Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

“Sự bằng lòng với thành tựu là thách thức lớn nhất” doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.09 KB, 4 trang )

“Sự bằng lòng với thành tựu là thách thức
lớn nhất”
Phân tích cơ cấu kinh tế Việt Nam, các hạn chế của mô hình tăng trưởng và kiến
nghị các giải pháp, bản báo cáo được thực hiện lần đầu tiên này cho thấy Việt
Nam đang cần những thay đổi căn bản để dẫn hướng nền kinh tế sang một giai
đoạn phát triển mới.
Dư địa tăng trưởng cao không còn nhiều
Đi từ những vấn đề căn bản nhất, Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 mở
đầu bằng việc phân tích các yếu tố cấu thành tăng trưởng dựa trên hàm sản xuất,
bao gồm vốn, lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng của nền kinh tế đang ngày càng phụ
thuộc vào tăng vốn đầu tư, mà thiếu lực đẩy từ nhân tố lao động và TFP, những
nội lực tạo nên sức cạnh tranh của nhiều nước phát triển và đang phát triển khác.
Các phân tích về tăng trưởng năng suất, đo bằng bình quân GDP trên số lao động,
cũng cho kết quả tương tự. Theo báo cáo, tăng trưởng năng suất trong giai đoạn
vừa qua chủ yếu do chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp chế biến
thâm dụng vốn.
Với 49% lao động tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, quá trình chuyển dịch này
vẫn có thể tiếp tục trong vài năm tới, tuy nhiên việc chuyển dịch này chỉ là từ khu
vực năng suất và thu nhập rất thấp sang khu vực chế tạo vẫn có năng suất và tiền
lương không cao.

“Mặc dù quá trình này đã phát huy tác dụng trong thời gian qua và vẫn có thể phát
huy tác dụng thêm một thời gian nữa, nhưng dư địa còn lại không nhiều… Việt
Nam sẽ bị mắc tại mức phát triển hiện nay nếu không có giải pháp mới”, báo cáo
nhìn nhận.
Ba mất cân đối không thể xem thường
Theo Học viện Năng lực cạnh tranh Châu Á, tăng trưởng dựa vào tăng vốn cũng
dẫn tới những hệ quả không thể xem thường, cơ bản nhất là mất cân đối giữa tiết
kiệm và đầu tư.
Sự gia tăng các khoản chi vượt quá khả năng (chủ yếu từ khu vực nhà nước và


doanh nghiệp) được tài trợ bằng các nguồn vốn bên ngoài như đầu tư trực tiếp
nước ngoài, kiều hối, viện trợ phát triển, và các nguồn khác.
Tuy nhiên, “quan ngại về khả năng trang trải các thâm hụt đối ngoại của Việt Nam
ngày càng tăng với mức nợ công tăng lên và dự trữ ngoại hối giảm đi đáng kể, ảnh
hưởng tới triển vọng của nền kinh tế”, báo cáo nhận định.
Việc đầu tư vượt quá tiết kiệm của nền kinh tế cũng dẫn đến mức thâm hụt cao
trong cân đối tài khoản vãng lai (do Cán cân vãng lai = Tiết kiệm - Đầu tư), hệ quả
là thâm hụt thương mại của Việt Nam ngày càng tăng. “Mặc dù được coi là một
nền kinh tế định hướng xuất khẩu, Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu một
cách có hệ thống”, báo cáo viện dẫn.
Một biểu hiện rõ rệt khác là lạm phát và tỷ giá hối đoái đã trải qua nhiều giai đoạn
căng thẳng trong thời gian gần đây. Do Việt Nam vẫn duy trì tỷ giá danh nghĩa ở
mức ổn định, lạm phát dẫn tới tỷ giá thực có hiệu lực tăng lên, buộc Việt Nam
phải nhiều lần điều chỉnh.
Từ phân tích trên, báo cáo đi đến kết luận: “Những mất cân đối này có thể gây ra
hậu quả không thể xem thường. Ít nhất là chúng tạo ra tâm lý với các nhà đầu tư
rằng rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam là cao. Các mất cân đối vĩ mô này có thể làm
phát sinh khủng hoảng, khi niềm tin bị xói mòn và các dòng vốn nước ngoài chảy
khỏi Việt Nam”.
Theo đó, những nút thắt cổ chai này là dấu hiệu cho thấy mô hình tăng trưởng hiện
nay đang mất dần động lực. “Các nhà hoạch định chính sách hiện nay đã nhận diện
tương đối chính xác những nút thắt này, tuy nhiên, hiệu lực thực thi các chính sách
được đưa ra cho tới nay là chưa cao”, báo cáo nhìn nhận.
Chính sách kinh tế vĩ mô: Điểm yếu lớn
Phản ứng chính sách đối với bất ổn vĩ mô của Việt Nam gần đây đã được quốc tế
ghi nhận về tính hiệu quả nhất định, nhưng cho tới nay vẫn thiếu một chiến lược
chính sách tổng thể để giải quyết các thách thức một cách toàn diện, có hệ thống.
Theo báo cáo, chính sách kinh tế vĩ mô chính là một điểm yếu lớn trong những
năm gần đây.
Cụ thể, chính sách tài khoá bị cản trở rất nhiều bởi các thâm hụt cơ cấu lớn của

khu vực nhà nước. Áp lực liên tục lên tỷ giá, tỷ lệ lạm phát cao, cũng như sự phát
triển nóng của thị trường tài chính trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu
là những dấu hiệu về một chính sách tiền tệ còn có vấn đề.
Trong khi đó, các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, đường xá, cảng, sân bay,
năng lượng… đã được thực hiện, nhưng tác động kinh tế - xã hội của các công
trình đem lại chưa rõ do hiệu quả thấp và thiếu trọng tâm trọng điểm trong đầu tư.
“Đầu tư hạ tầng được dùng để bù đắp cho các tỉnh có tăng trưởng kém hơn chứ
không phải nhằm tạo ra hiệu quả và tác động cao nhất có thể”, báo cáo chỉ rõ.
Bên cạnh đó, dù các chương trình đào tạo ngày càng nhiều, chất lượng giáo dục
vẫn còn thấp và có sự chênh lệch giữa các cơ sở. “Quản lý nhà nước về giáo dục
còn tập trung nhiều vào việc đặt ra các rào cản gia nhập thị trường đối với các cơ
sở đào tạo nước ngoài và can thiệp hành chính, hơn là tập trung vào đảm bảo các
tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống giáo dục”, sự sai lệch vai trò này cũng được
báo cáo ghi nhận.
Và dù đã có một số cải thiện trong những năm gần đây, môi trường hành chính nói
chung vẫn chưa thông thoáng. Điều này làm hạn chế sức hấp dẫn của Việt Nam
đối với các nhà đầu tư
“Những hạn chế này đặt ra một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam là phải chuyển
dịch sang một giai đoạn phát triển mới”, Báo cáo khuyến nghị.

×