Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích chất và lượng giá trị hàng hóa, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.4 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Phần 1 : Phân tích mặt chất và lượng giá trị hàng
hóa
A.

Một số vấn đề cơ bản của mác về chất và lượng
của giá trị hàng hóa

B.Mặt chất và lượng của hang hóa
Phần 2:Phân tích tính cạnh tranh của thị trường
Việt Nam
1.Các định nghĩa liên quan đến cạnh tranh
2.Phân loại cạnh tranh
3.Thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam
4.Các biện pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh của
hàng hóa Việt Nam.

LỜI MỞ ĐẦU


Sau khi đất nước ta hoàn toàn được giải phóng ngày 30/4/1975. Nhân
dân ta tiến hành xây dựng đất nước tiến lên theo con đừơng Xã Hội Chủ
Nghĩa. Bước đầu ta chủ yếu phát triển nền kinh tế tự cung tự cấp theo
cơ chế kế hoạch hoá tập chung. Nhưng trong những năm gần đây Đảng
và Nhà nước ta chủ trương chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
chung sang nền kinh tế hàng hoá và cho tới nay là nền kinh tế thị trường
đình hướng XHCN. Những năm đầu sau khi chuyến đổi chúng ta gặp
không ít những khó khăn và bên cạnh đó cũng có những mặt thuận lợi
nhất định. Có được thành công như vậy không thể không kể đến công tác
lãnh đạo của các vị đứng đầu Nhà nước. Họ thực hiện triệt để vẫn đề


quản lý tốt các Doanh nghiệp ở nước ta. Để quản lý được tốt các Doanh
nghiệp thì cần trú trọng tới các loại hàng hoá và đặc biệt là mặt chất và
mặt lượng giá trị của hàng hoá.Dựa trên cơ sở đó mà chúng tôi đã phân
tích tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong nước.
Và để hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng ta hãy theo dõi phần trình bày
chi tiết của chúng tôi trong đề án này.Rất mong nhận được sự ủng hộ
của cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn !


ĐỀ TÀI: Phân tích mặt chất và lượng
giá trị hàng hóa. Từ đó phân tích tính
cạnh tranh của thị trường Việt Nam.

NỘI DUNG
Phần 1:phân tích mặt chất và lượng giá trị hàng
hóa
A. Một số vấn đề cơ bản của mác về chất và lượng của giá trị hàng hóa
• Khái niệm về hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
Thông qua trao đổi và mua bán.
• Thuộc tính của hàng hóa
Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị (hay giá trị trao đổi). Sở dĩ hàng
hóa có hai thuộc tính là do lao động sản xuất hàng hóa có hai mặt: Lao động cụ thể tạo
ra giá trị sử dụng của hàng hóa, lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
*Gía trị sử dụng:
- Khái niệm: giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào
đó của con người.
- Các đặc điểm của giá trị sử dụng:
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa. Vì vậy, giá trị sử

dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn
+ Một vật có thể có một hoặc nhiều công dụng nên nó có nhiều giá trị sử dụng khác
nhau.


+ Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó. Khi chưa tiêu
dùng, giá trị sử dụng chỉ ở dạng khả năng. Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của
tiêu dùng đối với sản xuất.
+ Trong nền kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội vì
nó là giá trị sử dụng cho người khác chứ không phải cho bản thân người sản xuất ra
nó. Nói cách khác: Giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi (Giá trị).
*Giá trị:
Muốn tìm hiểu phạm trù giá trị phải xuất phát từ phạm trù giá trị trao đổi vì Giá trị trao
đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị; còn giá trị là nội dung bên trong, là cơ
sở của giá trị trao đổi.
- Khái niệm:
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này
được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.
Ví dụ: 1 m vải = 5 kg thóc
Sở dĩ vải và thóc trao đổi được với nhau vì hai hàng hóa đó có cái chung là đều là sản
phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Chính lao động hao phí để tạo
ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi và tạo thành giá trị của hàng hóa.
Giá trị của hàng hóa: là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa.
- Nhận xét:
+ Giá trị của hàng hóa là phạm trù lịch sử
+ Giá trị của hàng hóa phản ánh quan hệ giữa người sản xuất hàng hóa. Giá trị của
hàng hóa là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa phải có đủ hai thuộc tính giá trị sử dụng và
giá trị.

B.PHÂN TÍCH MẶT CHẤT VÀ LƯỢNG CỦA HÀNG HÓA
1. Mặt chất của giá trị hàng hóa:
- Khái niệm: Chất giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa
kết tinh trong hàng hóa.
- Ví dụ: Người thợ đóng tàu và người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì hoàn
toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ những sự khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ
còn có một cái chung là đều phải hao phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con
người.


2. Mặt lượng của giá trị hàng hóa
a.Khái niệm:
- Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó
quyết định.
- Thước đo lượng giá trị hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa
trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình,
trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội
nhất định.
Ví dụ:
+Các công ty may hiện nay thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một
cái áo là 4 giờ.
+Các công ty về giày da, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một chiếc
giày là 1giờ.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
• Năng suất lao động:
- Khái niệm: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần
thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
- Có hai loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã

hội.
- Năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa chính là năng suất
lao động xã hội.
- Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất
ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít và ngược lại.
- Ví dụ:
+Công ty trước đó để sản xuất ra một sản phẩm cần 2h, sau khi tăng năng suất lao
động thì thời gian sản xuất ra một sản phẩm đó rút ngắn lại chỉ còn cần 1h.
- Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỉ
lệ nghịch với năng suất lao động xã hội.
- Năng suất lao động lại tùy thuộc vào các nhân tố như : trình độ khéo léo của người
lao động, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật


vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và điều kiện
tự nhiên.
- Ví dụ:
+Một công ty sản xuất bánh kẹo, một ngày sản xuất ra 1000 sản phẩm bánh kẹo đã
đóng gói hoàn chỉnh, sau đó công ty này thay đổi toàn bộ máy móc làm bánh kẹo và
đóng gói bằng máy móc mới tiên tiến hơn làm cho năng suất lao động tăng lên, một
ngày công ty sản suất ra 5000 sản phẩm.
+Công ty sản xuất đường từ mía mua nguyên liệu mía ở các trang trại xa nhà máy, do
chi phí mua mía, vận chuyển và điều kiện tự nhiên khu vực mua nguyên liệu, công ty
chỉ có thể sản xuất ra 500 tấn đường/năm. Sau đó, công ty thuyết phục người dân
quanh khu vực nhà máy trồng mía và bán lại cho nhà máy,giá mua rẻ hơn,không mất
chi phí vận chuyển và điều kiện tự nhiên tốt, trong một năm công ty có thể sản xuất
đến 1000 tấn đường.
- Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động khác nhau đối với tượng giá trị
hàng hóa.
- Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương là sự căng thẳng mệt

nhọc của người lao động.
- Ví dụ: một công ty tạo ra được 16 sản phẩm/8h/công nhân (trị giá 80.000đ), khi tăng
cường độ lao động lên 1,5 lần thì thời gian lao động tăng lên 1,5 lần ( 12h), sản phẩm
tăng lên 1,5 lần (24 sản phẩm) nhưng giá trị sản phẩm là không đổi 5.000đ.
- Xét về bản chất , tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao
động.Vì vậy, khi cường độ lao động tăng lên, thì lượng lao động hao phí trong cùng
một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương
ứng , còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm thì không đổi.
• Mức độ phức tạp của lao động:
- Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành:
Lao động giản đơn: là lao động bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao
động cũng có thể thực hiện được.
Lao động phức tạp: là lao động đòi hỏi phải được đào tạo huấn luyện thành lao động
chuyên môn, lành nghề mới có thể tiến hành được.
- Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều
giá trị hơn so với lao động giản đơn.
- Ví dụ:
+Lao động giản đơn: lao động của người rửa bát, lao động của người lao công,...


+Lao động phức tạp: lao động của người bác sĩ, lao động của người giáo viên, lao
động của người thợ sửa đồng hồ…
- Để cho hàng hóa do lao động giản đơn tạo ra có quan hệ bình đẳng với các hàng hóa
do lao động phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức
tạp thành lao động đơn giản trung bình.
- C.Mác viết: “Lao động phức tạp … chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa,
hay nói cho đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân lên”.
Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết,
giản đơn trung bình.


Phần 2:Phân tích tính cạnh tranh của thị trường
Việt Nam
Các định nghĩa liên quan đến cạnh tranh
*Cạnh tranh kinh tế, trong lý luận từ lâu đã được các nhà kinh tế học trước Mác đề cập
đến, cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực giúp nên kinh tế phát triển.
Cạnh tranh là sự ganh đua về mặt kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng
hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoăc tiêu dùng
hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi nhuận nhất cho mình. Cạnh tranh có thể sảy ra
giữa người sản xuất và tiêu dùng (Người sản xuất muốn bán duawts người tiêu dùng
muốn mua rẻ); giữa những người tiêu dùng với nhau (hộ muốn mua được hàng rẻ
hơn); giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn về sản xuất và tiêu thụ.
*Phân loại cạnh tranh
- Vế tính chất: cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh
- Vế góc độ thị trường: Cạnh tranh thuần túy và cạnh tranh không hoàn.
-Về công đoạn sản xuất kinh doanh: Cạnh tranh trước khi bán, trong quá trình bán và
sau khi bán hàng.
-Về kinh tế chủ thể trong cạnh tranh: cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các
ngành.
-Về phạm vi lãnh thổ: cạnh tranh trong nước và cạnh trạnh quốc tế.
*Các nhân tố cấu thành nên cạnh tranh:
- Chất lượng hàng hóa tốt


- Giá cả hàng hóa rẻ
- Thời gian và điều kiện dịch vụ ( bán nhanh, thanh toán nhanh hay hay bảo hành, sửa
chữa tốt ...)
*Một số kinh nghiệm liên quan đến nâng cao cạnh tranh hàng hóa của các nước trên
thế giới
- Nhật Bản:
Thứ nhất, việc mở cửa như thế nào để không để hàng nhập không cản trở những

ngành trong nước.
Thứ hai, việc mở cửa phải kết hợp với chiến lược,chánh sách sao cho việc mở cửa tạo
nên sự cạnh tranh giữa các ngành trong nước và trên thế giới.
Thứ ba, hội nhập hiệu quả, tranh thủ được nhiều cơ hội của thị trường thế giới, có
chiến lược và đẩy mạnh việc xuất khẩu.
- Trung Quốc:
Thứ nhất: Hạ giá thành sản phẩm, học tập kinh nghiệm tổ chức và quản lý của nước
ngoài, lựa chọn mặt hàng thế mạnh(đồ chơi, dệt may, hàng ngũ kim ...)
Thứ hai, các chính sách tài chính và tiện tệ.
Thứ ba, mở rộng quan hệ đối ngoại để mở rộng thị trường.
Mĩ, Malaysia, Thái Lan...
Chính phủ các nước nay rất quan tâm đến xuất khẩu hàng nông sản. Đăc biệt nhiều
nước còn xây những chính sách riêng cho từng ngành coa lợi thế để cso sức cạnh tranh
và đạt hiệu quả cao.
Thành công trước hết ở những nước này là đã biết đặt tầm quan trọng của nông nghiệp
đúng vị trí và tập trung nỗ lực cho nông nghiệp để tạo đà và đổi mới, thực hiện công
nghiệp hóa hiện đại hóa để nền công nghiệp hướng ra xuất khẩu.Các nước này còn đặc
biệt chú trọng sản phẩm, tạo vùng và quy hoạch đầu tư đồng bộ cho các vùng chuyên
canh. Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, phản ánh
nhanh nhạy trước yêu cầu và thị hiếu của thị trường. Tăng cường hệ thống tiếp thị,
phát triển các kênh sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu. Coi trọng chữ tín để mở rộng và tạo
lập thị trường thị trường. Đồng thời còn chú ý vào công tác đào tạo. Các nước còn sử
dụng chính sách kinh tế vĩ mô để can thiệp gián tiếp và điều tiết sản xuất.
Thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam
1. Thực tiễn sản xuất hàng hóa ở Việt Nam


Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam có nhiều ưu điểm để nâng cao giá trị của hàng
hóa. Tuy nhiên ,bên cạnh đó còn không ít những hạn chế làm cho sức cạnh tranh của
hàng Việt Nam còn chưa cao ở thị trường trong nước và quốc tế.



Ưu điểm:

− Ưu thế của nền sản xuất hàng hóa của nước ta đó là có nguồn lao động dồi dào, giá
rẻ. Năm 2010, trên 60% người Việt Nam ở độ tuổi lao động (15-64 tuổi). Giai đoạn
2011-2020, lực lượng lao động Việt Nam tăng 1%/năm, tương ứng mức 47,82 triệu
người năm 2011, 50,4 triệu năm 2015 và 53,15 triệu năm 2020.Với mức tăng nguồn
lao động hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động. Người lao động
nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống
dân tộc được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Giá nhân công của nước ta lại rẻ, đây chính là
điều kiện thuận lợi làm cho giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam rẻ hơn so
với các nước khác.
− Nguyên vật liệu ở nước ta rẻ, lại rất dồi dào,( nhất là nguyên liệu cho các
ngành sản xuất thực phẩm, vật liệu xây dựng…) như vậy, nếu biết tận dụng sẽ tiết
kiệm được chi phí mua nguyên liệu. Giảm chi phí sản suất sẽ làm giảm giá cả của
hàng hóa, sẽ làm cho hàng hóa tăng thêm sức cạnh tranh về giá.


Nhược điểm:

Nền kinh tế nước ta mang nặng tính tự cung tự cấp, quan liêu bao cấp
Cơ cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội còn kém
Hầu như không có nhà doanh nghiệp nào tầm cỡ, các doanh nghiệp phải cạnh tranh
với nhiều doanh nghiệp lớn của nước ngoài với nhiều mẫu mã chủng loại khác nhau
− Nguồn nhân lực của nước ta tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp, chủ yếu
là lao động thủ công, tác phong công nghiệp còn hạn chế. Năm 2010, có đến 19,5
triệu lao động Việt Nam đang làm việc trong các ngành nghề không đòi hỏi trình độ
chuyên môn hoặc chuyên môn thấp. Phần lớn các doanh nghiệp đều phải tự đào tạo
nghề cho công nhân. Công nhân không lành nghề dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp,

năng suất lao động không cao, sản phẩm làm ra sẽ không nhiều trong cùng một đơn vị
thời gian.
− Cơ cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội còn kém. Trình độ cơ sở vật chất và công
nghiệp trong các doanh nghiệp còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh không cao. Tốc độ
đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định
hướng phát triển rõ rệt.


Phần lớn các doanh nghiệp của nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với các
nước trên thế giới từ 2-3 thế hệ. 80-90% công nghệ nước ta đang sử dụng là công nghệ
nhập khẩu, 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập khẩu thuộc thập niên 50-60,
50% là đồ tân trang…
Sự lạc hậu về công nghệ và kĩ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp, không ổn
định. Điều này sẽ gây cho hàng hoá của chúng ta rất nhiều hạn chế trong cạnh tranh về
giá.
− Sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam có đặc điểm là hàm lượng tri thức và
công nghệ trong sản phẩm không cao, điều đó làm giảm đi chất lượng của sản phẩm.
− Chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho
sản xuất. Ngay cả các sản phẩm là thế mạnh của nước ta vẫn thì vẫn phải nhập
nguyên liệu như dệt may, da giày, thực phẩm… Nhiều sản phẩm có giá thành không ổn
định cũng là do phụ thuộc vào tính chất bấp bênh của nguồn nguyên liệu.
− Từ những hạn chế trên cần phải có một số giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới, nhất là
trong thời kì hội nhập như hiện nay.
2. Đặc điểm hàng hóa Việt Nam hàng hóa ở việt nam


Hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa Trung Quốc

- Giá cả: hầu như các sản phẩm của Việt Nam có giá cả cao hơn hàng hóa cùng loại

của Trung Quốc
- Mẫu mã,hình dáng,độ đa dạng: không đẹp, không nhiều bằng hàng hóa Trung Quốc
- Chất Lượng: có thể tốt hơn
Ví Dụ: quần áo, đồ chơi,...
- Người Việt Nam có su hướng thích rẻ, thích nhiều
sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam bị giảm mạnh


Hàng hóa Việt Nam so với các nước Châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản

- Giá cả: hàng hóa Việt Nam rẻ hơn hàng hóa của Hàn Quốc, Nhật Bản các nước Châu
Âu
- Chất Lượng: thấp hơn hoặc bằng
- mẫu mã kiểu dáng: nhỏ hơn hoặc bằng


Ví dụ: bếp, nồi cơm điện, đồ gia dụng,thực phẩm, dược phẩm
- Một số đồ linh kiện của Việt Nam không thể tự sản xuất được
- Vì người Việt Nam có xu hướng sính dùng hàng ngoại, theo tập tính bầy đàn
Sức cạnh tranh hàng hóa Việt Nam giảm mạnh
Các biện phấp nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam
1.

Nâng cao năng suất lao động

Nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho lực lượng lao động, áp dụng thành tựu
khoa học, kĩ thuật, cải tiến công nghệ vào trong sản suất. Nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm, tăng tổng giá trị sản phẩm nhưng vẫn ổn định mức giá bán sản phẩm. Điều
này gi cácúp cho các mặt hàng Việt Nam suất hiện nhiều hơn trên thị trường, chất
lượng cao, và giá thành tốt để cạnh tranh với các mặt hàng nước ngoài.

Luôn luôn đổi mới, cải tiến quy trình sản xuất sản phẩm. Đổi mới sản phẩm để tăng
sức cạnh tranh và tạo ra môi trường phát triển mới cho hàng hóa Việt.
2. Áp dụng chính sách chính phủ
Mời các chuyên gia nước ngoài đến để tổ chức các khóa tập huấn về quản lí chất
lượng, chao đổi nguồn công nghệ mới và nâng cao chất lượng nguồn lực
Nhà nước cần nhanh chóng định hướng đưa ra các quản lí về giá cả
Đưa ra chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất nâng
cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
Tạo điều kiện tổ chức các buổi hội thảo về cải tiến chất lượng, giảm giá thành sản
phẩm để các doanh nghiệp học tập lẫn nhau, tham khảo giá cả của nhau
Tăng thuế nhập khẩu, giảm thuế xuất khẩu, giảm thuế sản xuất hàng nội địa, giảm thuế
đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa nội địa… nhằm giảm lượng hàng hóa
nhập khẩu từ bên ngoài và tăng khả năng sản suất hàng hóa nội địa từ đó giúp nâng
cao thị phần hàng hóa nội địa trên thị trường cả trong và ngoài nước.
Ưu tiên nhập khẩu các hàng hóa, công nghệ mới áp dụng vào sản xuất
Tăng chi tiêu chính phủ cho hàng nội địa.
3. Các doanh nghiệp
Đầu tư về cải tiến công nghệ sản xuất, giống, mẫu mã, mốt, đa dạng về chủng loại,
phong phú về mẫu mã


Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đạt chuẩn bằng cách tận dụng hết nguồn lực
máy móc khoa học kĩ thuật, điều kiện tự nhiên vào trong sản xuất. tiến đến mở rộng
quy mô, mô hình đạt hiệu quả
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài, nắm bắt cơ hội kinh doanh,
xuất khẩu những thứ thị trường cần
Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh quốc tế trong các doanh nghiệp, thúc đẩy liên
doanh liên kết với các đối tác nước ngoài.
4. Các biện pháp khác



Mỗi chợ cần có những cửa hàng chuyên bán hàng Việt Nam

Ở các chợ cần có những cửa hàng chuyên bán hàng Việt Nam. Chỉ cần nhìn thấy tấm
bảng có dòng chữ “Hàng hóa Việt Nam chất lượng cao” chắc chắn sẽ gây ấn tượng
khó quên cho người tiêu dùng và họ sẽ muốn ghé vào mua để kiểm tra chất lượng hàng
Việt Nam và dần yêu thích hàng hóa Việt Nam. Từ các gian hàng Việt Nam sẽ tiến tới
những ngôi chợ chuyên bán hàng Việt Nam.


Cha mẹ cần dùng hàng Việt Nam để làm gương cho con cái

Nếu các bậc cha mẹ thường xuyên dùng hàng Việt Nam, con cái sẽ bắt chước cha mẹ.
Ngoài ra cha mẹ cần giải thích cho con hiểu ý nghĩa của việc dùng hàng Việt Nam là
thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước. Cha mẹ cần mua cho con các đồ chơi sản
xuất trong nước, đây là hình thức tập cho các em có thói quen dùng hàng Việt Nam
ngay từ thuở nhỏ và quen dần cho đến lúc trưởng thành.


Đưa hàng Việt Nam về vùng sâu, vùng xa

Cần có những phiên chợ hàng Việt về các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu,
vùng xa để giới thiệu sản phẩm cho mọi người. Như trên địa bàn tỉnh Long An thời
gian qua đã có những “Phiên chợ hàng Việt về nông thôn” đầu tiên là ở huyện Cần
Đước và có hàng ngàn lượt người đến mua sắm trong ngày quả là những tín hiệu đáng
mừng.


Cuộc vận động cần được quảng bá rộng rãi


Muốn mọi người hiểu cuộc vận động này thì cần in panô, apphich dán ở trên các con
đường, các khu dân cư hay những tờ giấy in trao cho từng gia đình. Làm được việc
này thì chắc chắn cuộc vận động sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Tại các địa phương trong
những khi họp dân, cần đưa nội dung cuộc vận động này vào phổ biến cho mọi người
biết dùng hàng Việt Nam thể hiện ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc và xây dựng
văn hóa tiêu dùng cho người Việt Nam.


Cuộc vận động cần được quảng bá tại trường học


Lực lượng học sinh, sinh viên chiếm số lượng đông đảo tại các trường học, vì vậy nếu
cuộc vận động này được phổ biến tại các trường học sẽ có hiệu quả cao. Thông thường
các bạn trẻ thường có tư tưởng “sính hàng ngoại” vì vậy cần có sự giải thích cho các
học sinh, sinh viên ý nghĩa của việc dùng hàng Việt Nam, chắc chắn các bạn sẽ vận
động tất cả người thân của mình cùng sử dụng hàng Việt Nam.
Tại trường học khi giảng dạy bài học có liên hệ thực tế về việc mua hàng hóa thì giáo
viên cần hướng cho học sinh sử dụng hàng Việt Nam, lời nói của thầy cô luôn có uy
tín với học sinh vì vậy các em sẽ thay đổi nhận thức và yêu thích dùng hàng Việt Nam.


Diễn đàn trên báo chí để người tiêu dùng phản ảnh chất lượng hàng Việt

Trên báo chí hay đài phát thanh cần có thường xuyên diễn đàn dành cho người tiêu
dùng để họ bày tỏ nhận xét của mình dành cho hàng Việt Nam. Sự nhận xét của người
tiêu dùng sẽ giúp các nhà sản xuất trong nước có sự đánh giá chính xác về chất lượng
của sản phẩm mình làm ra và có sự chấn chỉnh kịp thời để duy trì lòng tin của người
tiêu dùng.

Cần hạn chế quảng cáo hàng hóa nước ngoài trên các phương tiện thông tin

đại chúng
Nếu hạn chế quảng cáo hàng hóa nước ngoài và tăng cường quảng cáo hàng Việt Nam
trên các phương tiện thông tin đại chúng thì chắc chắn hiệu quả cuộc vận động sẽ cao
hơn vì mọi người sẽ tò mò muốn mua hàng Việt Nam sử dụng để có sự so sánh với
hàng nước ngoài. Giới thiệu hàng Việt Nam trên mạng Internet để mọi người cùng
biết.


Hàng Việt Nam cần đảm bảo chất lượng và có giá cả phù hợp

Nếu các nhà sản xuất hàng hóa Việt Nam luôn giữ uy tín bằng cách sản xuất hàng hóa
đạt chất lượng và có giá cả hợp lý thì không bao giờ người Việt Nam nỡ quay lưng với
hàng nội địa. Các mặt hàng như nhôm Kim Hằng, sữa Vinamilk, gốm sứ Minh Long
I... tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng cũng nhờ đảm bảo được hai yêu cầu nêu
trên. Các ngành chức năng cần xử lý nghiêm minh các nhà sản xuất chỉ biết chạy theo
lợi nhuận mà sản xuất hàng kém chất lượng làm mất lòng tin của người tiêu dùng.


Cần xử phạt thật nghiêm hàng giả, nhái hàng Việt Nam

Các ngành chức năng cần xử phạt thật nặng những người làm hàng giả, hàng nhái các
mặt hàng trong nước. Nếu còn hàng giả hay hàng nhái hàng Việt Nam tồn tại thì mọi
người sẽ rất lo sợ dùng hàng Việt Nam. Cần khen thưởng những cá nhân phát hiện các
cơ sở làm hàng nhái, hàng giả và tố cáo với các ngành chức năng.


Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu hàng Việt Nam

Thông qua các cuộc thi tìm hiểu hàng Việt Nam trên báo chí, đài phát thanh hay đài
truyền hình về chất lượng, giá cả của từng mặt hàng sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về



hàng hóa Việt Nam. Hình thức tổ chức có thể là câu hỏi hay trò chơi tương tự như trò
chơi “Hãy chọn giá đúng” hay “Siêu thị may mắn” trên truyền hình. Những trò chơi
thế này vừa mang tính giải trí vừa tạo sự hấp dẫn cho người tiêu dùng và khuyến khích
mọi người dùng hàng Việt Nam thì mới có kiến thức cần thiết để tham gia cuộc thi.



×