính kém năng động. Các nguồn thu vào ngân sách còn chứa đựng
nhiều yếu tố bất ổn dịnh, nhất là các khoản thu từ thuế xuất nhập giảm xuống làm

cho mức thâm hụt càng lớn so với nhu cầu có thể giải quyết đồng bộ các vấn đề
kinh tế xã hội, hệ thống ngân hàng thương mại với 4 trụ cột lớn vẫn chủ yếu thực
hiện chức năng là tổ chức tín dụng chứ chưa phải là nhà đầu tư. Hệ thống tài
chính theo kiểu trực tuyến với các cấp của hệ thống ngân sách. Chúng ta cịn thiếu
hệ thống các tổ chức tài chính trung gian năng động cho nền tài chính quốc gia
như: các công ty thuê mua, công ty nhận nợ, công ty chứng khốn… Lượng tiền
trong lưu thơng cịn qua lớn, nằm ngồi sự kiểm sốt của hệ thống tài chính cơng.
Hệ thống chứng từ kế tốn chưa phản ánh rõ các quan hệ thanh toán trong nền
kinh tế. Các khoản chi tiêu có chứng từ làm cho luật thuế VAT phải có những điều
chỉnh khơng đáng có, làm cho tính pháp lý của thuế chưa cao. Việc điều chỉnh
thuế suất thuế VAT sẽ gây phức tạp cho việc tổ chức thực hiện. Hệ thống kế tốn
chưa theo kịp các thơng lệ quốc tế cũng là một cản trở lớn cho sự hội nhập, trực
tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Kết cấu hạ tầng, kỹ thuật - thơng tin cịn hạn chế lại khơng đồng đều giữa các
vùng là nguyên nhân trực tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, bởi


từ đó chi phi đầu vào cho các doanh nghiệp tăng cao. Từ trạng thái phát triển
không đều giữa các vùng, nhanh chóng thay đổi cơ cấu dân cư khiến một số đơ thị
nhanh chóng q tải đang là gánh nặng cho ngân sách vì các vấn đề xã hội và sinh
thái.
Nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ, chất lượng chưa cao. Đội ngũ nhân lực
trình độ cao để sẵn sàng đối phó với phân cơng lao động quốc tế chưa nhiều. Đây
là vấn đề thách thức lớn cho hệ thống đào tạo, nhất là đào tạo nghề nghiệp, năng
lực thực hành.
Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cả ở tầm vĩ mô và các doanh nghiệp đều bộc lộ
những thiếu sót, đặc biệt là kiến thức về thị trường và tài chính. Theo báo cáo mới
đây của chính phủ gẩn 70% giám đốc doanh nghiệp khơng đọc được các báo cáo
tài chính. Kết quả đợt tổng điều tra mới đây về trình độ cán bộ quản lý các doanh
nghiệp cho thấy trong số 127 cán bộ quản lý được hỏi chỉ có 7 người được đào

tạo, bồi dưỡng chuyên môn lại trong nước sau năm 1990, 9 người được bồi dưỡng
ở nước ngoài với thời gian từ một đến ba tháng.
Thiết chế kinh tế còn mang nặng tính tập trung, một số ngành vẫn duy trì độc
quyền ở các cấp độ, các hình thức. Cơng nghệ sản xuất cịn thấp, mặc dù đã có
một số cơng nghệ đạt trình độ tiên tiến trên thế giới nhưng nhìn chung mặt bằng
còn thấp. Trong các ngành sản xuất hàng hố hướng về xuất khẩu chủ yếu là cơng
nghệ có đựơc thông qua chuyên giao công nghệ và khả năng quản lý công nghệ
chưa đạt yêu cầu của sự phát triển công nghệ và tăng trưởng kinh tế. Một số
ngành khác chưa có cơng nghệ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thế giới dẫn
tới chất lượng sản phẩm kém, thiếu sức cạnh tranh, giá thành sản xuất cao.
Mặc dù nước ta đã có một số thành tựu đáng kể trong phát triển cơng nghệ tuy
nhiên vai trị nghiên cứu và triển khai còn thấp.


b. Giới hạn khả năng cạnh tranh về năng suất lao động, nhân lực và xuất nhập khẩu
trong hội nhập kinh tế nước nhà
 Về năng suất lao động, nguồn nhân lực
Năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực cịn thấp chính là một yếu tố làm
hạn chế năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam so với các quốc gia trên thế
giới. Một số nguyên nhân chủ yếu khiến cho tình trạng này chưa được cải thiện
là:
- Quy mơ nền kinh tế Việt Nam cịn nhỏ
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng cịn chậm
- Máy móc, thiết bị và quy trình cơng nghệ cịn lạc hậu
- Chất lượng nguồn nhân lực hạn chế
- Trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập
- Q trình đơ thị hóa, tích tụ cơng nghiệp diễn ra chậm, có những “rào cản” về
thể chế chính trị
- Khu vực doanh nghiệp chưa thực sự là động lực quyết định tăng trưởng năng
suất lao động

 Về hoạt động xuất nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trị quan trọng trong q trình tăng trưởng và
phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Hoạt động xuất nhập khẩu mang lại nguồn
tài chính rất lớn cho đất nước. Vì vậy xuất nhập khẩu vẫn ln là vấn đề cực kỳ
quan trọng mà các quốc gia cần lưu tâm, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, từ khi
bước sang nền kinh tế thị trường và tham gia vào vào các tổ trước thương mại
trong khu vực và thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu cũng được thúc đẩy mạnh


mẽ hơn. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu nước nhà vẫn còn gặp nhiều trở ngại, tác động
tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Những trở ngại có thể kể đến
như:
- Xuất khẩu tăng trưởng chưa bền vững, quy mơ cịn nhỏ; vẫn đi theo mơ hình tăng
trưởng chiều rộng.
- Chưa đẩy mạnh được các thị trường xuất khẩu mới. Cần phải mở rộng thị trường
xuất khẩu thay vì chỉ tập trung vào các thị trường truyền thống.
- Sự vượt trội của khối doanh nghiệp FDI lấn át sự phát triển của các doanh nghiệp
trong nước
- Hàng rào thuế quan, phi thuế quan; các hạn ngạch, cấm vận, chế tài

III. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế là mục tiêu phát triển quan trọng
của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay. Trong mỗi kỳ Đại hội, các chủ
trương, chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế luôn
được đưa ra và nhận được sự quan tâm sâu sắc của tất cả đại biểu. Một số giải
pháp để thúc đẩy cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia:
- Thứ nhất, tiếp tục thể chế và thực thi thể chế tạo thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh và cạnh tranh, hoàn thiện cơ chế phối hợp đa ngành, đa lĩnh vực giữa
Trung ương và địa phương, đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính

cơng, tăng cường cơng khai minh bạch và phịng, chống tham nhũng. Giải
quyết đồng bộ việc ban hành và thực thi các quy định pháp luật về kinh doanh
và cạnh tranh.
- Thứ hai, tăng cường ổn định bền vững kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất lao
động và đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp trong mơ hình tăng


trưởng theo hướng thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và tăng cường đổi
mới sáng tạo. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng
suất lao động quốc gia và sự đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp vào
mơ hình tăng trưởng theo hướng thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ, xây
dựng hệ thống đổi mới sáng tạo.
- Thứ ba, nâng cao hiệu quả huy động tiếp cận nguồn lực và thị trường trong
nước, thế giới, thúc đẩy mạnh mẽ liên kết trong nước và năng lực hội nhập
quốc tế. Tập trung phát triển, tăng cường tiếp cận các yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất, đặc biệt là vốn, lao động, khoa học-công nghệ, cơ sở hạ tầng
và tài nguyên. Thúc đẩy các động lực cạnh tranh lành mạnh và phát huy lợi
thế so sánh của các địa phương, tăng cường liên kết ngành kinh tế, chủ thể
kinh tế và không gian kinh tế, vùng kinh tế, nâng cao năng lực hội nhập quốc
tế.
- Thứ tư, phát triển mạnh mẽ các loại hình DN của Việt Nam, tăng cường khởi
sự DN; Tạo lập môi trường pháp lý bảo đảm quyền tự do kinh doanh và cạnh
tranh bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự
điều tiết vĩ mơ của Nhà nước.
- Thứ năm, đẩy mạnh kết nối khu vực và coi trọng các giải pháp phát triển bền
vững. Xây dựng kế hoạch, triển khai hiệu quả Chương trình Nghị sự 2030 của
Liên Hợp quốc về phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin; Vở ghi học phần Kinh tế chính trị Mác –

Lênin; Slide học phần Kinh tế chính trị Mác – Lênin; Worldbank.org; Gso.gov.vn;
Baochinhphu.vn; Consosukien.vn; Tailieu.vn; Khotrithucso.vn




×