Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ của vụ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.89 KB, 25 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên sau khi
kết thúc toàn bộ phần lí thuyết tại trường đại học. Mục đích của đợt thực tập
tốt nghiệp là giúp sinh viên vận dụng được những kiến thức lý luận đã được
học tại trường nhằm phân tích, lý giải và giải quyết các vấn đề do thực tiễn
đặt ra, qua đó củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị, làm quen với
công tác quản lý kinh tế.
Để đạt được mục đích này, đợt thực tập của sinh viên được chia làm 2
giai đoạn: thực tập tổng hợp và thực tập chuyên đề. Yêu cầu đối với mỗi đợt
là khác nhau. Đối với giai đoạn thực tập tổng hợp mỗi sinh viên cần phải có
một cái nhìn tổng quan về địa điểm mình thực tập: lịch sử hình thành, nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức quản lý, những vấn đề bức xúc cần giải quyết trong thời
gian tới của cơ quan.
Với yêu cầu trên, sau đợt thực tập 5 tuần tại Vụ Kinh tế Nông nghiệp
Bộ kế hoạch và Đầu tư; với sự hướng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo. Đặc
biệt là anh Hiên trong vụ kinh tế Nông nghiệp đã tạo điều kiện hết sức cho
em trong việc tìm tài liệu. Em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp
với 3 phần chính như sau:
Phần I: Tổng quan về Bộ kế hoạch đầu tư và Vụ kinh tế Nông
nghiệp.
Phần II: Tổng kết công tác năm 2007 và nhiệm vụ năm 2008 của
Vụ kinh tế Nông nghiệp.
Phần III: Một số vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ của Vụ kinh tế
Nông nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Phạm Xuân Hoà đã tận tình
hướng dẫn để em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và các chuyên môn trong Vụ
kinh tế Nông nghiệp đã trực tiếp giúp đỡ em hoàn thành tốt giai đoạn thực
tập này.
SV:Thái Nguyễn Thanh Tú Lớp: KTPT 46


1
Báo cáo thực tập tổng hợp
NỘI DUNG
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẨU TƯ VÀ VỤ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
I - Tổng quan về Bộ Kế hoạch và đầu tư.
1. Chức năng nhiệm vụ của Bộ kế hoạch và đầu tư.
Bộ kế hoạch đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng hợp về
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả
nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể,
về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý
hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA), đấu thầu, doanh
nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các
dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định
của Pháp luật. Do đó, Bộ kế hoạch và đầu tư có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
theo ngành, vùng lãnh thổ
- Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy có
liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư
trong và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược
quy hoạch kế hoạch ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể cả nguồn lực dài hạn, trung
hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đối chủ
yếu của nền kinh tế quốc dân.
- Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, uỷ
ban nhân Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
SV:Thái Nguyễn Thanh Tú Lớp: KTPT 46

2
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Làm chủ tịch các hội đồng cấp Nhà nước, xét duyệt định mức kinh tế
- kỹ thuật, xét thầu quốc gia thẩm định thành lập các doanh nghiệp nhà
nước, điều phối quản lý và sử dụng ODA, cấp giấy phép cho các dự án hợp
tác, liên doanh.
- Trình Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ nhà nước.
- Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý thông tin về phát triển kinh
tế - xã hội.
- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ
công chức, viên chức trực thuộc Bộ quản lý.
2. Cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư.
Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
- Vụ Tổng hợp kinh tế Quốc dân;
- Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ;
- Vụ Tài chính, tiền tệ;
- Vụ Kinh tế công nghiệp;
- Vụ Kinh tế nông nghiệp;
- Vụ Thương mại và dịch vụ;
- Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị;
- Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư;
- Vụ Quản lý đấu thầu;
- Vụ Kinh tê đối ngoại;
- Vụ Quốc phòng-An ninh;
- Vụ Pháp chế;
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường;
- Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội;
- Cục đầu tư nước ngoài;
- Cục Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ;

- Thanh tra;
SV:Thái Nguyễn Thanh Tú Lớp: KTPT 46
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Văn phòng.
Các tổ chức hành chính sự nghiệp:
- Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung Ương
- Viện Chiến lược phát triển
- Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia
- Tạp chí Kinh tế và Dự báo
- Báo đầu tư
- Trung tâm bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch
- Trung tâm tin học
- Tạp chí Khu công nghiệp
Ban Lãnh đạo của Bộ kế hoạch và Đầu tư:
Bộ trưởng:
Ông Võ Hồng Phúc
Các thứ trưởng:
Ông Trương Văn Đoan
Ông Nguyễn Bích Đoạt
Ông Nguyễn Đức Hoà
Ông Cao Viết Sinh
Ông Nguyễn Ngọc Phúc
II - Giới thiệu về Vụ kinh tế Nông nghiệp.
1. Lịch sử hình thành Vụ kinh tế nông nghiệp.
Vụ kinh tế Nông nghiệp - bộ kế hoạch và đầu tư được thành lập từ các
vụ khối Nông – Lâm – Ngư nghiệp qua một thời gian dài.
Sắc lệnh số 78/SL ngày 31 tháng 12 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ
lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, thành lập Uỷ ban nghiên cứu
Kế hoạch thời kiến thiết. Sắc lệnh 68/SL ngày 14 tháng 5 năm 1950 của Chủ

tịch nước thành lập Ban Kinh tế Chính phủ thay thế Uỷ ban nghiên cứu kế
hoạch kiến thiết.
SV:Thái Nguyễn Thanh Tú Lớp: KTPT 46
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tại phiên họp ngày 08 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã
quyết định thành lập Uỷ ban kế hoạch Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ có
thông tư số 603TTg ngày 14 tháng 10 năm 1955 quyết định thành lập Uỷ
ban kế hoạch Quốc gia, trong thông tư có nêu “...việc khôi phục và phát triển
kinh tế văn hoá phải dần dần kế hoạch hoá, Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia sẽ
từng bước thực hiện kế hoạch này”.
Ngày đầu mới thành lập Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia, gồm 55 người.
Phòng Nông nghiệp là một đơn vị cấu thành Uỷ ban, có 7 cán bộ.
Quyết định số 1123/TTg ngày 07-11-1956 của Thủ tướng chính phủ
thành lập Vụ nông nghiệp do đồng chí Ngô Tấn Nhơn uỷ viên Uỷ ban kế
hoạch Quốc gia phụ trách, đồng chí Nguyễn Đại Hoà là Phó Vụ trưởng.
Trong thời gian dài Vụ Nông nghiệp phụ trách các phần Kế hoạch nông
nghiệp, nuôi thuỷ sản nước ngọt và trồng rừng. Vụ công nghiệp phụ trách
phần công nghiệp rừng và công nghiệp khai thác hải sản.
Theo quyết định số 47/CP ngày 09-03-1964 của Hội đồng Chính phủ,
tách Vụ Công nghiệp (CN) thành 2 vụ: Vụ Kế hoạch Công nghiệp nặng (đến
1983 gọi CN A) và Vụ kế hoạch Công nghiệp nhẹ và công nghiệp địa
phương (1983 gọi CN B). Phần công nghiệp rừng, trồng rừng và công
nghiệp khai thác hải sản thuộc Vụ kế hoạch Công nghiệp nhẹ.
Theo Nghị định 47CP ngày 25-03-1974 của Hội đồng Chính phủ chính
thức phê chuẩn Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Kế hoạch Nhà
nước, quy định 15 nhiệm vụ quyền hạn của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, với
23 đơn vị Vụ, Viện, Trường gồm 1000 cán bộ. Trong đó có việc thành lập
Vụ Kế hoạch Lâm nghiệp với nhiệm vụ kế hoạch Trồng rừng, công nghiệp
khai thác và chế biến sản phẩm rừng.

Theo quyết định số 15/CP ngày 26-01-1977 của Hội đồng Chính phủ
thành lập Vụ kế hoạch Thuỷ sản với nhiệm vụ kế hoạch lập kế hoạch Nuôi
trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản.
SV:Thái Nguyễn Thanh Tú Lớp: KTPT 46
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
Theo quyết định số 69/HDBT – QĐ, ngày 09-071983 của Hội đồng Bộ
trưởng đổi tên (CN nặng thành CN A), tách, sát nhập một số đơn vị; trong
đó có sát nhập Vụ kế hoạch Lâm nghiệp vào Vụ kế hoạch Nông nghiệp
thành Vụ kế hoạch Nông – Lâm nghiệp.
Năm 1987 nhập Phòng Công nghiệp thực phẩm, gồm 6 đ/c: Phan
Doanh, Phó Vụ trưởng, Lại Ngọc Bảo, Lê Thị Thống, Đinh Quang Diệu,
Nguyễn Tiến Trọng, và Phạm Văn Thắng; từ Vụ kế hoạch Công nghiệp B
vào Vụ Kế hoạch Nông – Lâm nghiệp.
Theo quyết định số 66/HDBT – QĐ, ngày 18-04-1988 của Hội đồng Bộ
trưởng quyết định sát nhập hai Vụ kế hoạch Nông – Lâm – Ngư nghiệp.
2. Chức năng nhiệm vụ của Vụ kinh tế nông nghiệp.
Căn cứ Nghị định 61/2003//NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ kinh tế nông nghiệp và Vụ trưởng Vụ
Tổ chức cán bộ, Quyết định.
2.1. Chức năng
Vụ kinh tế nông nghiệp thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng
thực hiện chức năng quản lí nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp ngư nghiệp, diêm nghiệp, phòng
chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, kinh tế nông thôn.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, phòng chống lụt bão và giảm

nhẹ thiên tai, kinh tế nông thôn...
- Chủ trì tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm về: phát triển ngành
nông, lâm ngư, diêm nghiệp, kinh tế nông thôn, khai thác và chế biến sản
phẩm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp (trừ chế biến sữa, dầu thực vật, thuốc lá,
SV:Thái Nguyễn Thanh Tú Lớp: KTPT 46
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
chế biến bột và tinh bột); phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; định
canh, định cư, tái định cư, kinh tế mới...
-Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các dự án đầu tư trong nước và ngoài
nước thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách. Làm đầu mối quản lý các chương trình,
dự án được Bộ giao.
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển các ngành,
lĩnh vực do Vụ phụ trách; phối hợp các đơn vị liên quan trong Bộ nghiên
cứư và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong kế
hoạch 5 năm, hằng năm.
- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
dự án (kể cả dự án ODA), báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng
tháng và hằng năm của các ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách.
- Tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thẩm định dự án, thẩm
định kế hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các dự án, gói thầu thuộc
thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ để Bộ trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt hoặc cho phép đầu tư; làm đầu mối tham gia thẩm định
các dự án thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách...
- Nghiên cứu dự báo, thu nhập và hệ thống các thông tin về kinh tế
phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch , kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
Vụ phụ trách; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xử lý và cung cấp
thông tin về các lĩnh vực Vụ được giao.
- Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch 5 năm, hằng năm của: Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thuỷ sản, các Tổng Công ty thuộc

ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
giao.
3. Cơ cấu tổ chức của Vụ kinh tế nông nghiệp.
Vụ kinh tế Nông nghiệp có vụ trưởng và một số vụ phó giúp vụ trưởng
làm việc theo chế độ chuyên viên.
SV:Thái Nguyễn Thanh Tú Lớp: KTPT 46
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Việc tổ chức cán bộ trong vụ được phân công theo công việc, chia theo
các phòng:
Nông nghiệp; Thuỷ sản; Công nghiệp chế biến; Lâm nghiệp; Thuỷ lợi;
Tổng hợp.
Cơ cấu tổ chức của Vụ kinh tế Nông nghiệp được thể hiện qua sơ đồ
sau:
SV:Thái Nguyễn Thanh Tú Lớp: KTPT 46
VỤ TRƯỞNG
Phó vụ
trưởng
Phó vụ
trưởng
Phó vụ
trưởng
Phó vụ
trưởng
Thuỷ lợi
Nông
nghiệp
CNCB và
CN

Phòng
tổng hợp
Lâm
nghiệp
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN II: TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2007 VÀ NHIỆM VỤ
NĂM 2008 CỦA VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
I - Đánh giá công tác năm 2007.
1. Về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.
Theo quyết định số 597/QĐ-BKH ngày 06-12-2007 của Bộ trưởng Bộ
kế hoạch và đầu tư, Vụ kinh tế Nông nghiệp được bộ giao gồm 8 nhiệm vụ
chủ yếu. Qua kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện từng nhiệm vụ, Vụ tự
đánh giá cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ được Bộ giao những việc đã làm
được như sau:
- Đã tham gia tích cực cùng với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thuỷ
sản, các Tổng công ty Cao su, Tổng công ty Cà phê nghiên cứu và rà soát,
điều chỉnh các chiến lược quy hoạch phù hợp với đường lối, chủ trương mới
của Đảng, tham gia xây dựng các đề án, dự án lớn. Một số đề án lớn đã được
vụ làm trong năm 2007 là: Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách
phát triển rừng sản xuất; xây dựng kế hoạch phát triển nông, lâm, ngư
nghiệp và thuỷ lợi, kế hoạch đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương; báo cáo
sơ kết 5 năm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn.
- Đã làm tốt chức năng đầu mối tổng hợp kế hoạch năm 2008 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thuỷ sản, các Tổng công ty cao su, Tổng công ty
cà phê, Hội Nông dân; tổ chức các cuộc họp để cán bộ trong Vụ và các Vụ/
Viện liên quan trao đổi; làm việc với các Bộ, Tổng công ty, Hội được phân
công cùng Vụ địa phương làm việc tại các sở Kế hoạch và đầu tư theo
chương trình chung của bộ, đảm bảo tiến độ, chất lượng xây dựng kế hoạch

năm 2008.
- Công tác nghiên cứu, xây dựng và kiểm tra việc thực hiện các văn bản
pháp quy, thẩm định cho các ý kiến về các cơ chế, chính sách của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản được Vụ đặc biệt quan tâm, chỉ
SV:Thái Nguyễn Thanh Tú Lớp: KTPT 46
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
đạo. Hầu hết tất cả các cơ chế chính sách trong lĩnh vực phát triển nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn khi được cấp quyền phê
duyệt đều có sự tham gia của Vụ.
- Vụ đã tổ chức các đợt kiểm tra để nắm tình hình thực tế, phát hiện
những vướng mắc, khó khăn của cơ sơ, đề xuất các giải pháp tháo gỡ các
khó khăn nhằm thực hiện đạt các mục tiêu năm kế hoạch 2007 của ngành
nông nghiệp, nông thôn. Mỗi phần hành công việc đã phối hợp chặt chẽ với
các Bộ ngành, các đơn vị trong Bộ, bám sát các cơ sở, cập nhật thông tin báo
cáo hàng tháng hàng quý kịp thời.
- Vụ cũng đã tích cực tham gia ý kiến với Vụ Thẩm định và Giám sát
đầu tư về các dự án đầu tư, với Vụ Quản lý đấu thầu về hướng dẫn thực hiện
pháp luật về đấu thầu, với Vụ Kinh tế đối ngoại về phê duyệt danh mục các
dự án ODA, với Cục đầu tư nước ngoài về các dự án FDI đầu tư ra nước
ngoài, tham gia ý kến về chiến lược, các quy hoạch về phát triển kinh tế-xã
hội các vùng, các tỉnh, xây dựng cơ chế chính sách trong lĩnh vực kế hoạch
và đầu tư khi được yêu cầu. Tham gia ý kiến các đề án, chương trình: Thành
lập khu kinh tế Nam Phú Yên, Nâng cao năng lực quản lý và phát triển công
nghệ cho các doanh nghiệp; hai hành lang một vành đai kinh tế Việt –
Trung, .v.v..
- Về công tác nghiên cứu, dự báo, thu thập, hệ thống hoá hệ thống
thông tin về kinh tế-xã hội phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển ngành được Vụ quan tâm. Từng cán bộ trong Vụ luôn cập nhật số
liệu, xây dựng cơ sở nguồn dữ liệu ngành nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ lợi

các lĩnh vực về phát triển nông thôn do Vụ phụ trách để phục vụ ngày càng
tốt hơn cho công tác chuyên môn, xây dựng và tham gia ý kiến về cơ chế,
chính sách xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược.
- Trong năm 2007, Vụ đã tiếp nhận 5471 công văn đến bằng 105% năm
2006(5214 văn bản); trong đó: số công văn phát ra khỏi bộ 440 văn bản
(năm 2006: 374 văn bản); số văn bản góp ý với các vụ: 340 văn bản (năm
SV:Thái Nguyễn Thanh Tú Lớp: KTPT 46
10

×