Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Chiến lược thương hiệu và học thuyết jung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.11 KB, 9 trang )



Chiến lược thương hiệu và
học thuyết Jung

Nguyên mẫu trong xây dựng thương hiệu sản phẩm
không phải là thuật ngữ mới. Việc áp dụng thuyết tâm lý
của Jungian đằng sau việc sử dụng nguyên mẫu bắt đầu
được nghiên cứu một cách nghiêm túc sau Chiến tranh
thế giới thứ 2.

Carl Jung, nhà sáng lập tâm lý học phân tích, đã khái niệm
hóa các lý thuyết nguyên mẫu và vô thức tập thể. Lý thuyết
của ông đã góp công lớn vào các chiến dịch marketing người
tiêu dùng và xây dựng thương hiệu sản phẩm.



1. 2 ví dụ về sự hiệu quả của nguyên mẫu

Một ví dụ thành công điển hình về sự hiệu quả của nguyên
mẫu là sự ra đời của Marlboro Man 1955. Cả chiến dịch là
hình ảnh một anh chàng cao bồi Mỹ nguyên mẫu khỏe mạnh,
mắt nhìn thẳng. Trong một thời gian ngắn sau khi ra mắt trên
sóng phát thanh và các phương tiện truyền thông in ấn, doanh
số bán ra đã tăng lên 5000%. Trong quảng cáo này, nam giới
đã được ấn định với nguyên mẫu một anh chàng cao bồi.
Một ví dụ tiêu biểu khác là nguyên mẫu chú hề đáng yêu của
Ronald McDonald. Ông xuất hiện lần đầu tiên trên sân khấu
vào 1963 và biến một nhượng quyền thương mại hamburger
nhỏ thành một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Trẻ


em và các gia đình tin rằng McDonald là một nơi hạnh phúc,
vui vẻ và có đồ ăn ngon.

Để hiểu được mục đích của việc sử dụng nguyên mẫu, và lý
do của sự thành công to lớn này, chúng ta phải phân tích các
chiêu thức tâm lý đằng sau những chiến lược trên.

2. Vô thức tập thể và hành vi của con người

Tâm lý học nghiên cứu về tâm lý con người, vai trò của trí
não tác động lên các hành vi của con người. Nó là một ngành
khoa học, và chẳng có ngành khoa học nào là hoàn hảo. Để
hiểu rõ hơn về tâm lý học, con người phải chấp nhận rằng
tâm trí của họ phần lớn vẫn chưa được khám phá hết.

Học thuyết về nguyên mẫu của Jung liên quan mật thiết tới
sự tồn tại của vô thức tập thể. Sigmund Freud, một sinh viên
nổi tiếng trong lĩnh vực tâm lý, khẳng định rằng mỗi người
đều có trong mình một trạng thái “vô thức”. Jung đã mở rộng
khẳng định trên rằng, bên cạnh “vô thức” cá nhân, tất cả mọi
người đều chia sẻ một trạng thái sâu sắc hơn, còn gọi là “vô
thức” tập thể. Sự “vô thức” tập thể đã được phát triển trong
tâm lý con người trong giai đoạn tiến hóa về mặt thể chất.

Nguyên mẫu của Jung là các tư tưởng và hành vi liên quan
tồn tại trong mỗi con người. Sâu trong vô thức tập thể, các

×