Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 trong dạy học tiếng việt ở tiểu học nhìn từ quan điểm giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.32 KB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON
-----------------------

NGUYỄN NGỌC OANH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG NGHE, NÓI
CHO HỌC SINH LỚP 5 TRONG DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ QUAN
ĐIỂM GIAO TIẾP

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Giáo dục Tiểu học

Phú Thọ, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON

-----------------------

NGUYỄN NGỌC OANH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG NGHE, NÓI
CHO HỌC SINH LỚP 5 TRONG DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ QUAN
ĐIỂM GIAO TIẾP

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Giáo dục Tiểu học



NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S Bùi Thị Thu Thủy

Phú Thọ, 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập tại khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non trường Đại
học Hùng Vương tơi đã học hỏi được những kiến thức bổ ích, có nhiều trải
nghiệm thực tế đầy ý nghĩa và phần nào hiểu được trách nghiệm của một
người giáo viên đứng lớp, cũng như một người giáo viên chủ nghiệm trong
tương lai.
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài được sự giúp đỡ tận tình
của cơ giáo Bùi Thị Thu Thủy, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cơ! Từ việc
hình thành ý tưởng đến khi hồn thành khóa luận, nhiều lúc tơi thấy khó khăn,
chùn bước nhưng những lời khuyên chân thành cũng như những lời dạy bảo
của cô đã giúp tôi bước tiếp trên con đường nghiên cứu này.
Tôi cũng xin cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo
dục Tiểu học và Mầm non trường Đại học Hùng Vương, các thầy cô đã tận
tình dạy bảo tơi từ những ngày đầu bước vào giảng đường Đại học cũng như
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành khóa luận.
Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, và các
thầy cô trường Tiểu học Hữu Đô cũng như các em học sinh thân yêu đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành khóa luận một cách tốt đẹp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình thân u – nơi tơi nép
vào mỗi khi mệt mỏi, nản lịng; là nơi ln động viên, cổ vũ để tôi bước tiếp
trên con đường mà tôi đã chọn.
Phú Thọ, ngày 9 tháng 6 năm 2020

Sinh viên
Nguyễn Ngọc Oanh


ii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..........................................................................................1
1.1. Vai trị của kỹ năng nghe, nói.....................................................................1
1.2. Vai trị của giao tiếp....................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1.Cơ sở lý luận của việc rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5...............6
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................6
1.1.2. Kỹ năng nghe, nói của học sinh lớp 5.....................................................7
1.1.3. Lý thuyết hoạt động giao tiếp............................................................... 11
1.1.4. Mối quan hệ giữa dạy học nghe, nói với quan điểm giao tiếp..............20
1.1.5. Đặc điểm của học sinh lớp 5.................................................................21
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5.........24
1.2.1 Thực trạng nội dung chương trình rèn kỹ năng nghe, nói trong chương
trình Tiếng Việt lớp 5 tại trường Tiểu học Hữu Đơ.........................................24
1.2.2. Thực trạng dạy học rèn kỹ năng nghe,
nói trong chương trình Tiếng
Việt lớp 5 tại trường Tiểu học Hữu Đô........................................................... 28
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1..............................................................................33
CHƢƠNG 2: DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5
THÔNG QUA RÈN KĨ NĂNG NGÔN NGỮ NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM
GIAO TIẾP....................................................................................................34
2.1. Một số nguyên tắc lựa chọn biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học

sinh lớp 5 nhìn từ quan điểm giao tiếp............................................................34
2.1.1. Nguyên tắc bám sát mục tiêu môn Tiếng Việt...................................... 34
2.1.2. Nguyên tắc chú trọng đặc trưng của hoạt động hội thoại.....................34
2.1.3. Nguyên tắc đề cao sự sáng tạo, tích cực của học sinh..........................34
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm nhận thức và ngôn ngữ
của học sinh.....................................................................................................35
2.2. Xây dựng một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5
nhìn từ quan điểm giao tiếp.............................................................................35


iii

2.2.1. Rèn kỹ năng nghe, nói thơng qua xây dựng tình huống giao tiếp.........35
2.2.2. Rèn kỹ năng nghe, nói thơng qua hoạt động kể chuyện....................... 40
2.2.3. Rèn kỹ năng nghe, nói thơng qua hoạt động đóng vai..........................43
2.2.4. Rèn kỹ năng nghe, nói thơng qua tổ chức hoạt động nhóm..................48
2.2.5. Rèn kỹ năng nghe, nói qua tổ chức hoạt động ngoại khóa...................52
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2..............................................................................57
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM............................................. 58
3.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................. 58
3.2. Tổ chức q trình thực nghiệm................................................................ 58
3.3. Giáo án thực nghiệm................................................................................60
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3..............................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................84


iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Bảng khảo sát thJực tế về thái độ, suy nghĩ, cách thức tổ chức,
Những khó khăn và thuận lợi, những đề xuất của GV....................................28
Bảng 1.2. Sự hứng thú của HS đối với những hoạt động rèn kĩ năng nghe, nói
31
Bảng 1.3. Những khó khăn khi rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh...............32
Bảng 1.4. Nhận thức của học sinh về việc rèn kĩ năng nghe, nói lớp 5A.......32


v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt/ ký hiệu

Cụm từ đầy đủ

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HSTH

Học sinh tiểu học

NXB

Nhà xuất bản



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Vai trò của kỹ năng nghe, nói

“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”
Lời dạy đó là “kim chỉ nam” cho mục tiêu giáo dục của Đảng. Chính vì
thế mà Đảng ln coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp
của toàn Đảng, toàn dân. Đặc biệt là đối với bậc Tiểu học vì đây là bậc học
đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện sau này của các em. Cùng với các
môn học khác, môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực
hoạt động ngơn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động này thể hiện trong 4
hoạt động tương ứng với bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc và viết.
Nghe, nói, đọc, viết là bốn kỹ năng cơ bản của con người, nó thường
xuyên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên hoạt động nghe, nói được
sử dụng nhiều hơn cả.
Hoạt động nghe, nói là phương tiện hỗ trợ đắc lực của con người, giúp
con người tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh. Một người có thể khơng
biết đọc, viết nhưng đa phần đều nghe được và nói được.
Nghe, nói là cặp hoạt động vừa tiếp nhận lời nói và cũng tạo lập lời
nói. Nếu nghe là tiếp nhận lời nói, âm thanh của người khác thì nói là tạo lập
lời nói của cá nhân mình.Nghe và nói là hai hoạt động bổ trợ và song hành với
nhau trong hoạt động giao tiếp.
1.2. Vai trò của giao tiếp

Trong cuộc sống giao tiếp giúp con người có thể xác định được mức độ
nhu cầu, tin tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm… của đối tượng giao
tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và

nhiệm vụ giao tiếp.
Giao tiếp giúp con người truyền đạt thông tin, kinh nghiệm, thuyết
phục, kích thích đối tượng giao tiếp, giải quyết vấn đề học tập, sản xuất kinh
doanh,… Qua giao tiếp con người hiểu biết lẫn nhau, làm việc cùng nhau.


2
Trong học tập, giao tiếp giúp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội,
lịch sử biến kinh nghiệm đó thành vốn sống. Nhờ giao tiếp mà GV và HS có
thể truyền đạt, tiếp thu thơng tin một cách đầy đủ.
Giao tiếp giúp trẻ biết tạo lập lời nói của mình một cách có văn hóa,
phù hợp, lễ phép với những yếu tố khác.
Như vậy, giao tiếp đóng vai trị vô cùng quan trọng không chỉ trong học
tập mà trong cả cuộc sống.
1.2. Mối quan hệ giữa giao tiếp và kỹ năng nghe, nói
Việc vận dụng quan điểm giao tiếp vào hình thành kỹ năng nghe, nói là
việc làm cần thiết, hữu ích.
Chương trình Tiểu học hiện nay hướng tới mục tiêu phát triển bốn
phương diện kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho HS. Tuy nhiên trong thực tiễn
dạy học, kĩ năng đọc, viết được GV chú trọng hơn cả, thường coi nhẹ việc rèn
kĩ năng nghe, nói cho HS. Bản thân GV còn chưa tự tin trong việc lựa chọn,
tổ chức các nội dung dạy học và các phương pháp dạy học để hình thành và
bồi dưỡng kĩ năng nghe, nói cho các em.
Ngồi ra việc tổ chức rèn kĩ năng nghe, nói cho HS ở Tiểu học cịn một
số hạn chế sau:
Thứ nhất, trong chương trình giảng dạy ở Tiểu học có q nhiều mơn
học, GV khơng đủ thời gian để quan tâm đến nội dung hoạt động nghe, nói
của HS.
Thứ hai, hệ thống bài tập trong chương trình Tiểu học chưa thực sự chú
tâm vào việc rèn kĩ năng nghe, nói cho HS. Các kiểu bài tập chưa phong phú,

đa dạng và tạo hứng thú cho các em.
Thứ ba, cách thức tổ chức rèn kĩ năng nghe, nói trong nhà trường phổ
thơng hiện nay cịn nhàm chán, đơn điệu, chưa thu hút được sự tham gia tích
cực.


3
1.3. Yêu cầu đổi mới trong việc rèn kỹ năng nghe, nói đối với bậc học
Tiểu học
Mơn Tiếng Việt ở Tiểu học hướng đến là giúp HS sử dụng Tiếng Việt
thành thạo trong hoạt động giao tiếp. Việc rèn luyện và hình thành kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của môn
Tiếng Việt ở Tiểu học theo định hướng đưa ngôn ngữ và các hoạt động giao
tiếp trong cuộc sống một cách sinh động. Trong các kĩ năng đó thì kĩ năng
nghe, nói được quan tâm như một yếu căn bản.
Là giáo viên Tiểu học trong tương lai, tôi nhận thấy đề tài này rất có ích
cho việc đổi mới phương pháp dạy học hướng tới hình thành nhân cách cho
HS. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên bậc Tiểu học.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi quyết định chọn: “Một số biện pháp
rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
nhìn từ quan điểm giao tiếp” là đề tài khóa luận của mình. Tơi mong muốn
xây dựng được các biện pháp phù hợp để góp phần rèn kĩ năng nghe, nói cho
HS hiệu quả hơn trong nhà trường phổ thơng.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng nghe, nói cho học
sinh lớp 5 trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nhìn từ quan điểm giao tiếp”
nhằm đưa ra những biện pháp, quy trình rèn kĩ năng nghe, nói cho HS lớp 5
giúp học sinh nâng cao năng lực ngơn ngữ, giúp giáo viên khắc phục những
khó khăn trong q trình tổ chức hoạt động dạy mơn Tiếng Việt.
- Là tư liệu tham khảo cho GV và HS.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài nghiên cứu phải thực hiện các
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu tổng quan và hệ thống hóa những cơ sở lí luận, tâm lí học,
ngơn ngữ học của việc rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5.
- Khảo sát chương trình, hệ thống bài tập rèn kĩ năng nghe, nói trong
SGK Tiếng Việt lớp 5; khảo sát tình hình rèn kĩ năng nghe, nói cho HS lớp 5


4
trong thực tiễn dạy học.Từ đó, tìm ra những ưu điểm và hạn chế của việc rèn
kĩ năng nghe, nói cho HS lớp 5 và xác định hướng đề xuất của đề tài.
- Xây dựng nội dung, đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng nghe, nói cho
HS lớp 5 và thiết kế một số giờ dạy mẫu cụ thể hóa quy trình rèn kĩ năng
nghe, nói.
- Kiểm nghiệm khả năng thực thi của các đề xuất được nêu ra trong khóa
luận bằng tổ chức thực nghiệm đánh giá để đưa ra những kết luận và kiến
nghị cần thiết.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Nghiên cứu kĩ năng nghe, nói của HS lớp 5 trong mơn Tiếng Việt.
- Nghiên cứu quy trình và các biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho HS
lớp 5 trong môn Tiếng Việt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Hữu Đô.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số biện pháp sau:
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan
đến đề tài, sách giáo khoa, sách giáo viên Tiểu học.
5.2. Phƣơng pháp khảo sát: Khảo sát nội dung chương trình rèn kĩ năng

nghe, nói trong SGK Tiếng Việt lớp 5 và tình hình dạy kĩ năng nghe, nói ở
trường Tiểu học.
5.3. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích tâm sinh lí HS lớp 5, các
lí thuyết hội thoại, các nguyên tắc và các biện pháp rèn kĩ năng nghe, nói cho
HS lớp 5.
5.4. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu các bài tập rèn kĩ
năng nghe, nói trong SGK Tiếng Việt lớp 5 với các khái niệm, quan điểm về
giao tiếp.
5.5. Phƣơng pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một số mẫu giáo án đã được
thiết kế tại trường Tiểu học.


5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về khoa học: Làm phong phú hơn nhận thức về kỹ năng nghe, nói
trong mơn Tiếng Việt ở Tiểu học. Đây là nội dung rất quan trọng, cần thiết đối
với HS.
Về thực tiễn: Kỹ năng nghe, nói khơng chỉ liên quan đến chất lượng
học mơn Tiếng Việt của HS, mà cịn liên quan đến ý thức, thái độ, cách ứng
xử,… của HS đối với cuộc sống và mội người xung quanh. Các em sẽ giao
tiếp, ứng xử phù hợp, đúng chừng mực hơn. Điều đó có ảnh hưởng tốt đến
giáo dục nhân cách HS.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 thông qua rèn kĩ
năng ngơn ngữ nhìn từ quan điểm giao tiếp.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.



6

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Cơ sở lý luận của việc rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5
1.1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1.1. Lịch sử trong nước
Quan điểm về giao tiếp đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến, nó
khơng cịn là một thuật ngữ xa lạ hay mới mẻ nữa. Tuy nhiên, có rất nhiều ý
kiến khác nhau về vấn đề này.
Từ năm 1989, tác giả Phạm Minh Hạc quan niệm rằng: “Giao tiếp là
hoạt động xác lập vận hành quan hệ người với người để hiện thực hóa các
quan hệ xã hội giữa người ta với nhau”.[22]
Nguyễn Thạc, Hoàng Anh (1991) cũng đã quan niệm rằng: “Giao tiếp
là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua
đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các q trình thơng tin,
hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.” [13]
Do góc nhìn khác nhau nên các tác giả có những quan điểm khác nhau
về giao tiếp.
Bên cạnh đó, vấn đề rèn kỹ năng nghe, nói cho HSTH cũng được đề
cập từ nhiều năm trước. Trong cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu
học – tài liệu đào tạo GV – 2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo [7], Dự án phát
triển GV nhằm nâng cao năng lực chuyên môn – nghiệp vụ, cập nhật những
đổi mới về phương pháp, nội dung, và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu
học theo chương trình, SGK tiểu học mới. Điểm mới ở các tài liệu này là đưa
ra nhiều phương pháp dạy học mới, trong đó có sử dụng phương pháp giao
tiếp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS.
1.1.1.2. Lịch sử ngồi nước

Trong giáo trình quan điểm tâm lý học, A.A. Leonchiev đã cho rằng
“Giao tiếp là một hệ thống những q trình có mục đích và động cơ đảm bảo


7
sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện
các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lí và sử dụng phương tiện
đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ” [4]
Về vấn đề ngôn ngữ đã vận hành, biến đổi như thế nào để thực hiện
chức năng giao tiếp, M.R Lơ vốp đã viết: “Chỉ có đặt ngơn ngữ trong quá
trình hoạt động, người ta mới thấy được cơ chế hiện thực của hoạt động chức
năng xã hội của ngôn ngữ” [4]. Lý thuyết dạy tiếng theo quan điểm giao tiếp
phân tích các q trình sản sinh và lĩnh hội lời nói, rộng hơn là nghiên cứu
tồn bộ lời nói. Nó chú ý đến các nhân tố của q trình giao tiếp, các nhân tố
này quyết định đến các biến thể lời nói phù hợp với nhiệm vụ giao tiếp, hồn
cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp. Mục đích cuối cùng của dạy tiếng mẹ đẻ là
giúp HS phát triển năng lực lời nói, bao gồm năng lực lĩnh hội lời nói (nghe,
đọc) và sản sinh lời nói (nói, viết).
Dạy học Tiếng Việt là nhằm sử dụng được ngày một tốt hơn tiếng mẹ
đẻ của mình vào những hoạt động giao tiếp đa dạng trong xã hội. Nhấn mạnh
quan điểm này, M.R. Lơ vốp viết “Nếu ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp thì
lồi nói là bản thân sự giao tiếp, giao tiếp ngơn ngữ”.[4]
Viện sĩ Sakhomanop khẳng định có ngơn ngữ của mỗi cá nhân, cịn
ngơn ngữ của một làng, một thành phố, một khu vực, một dân tộc theo ông
chỉ là sự bày đặt của khoa học, là kết luận trung tính từ một số ngơn ngữ cá
nhân nhất định.[6]
1.1.2. Kỹ năng nghe, nói của học sinh lớp 5

1.1.2.1. Kỹ năng nghe và tầm quan trọng của kỹ năng nghe
Trước hết chúng ta cần phân biệt được nghe và lắng nghe là hai quan

điểm không giống nhau. Theo tác giải Nguyễn Lân: “Nghe là nhận được tiếng
bằng tai, là sự cảm nhận được bằng tai ý người nói” [13]. Như vậy nghe là
một quá trình thụ động, cụ thể nó chính là sự tiếp nhận mọi loại âm thanh của
con người. Cịn lắng nghe là một q trình chủ động, cần có sự tập trung và
mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói, người lắng nghe phải phân tích
sau đó đưa ra lời đối đáp có ý nghĩa với người đối diện.


8
Nghe là một phản xạ của con người, nhưng lắng nghe lại là một kỹ
năng cần phải rèn luyện trong thời gian dài mới có thể thành thạo. Kỹ năng
lắng nghe không chỉ áp dụng vào môi trường học tập mà cịn áp dụng vào đời
sống gia đình, bạn bè,….
Lắng nghe không chỉ giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm; thấu hiểu tính
cách, thói quen, sở thích, tâm tư tình cảm của nguời khác mà còn giúp ta đưa
ra được những ý tưởng để giải quyết vấn đề nhanh chóng. Đặc biệt, đối với
các em học sinh, kỹ năng lắng nghe sẽ giúp các em hiểu được những gì người
giáo viên ,muốn truyền đạt, tạo được sự gắn kết và tăng hiệu quả trong học
tập.
Theo kết quả của các công trình nghiên cứu thì nghe có năm cấp độ:
nghe phớt lờ, nghe giả vờ, nghe chọn lọc, nghe chú tâm, nghe thấu cảm.
Nghe phớt lờ tức là người nghe hoàn tồn để ngồi tai những gì đối
tượng giao tiếp đang nói. Chẳng hạn như việc học sinh nói chuyện trong lớp
học, nhìn lơ đãng khơng tập trung hay chăm chú làm việc riêng. Đây là biểu
hiện thể hiện sự thiếu tôn trong người đối diện và thiếu tôn trọng bản thân.
Giả vờ nghe là lúc này người nghe có suy nghĩ những gì mình đang
nghe là khơng cần thiết hay khơng muốn nghe. Nhưng có thể vì lí do nào đó
nên tỏ ra đang lắng nghe.
Nghe chọn lọc là kiểu nghe có sự lựa chọn thơng tin. Các em biết lắng
nghe những gì là có ích, những ý chính trong nội dung bài học. Và cũng biết

loại bỏ những thông tin thừa, không cần thiết.
Nghe chăm chú là một trong những cấp độ cao của việc nghe, bản thân
người nghe sẽ tập trung sự chú ý để nắm bắt các thơng tin, để hiểu và ghi nhớ
thơng tin đó.
Nghe thấu cảm là cấp độ cao nhất của việc nghe, lúc này người nghe
tiếp nhận bằng cả trái tim để lắng nghe . Họ đang đặt mình vào vị trí của
người nói để cảm nhận được tình cảm, suy nghĩ của người nói một cách chân
thành.


9
Lắng nghe là kỹ năng quan trọng bậc nhất và cũng khó nhất vì thế mới
có câu: “Mất hai năm để học nói nhưng mất cả đời để học lắng nghe”. Lắng
nghe đóng vai trị quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp.
Đầu tiên, lắng nghe thể hiện sự tôn trọng đối phương: Theo nghiên cứu
của Maxlaw thì con người có 7 bậc nhu cầu: vật chất, an tồn, tình cảm, công
nhận, tôn trọng, cống hiến và thẩm mỹ [4]. Như vậy, được tôn trọng là một
trong những nhu cầu của mỗi người. Nên khi ta lắng nghe đối phương nói
bằng thái độ chân thành là cách chúng ta tôn trọng người khác, và tơn trọng
chính bản thân chúng ta. Mặt khác, lắng nghe cũng giúp ta tích lũy kinh
nghiệm để giao tiếp tốt hơn.
Khơng những thế, lắng nghe cịn giúp chúng ta tạo lập các mối quan hệ.
Có câu nói: “Lắng nghe trọn vẹn đơi lúc cịn có giá trị hơn cả những lời an ủi
bâng quơ, bởi cảm giác được trút hết nỗi lịng mình ra cho một người thành
thực để tâm đã là quá đủ nhẹ nhõm” [15].
Và lắng nghe không chỉ giúp chúng ta tạo lập, xây dựng được các mối
quan tốt đẹp hơn mà còn là biện pháp để giải quyết xung đột, mâu thuẫn. Bởi
khi ta thực lắng nghe ta sẽ có sự đồng cảm, tĩnh tâm hơn trong suy nghĩ từ đó
dẫn đến những hành động mang tính thấu hiểu, cởi mở hơn trong việc giải
quyết mâu thuẫn.

Đồng thời, biết lắng nghe sẽ giúp chúng ta thành công. Và điều này đã
được chứng minh bởi thực tiễn. Theo kết quả điều tra của Mỹ thì trong quá
trình làm việc các nhà quan trị dành 32,7% thời gian cho việc lắng nghe,
25,8% thời gian cho việc nói, 22,6 % cho việc viết và chỉ dành 18,8% cho
việc đọc [21]. Và tất cả họ đều cho rằng lắng nghe là vấn đề mấu chốt giúp họ
thành cơng trong cơng việc. Ngồi ra trên thực tế, chúng ta biết rằng lắng
nghe sẽ giúp ta tiếp thu tri thức tốt hơn, học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn,
có cái nhìn sâu rộng hơn và có nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Và với học sinh, tới lớp chăm chú lắng nghe kiến thức thầy cô truyền
đạt là phương thức các em học bài nhanh nhất, nhớ kiến thức được sâu
nhất.Nếu trong giờ học các em say sưa ngắm nhìn cảnh ngồi trời, khơng tập


10
trung và bài học hay mải mê làm việc riêng,… thì các em khơng thể nghe và
hiểu những gì giáo viên tryền đạt. Mặt khác, chính ý thức thái độ học tập của
học sinh được thể hiện ở sự lắng nghe một cách nhiệt thành, trao đổi, thảo
luận bài sôi nổi sẽ tiếp thêm ngọn lửa yêu nghề, cảm hứng truyền đạt kiến
thức của thầy cô.
Như vậy, lắng nghe là chìa khóa của thành cơng; là phương tiện để gắn
kết, tạo lập mối quan hệ; là cách thức để chúng ta thể hiện sự tôn trọng người
khác trước khi muốn nhận được sự tơn trọng, tình u mến, sự tin tưởng của
mọi người dành cho mình.
1.1.2.2. Kỹ năng nói và tầm quan trọng của kỹ năng nói
Kỹ năng nghe là vô cùng quan trọng như vậy, tuy nhiên nếu chúng ta
chỉ biết lắng nghe mà khơng có kỹ năng nói, phát biểu những suy nghĩ, ý kiến
của mình thì cũng khơng thể thành cơng.
Lời nói là sự biểu lộ phẩm giá và nhân cách của một con người. Người
ta có thể thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn và cũng có thể ghét
nhau vì lời nói.

Trong cuộc sống, lời nói rất quan trọng vì lời nói là một phương tiện để
chúng ta giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa con người với nhau. Thơng qua lời nói
con người trao đổi cơng việc để tìm cách giải quyết, trình bày quan điểm, thể
hiện tư tưởng, tình cảm của mình. Lời nói thể hiện tư duy, suy nghĩ, tình cảm,
thái độ... nó ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến người nghe.
Lời nói trong giao tiếp có sự ảnh hưởng tốt lẫn xấu đến người nghe.
Trong tác phẩm “Tử huyệt cảm xúc” của Roy Garn do dịch giả Phan Nguyễn
Khánh Đan có đoạn viết: “Ngơn từ là những đứa trẻ tinh nghịch và khôn
ngoan. Ngay khi chúng vừa rời khỏi mồm miệng chúng ta, chúng đứng qua
một bên để xem những gì diễn ra tiếp theo. Chúng khơng bao giờ ra về tay
khơng, vì chắc chẵn sẽ ln có một điều gì đó xảy ra với một ai đó sau khi lời
nói được thốt ra”.
Việc giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xa xưa đã được ông cha ta rất
coi trọng:


11
“Học ăn, học nói, học gói, học mở”
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”
Lời nói cũng ảnh hưởng đến sự đánh giá một con người, khi giao tiếp,
con người phần nào bộc lộ tâm tư, suy nghĩ, tình cảm, thái độ, hiểu biết và
kinh nghiệm của mình thơng qua lời nói. Giao tiếp khéo léo giúp chúng ta
thành công trên nhiều lĩnh vực, mặt khác nếu chúng ta im lặng hoặc nói khơng
đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ khơng mang lại hiệu quả, thậm chí cịn gây nên
những hậu quả khơng tốt.
1.1.3. Lý thuyết hoạt động giao tiếp

1.1.3.1. Khái niệm giao tiếp
Theo Wikipedia, giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi, chia sẻ

thơng tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó.
Thơng thường, giao tiếp trải qua ba trạng thái: Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm
lý; hiểu biết lẫn nhau; tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
Khi có ít nhất hai người muốn bày tỏ với nhau điều gì đó như ý muốn,
tâm tư, tình cảm hay nhận xét về vấn đề nào đấy thì giữa họ diễn ra một hoạt
động giao tiếp. Con người có thể giao tiếp bằng nhiều phương tiện: ánh mắt,
điệu bộ, tiếng còi,… tuy nhiên các phương tiện như vậy thường rất hạn chế về
nội dung. Thông thường phổ biến, phong phú hơn cả là giao tiếp bằng ngôn
ngữ. Giao tiếp Tiếng Việt có thể thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn tự,
trong đó giao tiếp bằng lời nói là dạng cơ sở.
Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với
các hình thức khác nhau: giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân; giao tiếp giữa cá
nhân với nhóm; giao tiếp giữa nhóm với nhóm, nhóm với cộng đồng.
Giao tiếp vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Tính chất xã hội
thể hiện ở chỗ nó được nảy sinh và hình thành trong xã hội. Tính cá nhân thể
hiện ở nội dung, phong cách, hiểu biết, tính cách,… của mỗi cá nhân.
1.1.3.2.Chức năng của hoạt động giao tiếp


12
Nói đến chức năng của giao tiếp là nói đến vai trò mà giao tiếp phải
đảm nhiệm trong đời sống cộng đồng. Giao tiếp có những chức năng sau:
Chức năng thơng tin: cịn gọi là chức năng thơng báo hay chức năng
nhận thức. Nghĩa là con người trao đổi với nhau những tin tức, thông tin, tư
tưởng. Thông tin thường có tính chất trí tuệ, đây cũng là chức năng thường
gặp nhất của giao tiếp.
Chức năng tạo lập các quan hệ: Đôi khi chúng ta giao tiếp với nhau
không phải vì muốn thơng báo nội dung trí tuệ, mà có thể giao tiếp để xây
dựng mối quan hệ. Chẳng hạn như việc chào hỏi nhau, như vậy chính là đã
nảy sinh quan hệ. Không chỉ tạo lập quan hệ, mà đơi khi nó cịn phá vỡ các

mối quan hệ, khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột,…
Chức năng giải trí: Chúng ta có thể giải trí bằng nhiều cách, trong đó
giao tiếp là một cách đơn giản dễ thực hiện mà lại không hề tốn kém. Sau
những buổi làm việc căng thẳng, những giờ học mệt mỏi, nếu chúng ta trò
chuyện, tán gẫu cùng bạn bè, đồng nghiệp thì sẽ cảm thấy thoải mái, bớt căng
thẳng, tâm trạng trở nên tích cực hơn. Thậm chí nếu chúng ta làm việc quá
nhiều và khơng có ai để chuyện trị, chúng ta rất dễ bị stress, nghiêm trọng
hơn có thể bị trầm cảm.
Chức năng tự biểu hiện: Thông qua giao tiếp mà con người tự biểu hiện
mình. Con người bộc lộ tư tưởng, tình cảm, sở thích, hiểu biết,… trong lời nói
của mình.
1.1.3.3. Các nhân tố giao tiếp
“Nhân tố giao tiếp là những nhân tố ngồi ngơn ngữ nhưng để lại
những dấu ấn nhất định trong việc sử dụng ngôn ngữ và ảnh hưởng đến hiệu
quả của cuộc giao tiếp”[16]. Đó là các yếu tố có mặt trong hoạt động giao
tiếp và ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp. Các nhân tố này có ảnh hưởng trực
tiếp tới việc rèn kĩ năng nghe - nói cho học sinh tiểu học nói chung và học
sinh lớp 5 nói riêng.


13
a) Mục đích giao tiếp
Mỗi cuộc giao tiếp đều có mục đích giao tiếp riêng. Mục đích có thể là
một vài sự việc hay thơng báo thơng tin nào đó hoặc cũng có thể là sự động viên,
phê phán, khen ngợi, tố cáo... Mục đích giao tiếp rất đa dạng và phong phú.
Có thể nói, giao tiếp hiệu quả là người nói đạt được mục đích khi bắt đầu
cuộc giao tiếp. Những lời nói đạt được đầy đủ 3 mục đích: tác động về nhận
thức, tình cảm và hành động là những lời nói đạt được hiệu quả giao tiếp cao.

Yếu tố chi phối việc lựa chọn nội dung và cách thức giao tiếp phải kể

đến là mục địch giao tiếp. Do vậy, người tham gia giao tiếp phải xác định rõ
mục đích ngay từ đầu để chọn lựa nội dung, cách thức giao tiếp phù hợp,
tránh lan man không mang lại hiệu quả.
b) Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp
như: Người viết, người nói và người đọc, người nghe.
Trong hoạt động giao tiếp bao giờ cũng có 2 đối tượng luân phiên đảm
nhiệm vai trò là người phát và người nhận. Người phát có thể chỉ là một
nhưng người nhận có thể là một hoặc có thể là số đơng. Mặt khác có những
cuộc giao tiếp trong đó vai người nghe có thể có mặt hay vắng mặt (ví dụ:
người nghe đài truyền thanh, người đọc báo,...)
Bên cạnh đó, tuổi tác, quan hệ gia đình, địa vị xã hội, trình độ hiểu
biết,... của nhân vật giao tiếp cũng để lại dấu ấn riêng trong lời nói (câu văn
viết) của mỗi cá nhân.
c) Nội dung giao tiếp
Hiện thực được nói đến trong lời nói chính là nội dung giao tiếp. Nội
dung giao tiếp bao gồm những sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan,
những suy nghĩ, tình cảm,... của người nói, người viết. Hiện thực được nói
đến tạo nên chủ đề hay đề tài giao tiếp. Trong giao tiếp, khi xét đến tính hiệu
quả thì nội dung giao tiếp khơng quyết định ở phía người nói (viết). Vì trong
giao tiếp, cần phụ thuộc vào nhu cầu nghe (đọc) của người nhận.


14
Người nghe có thể tiếp nhận hoặc khơng tiếp nhận thông tin, chú ý hoặc
không chú ý tới thông tin người nói muốn truyền đạt. Vì vậy, người nói phải
lựa chọn hoặc điều chỉnh nội dung nói sao cho phù hợp với người nghe trong
hoạt động giao tiếp.
d) Cách thức giao tiếp
Việc lựa chọn cách thức giao tiếp phù hợp là một yếu tố quan trọng trong

việc mang đến hiệu quả giao tiếp. Mỗi cách thức đều mang đến một hiệu quả
khác nhau. Đôi khi chỉ cần thay thế từ này bằng một từ khác, giọng điệu này
bằng giọng điệu khác thì hiệu quả giao tiếp đa thay đổi rất nhiều.

Cách thức giao tiếp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: đặc điểm giới
tính, tâm lí xã hội, điều kiện sống,... Đối với người Việt Nam, trong trường
hợp bình thường, ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Việt. Trong giao tiếp, tiếng
Việt có thể ở dạng nói, dạng viết, và tiếng Việt có thể được dùng theo những
cách khác nhau: theo văn xuôi hay văn vần trong giao tiếp.
e) Hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp được hiểu là nơi chốn, thời gian, không gian mà hoạt
động giao tiếp diễn ra. Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm từ hoàn cảnh tự
nhiên đến hoàn cảnh xã hội, từ bối cảnh lịch sử, thời đại, hoàn cảnh địa lý,
kinh tế đến tâm lí chung của cộng đồng,... Xét ở phạm vi hẹp hơn thì hồn
cảnh giao tiếp là khơng gian, thời gian cụ thể, những sự việc xảy ra xung
quanh... trong quá trình giao tiếp.
Các nhân tố kể trên đều ảnh hưởng lẫn nhau và góp phần quyết định
hiệu quả giao tiếp.
1.1.3.4. Vận dụng lý thuyết hội thoại vào rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5

1.1.3.4.1. Khái niệm hội thoại
“Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, căn bản, phổ biến của
ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngơn ngữ khác. Các


15
hình thức hành chức khác của ngơn ngữ đề được giải thích dựa vào hình thức
hoạt động căn bản này.” [22]
1.1.3.4.2. Các kiểu hội thoại
Căn cứ vào nhân vật giao tiếp, người ta chia hội thoại thành 2 kiểu:

Đơn thoại: là kiểu hội thoại chỉ có một người chủ động nói cịn những
người khác đóng vai trị là người nghe, có khi nói cho chính bản thân mình
nghe (độc thoại). Lời nói trong đơn thoại gọi là độc thoại, thường diễn ra
trong một số trường hợp: thuyết trình, báo cáo, đọc diễn văn, GV giảng bài…
Người độc thoại chủ động tạo lập nội dung, hình thức và phương tiện phù
hợp.
Đa thoại: là kiểu hội thoại giữa hai hay nhiều người cùng tham gia hoạt
động giao tiếp nói với nhau.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, phần đa dạng bài rèn kĩ năng nghe,
nói là cả 2 kiểu đơn thoại và đa thoại của hội thoại. Kiểu đơn thoại chiếm tỉ lệ
nhiều hơn đa thoại, cịn đa thoại thì chủ yếu là kiểu đối thoại. Khi rèn kĩ năng
nghe, nói cho HS lớp 5, GV cần dạy cho các em cách dùng lời độc thoại và lời
đối thoại. Với lời độc thoại, GV cần giúp các em nói đầy đủ, ngắn gọn, rành
mạch. Đối với lời đối thoại, giúp các em biết lắng nghe người khác và đưa ra
phản hồi phù hợp. Ngoài ra GV cần hướng dẫn HS sử dụng các yếu tố phi
ngôn ngữ như hành động, ánh mắt, cử chỉ,… để tăng tính hiệu quả.
Căn cứ vào hồn cảnh giao tiếp, người ta chia hội thoại thành hai kiểu:
Hội thoại mang tính nghi thức chính thức: địi hỏi người tham gia phải
suy nghĩ trước khi nói, sao cho phù hợp với vai của mình, nội dung, hồn
cảnh giao tiếp (ví dụ: chào hỏi người lớn tuổi, trao đổi với giáo viên, xin phép
bố mẹ...)
Hội thoại khơng mang tính nghi thức: đây là những cuộc thoại có tính
thân mật, có thể tự nhiên, thoải mái nói ra những tâm tư, suy nghĩ của mình
(Ví dụ: trị chuyện, thảo luận...)
1.1.3.4.3. Các vận động hội thoại


16
a) Vận động trao lời
Vận động trao lời là vận động mà khi một người nào đó nói ra và hướng

lời nói của mình tới người nghe để người nghe có phản ứng trở lại. Lời trao
phải tác động đến người nghe và tạo được phản ứng tích cực ở người nghe.
Khi đóng vai trị là người nói thì chúng ta cần đảm bào một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, xác định vị thế xã hội, vị thế giao tiếp của mình với người nghe.

Thứ hai, người nói phải giữ vai trò mở đầu giao tiếp, gây được sự chú ý
lắng nghe.
Thứ ba, người nói phải có thái độ tơn trọng người nghe, phù hợp với chuẩn
mực giao tiếp do xã hội quy định và chú ý lắng nghe lời đáp của người nghe.

b) Vận động đáp lời
Hội thoại là một vận động cần có sự kết hợp giữa người trao lời và người
đáp lời. Chúng chính là hai vận động cơ bản nhất của hội thoại.
Vận động đáp lời là vận động của người nghe đưa ra lời đáp lại lời trao.
Đáp lời có thể thực hiện bằng hành động hoặc lời nói kết hợp với hành động.
Khi đóng vai trò là người đáp lời, người đáp cần chú ý đến một số yêu
cầu nhất định:
Thứ nhất, người đáp lời phải xác định rõ quan hệ với người trao lời.
Thứ hai, khi đáp lời phải có sự phù hợp về nội dung.
Thứ ba, người đáp lời cần thể hiện thái độ tôn trọng đối với người trao lời.

c) Vận động tương tác
Vận động tương tác là tương tác lẫn nhau giữa các nhân vật trong đối thoại.
Vận động tương tác có 2 hình thức đó là: Tương tác giữa các nhân vật

giao tiếp và tương tác đối với bản thân cuộc hội thoại.
Trong q trình dạy học luyện nói ở lớp 5, GV thường là người trao lời,
còn HS sẽ là người đáp lời. Đôi lúc vận động trao lời cũng có thể do HS đảm
nhiệm và các HS khác trong lớp sẽ là người đáp lời. Như vậy, GV cần hướng
dẫn cho HS biết cách đáp lời sao cho phù hợp. Từ đó, việc dạy học luyện nói



17
mới đạt hiệu quả cao, rèn luyện được cho HS kĩ năng nói nói riêng và kĩ năng
giao tiếp nói chung.
1.1.3.4.4. Các quy tắc hội thoại
Để mang lại hiệu quả cao thì các đối tượng tham gia hội thoại cần tuân
theo một số quy tắc:
a) Quy tắc thương lượng hội thoại
Trong hoạt động giao tiếp, những đối tượng tham gia giao tiếp sẽ có
những thỏa thuận với nhau về nội dung, vị thế và các hình thức thì đó gọi là
thương lượng hội thoại. Và khi nhận được sự thống nhất thỏa thuận từ hai bên
thì cuộc giao tiếp mới có thể bắt đầu.
b) Quy tắc luân phiên lượt lời
Khi các đối tượng giao tiếp muốn cuộc giao tiếp trở nên hiệu quả thì họ
phải luân phiên lượt lời cho nhau. Lượt lời là khi một người trao lời đi thì
người đáp phải thực hiện vận động đáp lời vào ngay sau thời điểm mà lời trao
kết thúc. Khi một trong hai người đang nói thì người cịn lại sẽ phải nhường
và lắng để đáp lời cho phù hợp nhằm đưa cuộc hội thoại trở nên liền mạch
hơn.
c) Quy tắc tôn trọng thể diện
Đối tượng tham gia giao tiếp phải có ý thức giữ gìn thể diện cho đối
phương và cũng chính là giữ thể diện cho bản thân mình. Khi bắt đầu một
cuộc giao tiếp, người nói cần lựa chọn lời nói phù hợp với đặc điểm tâm lí,
lứa tuổi, địa vị, hoàn cảnh… của người nghe. Đồng thời, người nói cũng phải
khiêm tốn, khơng cần nói q nhiều vì nó sẽ khiến người khác trở nên mất tập
trung.
d) Quy tắc cộng tác hội thoại
Trong suốt quá trình hội thoại, người nói và người nghe cần có sự cộng
tác với nhau về nhiều mặt như: nội dung, hình thức, chất lượng, quan hệ hội

thoại… Quy tắc này yêu cầu mỗi đối tượng tham gia hội thoại phải đáp ứng
được một số yêu cầu cơ bản, cụ thể là:
- Nói những nội dung đúng như mục đích hội thoại đưa ra ban đầu.


18
- Nói những gì liên quan đến chủ đề hội thoại.
- Lời nói phải súc tích, ngắn gọn, rõ ràng, khơng dài dịng, lủng củng.
Nhưng khơng vì thế mà nói cộc lốc, thiếu lịch sự, khơng có đầu có cuối.
- Khơng nên nói những những gì chưa chắc chắn.
- Tránh nói những câu mơ hồ hoặc khơng rõ nghĩa.
- Phải chú ý lắng nghe người khác nói, khơng ngắt lời người khác một
cách đường đột.
- Sử dụng những phương tiện phi ngơn ngữ kết hợp với lời nói (nét
mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ...) phải phù hợp và đảm bảo chuẩn mực trong
giao tiếp.
Tóm lại, chúng ta cần tơn trọng và thực hiện tốt các quy tắc hội thoại cơ
bản nói trên để thể hiện tính văn hóa khi giao tiếp. Từ những ngun tắc này,
GV có thể tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại
của mỗi cuộc hội thoại do bản thân tiến hành. Và nó cũng là tạo nền tảng cho
GV xây dựng các bài tập rèn KNNN với những yêu cầu khác nhau để rèn
KNNN trong thực hành luyện tập giao tiếp cho HS.
1.1.3.4.5. Vận dụng lí thuyết hội thoại vào việc dạy học luyện nghe, nói cho
học sinh lớp 5
Để GV có thể giúp HS thực hiện các bài tập rèn kĩ năng nghe - nói đạt
hiệu quả tốt cần thực hiện những yêu cầu sau:
a) Xác định các nhân tố tham gia hội thoại
GV cần hướng dẫn HS xác định là: nói cho ai nghe (đối tượng tham
gia), nói để làm gì? (mục đích hội thoại), nói về đề tài gì? (nội dung hội
thoại). Khi xác định được những điều ấy, HS mới thực hiện được bài tập rèn

kĩ năng nghe - nói của mình.
b) Phải tạo được nhu cầu tham gia hội thoại cho HS
Khi HS không tự nguyện, bị GV gọi lên trình bày bài nói của của mình
thì các em có thể sẽ khơng biết nói gì, hoặc khơng mang lại hiệu quả cao,
trình bày ấp úng, khơng rõ ràng, rành mạch. Chính vì vậy, việc tạo ra nhu cầu
tham gia gia hội thoại cho HS là vơ cùng quan trọng. Khi HS có nhu cầu trình


×