Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Giải pháp đầy mạnh hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.86 KB, 77 trang )

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong đà hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế giới, mục
tiêu đến năm 2010 nước ta sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp mạnh theo hướng
hiện đại hoá. Bộ mặt đất nước đang thay đổi từng ngày , quá trình đô thị hoá diễn ra
rất mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp cải tạo phục vụ cho sự nghiệp
phát triển kinh tế. Trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra những
cơ hội lớn cũng như cả thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Việt Nam
gia nhập WTO đã mở ra một trang mới cho nền kinh tế trong nước. Cơ hội chính là
tiếp cận với một môi trường đầu tư kinh doanh năng động, các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, tự do hóa thương mại, dịch chuyển dòng đầu tư và thương mại trên toàn thế
giới cũng như ở Châu Á. Mặt khác, nó tạo ra những thách thức to lớn đối với các
doanh nghiệp và các nhà quản lý. Chấp nhận nền kinh tế hội nhập chính là chấp nhận
cạnh tranh ngay trên sân nhà, các biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước sẽ được
xoá bỏ dần, các doanh nghiệp phải tự cạnh tranh bằng chính năng lực của mình. Do
đó một đòi hỏi đặt ra đó là các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có
thể tồn tại trên thương trường.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như
ngày nay Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 đặc biệt chú trọng việc đầu tư
nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã
chọn đề tài : Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây
dựng HUD1 .
Chuyên đề của em gồm có 2 phần:
Chương I: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1
Chương II: Giải pháp đầy mạnh hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu chuyên đề, em đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ nhiệt tình từ các anh chị trong phòng Đầu tư và Quản lý dự án của công ty
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 cùng sự giúp đỡ của các thầy cô giáo
trong khoa Đầu tư trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là sự hướng dẫn tận


tình và quý báu của GVHD
Em xin chân thành cảm ơn!
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
1
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Chương I: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1
1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1.1 Quá trình hình thành
Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 là Công ty số một của Tổng công
ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị HUD.
Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD1 tiền thân là Công ty Xây lắp và
phát triển nhà số 1, trực thuộc Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị - Bộ
Xây dựng, được chuyển đổi Cổ phần hóa từ Doanh nghiệp Nhà nước hạng I theo
Quyết định số 1636/ QĐ-BXD ngày 03 tháng 12 năm 2003 của Bộ Xây dựng.
Công ty xây lắp và phát triển nhà số 1 là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán
độc lập thuộc Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và đô thị, được thành lập theo
quyết định số 821/QĐ-BXD ngày 19/06/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
Tiền thân của Công ty Xây lắp và phát triển Nhà số 1 là Xí nghiệp Xây dựng
số 1 , thành lập từ ngày 14/08/1990, là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Công ty
Đầu tư phát triển nhà và đô thị nay là Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị.
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 02/01/2004 với:
Tên giao dịch Quốc tế: HUD1 INVESTMENT AND CONSTRUCTION
JOINT-STOCK COMPANY - Tên viết tắt: HUD1., JSC
1.1.1.2 Quá trình phát triển
HUD1 hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, thi công xây lắp và phát triển nhà trên
phạm vi cả nước. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là đầu tư, thầu thi công xây lắp các
loại Công trình dân dụng; Công nghiệp; Giao thông thuỷ lợi; Bưu chính viễn thông;

Đường dây và trạm biến thế điện; Công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị,
khu công nghiệp; Thi công lắp đặt thiết bị kỹ thuật công trình; …..
Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị HUD là một doanh nghiệp nhà
nước thuộc Bộ Xây dựng có tiềm lực kinh tế và kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực
đầu tư kinh doanh phát triển nhà và xây dựng hạ tầng đô thị, có địa bàn hoạt động
trên phạm vi cả nước, chuyên đầu tư các khu dân cư, khu đô thị mới.
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Trong hơn 15 năm qua, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị đã có mặt
khắp nơi trên cả nước đã đầu tư và thực hiện hàng chục dự án lớn nhỏ có chất lượng
được khách hàng đánh giá cao như Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở Hồ Linh Đàm,
Khu đô thị mới Định Công, Khu đô thị mới Việt Hưng,Khu đô thị mới Pháp Vân,
Khu đô thị mới Văn Quán - Hà Tây. Khu đô thị Long Thọ tỉnh Đồng Nai, Khu đô thị
Đông Tăng Long tại Q9 - TP Hồ Chí Minh v.v… Với bề dày kinh nghiệm và năng
lực ngày càng lớn mạnh, Tổng công ty HUD được Thủ tướng chính phủ, Bộ Xây
Dựng chỉ đạo làm nòng cốt để chuẩn bị thành lập Tập đoàn Bất động sản.
Cùng với sự lớn mạnh của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị
HUD, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 là đơn vị chủ lực đã và đang
tham gia thi công các công trình, hạng mục công trình từ cơ sở hạ tầng đến chung cư
cao tầng có giá trị lớn do Tổng HUD làm chủ đầu tư cũng như hàng chục công trình
có giá trị do công ty tự tìm kiếm. Tất cả các công trình do HUD1 thi công đều đảm
bảo chất lượng, tiến độ, khẳng định được thương hiệu như các chung cư cao tầng tại
các khu đô thị mới do Tổng HUD làm chủ đầu tư như chung cư cao tầng B7-B10
Kim Liên, Khu nhà ở và văn phòng cho thuê - Bộ Xây Dựng, công trình Hanoi
Flower Manision IV, công trình Văn phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm
Atextport, công trình Trung tâm phát triển phụ nữ Việt Nam, công trình trụ sở làm
việc Công ty máy tính và hàng chục công trình khác. Bên cạnh việc thi công, công ty
còn tham gia đầu tư thực hiện dự án kinh doanh nhà tại lô BT05, BT06 với 108 căn
biệt thự cao cấp trị giá hơn 400 tỷ đồng được xây dựng và hoàn thiện đồng bộ về sân

vườn, nội ngoại thất tại khu đô thị mới Việt Hưng. Đặc biệt, HUD1 là đơn vị thi công
gói thầu gói thầu C1B thuộc dự án thoát nước và vệ sinh Hải Phòng trị giá 202 tỷ
đồng đảm bảo chất lượng, tiến độ được Bộ Xây dựng, UBND Thành phố Hải Phòng,
Ngân hàng thế giới, đơn vị tư vấn giám sát đánh giá cao.
Tất cả các Công trình do Công ty thi công đều được áp dụng theo tiêu chuẩn
chất lượng ISO 9001: 2000. Nhiều công trình đã được Bộ Xây dựng và Công đoàn
ngành tặng huy chương vàng về chất lượng như: Công trình khách sạn Tây Hồ, Nhà
điều hành và hướng dẫn Du lịch Giáp Bát, Bưu điện Hai Bà Trưng (Hà Nội)… Đặc
biệt, Bưu điện Bắc Linh Đàm đã được Bưu điện Hà Nội chọn là công trình tiêu biểu
nhân kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống nghành, bên cạnh đó công trình Công viên
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
3
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Bắc Linh Đàm được UBND thành phố Hà Nội chọn Gắn biển kỷ niệm 999 năm
Thăng Long - Hà Nội.
Công ty hiện có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh là Công ty cổ phần Đầu
tư và Xây dựng HUD102, Hải Phòng và công ty con trực thuộc tại Hà Nội là Công ty
cổ phần Xây dựng HUD101. Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn cố gắng phấn
đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hai năm liên tiếp 2004 và 2005, công ty đều
được Bộ Xây dựng công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc. Năm 2006,
Công ty đã vinh dự được Chính phủ tặng cờ thi đua do đã hoàn thành xuất sắc toàn
diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước của ngành xây dựng.
Ngày 16/4/2008, công ty đã được trao tặng danh hiệu “Cúp vàng thương hiệu”
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của Công ty theo Đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị và khu công nghiệp;
- Thi công xây lắp các loại công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ
lợi, bưu chính viễn thông, đường dây và trạm biến thế điện,
- Thi công lắp đặt thiết bị kỹ thuật công trình, hệ thống cứu hoả, trang trí nội
ngoại thất các công trình xây dựng;

- Tư vấn thiết kế các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông,
thuỷ lợi;
- Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, công
nghiệp xây dựng.
Trong năm 2008, hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là Đàu tư kinh
doanh nhà, khu đô thị, thi công xây lắp các loại công trình dân dụng, công nghiệp.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ.
1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, thuộc sở hữu tập thể của các
cổ đông, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, hạch toán kế toán độc lập theo pháp
luật doanh nghiệp và các luật khác có liên quan của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
4
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm:
-Hội đồng quản trị gồm 4 thành viên: 1 chủ tịch và 3 uỷ viên.
-Ban kiểm soát gồm 3 thành viên: 1 Trưởng ban và 2 thành viên.
-Ban giám đốc gồm 4 thành viên: 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc.
Phía dưới là các phòng ban quản lý trực tiếp các xưởng đội. Công ty hiện có 8
phòng và 11 đội trực thuộc Công ty, 01 xưởng mộc và trang trí nội ngoại thất, 01 chi
nhánh trực thuộc tại thành phố Hồ Chí Minh, 01 ban điều hành Sông Thao, 01 Công
ty con HUD01 do Công ty HUD1chiếm cổ phần chi phối 51%.
Đội ngũ cán bộ quản lý điều hành Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng
HUD1 đều có trình độ đại học và sau đại học.
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
5
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CTY CỔ PHẦN ĐẦU TƯVÀ
XÂY DỰNG HUD1

Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
6
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
7
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
1.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ.
Chức năng:
-Xây dựng nhà cao tầng, biệt thự, nhà ở.
-Thi công hạ tầng kỹ thuật.
-Xây dựng các công trình đường bộ.
-Lắp đặt các thiết bị điện, nước.
-Hoàn thiện, xây dựng lắp đặt trang thiết bị nội thất.
Nhiệm vụ:
-Hoàn thành tốt các công trình mà Tổng công ty giao cho thực hiện đồng thời
tự tìm kiếm các công trình bên ngoài.
-Ký kết hợp đồng và giao cho chủ đầu tư.
-Ký các văn bản dự thầu, vay vốn thực hiện hợp đồng
-Chỉ đạo và giám sát việc thực hiện kế hoạch
1.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu
tư và Xây dựng HUD1 trong thời gian qua.
Trong quá trình hoạt động, công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,
thi công các công trình với chất lượng cao, tiến độ nhanh, đảm bảo an toàn trong thi
công. Công ty đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường đầu tư và
xây lắp. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua các bảng sốliệu
dưới đây:
Bảng 1.1: Tóm tắt số liệu tài chính của công ty
Đơn vị: Đồng
STT Tài sản Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Tổng số tài sản có 444.687.678.258 441.484.486.565 419.861.864.481

2 Tài sản có lưu động 433.838.252.597 426.387.530.763 392.036.324.743
3 Tổng số tài sản nợ 444.687.678.258 441.484.486.565 419.861.864.481
4 Tài sản nợ lưu động 421.777.927.039 407.997.067.629 378.141.982.137
5 Vốn luân chuyển 22.909.751.219 33.487.259.474 41.719.882.344
6 Doanh thu 263.026.766.327 443.397.383.601 529.312.776.926
7 Lợi nhuận trước thuế 4.052.956.809 10.487.259.474 12.534.256.890
8 Lợi nhuận sau thuế 3.482.412.655 7.948.872.978 9.675.716.213
9 Vay tín dụng 63.188.284.003 37.751.309.579 80.771.343.102
(Nguồn: Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc vào 31/12/2008-HUD1)
Từ báo cáo trên ta có thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty là có
lãi. Năm 2007, doanh thu tăng 68,5% so với năm 2006, năm 2008 mặc dù kinh tế
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
8
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
khó khăn nhưng doanh thu vẫn tăng 19,3% so với năm 2007, điều này cho thấy năng
lực của công ty rất tốt. Chúng ta có thể thấy điều này thể hiện qua số liệu về sản
lượng qua các năm của công ty:
-Sản lượng đạt được trong những năm vừa qua
-Năm 2002: 101 tỷ đồng.
-Năm 2003: 200 tỷ đồng.
-Năm 2004: 235 tỷ đồng.
-Năm 2005: 280 tỷ đồng
-Năm 2006: 420 tỷ đồng.
-Năm 2007: 570 tỷ đồng.
-Năm 2008: 776 tỷ đồng
-Năm 2008 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty đã hoàn thành vượt
mức các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch đã đặt ra với một số chỉ tiêu:
-Sản lượng sản xuất kinh doanh: 776,45 tỷ đồng đạt 104% kế hoạch, tăng 38%
so với năm 2007
-Doanh thu: 458 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 3,2% so với 2007

-Lợi nhuận trước thuế: 12,5 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch, tăng 17% so với 2007
-Nộp ngân sách: 24,4 tỷ đồng, đạt 167% kế hoạch, tăng 365% so với 2007
-Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu đạt 49,63% tăng17% so
với 2007
-Thu nhập bình quân( hợp đồng dài hạn ): 4 triệu đồng/người/tháng
-Trả cổ tức cho các cổ đông là : 20% năm
Như vây, qua việc xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong thời gian qua ta có thể thấy công ty hoạt động có hiệu quả đóng góp cho ngân sách
nhà nước và đem lại thu nhập lớn cho cán bộ công nhân viên.
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
9
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
1.2. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công
ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1
1.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
1.2.1.1 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới,
các hoạt động xây dựng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng diễn ra mạnh mẽ. Trong
nền kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, nhất
là trong lĩnh vực xây lắp, các công ty xây dựng xuất hiện ngày càng nhiều do đó
doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải không ngừng đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh.
Ngoài ra, nhu cầu của thị trường ngày càng cao không những về chất lượng
mà còn về tiến độ thi công, khía cạnh thẩm mĩ của các công trình, do đó doanh
nghiệp phải chuẩn bị tốt các năng lực thi công của mình mới có thể đáp ứng được các
yêu cầu của khách hàng 1 cách tốt nhất.
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 là công ty con số 1 của tổng công
ty đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD, trong tổng công ty cũng có rất nhiều các công
ty con khác cùng lĩnh vực hoạt động với HUD1 do đó công ty phải tự đầu tư nâng
cao năng lực của mình để có thể nhận được nhiều dự án ngay trong chính tổng công

ty hơn, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, ngày càng đáp ứng những đòi hỏi khắt
khe của thị trường. Mặt khác, trong quá trình phát triển không ngừng của tổng công
ty gần đây, khối lượng công việc về thi công xây lắp tại các dự án do tổng công ty
làm chủ đầu tư rất lớn, chưa kể đến những công trình do Công ty tham gia đấu thầu ở
bên ngoài, yêu cầu đặt ra là công ty phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và
chiến lược phát triển của Tổng công ty, chủ động đề ra chương trình hành động về
năng lực xây lắp cho những năm tới, mục tiêu đảm nhận thi công những công trình hạ
tầng có yêu cầu cao về kỹ thuật trong các khu đô thị, các công trình ngầm, các công
trình có tầng hầm, các công trình cao tầng có trang thiết bị hiện đại, cao cấp và trở
thành đơn vị chủ lực thi công các công trình trong các dự án đầu tư của Tổng công ty,
góp phần cùng Tổng công ty đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án, nâng cao thương
hiệu HUD trong lĩnh vực xây dựng.
Công ty HUD1 đã định hướng phát triển vững chắc trong thị trường xây lắp,
có sức mạnh cạnh tranh cao so với các đơn vị khác, do vậy yêu cầu nâng cao năng
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
10
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
lực cạnh tranh là một yếu tố tất yếu và quan trọng trong vấn đề khẳng định thương
hiệu của mình.
Tóm lại, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh thực sự rất cần thiết đối với
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1, nó quyết định sự tồn tại và phát triển
của công ty.
1.2.1.2 Đặc điểm của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong
doanh nghiệp xây dựng:
- Thứ nhất, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh chiếm một tỷ
trọng vốn lớn và quan trọng đối với hoạt động đầu tư cũng như đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Đây cũng là một nội dung
của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
- Không những đầu tư cho năng lực cạnh tranh chiếm tỷ trọng vốn lớn mà
lượng vốn này bị nằm khê động trong suốt thời gian hực hiện dự án. Sau

khi dự án hoàn thành và hoạt động được một số năm nhất định mới có thể
thu hồi được vốn đầu tư.
- Quá trình đầu tư kéo dài do đó chịu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như
giá nguyên vật liệu xi măng, sắt thép sẽ biến động rất lớn do chịu ảnh
hưởng của nền kinh tế trong nước và trên thế giới, ngoài ra, các doanh
nghiệp xây dựng cũng chịu ảnh hưởng rất lớn về quy hoạch, chính sách
của chính phủ liên quan đến đất đai, sự phát triển của thị trường bất động
sản và thị hiếu của người dân.
- Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp xây dựng cũng rất đa dạng và phong
phú như lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng, xây dựng các
cơ sở hạ tầng…nên chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố và để đảm bảo
cho các hoạt động đạt hiệu quả cao thì phải giải quyết tốt các yếu tố tác
động đến các loại hình đầu tư trên, kết hợp hài hoà, phân bổ hợp lý cho
từng loại hình đầu tư.
1.2.1.3 Nội dung hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh bao gồm các nội dung sau:
- Đầu tư vào máy móc thiết bị, phương tiện vân tải phục vụ thi công.
- Đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: tự tổ chức đào tạo cán bộ
nghiệp vụ, phối hợp trong đào tạo lao động, công tác tuyển dụng lao động.
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
11
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
- Đầu tư vào hoạt động tìm hiểu thị trường, xây dựng thương hiệu: đầu tư
cho công tác chuẩn bị đấu thầu, nghiên cứu thị trường, hoạt động
marketing.
- Các hoạt động đầu tư khác như xây dựng nhà xưởng, sản xuất nguyên vật
liệu phục vụ thi công, đầu tư cho hoạt động quản lý…
Các nội dung trên được phân bổ vốn đầu tư một cách hợp lý mới có thể đem
lại hiệu quả sử dụng vốn hiệu quả.
1.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư nâng cao năng lực

cạnh tranh.
Việc nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.
Nhóm các yếu tố bên trong bao gồm: năng lực tài chính, năng lực về kỹ thuật và máy
móc thiết bị, năng lực về nhân sự và cơ cấu tổ chức của công ty. Nhóm các yếu tố
bên ngoài bao gồm khách hàng, các nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và môi trường
kinh doanh.
1.2.4.1.1 Các nhân tố bên trong
- Năng lực về tài chính
Năng lực về tài chính là một trong những nhân tố then chốt trong đầu tư. Năng
lực tài chính mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường vào hoạt động đầu tư, mở rộng
quy mô hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác nhau của xây dựng.
Năng lực tài chính là cơ sở để công ty có thể huy động vốn phục vụ các dự án,
phát hành cổ phiếu ra công chúng, và là cơ sở để các Ngân hàng có thể bảo lãnh cho
các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào luôn có nguồn vốn dồi dào thì sẽ có khả năng
cạnh tranh cao trên thương trường, có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh hơn
các doanh nghiệp có ít vốn.
- Năng lực thiết bị, máy móc thi công.
Một trong những đặc thù của doanh nghiệp xây dựng đó là sử dụng rất nhiều
máy móc thiết bị phục vụ thi công. Do đó doanh nghiệp nào có tiềm lực mạnh về máy
móc thiết bị sẽ được đánh giá rất cao. Năng lực máy móc thiết bị được thể hiện qua
số lượng, chất lượng hay mức độ hiện đại của máy móc thiết bị, công suất và xuất xứ
của máy móc thiết bị. Trình độ hiện đại của máy móc thiết bị sẽ rút ngắng tiến độ thi
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
12
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
công, từ đó giúp tiết kiệm chi phí nhân sự, chi phí thi công và tạo lợi thế trong đấu
thầu. Nhưng máy móc thiết bị hiện đại lại đi kèm với giá thành cao, do đó để có thể
năng cấp chúng thì phải tốn một lượng vốn đầu tư rất lớn. Ngoài ra, cần có đội ngũ

lao động có trình độ tay ngề cao mới có thể vận hành máy móc thiết bị này.
- Năng lực về nhân sự
Trong tất cả các yếu tố thì nhân sự chính là nguồn lực cốt lõi quyết định đến
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhân lực tốt giúp đưa ra các quyết sách đúng
đắn về đầu tư của doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên chuyên môn như các kỹ sư, kiến
trúc sư giúp vận hành tốt máy móc thiết bị, thi công đáp ứng yêu cầu chất lượng. Một
doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự giỏi, trình độ tay nghề cao thì doanh nghiệp đó sẽ
có chiến lược cạnh tranh phù hợp, có khả năng phản ứng nhanh trước những thay đổi
của thị trường và giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thương trường.
- Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của doanh
nghiệp. Một cơ cấu tổ chức hợp lý, bộ máy quản lý thanh gọn, phân công trách nhiệm
và quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động của công ty sẽ diễn ra trôi chảy và một cơ cấu
tổ chức không hợp lý, quyền hạn của các thành viên chồng chéo nhau thì tất yếu sẽ
dẫn tới lộn xộn trong hoạt động.
1.2.4.2.2 Các yếu tố bên ngoài.
- Khách hàng
Khách hàng chính là những người tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp,
nếu không có khách hàng thì sẽ không có sự tồn tại của các doanh nghiệp. Họ chính
là nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược đầu tư của các doanh ngiệp: sản xuất sản phẩm
gì, phục vụ cho nhóm người nào….Với doanh nghiệp xấy dựng thì khách hàng chính
là các chủ đầu tư, các nhà thầu, các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thuê mua bất
động sản…
- Các đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh chính là động lực thúc đầy doanh nghiệp không ngừng phải
tự đổi mới mình, tìm hướng phát triển mới mẻ để nâng cao năng lực. Nhờ đó, các
doanh nghiệp không thể đứng yên một chỗ mà luôn luôn phải vận động nhằm phát
huy được những điểm mạnh của mình, tìm ra các điểm yếu của đối thủ để có thể
giành nhiều thị phần hơn.
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D

13
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
- Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh chính là các yếu tố như môi trường tự nhiên, môi
trường chính trị, pháp luật, kinh tế vĩ mô… có tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Một môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo ra sự cạnh tranh
lành mạnh giữa các doanh nghiệp, kích thích sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Các
quy hoạch, chương trình, chính sách của nhà nước có tác động rất lớn đến hướng sản
xuất kinh doanh, hướng cho các doanh nghiệp biết nên phải đầu tư ở đâu, đầu tư cái
gì để phù hợp với các chủ trương phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với nhu cầu của
người tiêu dùng trong tương lai.
1.2.2 Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư nâng cao
năng lực cạnh tranh.
1.2.2.1 Vốn đầu tư cho hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh
Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh bao gồm các hoạt động đầu tư vào
máy móc thiết bị phục vụ sản xuất thi công, đầu tư vào nguồn nhân lực, đầu tư vào
hoạt động xây dựng thương hiệu, tìm hiểu thị trường và các hoạt động đầu tư khác
Bảng 1.2: Cơ cấu vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn
2005-2008
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008
Gía trị
(tỷ. đ)
Tỷ lệ
(%)
Gía trị
(tỷ. đ)
Tỷ lệ
(%)

Gía trị
(tỷ. đ)
Tỷ
lệ
Gía trị
(tỷ. đ)
Tỷ lệ
(%)
Tổng VĐT
Trong đó:
32,056 100 46,205 100 90,235 100 96,628 100
1.Mua sắm thiết bị 15,09 47 13,423 29,1 20,052 22,3 23,72 24,54
2. Nguồn nhân lực 0,78 2,1 1,2 2,.5 1,53 1,67 1,82 1,88
3. Thị trường, thương hiệu 0 0 0,05 0,1 0,23 0,2 0,45 0,46
4. Đầu tư khác 16,266 50,7 31,532 68,24 68,393 75,8 70,638 73,1
- xây dựng nhà xưởng 2,43 4,035 16,278 11,701
- sản xuất ng.vật liệu 10,6 22,257 46,452 52,213
- chi cho hoạt động quản lý 3,23 5,24 5,633 6,724
(Nguồn: Phòng đầu tư và quản lý dự án. HUD1)
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
14
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vốn đầu tư khác chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng mức vốn đầu tư, hoạt động đầu tư khác của công ty bao gồm đầu tư vào nhà
xưởng, phương tiện vận tải và đầu tư vào sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, tiếp đó
đến hoạt động đầu tư vào mua sắm thiết bị. Các hoạt động đầu tư còn lại chiếm tỷ lệ
khá nhỏ trong tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực chiếm cao nhất
chỉ là 2,5% tổng vốn đầu tư. Đặc biệt nguồn vốn đầu tư vào thương hiệu và thị
trường chiếm tỷ lệ khiêm tốn nhất là 0,46% tổng nguồn vốn.
Như vậy cơ cấu đầu tư hiện nay của Công ty chưa thực sự hợp lý, các hoạt

động đầu tư phát triển nguồn nhân lực và thương hiệu chưa được đầu tư đúng mức.
Việc đầu tư vào máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ khá hợp lý trong cơ cấu vốn. Tuy nhiên,
công ty cần điều chỉnh lại tăng thêm nguồn vốn cho đầu tư vào nguồn nhân lực và
thương hiệu. Chúng ta sẽ đi vào xem xét chi tiết nguồn vốn dành cho từng loại dưới
đây.
Bảng 1.3: Vốn đầu tư cho hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2005 2006 2007 2008
Vốn đầu tư nâng cao năng
lực cạnh tranh
32,056 46,205 90,235 96,628
Tốc độ phát triển liên hoàn
(%)
44,13 95,29 7,08
Tốc độ phát triển định gốc 1 1,44 2,56 3,014
(Nguồn: Phòng đầu tư và quản lý dự án. HUD1)
Nhìn chung vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
Đầu tư và Xây dựng HUD1 có sự gia tăng đều đặn và nhanh qua các năm, đó là do
các dự án mà công ty thực hiện cũng trải đều qua các năm. Vốn đầu tư qua các năm
không có năm nào bị sụt giảm về số lượng vốn đầu tư. Năm 2006, lượng vốn đầu tư
nâng cao năng lực cạnh tranh tăng 44,13% so với năm 2005, năm 2007 lượng vốn
này tăng vượt bậc 95.29% so với năm 2006. Đặc biệt trong năm 2008, trong khi các
công ty cùng ngành đều có sự sụt giảm về khối lượng vốn đầu tư do thị trường bất
động sản trong nước có nhiều biến động không thuận lợi thì công ty vẫn có sự tăng
thêm về vốn đầu tư so với năm 2007 là 7.08 %. Điều này chứng tỏ công ty là một
doanh nghiệp có uy tín tốt trên thị trường nên hoạt động sản xuất kinh doanh không
hề bị ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế.
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
15
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp

Cũng như hầu hết các công ty xây dựng khác, lĩnh vực hoạt động chính của
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 là thi công xây lắp các loại công trình,
từ công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật và cả sản
xuất công nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, công ty đã tìm những hướng
đi mới để chủ động trong việc sản xuất kinh doanh hơn đó là Công ty đã đẩy mạnh
công tác đầu tư theo định hướng phát triển kinh doanh đa ngành ngề, góp vốn đầu tư
vào các công ty con , đầu tư kinh doanh các công trình dân dụng. Trong đó, hoạt
động đầu tư kinh doanh nhà ở là một hoạt động đầu tư chủ chốt của công ty hiện nay.
Nhờ đó, lợi nhuận của công ty cũng tăng và thu nhập của cán bộ công nhân viên
trong công ty cũng được cải thiện khá nhiều so với trước đây. Và cũng chính sự mở
rộng ngành nghề kinh doanh này cũng khiến cho vốn đầu tư của tổng công ty tăng.
Theo đó, tiềm lực công ty cũng được gia tăng cũng như đảm bảo nguồn vốn cho các
hoạt động của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.2.2 Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn.
Bảng 1.4: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2005 2006 2007 2008
Vốn đầu tư nâng cao năng
lực cạnh tranh
32,056 46,205 90,235 96,628
Vốn tự có 2,85 4,71 10,56 11,59
Vốn vay tín dụng 19,87 26,33 55,94 62,3
Vốn vay khác 12,196 15,165 23,735 22,428
Bảng 1.5:Tỷ trọng các loại nguồn vốn
Đơn v ị: %
Năm 2005 2006 2007 2008
Vốn đầu tư nâng cao năng
lực cạnh tranh
100 100 100 100
Vốn tự có 8,9 10,2 11,7 12

Vốn vay tín dụng 56,06 51 62 64,79
Vốn vay khác 38,04 38,8 26,3 23,21
Nguồn: Phòng đầu tư và quản lý dự án.
- Vốn tự có:
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy lượng vốn tự có của công ty về mặt tuyệt
đối qua các năm. Năm 2005 mới chỉ là 2,85 tỷ đồng, đến năm 2006 đã tăng lên 4,71
tỷ đồng. Năm 2007 lượng vốn tự có dành cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh đã
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
16
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
tăng lên 10,56 tỷ đồng, năm 2008 thì lượng vốn này tiếp tục tăng lên 12 tỷ đồng. Về
mặt tỷ trọng các nguồn vốn thì tỷ trọng của vốn tự có cũng tăng dần trong tổng vốn
đầu tư. Điều này có thể lý giải là do công ty làm ăn có lãi và lợi nhuận để lại được bổ
sung vào vốn tự có và tiếp tục được tái đầu tư nên ta có thể thấy lượng vốn năm sau
tăng cao hơn năm trước cả về tuyệt đối lẫn tương đối.
- Vốn vay tín dụng:
Vốn tín dụng vẫn là lượng vốn nhiều nhất trong tổng vốn đầu tư. Năm 2005
vốn vay tín dụng là 19,87 tỷ đồng, năm 2006 vốn vay tăng lên đến 26,33 tỷ đồng.
Đến năm 2007 tiếp tục tăng lên đến 55.94 tỷ đồng và năm 2008 là 62,3 tỷ đồng. Về
tỷ trọng vốn vay tín dụng ta có thể thấy chúng giữ tỷ lệ khá ổn định tuy nhiên xu
hướng chung vẫn là tăng nhỏ về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư qua các năm. Nguồn
vốn vay tín dụng chiếm tỷ lệ cao cũng là một điều đáng lo ngại vì nó phải chịu áp lực
trả lãi vay ngân hàng, lượng vốn này càng lớn thì càng chứng tỏ năng lực tài chính
của công ty vẫn còn yếu và phải dựa vào nguồn vay tín dụng khá nhiều.
- Vốn vay khác:
Nguồn vốn vay khác của công ty được huy động từ các nguồn như vốn huy
động của khách hàng, vốn ứng trước từ các chủ đầu tư. Vốn vay khác chiếm tỷ lệ cao
trong hai năm 2005, 2006 lần lượt là 38,04% và 38,8%. Năm 2007 và 2008 tỷ trọng
vốn vay khác giảm xuống còn 26,3% và 23,21%
Nhìn chung ta có thể thấy nguồn vốn của công ty còn dựa khá nhiều vào vốn

vay tín dụng, điều này có thể dẫn tới rủi ro như dễ chịu các biến động của nền kinh tế
như lạm phát…công ty sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việ huy động vốn
Trong tương lai, công ty cần có nhiều biện pháp để gia tăng lượng vốn tự cóđể
công ty có thể chủ động về nguồn vốn đầu tư.
1.2.3 Đầu tư vào máy móc thiết bị nâng cao năng lực sản xuất.
Hoạt động đấu thầu đã trở thành một phương pháp chủ yếu để giao nhận thầu
các công trình xây lắp ở nước ta hiện nay, đấu thầu đã chứng minh được tác dụng của
nó trên thực tế đó là chọn được nhà thầu xây dựng với chất lượng tốt và giá cả phải
chăng. Để thắng thầu, các doanh nghiệp phải có các thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu
của chủ đầu tư, có những ưu thế hơn so với máy móc của các đối thủ cạnh tranh. Vì
vậy, vấn đề nâng cao năng lực máy móc thiết bị cũng là một ưu tiên hàng đầu của
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 hiện nay. Thêm vào đó trong những
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
17
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
năm gần đây, dự án mà công ty thực hiện tăng cả về số lượng và cả về khối lượng
vốn đầu tư, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị cũng tăng. Trong năm
2009 và 2010 công ty tiếp tục thi công xây lắp tại các dự án khu đô thị mới Vân
Canh, dự án khu đô thị Đông Sơn, Thanh Hoá, dự án Chánh Mỹ-Bình Dương, dự án
Hà Tĩnh. Theo đó, khối lượng vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc vận hành và cốt
pha xây dựng cho các dự án rất lớn, nếu đi thuê thì sẽ tốn chi phí. Công ty cũng xác
định phải đầu tư nhiều vào máy móc thiết bị, vừa để thi công trực tiếp và gián tiếp
nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 1.6 : Vốn đầu tư vào máy móc thiết bị từ năm 2005-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Tổng vốn đầu tư 32,056 46,205 90,235 96,628
Vốn đầu tư máy
móc thiết bị
15,09 13,423 20,052 23,72

Tỷ lệ 47 29,1 22,3 24,54
- Tăng liên hoàn -11,04 49,4 18,3
- Tăng định gốc 1 0,89 1,33 1,57
(Nguồn: Phòng đầu tư và quản lý dự án. HUD1)
Ơ
Trong tổng vốn đầu tư của công ty, vốn đầu tư nâng cao năng lực máy móc
thiết bị chiếm tỷ trọng trung bình. Năm 2005 vốn đầu tư máy móc thiết bị chiếm 47%
tổng vốn đầu tư, sang các năm sau thì tỷ trọng này có giảm dần nhưng về số tuyệt đối
thì vẫn tăng. Đặc biệt năm 2007, công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng cũng huy
động được một lượng vốn lớn do đó nguồn vốn đầu tư cho máy móc thiết bị tăng
mạnh 49.4% so với năm 2006. Năm 2008, vốn đầu tư cho máy móc là 23.72 triệu
đồng chiếm 24.54% tổng nguồn vốn. Máy móc thiết bị là tài sản cố định được khấu
hao đều qua các năm sử dụng và có giá trị sử dụng lâu do đó lượng vốn mà công ty
đầu tư vào máy móc thiết bị qua các năm tăng với tốc độ chậm nhưng giá trị tích luỹ
của máy móc thiết bị ( tức là số máy móc thiết bị được sử dụng thực tế) thì lớn hơn
nhiều. Những năm sau, công ty vẫn có thể sản xuất kinh doanh trên những máy móc
thiết bị đã được đầu tư ở giai đoạn trước
Tỷ trọng vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị trong tổng vốn đầu tư cũng có
xu hướng giảm nhưng giữ ở mức độ ổn định, không giảm nhiều. Năm 2005, vốn đầu
tư mua sắm máy móc thiết bị chiếm tới 47% tổng mức vốn đầu tư. Sang năm 2006, tỷ
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
18
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
trọng này giảm xuống còn 29,1%, đó là do công ty tập trung tăng đầu tư vào các hoạt
động khác.
Công ty đã tiến hành đầu tư đồng bộ một số dây chuyền thiết bị với công nghệ
cao như máy Cừ Lasen trị giá 4,739 tỷ đồng, cẩu tháp TQ Potain trị giá 1,285 tỷ đồng
và hàng loạt các loại máy xúc, máy vận thăng lồng… đang phục vụ các dự án của
Tổng công ty như : Dự án khu dân cư Vĩnh Lộc B- TP Hồ Chí Minh, dự án thoát
nước TP Hồ Chí Minh gói thầu TH.3, dự án lõi Bán đảo Linh Đàm và Chung cư Văn

Quán- Hà Đông.
Tóm lại hoạt động đầu tư vào máy móc thiết bị cũng đem lại cho công ty
những thành tựu to lớn trên nhiều mặt, tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn trên thị trường
và đặc biệt giành được nhiều dự án trúng thầu hơn.
1.2.4 Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, nguồn
nhân lực là một nguồn lực mang tính chiến lược quyết định tới sự tồn tại và phát triển
bền vững trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có nguồn nhân lực chất lượng cao
và biết cách sử dụng hợp lý nguồn nhân lực đó ắt sẽ thành công trong kinh doanh.
Trong những năm qua, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 cũng rất chú
trọng đầu tư phát triển nguồn lực quan trọng này.
Để nâng cao nguồn nhân lực, công ty xác định cần đầu tư chiều sâu vào con
người, đó là: Tiếp tục nâng cao nguồn lực sẵn có, thực hiện tuyển dụng, xây dựng
chính sách thu hút nhân tài. Tập trung đào tạo và tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, tạo sức ép trong công việc cho các nhân viên để làm tốt công tác
đánh giá năng lực, xây dựng chức năng nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho các đơn vị,
phòng ban và từng cá nhân. Quan tâm, chú trọng khầu tuyển dụng nhân sự và quy
hoạch cán bộ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của từng công ty. Ngoài việc tuyển
dụng công nhân từ các trường dạy nghề, rà soát lại lực lượng công nhân đang có hợp
đồng thời vụ, ngắn hạn tại Công ty để tuyển dụng ký hợp đồng dài hạn và lựa chọn
cử đi đào tạo nhằm nâng cao tay nghề, trách nhiệm và quyền lợi của người công nhân
gắn bó lâu dài với công ty
Bảng 1.7 : Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Đầu tư
và Xây dựng HUD1
Đơn vị: tỷ đồng
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
19
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Năm
Chỉ tiêu

2005
2006 2007 2008
Tổng vốn đầu tư 32,056 46,205 90,235 96,628
Nguồn nhân lực 0,78 1,2 1,53 1,82
Tỷ lệ (%) 2,1 2,5 1,67 1,88
- Tăng liên hoàn 53,8 27,5 1,96
- Tăng định gốc 1 1,54 1,96 2
(Nguồn: Phòng đầu tư và quản lý dự án. HUD1)
Nhìn vào bảng ta thấy giá trị vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty
có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2005, vốn dành cho phát triển nguồn nhân lực là
0.78 tỷ đồng, năm 2006 tăng 53.8% so với năm 2005, đến năm 2006 thì nguồn vốn
đã tăng lên 1.2 tỷ đồng. Năm 2007 và 2008 nguồn vốn phát triển nguồn nhân lực lần
lượt là 1.53 và 1.82 tỷ đồng. Ta có thể thấy công ty chưa chú trọng đến việc đào tạo
nguồn nhân lực vì vốn dành cho phát triển nguồn nhân lực vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong
tổng vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, công ty cũng rất chú trọng đến đời sống vật chất tinh thần của
người lao động, chính sách đãi ngộ cũng hợp lý. Năm 2006 thu nhập bình quân
người/tháng là 1,83 triệu đồng. Năm 2007, mức lương bình quân /người / tháng là 2,3
triệu đồng, đến nay đã tăng lên mức 4 triệu đồng/ người/ tháng tăng 74%. Đây thực
sự là mức đãi ngộ khá lớn vì hiện tại nền kinh tế đang khó khăn mà mức lương trung
bình của công ty không chỉ tăng mà còn tăng rất nhanh qua các năm.
1.2.5 Đầu tư cho hoạt động tìm hiểu thị trường
Hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, để tăng khả năng thắng thầu công ty
luôn coi trọng công tác đấu thầu. Các dự án của công ty một phần do nhận lại các dự
án của Tổng Công ty , một phần do công ty tự tìm hiểu thị trường từ đó đề ra các
phương án kinh doanh xây dựng, Trong thời gian qua, phòng Đầu tư và Quản lý dự
án, Phòng kế hoạch và phòng Thị trường và Đầu tư đã phối hợp rất tốt để tìm kiếm
cơ hội đầu tư tại các tỉnh Hà Tĩnh, Cao Bằng, Thanh Hoá,…Ngoài ra, công ty cũng
thực hiện đưa thông tin dự án tại các sàn Giao dịch Bất động sản, nhằm thu hút được
sự quan tâm của các khách hàng có nhu cầu…Thông qua việc tìm hiểu thông tin trên

sàn giao dịch bất động sản, công ty có thể biết được các nhu cầu của khách hàng, từ
đó tìm ra các hướng đầu tư thích hợp. Kết quả là công ty đã nhận được rất nhiều hợp
đồng của chính Tổng Công ty HUD và từ các chủ đầu tư khác.
Bảng 1.8: Vốn đầu tư vào thị trường, thương hiệu
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
20
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2005 2006 2007 2008
Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 32,056 46,205 90,235 96,628
Thị trường, thương hiệu 0 0,05 0,23 0,45
Tỷ lệ (%) 0 0,1 0,2 0,46
Tốc độ liên hoàn (%) 460 195
Tốc độ định gốc 1 4,6 29
Nguồn: Phòng Đầu tư và Quản lý dự án-HUD1
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lượng vốn dành cho tìm hiểu thị trường, xây
dựng thương hiệu còn rất ít ỏi. Năm 2006 số vốn đầu tư mới chỉ là 0,1 tỷ đồng. Năm
2007 là 0,2 tỷ đồng và 2008 là 0,46 tỷ đồng. Thực sự lượng vốn đầu tư dành cho thị
trường của công ty còn rất ít.
1.2.6 Đầu tư xây dựng thương hiệu:
Ngày nay, thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố vị thế của
doanh nghiệp trên thương trường, một doanh nghiệp tốt nhưng không được mọi
người biết đến thì cũng không thể phát triển được. Nhận thức được điều đó, công ty
cũng rất chú trọng vào việc phát triển thương hiệu của mình. Ngày 25/7/2007. trang
thông tin điện tử www.hud1.vn đã chính thức đi vào hoạt động, đây là một cầu nối
quan trọng tới các nhà đầu tư tiềm năng và các cổ đông của công ty. Qua trang thông
tin điện tử này, hàng loạt các dự án nhà đất lớn, những công trình xây dựng nhà
chung cư, nhà biệt thự cao cấp đã và đang thi công sẽ được đăng tải trên trang web.
Đây là một vũ khí đắc lực hỗ trợ cho hoạt động giao dịch bất động sản diễn ra nhanh
chóng, thuận tiện cho cả khách hàng lẫn các nhà đầu tư.

Bằng việc phát hành chứng khoán ra công chúng năm 2007, thương hiệu của
công ty cũng được phủ sóng nhiều hơn. Tuy nhiên, việc phát hành chứng khoán ra
công chúng cũng là động lực thúc đẩy công ty sản xuất kinh doanh phải có lãi thì mới
củng cố được vị thế trên thương trường vì nếu như công ty làm ăn thua lỗ thì uy tín
của công ty sẽ giảm đi một cách nhanh chóng.
Hiện nay, công ty sử dụng logo của tổng công ty HUD, bên dưới có hàng chữ
JC1:
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
21
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Tất cả các Công trình do Công ty thi công đều được áp dụng theo tiêu chuẩn
chất lượng ISO 9001:2000 đồng thời luôn đảm bảo tiến độ, an toàn lao động và được
Chủ đầu tư đánh giá cao. Nhiều công trình đã được Bộ Xây dựng và Công đoàn
nghành tặng huy chương vàng về chất lượng: Công trình khách sạn Tây Hồ, Nhà điều
hành và hướng dẫn Du lịch Giáp Bát, Bưu điện Hai Bà Trưng (Hà Nội)…đặc biệt
Bưu điện Bắc Linh Đàm đã được Bưu điện Hà Nội chọn là công trình tiêu biểu nhân
kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống nghành, bên cạnh đó công trình Công viên Bắc
Linh Đàm được UBND thành phố Hà Nội chọn Gắn biển kỷ niệm 999 năm Thăng
Long - Hà Nội.
Một số danh hiệu thi đua mà công ty đạt được trong những năm gần đây:
Năm 2006 :
- Chính phủ tặng cờ thi đua do đã hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ
công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước của ngành xây dựng.
- Cờ thi đua của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam do có thành tích xuất sắc
trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
Năm 2005:
- Bộ xây : dựng công nhận danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc “ .
- Chứng nhận của Công đoàn xây dựng Việt Nam năm 2005 vì đã có thành
tích xuất sắc trong phong trào CNVC - hoạt động công đoàn .
- Chứng nhận của Công đoàn xây dựng Việt Nam cho đơn vị tổ chức tốt điều

kiện sống và làm việc .
Năm 2004 :
- Bộ xây dựng công nhận danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc “
- Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động việt nam cho đơn vị đã có thành
tích xuất sắc trong phong trào Xanh, sạch, đẹp, đảm bảo ATVSLĐ.
- Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động việt nam cho đơn vị đã có thành
tích trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững
mạnh - Bằng khen của Công đoàn xây dựng Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc
trong công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh 5 năm 2000 - 2004.
1.2.7 Hoạt động đầu tư khác
Hoạt động đầu tư khác trong công ty bao gồm: đầu tư vào xây dựng nhà
xưởng, đầu tư vào sản xuất nguyên vật liệu thi công, thiết bị dụng cụ cho hoạt động
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
22
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
quản lý. Trong giai đoạn 2005-2006 công ty xây dựng trụ sở chính tại 168 Giải
Phóng, xây dựng một số xưởng thi công nên với tổng vốn đầu tư là 16,266 tỷ đồng,
chiếm 50,7 % tổng số vốn đầu tư. Thời gian gần đây, công ty đã đầu tư vào lĩnh vực
sản xuất công nghiệp: sản xuất cống ly tâm với dây chuyền sản xuất cống ly tâm hiện
đại, có thể sản xuất cống bê tông có đường kính từ DN 300 đến DN 2500, đáp ứng
tiêu chuẩn BS 5911. Ngoài ra, công ty còn đầu tư xây dựng xưởng mộc, trang trí nội
ngoại thất. Để đảm bảo chất lượng hoàn thiện của sản phẩm gỗ cho các công trình,
xưởng đã được đầu tư trên 1000m2 nhà xưởng với nhiều trang thiết bị máy móc hiện
đại chế biến gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên: Máy chà thùng, máy ép dán, máy cắt,
máy cưa, máy khoan...Ngoài ra với quy trình kỹ thuật được quản lý theo hệ thống
quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001-2000 đã đảm bảo tất cả các sản phẩm làm ra
đều được kiểm soát đạt chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Các sản
phẩm của xưởng bao gồm: Cửa và khuôn gỗ tự nhiên, Cửa và khuôn gỗ công nghiệp,
các loại bàn ghế, giường tủ nội ngoại thất công trình. Đặc biệt xưởng đã tham gia
hoàn thiện nội ngoại thất công trình Sân golf Tam Đảo đã được chủ đầu tư đánh giá

cao về chất lượng và kỹ mỹ thuật.
Bảng 1.9: Vốn đầu tư khác
Đơn vị: tỷ đồng
Đầu tư khác 16,266 31,532 68,393 70,638
- xây dựng nhà xưởng 2,43 4,035 16,278 11,701
- sản xuất nguyên vật liệu 10,6 22,257 46,452 52,213
- chi cho hoạt động quản lý 3,23 5,24 5,633 6,724
Ta có thể thấy chi tiết lượng vốn đầu tư vào các khoản mục đầu tư khác trong
từng năm như trên bảng số liệu. Số vốn đầu tư sản xuất nguyên vật liệu( sản xuất
cống ly tâm, sản xuất sàn gỗ..) chiếm tỷ lệ nhiều vốn nhất trong tổng vốn đầu tư
khác. Tiếp đó đến vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, rồi đến vốn đầu tư chi cho hoạt
động quản lý. Hoạt động đầu tư khác của công ty chiếm lượng vốn đầu tư lớn nhất
trong tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, nó là nhân tố góp phần nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh
1.3.1 Những thành tựu đạt được
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
23
Chuyên đề tốt nghiệp
1.3.1.1 Nng lc mỏy múc thit b.
Cụng ty c phn u t v Xõy dng HUD1 trong thi gian qua ó t khng
nh v trớ, thng hiu ca mỡnh trờn th trng xõy lp. iu ú ó c chng
minh qua cỏc ch tiờu kinh t ó t c trong nm 2008 v cỏc cụng trỡnh m cụng
ty thc hin th cụng, khụng nhng i vi cỏc cụng trỡnh trong Tng cụng ty m cũn
cú uy tớn i vi th trng xõy lp trong khu vc. Lnh vc mi nhn l xõy dng
cỏc cụng trỡnh thuc h thng h tng k thut v cỏc cụng trỡnh dõn dng. Hin nay
cụng ty ó c bn lc lng thit b chuyờn dng, ỏp ng c nhu cu sn xut
kinh doanh. Di õy l danh mc cỏc mỏy múc thit b cụng ty ó u t mua sm
qua cỏc nm.

Bng 1.10: Danh mc mỏy múc thit b ca cụng ty
TT Thiết bị máy thi công đv số lợng tính năng xuất xứ
1 Cn trc t hnh bỏnh hi Cỏi 1 c 1982
2 Cu thỏp LinDen(leo) Cỏi 1 TQ 2000
3 Cu thỏp FO/23B-PA452 Cỏi 1 TQ 2002
4 Cu thỏp C5013 Cỏi 1 TQ 2002
5 Cu thỏp KB-403A Cỏi 1 TQ 2006
6 Cng trc Cỏi 1 Vit Nam
7 Mỏy xỳckobelco Cỏi 1 Nht 1993
8 Mỏy i Komasu Cỏi 1 Nht 1988
9 Mỏy lu Sakai R2-30235 Cỏi 1 Nht 1988
10 Mỏy lu Sakai SV91DA Cỏi 1 Nht 1990
11
Mỏy vn thng
Kumkang Q=1t
Cỏi 2 Hn Quc 1990
12 Mỏy vn thng Cỏi 8 TT1-9 500kg
13 Mỏy vn thng Cỏi 2 VN300kg
14 Mỏy trn bờ tụng JZC350l Cỏi 10 TQ JZC
15 Mỏy trn bờ tụng JZC560l Cỏi 2 TQ JZC
16 Trm trn 25m3/h Cỏi 1 Vit Nam 2005
Phạm Thị Thanh Duyên Lớp : Đầu t 48D
24
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
17 Máy phát điện Kobuta 16KVA Chiếc 1 Nhật
18 Máy phát điện Flik 23KVA Chiếc 1 Nhật
19 Dây chuyền đúc cống ly tâm và rung bộ 1
20 Dây chuyền sản xuất cửa gỗ(xưởng mộc) bộ 1
21 Giáopal (480khung/bé) bộ 27 Việt Nam
22

Giáo hoàn thiện
(42k/bé)
bộ 71 Việt Nam
23 Cốp pha M2 1986 Việt Nam
1 Máy khoan cọc nhồi Cái 2
2 Cẩu tháp Cái 2 TQ 140m ;112m
3 Cẩu tự hành Cái 1 12,5 tấn
4 Máy đào gầu nghịch Cái 1 Kobelco
5 Máy ép cọc thuỷ lực Cái 2
6 Máy lu Cái 1 12,5 tấn
7 Bơm bê tông Cái 2
8 Xe vận chuyển bê tông Cái 2
9 Máy trộn bê tông Cái 2 JZC350l
10 Máy trộn bê tông Cái 2 JZC560l
11 Xưởng gia công kết cấu thép + hoa sắt Xưởng 1 VN
12 Thiết bị căng kéo thép bê tông dự ứng lực Bộ 2 VN
13 Máy phát điện 100KVA Cái 2
14 Máy cắt thép Cái 4 TQ
15 Máy uốn thép Cái 2 TQ
16 Máy hàn 3 pha Cái 6 TQ
17 Máy vận thăng lồng Cái 2 Kumkang 1 tấn
18 Máy trộn vữa Cái 2 250l
19 Máy đầm bàn Cái 10 VN
20 Máy đầm dùi Cái 10 VN
Ph¹m ThÞ Thanh Duyªn Líp : §Çu t 48D
25

×