Chiến lược Thương hiệu:
Quy tắc định hướng
Giờ đây, hơn bao giờ hết, những người làm thương hiệu đang phải chịu
áp lực rất lớn để chứng tỏ kết quả cho thương hiệu. Họ phải nỗ lực rất
nhiều để có được thành quả đúng thời điểm. Thực tế, họ không làm
được điều đó đúng thời điểm và sẽ không bao giờ làm được điều đó.
Điều này thật khó chấp nhận với những người lãnh đạo. Với họ, nó
giống như một lời ngụy biện không thoả đáng cho thất bại.
Một số người làm marketing đang quá phụ thuộc vào chiến lược đinh sẵn và
các chiến thuật phổ biến – sáng tạo và truyền thông thật nhiều thông điệp
chính xác như ngân sách đặt ra. Đây là một kỳ vọng ngu ngốc, mà thực tế nó
còn rất nguy hiểm đối với sự đổi mới và lợi thế cạnh tranh.
Chúng ta sống trong một thời đại mới khi các mạng xã hội dần xoá bỏ những
rào cản đặt ra để thâm nhập vào toàn bộ hệ thống kinh doanh và danh mục
sản phẩm. Điều này tất nhiên khiến các hãng quảng cáo không khỏi “lóng
ngóng”. Những thứ đã từng mang lại hiệu quả (quảng cáo) thì giờ đây dần
trở nên mờ nhạt. Nhưng những người làm marketing vẫn đang dành nhiều
nỗ lực để thuyết phục, thay vì gắn kết.
Chiến lược thương hiệu không phải là con đường dẫn đến sự hoàn mỹ
Trong guồng quay kinh doanh hối hả như hiện nay, chiến lược thương hiệu
phải là kim chỉ nam giúp ta học hỏi và thấm nhuần con đường đi tới tương
lai – chiến lược thương hiệu phải là tầm nhìn nơi chân trời, một chuẩn mực
để hướng đến thay vì một cái gậy chống cố định ở mặt đất. Tất cả mọi thành
công đều mạo hiểm. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người rằng thị
trường rất rõ ràng và có thể dự đoán được – xây dựng thương hiệu đầy rủi ro
và không dễ để định hướng.
Thị trường thay đổi theo hướng đi lên. Cải tiến sản phẩm (âm thầm hay hiển
hiện) thay đổi toàn bộ cuộc chơi chỉ trong nháy mắt. Dường như những
người làm marketing đang quên mất triết lý: Sự thay đổi là thứ không thay
đổi. Thay đổi không phải là sai lệch nhất thời, nó là một thành tố tự nhiên
trong dòng chảy tạo nên mọi thứ.
Thích nghi, linh hoạt và không ngừng học hỏi là những điều quan trọng và
cần thiết đối với quá trình xây dựng thương hiệu trong nền kinh tế tri thức.
Không có thứ gọi là “thực tiễn” mà chỉ có học hỏi và không ngừng học hỏi.
Học hỏi và không ngừng học hỏi
Vấn đề của những người làm marketing và thương hiệu chính là chúng ta
không biết điều mà chúng ta vẫn còn chưa biết là gì. Khi chỉ chú trọng đến
kết quả, bạn học hỏi và được khuyến khích tiếp tục làm như thứ tương tự.
Mọi thứ đều là chiến thuật. Nhưng khi những thứ mà bạn học được trở thành
vùng cát lầy thì thương hiệu của bạn … mắc kẹt trong đó. Cải tiến, đổi mới
là một quá trình liên tục chứ không phải sự kiện tức thời. Mọi đổi mới đều là
học hỏi và không ngừng học hỏi. Đổi mới thương hiệu cũng không phải là
ngoại lệ. Hãy thử thách nhận thức của chính mình, học và không ngừng học
hỏi.
Sự thay đổi là thứ không thay đổi. Thay đổi không phải là sai lệch nhất thời,
nó là một thành tố tự nhiên trong dòng chảy tạo nên mọi thứ.
Khi theo đuổi bất cứ mục tiêu nào, hầu như ai cũng sẽ bị chệch đường
Giống như chèo một con thuyền hay lái một chiếc máy bay, để đến đúng
đích, hướng đi của bạn sẽ liên tục được điều chỉnh. Hầu hết toàn bộ thời
gian, bạn sẽ bị chệch hướng. Không có đường thẳng nào để theo khi bạn
phải đối mặt với từ trường, sức gió, dòng hải lưu và địa hình thị trường. Để
nuôi dưỡng và điều khiển một thương hiệu bền vững, người chủ thương hiệu
phải củng cố năng lực để định hướng, đi đúng đường và thích nghi với điều
kiện và hoàn cảnh. Với những nguồn lực hạn chế, điều này rất khó nhưng
không phải không thể thực hiện. Apple biết rõ điều này trước khi trở thành
công ty giàu nhất hành tinh.
Thừa nhận thất bại với tinh thần lạc quan
Thừa nhận sai lầm của một ý tưởng lớn là điều không hề dễ dàng với những
người làm marketing. Tôi có thể khẳng định điều này từ kinh nghiệm của
chính mình. Trong nhiều doanh nghiệp, việc thừa nhận thất bại có thể ít
nhiều ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Do đó, người ta luôn tìm cách lảng
tránh. Không thừa nhận thất bại của mình sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích
doanh nghiệp bởi họ không rút được kinh nghiệm từ chính sai lầm đó.
Nếu bạn cảm nhận thấy chiến lược thương hiệu và chiến thuật marketing có
gì đó không ổn, thì hãy hành động ngay. hãy thừa nhận “thất bại” với tinh
thần lạc quan và nhanh chóng thay đổi. Mọi thứ sẽ tốt đẹp nếu bạn học được
từ sai lầm của mình.
Biết được tại sao tốt hơn biết như thế nào
Vào cuối ngày, những người làm marketing phải biết lý do tại sao mọi thứ
“đi chệch khỏi chiến lược”. Có thể là bởi chính chiến lược hiện tại của bạn
đang sai hướng. Nó cũng có thể là một trong những thứ mà bạn không biết.
nếu bạn không thể xác định nguyên nhân tại sao, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ.
Bạn có thể tìm kiếm lời khuyên từ bên ngoài (thậm chí cả những cố vấn
thương hiệu). Mở rộng nhận thức, quan sát xung quanh, suy nghĩ cởi mở,
thu nhặt hiểu biết chứ không phải số liệu và tìm kiếm cảm nhận bên ngoài –
để lắng nghe.
Lắng nghe nhiều hơn
Marketing là truyền tải thông điệp hơn là lắng nghe. Nhưng tôi tin rằng nó
phải là con đường hai chiều. Lắng nghe khách hàng, định hướng sản phẩm,
quan sát hành vi – sự gắn kết bắt đầu từ việc lắng nghe. Khi thương hiệu đi
sai đường, thật khó để thừa nhận và chuyển hướng trước sự quan sát của
khách hàng và cổ đông. Hãy thử nhìn lại Research In Motion, Sears và
Kodak. Còn đối với thương hiệu biết lắng nghe, mọi thứ đều dễ dàng được
tha thứ. Netflix đã đứng dậy và lớn mạnh từ chính thất bại ban đầu của
mình.
Con đường luôn chông gai
Nếu thương hiệu của bạn đang chơi ở vị trí trung vệ, bạn có thể học hỏi qua
những thứ mang lại hiệu quả (hoặc không) từ những đối thủ trong cùng
nhóm ngành để làm tốt hơn. Cải tiến thương hiệu không có nghĩa là làm
nhiều hơn mà là làm tốt hơn.
Những thương hiệu bền vững có thể dẫn đầu thị trường bởi họ không ngừng
nâng cao chất lượng vị thế của mình. “Chất lượng vị thế” trên thị trường
không phải và sẽ không bao giờ là thứ hoàn hảo. Đó chính là lý do khiến
cuộc chơi trở nên sôi động, đầy hấp dẫn và cũng không kém phần lộn xộn.