Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Câu hỏi chi tiểt máy pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.05 KB, 35 trang )

1) then lắp trên trục theo hệ thống nào ? tại sao ?
hệ thốnt trục , lắp có độ dôi để bảo đảm truyền momen xoắn đầy đủ và không phải
tháo then khi tháo BR hay ổ .
2) bánh răng côn có thể truyền đồng 2 trucc ko vuông góc được hay không ?
được , nhưng khó lắp ráp và điều chỉnh ăn khớp
3) những chỗ nào trên bản vẽ lắp hộp giảm tốc côn trục chừa khe hở bù trừ nhiệt , tại
sao phải làm thế ?
những chỗ tiếp xúc giữa nắp ổ và vòng ngoài ổ , vì khi làm việc trục bị biến dạng
nhiệt giãn nỡ dễ gây kẹt ổ .
4) tính toán và đo nhiệt độ và độ giãn nhiệt trục trong trường hợp chừa khe hở bù trừ
nhiệt ?
có hệ số alpha, đo nhiệt độ dầu từ đó dự đoán nhiệt độ trục , vì trục lựa chọn vật liệu
trước nên ta biết được alpha., khe ho bù trừ nhiệt = a+ 0.15mm trong đó a : độ giãn
nỡ của trục và thành trong vỏ hộp
5) trong bản vẽ chế tạo bánh răng trụ thẳng , đo độ đảo vành răng thì đo như thế nào
và đo vị trí nào trên vành răng.
6) tại sao đường kính vòng đỉnh ngoài của BR thì dung sai âm ?
7)lỗ bulon nền lõm như của em thì gia công như thế nào ?
8 ) những lỗ trên mayo gia công như thế nào ?
giảm bớt vật liệu và dễ vận chuyển ?
9) tại sao bulon ghép bích nắp và thân thì nhỏ hơn bu lon cạnh ổ ?

Trả lời được những câu hỏi này kiến thức của em cũng khá đấy ,em cố lên nhé .
5 ) Độ đảo vành răng gồm độ đảo hướng kính và độ đẩo mặt đầu ,cách đo là em có thể
lắp bánh răng lên 1 trục kiểm sau đấy dùng đồng hồ so để đo .
6 ) Độ chính xác và độ nhám của vòng tròn đỉnh răng thực ra không quan trọng lắm
,nếu quan sát các bánh răng Nhật ,Mỹ thì thấy bề mặt này không bóng và chính xác lắm
, kích thước lấy dung sai âm là vì có thể dung sai âm thì không ảnh hưởng tới khả
năng làm việc của bộ truyền còn dung sai dương thì ngược lại .
7)Lỗ bu lông nền lõm có thể gia công bằng dao khoét ,dao phay tổ hợp và được gia
công trên máy phay ,máy khoan


8 )những lỗ trên moay ơ mục đích tiết kiệm vật liệu ,giảm trọng lượng có thể do đúc
đã có kết cấu này . Hoặc có thể dùng phương pháp khoan ,tiện , phay để tạo ra lỗ
moay ơ , nhưng đa phần là có sau khi đúc .
9) Câu này chỉ đơn giản là bu long lắp bích nắp và thân chịu lực nhỏ hơn so với bu long
cạnh ổ .
#4
1 )Để truyền nguyên vẹn công suất không có sự tổn thất ở mối ghép then thì phải thêm ý
của @quoc_vu nữa anh ạ .
2 )Anh TYA giải thích rõ hơn được không ? em nghĩ @ quoc_vu đúng .
7 ) Sử dụng dao khoét được (dao khoét mặt đầu ) ,sử dụng dao phay ngón tổ hợp mới
được (dao phay ngón bình thường không gia công được ).
8 )có thể sử dụng trên máy tiện vạn năng sử dụng mâm cặp 4 chấu không tự định tâm
vẫn được .
em nghĩ là chỗ dung sai âm của đường kính đỉnh răng chủ yếu là để khi làm việc ko gây
kẹt răng và dễ bôi trơn , còn cái vụ lỗ bulon nền thì em bó tay , chả hiểu sao làm được cái
lỗ đó vì thường là hộp giảm tốc to nên sẽ gá như thế nào đây . bữa nay mới biết mìn qua
được đồ án này . hix. cũng may là rơi vào thầy cũng dễ , tụi bạn đi bảo vệ gặp thầy Dư
Văn Rê vào 13 die 10 hixah` mà tự nhiên ở câu hỏi thứ 4 , thầy hỏi e làm sao biết nhiệt
độ em nói là đo nhiệt độ dầu rồi dư đoán nhiệt độ bên trong hộp giảm tốc không biết
đúng hay sai
Cho em hỏi trong hộp giảm tốc khi ổ bi đở và ổ đũa côn bị mòn thì phải làm sao hay
mình phải thay cái mới.Em xin cảm ơn
Hộp giảm tốc của bạn dùng là loại nào to hay nhỏ mới có phương án cụ thể, thông thường
ổ bi đỡ và ổ đũa côn bị mòn do quá thời gian làm việc, tải trọng động thay đổi liên tục
với biên độ cao. Nếu xác định được bệnh chỉ xẩy ra tại một số điểm nhất định thì nên
xem lại chế độ làm việc của hộp giảm tốc, nếu quá nhiều lần chỉ xẩy ra tại ổ bi thì nên
thay đổi khả năng làm việc của ổ bi đó. Với các ổ đũa côn lớn thì có thể kiểm tra tùng
đũa côn cái nào dùng được thì giữ lại còn cái nào không dùng được nữa thì thay thế nhằm
tiết kiệm. Một điều lưu ý nữa là dân ta hay dùng dầu bôi trơn theo cảm tính mà không
theo yêu cầu bắt buộc với loại hộp giảm tốc đó dẫn đến chế độ bôi trơn sai dẫn đến các

bộ phận nhanh hỏng.
Vài điều bổ sung thêm cho bạn. Chúc bạn thành công.
Tớ buộc phải đính chính lại những điều cậu đã gõ ở trên, nếu không, sẽ có những ngộ
nhận đáng tiếc.
Trước hết: Nếu trong điều kiện làm việc bình thường, không có mạt rắn hoặc bụi bẩn và
được bôi trơn tốt, các vòng bi không bao giờ bị mòn. Sau một quá trình làm việc, do
hiện tượng "mỏi" mà bề mặt của các viên lăn và đường lăn trên các áo bi sẽ chỉ bị tróc
rỗ, chúng không hề bị "rơ", chỉ có điều là diện tích tiếp xúc giữa chúng giảm dần, dẫn
đến hiện tượng tróc rỗ phát triển nhanh hơn và gây nên những "tiếng động lạ". Ta cần
thay toàn bộ vòng bi này bằng một vòng bi hoàn toàn mới, với ký hiệu tương đương.
Việc vòng bi hoặc bánh răng trong hộp giảm tốc bị mòn là dấu hiệu không thể chối cãi
của việc cẩu thả trong quá trình sử dụng và quản lý máy móc thiết bị. Tất nhiên, nếu
chất lượng nhiệt luyện bề mặt của những chi tiết này mà không đảm bảo thì hiện tượng
tróc rỗ có thể không hoặc ít sảy ra, nhưng nó sẽ biểu hiện bởi những biến dạng chảy trên
các bề mặt tiếp xúc.
Tiếp theo: Các vòng bi được chế tạo và hợp bộ theo một quy trình kiểm soát và phân loại
chặt chẽ. Cậu đã biết về dung sai, nghĩa là các vòng lăn (áo bi) và các viên lăn khi chế tạo
xong, dù hợp chuẩn, nhưng vẫn có sai số trong phạm vi được phép. Những chi tiết có
dung sai không hợp chuẩn sẽ đương nhiên bị loại bỏ ngay. Song người ta vẫn sẽ kiểm tra
những chi tiết hợp chuẩn và phân loại chúng theo các sai lệch cận trên, cận dưới Sau
đó, sẽ kết hợp các chi tiết có sai lệch thích hợp vào trong một sản phẩm cụ thể. Chẳng
hạn, các vòng lăn có sai lệch cận trên sẽ được lắp với các viên lăn có sai lệch cận trên,
cận dưới với cận dưới Mục đích là để khe hở giữa chúng vẫn đạt tiêu chuẩn và nằm
trong giá trị tối ưu. Do vậy, không thể có chuyện lấy viên lăn của vòng bi này lắp với
vòng lăn của vòng bi kia, cho dù chúng mới tinh, chứ đừng nói tới việc chúng đã qua sử
dụng.
1. Nêu cách chọn hợp lý công suất và vòng quay của động
cơ.
Công suất động cơ cần chọn theo công suất trên trục công
tác và hiệu suất của các thành phần trong truyền dẫn.

Số vòng quay của động cơ nên chọn hợp lý theo dãy tiêu
chuẩn.
Số vòng quay đồng bộ của động cơ càng cao thì giá thành
động cơ giảm do khuôn khổ khối lượng động cơ giảm,mặt
khác hiệu suất của động cơ lại cao.Tuy nhiên khi số vòng
quay cao thì tỷ số truyện của hộp giảm tốc lại lớn,do đó kích
thước bộ truyền và giá thành lại tăng lên. Vì vậy cần chọn số
vòng quay phù hợp với hệ thống dẫn động thiết kế.
2. Tại sao phải kiểm tra mở máy và quá tải cho động cơ?
Trường hợp nào không phải kiểm tra quá tải cho động cơ?
Tại sao?
Khi mômen động cơ không lớn hơn mômen tải (mômen cản
của hệ thống) thì động cơ không khởi động được.
Trong quá trình làm việc vì một lý do nào đó mà động cơ bi
quá tải thì phải kiểm tra điều kiện mômen quá tải không
được lớn hơn mômen quá tải cho phép của động cơ
(Tmax).Nếu điều kiện này không thoả mãn động cơ khi quá
tải sẽ dừng lại và sẽ bị cháy nếu không kịp ngắt nguồn.
Trường hợp không phải kiểm tra quá tải cho động cơ là
trường hợp động cơ làm việc trong trong chế độ tải trọng
không đổi.
3. Phân biệt các chế độ làm việc của động cơ. Động cơ trong
hệ thống dẫn động được chọn theo chế độ làm việc nào? Tại
sao?
Các chế độ làm việc của động cơ gồm chế độ ngắn hạn và
chế độ dài hạn.
Động cơ trong hệ thống dẫn động được chọn theo chế độ
làm việc ngắn hạn vì thông thường hệ dẫn động được thiết
kế làm việc ở chế độ ngắn hạn.(thời gian phục vụ thường từ
3 đến 5 năm)

4. Nêu vai trò và vị trí của hộp giảm tốc trong hệ thống dẫn
động.
Vai trò của hộp giảm tốc đó là biến đổi mômen và tốc độ pù
hợp với cơ cấu công tác.Vị trí của hộp giảm tốc được bố trí
giữa động cơ và cơ cấu chấp hành.
5. Trình bày cách phân bố tỷ số truyền cho các bộ phận
truyền dẫn động.
có 3 nguyên tắc phân phối tỷ số truyền đó là : theo yêu cầu
gia công vỏ hộp,theo yêu cầu bôi trơn và theo yêu cầu gọn
nhẹ (xem trong thiết kế hệ dẫn động cơ khí).
6. Trình bày cách kiểm tra mở máy cho động cơ? Có thể
kiểm tra mở máy cho động cơ trên một trục bất kỳ được
không? Tại sao?
Kiểm tra theo Tmm/T<=Tk/Tdn. Có thể kiểm tra mở máy ở
trục bất kì vì thương số Tmm/T là không đổi tại các trục
khác nhau.
7. Nêu nguyên tắc chọn vật liệu chế tạo bánh răng? Tại sao
nên lấy vật liệu bánh nhỏ tốt hơn vật liệu bánh lớn, cấp chậm
tốt hơn cấp nhanh.
Chọn vật liệu bánh răng phải đảm bảo các yêu cầu:
Đủ độ bền tiếp xúc và độ bền uốn,
Đảm bảo tính công nghệ (dễ gia công và nhiệt luyện đạt yêu
cầu cần thiêt).
Việc chọn vật liệu bánh nhỏ tốt hơn bánh lớn là bộ truyền
bánh răng được tính toán theo sức bền mỏi.Do đó phụ thuộc
vào số chu kì chịu tải vì vậy chọn bánh nhỏ vật liệu tốt
hơn.Áp dụng khi tính toán bộ truyền làm việc trong chế độ
ngắn hạn.Ở chế độ làm việc dài hạn thì ứng xuất cho phép
không phụ thuộc vào số chu kì chịu tải.
Cấp chậm chịu Mômen lớn hơn so với cấp nhanh do đó ứng

suất tiếp xúc và ứng suất uốn xẽ lớn hơn.Khi ta chọn vật liệu
ở cấp chậm tốt hơn thì sẽ giảm đáng kể kích thước cấp
chậm.hộp giảm tốc sẽ có kích thước hợp lý.
8. Trình bày cách xác định ứng suất cho phép của bộ truyền
bánh răng? Giá trị ứng suất cho phép trong bước tính sơ bộ
và kiểm nghiệm có khác nhau không? Tại sao?
Ứng suất cho phép của bộ truyền bánh răng xem trang 91
sách thiết kế hệ thống dẫn động tập 1.
Giá trị ứng suất cho phép trong bước tính sơ bộ và kiểm
nghiệm luôn khác nhau vì ở trong bước tính sơ bộ chưa có
các thông số kích thước chính xác để tra các hệ số nên lấy
bằng 1.Sau khi tính sơ bộ sẽ có kích thước để tra các hệ
số.Vì vậy giá trị ở 2 bước tính hoàn toàn khác nhau.
9. Các bộ truyền trong hệ dẫn động ( Bánh răng TV-BV, đai,
xích trục) đã được tính toán thiết kế theo chỉ tiêu nào? Tại
sao?
Bộ truyền bánh răng :
Tính theo độ bền tiếp xúc kiểm nghiệm theo độ bền uốn đối
với bộ truyền kín bôi trơn tốt ( chiếm đa số)
Tính theo độ bền uốn kiểm nghiệm theo độ bền tiếp xúc đối
với bộ truyền để hở bôi trơn kém.
Bộ truyền trục vít.
Tính theo độ bền tiếp xúc.Ứng suất cho phép được lấy phù
hợp để hạn chế dính và mòn(khác bánh răng nhiều)
Bộ truyền đai.
tính theo khả năng kéo.
bộ truyền xích.
Tính theo độ bền mòn thông qua áp suất sinh ra không vượt
quá trị số cho phép.
Trục:

tính theo độ bền mỏi
tính kiểm nghiệm độ cứng với trục có yêu cầu về độ cứng
cao.
Tính toán độ ổn định dao động với trục quay nhanh.
Lý do tính theo các chỉ tiêu như trên là vì để tránh và hạn
chế dạng hỏng chủ yếu của các bộ truyền.
10. Nêu cơ sở xác định hệ số chiều rộng bánh răng khi thiết
kế bộ truyền bánh răng.
Hệ số chiều rộng vành răng phụ thuộc vào
Vị trí của bánh răng so với ổ( đối xứng hay không đối
xứng,lắp chìa,vv
Độ cứng vững của trục và ổ
độ chính xác chế tạo răn
khả năng chạy mòn( chạy rà) của răng
Vì vậy cơ sở để xác định hệ số chiều rộng vành răng đó là
dựa vào các yếu tố trên
11. Nêu biện pháp xử lý khi kiểm tra sức bền tiếp xúc của
bánh răng không thoả mãn?
Khoảng cách trục là thông số cơ bản được thiết kế theo sức
bền tiếp xúc vì vậy khi kiểm tra sức bền tiếp xúc của bánh
răng mà không thoả mãn ta phải thay đổi khoảng cách trục.
12. Nêu cơ sở chọn góc nghiêng của bộ truyền bánh răng
nghiêng?
Góc nghiêng của bánh răng bị giới hạn từ 8 đến 2 độ.bánh
răng chữ V được chọn đến 40 độ.
góc nghiêng càng lớn thì chất lượng ăn khớp càng tốt do hệ
số trùng khớp dọc tăng lên tuy nhiên lực dọc trục tác dụng
lên ổ lại tăng theo do đó làm cho kết cấu ổ phức tạp.đồng
thời chế tạo bánh răng nghiêng với góc nghiêng lớn phức tạp
hơn.

13. Tại sao bánh răng trụ thường lấy bề rộng bánh răng nhỏ
lớn hơn bề rộng bánh răng lớn? Còn bánh răng côn lấy bề
rộng hai bánh như nhau?
Đối với bánh răng trụ
Do sai số chế tạo và lắp ghép nên khi hoạt động thì 2 bánh
răng có thể có sai số vị trí hướng trục lên tới vài mm do đó
không đảm bảo được chiều rộng bánh răng ăn khớp.Vậy nên
lấy 1 bánh răng có chiều rộng b lớn hơn so với tính toán để
bù lại sai số này,lấy đối với bánh nhỏ sẽ tiết kiệm vật liệu
hơn.
Đối với bánh răng côn
do đặc điểm bánh răng côn tiết diện răng thay đôi bậc nhất
với khoảng cách tới đỉng nón.Vì vậy tiết diện của bánh răng
này chỉ có thể ăn khớp đuợc với một tiết diện duy nhất của
bánh răng kia.Nên không thực hiện biện pháp trên đối với
bánh răng côn
Đầu trang


Danh sách thành viên đã
cảm ơn levannhat về bài
viết có ích này:
onggiahieudong_tn86
levannhat
Tiêu đề bài viết: Re: Thảo luận trả lời các câu hỏi đồ án thường
gặp
Đã gửi: Thứ 3 Tháng 3 10, 2009 7:28 am
Site Admin
Ngày tham gia: Thứ 5
Tháng 1 08, 2009

10:42 am
Bài viết: 102
Đến từ: vĩnh phúc
Đã cảm ơn: 51 lần
Được cảm ơn: 54 lần
14. Các chi tiết trong hộp giảm tốc (bánh răng, trục ) có được
kiểm tra quá tải không? Hệ số quá tải bằng bao nhiêu?
15. Nêu cơ sở chọn kết cấu bánh răng? Các bánh răng đã thiết kế
được chọn kết cấu như thế nào?
Kết cấu bánh răng phụ thuộc vào kích thước bánh răng, qui mô
sản xuất và phương pháp lắp với trục.
Nếu đường kính bánh răng nhỏ hơn 150mm, bánh răng được chế
tạo liền khối.
Khi đường kính bánh răng d< 600mm, bánh răng thường được
khoét lõm
Khi đường kính lớn: d > 600mm, bánh răng thường được chế tạo
vành riêng rồi lắp vào lõi bằng mối ghép có độ dôi và bắt vít.
Khi đường kính bánh răng lớn (d > 3000mm) vành răng được
ghép từ các mảnh (3 ¸ 4 mảnh).
16. Trình bày cách chọn vật liệu của bộ truyền trục vít bánh vít?
ứng suất cho phép của bộ truyền trục vít bánh vít liên quan thế
nào đến việc chọn vật liệu?
Tần số chịu tải của trục vít lớn hơn nhiều so với bánh vít vì vậy
cơ tính của trục vít phải lớn hơn bánh vít.
Bộ truyền trục vít bánh vít khi làm việc vận tốc trượt lớn và sinh
nhiệt vì vậy cần phối hợp vật liệu giảm ma sát.bánh vít thường
được chọn là động thanh hoặc gang.
ứng suất cho phép của bộ truyền trục vít bánh vít liên quan thế
nào đến việc chọn vật liệu?
Ứng suất cho phép phụ thuộc vào vật liệu bánh vít:

Với bánh vít làm bằng vật liệu nhóm II và III (đồng thanh không
thiếc và gang xam) ứng suất tiếp xúc cho phép lấy theo điều kiện
chống dính phụ thuộc vận tốc trượt.Vì vậy không phụ thuộc vào
số chu kì chịu tải.Như vậy us tiếp xúc trong trường hợp này xác
định từ độ bền tĩnh chứ không phải đọ bền mỏi.
Đối với các loại đồng thanh có thiếc và đồng thanh không thiếc
us tiếp xúc cho phép lấy dựa vào giới hạn mỏi ngắn hạn chứ
không lấy theo giới hạn mỏi dài hạn như bánh răng
17. Tại sao truyền động trục vít bánh vít phải tính kiểm nghiệm
nhiệt, trình bày cách tính cho truyền động trục vít bánh vít.
Khi làm việc vận tốc trượt lớn điều kiện bôi trơn khó khăn nên
bộ truyền sinh nhiệt nhiều do đó phải tính kiểm nghiệm nhiệt cho
truyền động trục vít,
Tính toán dựa theo điều kiện nhiệt lương sinh ra phải cân bằng
với lượng nhiệt thoát ra.và nhiệt độ trong hộp không vượt quá trị
số cho phép.
18. Nêu cơ sở xác định số mối ren của trục vít.
cơ sở để chọn số đầu mối ren trục vít là đảm bảo số mối ren tham
gia ăn khớp với bánh vít là lớn nhất.Người ta thường lấy số đầu
mối bằng số nguyên lần bước vít cộng thêm vài mm do khi chế
tao dao có thể cắt lẹm phần ren đầu tiên và cuối cùng.
19. Trình bày cách kiểm tra bôi trơn, chạm trục cho hộ giảm tốc
bánh răng hai cấp? Các biện pháp xử lý khi các điều kiện trên
không thoả mãn.
20. Vị trí bố trí bộ truyền đai, bộ truyền xích trong hệ dẫn động
được bố trí thế nào? Tại sao?
BỘ truyền đai thường bố trí vào đâu vào hgt vì những lý do sau:
bộ truyền đai làm việc êm do tính đàn hồi của đai cao.
không truyền nhiệt và rung động từ động cơ vào hộp giảm tốc.
Khi quá tải đai bị trượt nên dùng như cơ cấu phòng quá tải.

Bộ truyền xích thường được bố trí ở đầu ra vì
Xích làm việc phù hợp với vận tốc thấp.
Tải trọng truyền được lớn.đầu ra hộp giảm tốc có mômen lớn.
Vị trí của cơ cấu chấp hành có thể thay đổi.chỉ cần thay đổi độ
dài xích
21. Trường hợp nào phải chọn xích nhiều dãy? Số dãy xích tối đa
là bao nhiêu? Giải thích? Tại sao thường chọn số mắt xích chẵn?
Phải chọn xích nhiều dãy khi ta 1 dãy không đủ khả năng tải.Nếu
vẫn muốn dùng loại xích đó thì ta phải sử dụng xích nhiều dãy.
Số dãy xích tối đa là 6.Khi số dãy tăng lên thì sự phân bố không
đều tải trọng giữa các dãy tăng lên.Khi đó sẽ có dãy quá tải,dãy
thiếu tải.
Chọn số mắt xích chẵn thì ta không phải dùng mắt cong(mắt nối)
gây phức tạp và làm yếu xích.
22. Tại sao phải hạn chế dây đai thang? Tại sao phải kiểm
nghiệm góc ôm trên bánh đai nhỏ? Nêu các biện pháp xử lý nếu
điều kiện đó không thoả mãn.
Số dây tăng thì sự phân bố không đều tải giữa các dây đai tăng.
Phải kiểm nghiệm góc ốm trên bánh đai nhỏ vì góc ôm nhỏ xẽ
ảnh hưởng xấu đến khả năng tải của bộ truyền đai
Khi không thoả mãn ta có cách xử lý sau.
Tăng khoảng cách trục
giảm tỷ sổ truyền
dùng bánh căng đai
__________________
Đầu trang


Danh sách 2 thành viên đã cảm ơn levannhat về bài viết có ích
này:

nguyencao, onggiahieudong_tn86
chudecodon
Tiêu đề bài viết: Re: Thảo luận trả lời các câu hỏi đồ án thường
gặp
Đã gửi: Chủ nhật Tháng 3 15, 2009 6:56 am
Ngày tham gia: Thứ 7
Tháng 1 10, 2009 12:11
pm
Bài viết: 24
Đã cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 11 lần
Bổ xung thêm câu 11
theo mình thì khi kiểm nghiẹm đọ bền tiếp xúc không thỏa mãn
thi ta có 3 phuơng án lựa chọn
chọn lại vật liệu
chọn lại aw
chọn lại bw
trong 3 pán thì nên chọn lại bw để khỏi phải tính lại từ đầu
Cho mình hỏi trong hộp giảm tốc nón trụ thì việc bôi trơn bánh răng và ổ lăn căn cứ vào
đâu. khi nào dùng mỡ , khi nào dùng dầu để bôi trơn
Mình xin cảm ơn
Phúc Linh
09-07-2008, 10:30 AM
theo mình:
- bôi mỡ bôi trơn: khi tần suất làm việc của hộp số nầy hoạt động liên tục, với mỡ bôi
trơn thì nhiệt độ sinh ra do cặp bánh răng hoạt động không đủ để làm mất tính bôi trơn
của mỡ, vẫn đảm bảo tính bôi trơn. Hơn nữa việc bôi trơn bằng mỡ cho hộp số dạng nầy
chỉ dùng cho hộp số có công suất lớn và nơi có nhiệt độ không quá thấp ( gần về nhiệt độ
âm sẽ làm cho mỡ bị hoá đặc )
- bôi trơn bằng dầu nhờn: khi tần suất làm việc thấp nhằm tránh hiện tượng sinh nhiệt làm

mất tính nhờn bôi trơn của dầu, khởi động nhẹ, không nên sử dụng khi hộp số bôi trơn
dầu nhờn trong môi trường làm việc hoá phẩm, thực phẩm vì dễ bị rò rĩ khi dầu bị nóng,
mất tính nhờn dù biết rằng co phớt ( joint ) làm kín vẫn bị rò rĩ, với mỡ bôi trơn thì không
lo vấn đề nầy khi có phớt ( joint ) làm kín.
Thân !
DCL
09-07-2008, 10:31 AM
Hộp giảm tốc thường dùng dầu bôi trơn, căn cứ vào tải trọng và tốc độ mà chọn loại dầu
có độ nhớt thích hợp. Nguyên tắc là tốc độ chậm và tải lớn thì độ nhớt cao, tốc độ cao và
tải nhỏ thì độ nhớt thấp. Ngoài ra còn cần quan tâm đến nhiệt độ môi trường nữa, ở ta thì
quanh năm nhiệt độ chỉ từ 10~40 độ C, có thể cho qua chuyện này. Dùng dầu bôi trơn có
nhiều ưu điểm so với dùng mỡ bôi trơn:
- Đồng đều trên tất cả các bề mặt
- Có tác dụng rửa sạch các bề mặt khỏi các loại cặn bẩn, tạp chất và mạt kim loại.
- Có tác dụng giải nhiệt và dễ áp dụng các biện pháp giải nhiệt cưỡng bức.
- Dễ kiểm soát mức độ bôi trơn và áp dụng bôi trơn cưỡng bức.
Trong thiết kế vỏ hộp giảm tốc bôi trơn bằng dầu, nhiều người quên các rãnh dẫn dầu bôi
trơn cho các vòng bi, rất nguy hiểm. Một số hộp còn có hệ thống phun dầu tới các vị trí
làm việc và hệ thống ống làm mát dầu.
Tuy nhiên, trong thực tế cũng có nhiều trường hợp không dùng dầu bôi trơn được, ví dụ
các gối đỡ độc lập, các bộ truyền quá lớn của các máy cán công suất cao hoặc các thiết bị
sấy, nghiền kiểu thùng quay thì buộc dùng mỡ (còn hơn là không dùng gì) để bôi trơn
các bề mặt làm việc. Căn cứ vào các nhược điểm của hình thức bôi trơn này (ưu điểm của
dầu là nhược điểm của mỡ), ta cần có các lưu ý và quan tâm đúng mức thì vẫn có thể yên
tâm áp dụng phương pháp bôi trơn bằng mỡ.
- Các chi tiết được bôi trơn nên có vỏ bảo vệ, càng kín càng tốt, vừa có tác dụng ngăn bụi
lọt vào lại có tác dụng ngăn mỡ lọt ra.
- Dùng loại mỡ thích hợp với tải trọng, tốc độ và nhiệt độ.
- Thường xuyên kiểm tra lượng mỡ bôi trơn, nên áp dụng chế độ bơm mỡ theo chu trình
của máy.

- Định kỳ thay mỡ: rửa sạch mỡ cũ rồi nạp mỡ mới.
Nguyên tắc chung là như vậy.
wjt
09-07-2008, 09:20 PM
Xin bổ sung thêm về bôi trơn bánh răng và ổ:
+)Bôi trơn bánh răng:
-Bộ truyền bánh răng trong hộp giảm tốc thường bôi trơn bằng dầu. Bôi trơn bằng mỡ
thường chỉ dùng với các bộ truyền để hở và có vận tốc vòng rất thấp.
-Để bôi trơn bộ truyền bánh răng có thể dùng phương pháp ngâm dầu (phổ biến nhất;
dùng khi vận tốc vòng <12 m/s). Khi không ngâm dầu được có thể dùng vòng văng dầu,
dùng bánh răng bôi trơn hoặc dùng bơm dầu. Với các bộ truyền có vận tốc rất cao (lớn
hơn 12 m/s) phải dùng bơm dầu bơm thẳng vào vùng ăn khớp.
+)Bôi trơn ổ lăn:
-Ổ lăn nói chung có thể bôi trơn bằng mỡ hoặc dầu. Vận tốc tới hạn của ổ cho phép bôi
trơn bằng mỡ thấp hơn vận tốc tới hạn cho phép bôi trơn bằng dầu (phải tra trong các sổ
tay).
-Bôi trơn bằng mỡ không nên áp dụng cho các ổ chặn, trừ trường hợp các ổ chặn quay
với vận tốc rất thấp và chịu tải trọng rất nhỏ.
-Với ổ bôi trơn bằng mỡ, lượng mỡ cho vào ổ chiếm khoảng 2/3 hay 1/2 khoảng trống
trong ổ tùy thuộc vào số vòng quay của ổ.
-Bôi trơn ổ lăn bằng dầu có thể có các phương pháp sau:
1. Ngâm dầu: mức dầu ngâm không được quá tâm con lăn;
2. Dùng rãnh dẫn dầu do bánh răng té lên thành hộp đến trực tiếp các ổ;
3. Dùng các ống dẫn dầu từ một bể chứa trên cao đến các ổ;
3. Dùng bơm dầu bơm lưu thông đến các ổ
4. Phun dầu áp lực cao (vận tốc dầu phun >=15m/s) vào các con lăn: dùng khi ổ quay với
vận tốc cao.
5. Dùng khí nén phun dầu đến các ổ; Khí nén vừa có tác dụng phun dầu vừa có tác dụng
làm mát ổ. Phương pháp này dùng khi vận tốc và nhiệt độ cao và nó không cho phép
dùng dầu quay vòng như các phương pháp trên.

WJT.
DAAN1129
01-05-2009, 10:15 PM
Her! Chuyện này khiến em nhớ đến hồi bảo vệ đồ án chi tiết máy. Em cũng bị hỏi câu
này. Em trả lời là phụ thuộc vào vận tốc dài của bánh răng. (hình như thế). Rồi thầy hỏi
khi nhiệt độ tăng thì độ nhớt của dầu tăng hay giảm. Em thề là từ lúc bước vào bộ môn
này là hồn vía em bay lên mây. Tự dưng đầu óc trống rỗng. Thầy bảo: "học thực phẩm
mà không biết là tăng hay giảm. Thế khi cô đun dầu lên thì thế nào? Em lúc đấy ko hiểu
vì sao lại có thể cãi cùn 1 câu: "Em đã đun dầu này bao jờ đâu mà biết". Hờ hờ Cuối
cùng thì mãi cũng nhớ ra là khi nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm. May mà thầy nương tay
cho không thì cầm đồ án ra về sớm. Em cảm ơn thầy nhiều lắm ạ!
pktien
01-05-2009, 10:18 PM
Mức dầu thấp nhất:
với hgt khai triển,đồng trục,cấp nhanh phân đôi:Ngập chiều cao chân răng của bánh răng
nhỏ nhất trong 2 bánh bị dẫn của cấp nhanh và cấp chậm
với HGT trục vít bánh răng có trục vít đặt dưới:Ngập chiều cao ren của trục vít.
với HGT bánh răng nón-trụ:Ngập bề rộng của BR nón bị dẫn cặp br nón
Mức dầu cao nhất:
ko nên vượt quá:
1/3-1/6 bán kính bánh răng lớn nhất(HGT khai triển,đồng trục,cấp nhanh phân đôi)
Đường ngang tâm viên bi hay con lăn dưới cùng(HGT trục vít-bánh răng có trục vít đặt
dưới)
11-17-2008, 08:05 AM
cho em hỏi là khi vẽ bản vẽ chế tạo bánh răng thì mình phải thể hiện các thông số gì trên
bản vẽ. Các yêu cầu kỹ thuật như thế nào? Và làm sao để xác định độ nhám cho các bề
mặt.
QuyenQCM
11-17-2008, 08:36 AM
thông số trên bản vẽ đó là đường kính đỉnh răng,số răng,moduyn,góc beta góc

anpha,pháp tuyến chung,khoảng cách tam A (đối với 2 bánh răng ăn khớp) hệ số dịch
chỉnh,yêu cầu kỹ thuật là phay hướng kính hay phay pháp tuyến rà tròn phôi trước khi
phay phay đảm bảo dung sai pháp tuyến chung nếu cần độ chính xác cao còn có
nguyên công mài răng vật liệu,chế độ nhiệt luyện muốn xác định độ nhám các bề mặt
thì đến mấy cái viện nghiên cứu nhờ họ kiểm tra trên máy đo độ nhám,còn thường
thường thì nhìn bằng mắt
chúc thành công
Tsigalko
11-17-2008, 11:29 AM
cho em hỏi là khi vẽ bản vẽ chế tạo bánh răng thì mình phải thể hiện các thông số gì trên
bản vẽ. Các yêu cầu kỹ thuật như thế nào? Và làm sao để xác định độ nhám cho các bề
mặt.
1.Nếu bạn là người gia công thì phải thể hiện tất, làm sao để thợ làm được, mang về lắp
là chạy ngay không Sếp chửi chết :71:
2.Nếu bạn là người đi thuê chỗ khác làm, đầu tiên phải xem xét tác dụng của bánh răng,
điều kiện làm việc, cái gì quan trọng cái j` không sau đó là tìm 1 chỗ quen biết có tay
nghề gia công cơ khí cao, thỏa thuận giá cả (quan trọng nhất !!!:71:), nói cho họ những
yêu cầu của mình và làm thôi.
Theo kinh nghiệm của tôi thì mấy cái nhà máy của bên quân đội làm bánh răng tốt, chỉ
cần nói ý tưởng là họ làm cho ngay, đảm bảo về lắp là ok, không ok không bao giờ lấy
tiền
TYA
11-17-2008, 04:27 PM
thông số trên bản vẽ đó là đường kính đỉnh răng,số răng,moduyn,góc beta góc
anpha,pháp tuyến chung,khoảng cách tam A (đối với 2 bánh răng ăn khớp) hệ số dịch
chỉnh,yêu cầu kỹ thuật là phay hướng kính hay phay pháp tuyến rà tròn phôi trước khi
phay phay đảm bảo dung sai pháp tuyến chung nếu cần độ chính xác cao còn có
nguyên công mài răng vật liệu,chế độ nhiệt luyện muốn xác định độ nhám các bề mặt
thì đến mấy cái viện nghiên cứu nhờ họ kiểm tra trên máy đo độ nhám,còn thường
thường thì nhìn bằng mắt

chúc thành công
thế này thì đúng quá rồi !!
Nhưng xin thêm :
1. độ đảo vành răng.(vòng pitch)
2. độ cong mặt răng dọc (không diễn đạt được tiếng Việt - nó là đường dọc trục và giao
nhau với giữa đường profile) Hiện nay các bánh răng đều có thêm mục đó cho êm và bền
mòn. thường là 2~10 micron tức là mặt răng thành dạng mặt 3d chứ không phải đường
thân khai chiếu ra
3.thực ra có 1 tỉ các mục nữa. Sao k thấy br có lỗ à ?, bề dày răng = ?
ChuHoangHung
11-20-2008, 08:52 AM
Các bác cho em hỏi chút về quy cách Đĩa Xích . em mới vào nghề gặp phải bản vẽ Đĩa
Xích trong đó có mấy thông số kỹ thuật ma em hong hiểu em mong bác nào biết thì chỉ
dùm em
APPLICATiON CHAIN: SCR-0404SDH
PITCH : 6.35
FITCH DIA (CHAIN) :phi60.53
GAUGE PIN DIA: phi4
OVER PIN DIA : phi05
TEETH NO : 30
em xin cảm ơn các bác !
vBulletin® v3.7.3, Copyright ©2000-2009, Jelsoft Ente
Chào các vị tiền bối
Tôi đang gặp một vấn đề khá nan giải, chả là có một cặp răng của máy sấy (mô đun
m=20)
trước vẫn ăn với nhau ngon lành, sau một thời gian tự nhiên vùng ăn khớp của hai e chỉ
còn có một góc Nếu tình hình này kéo dài Các bác làm ơn chỉ giúp cách kiểm tra và khắc
phục với. Nếu qua vụ này, tui xin làm một thành viên tích cực, rút ruột post bài, chia sẻ
cùng anh e
Thank alot

phibaspkt
11-26-2008, 12:25 PM
Mình nghĩ vấn đề nằm ở độ song song của hai trục. Hãy xem lại sự mòn ở ổ lăn hay bất
cứ nguyên nhân gì khác ảnh hưởng đến độ song song đó.
QuyenQCM
11-26-2008, 01:27 PM
mòn răng rồi bạn ơi,
thay thế bộ mới đi,nếu chỉ mòn vài răng thì có thể hàn đắp lại rồi phay lại,
hãy đến Ngõ 90 Nguyễn Tuân để được tư vấn chính xác
cadic261
11-27-2008, 09:22 AM
hic, minh da kiem tra hai banh rang, nhưng răng vẫn ngon. Kiểm tra độ song song trục
thế nào hả bạn phibaspkt chỉ mình với khi trục của bánh răng bị động gắn vào thành
ngoài của tang sấy, đường kính 2,2 m. nhưng liệu có phải do đảo răng không các bạn nhỉ
namnp2007
11-27-2008, 10:20 AM
@ cadic261:Để kiểm tra độ song song của hai trục thì bác cứ lấy panme đo trong có hiển
thị bằng đồng hồ, đưa thẳng từ trên xuống, đồng thời lắc qua lại để tìm giá trị thấp nhất,
Lặp lại cho vị trí thứ hai( thông thường lấy hai vị trí này ở hai đầu xa nhau của trục). Giá
trị chênh lệch là độ không song song. Còn tốt hơn nữa bác chụp cái hình up lên bà con
xem sẽ dễ có ý kiến hơn nhỉ.
koolpixel
12-19-2008, 02:01 PM
Để kiểm tra vùng tiếp xúc của răng, bạn dùng dầu nhớt pha bột màu bôi lên một bánh
răng rồi quay, xem vết tiếp xúc trên bánh răng còn lại (chỗ dính nhớt pha bột màu) xem
bao nhiêu % diện tích răng. Nếu > 70% là ok, còn nếu muốn canh chỉnh lại, bạn quan sát
các vết nhớt này và dựa vào đó mà chỉnh (trường hợp răng không quá mòn).
oment quán tính nối trục nữa, nó là gì và tính như thế nào ?
Phúc Linh
11-27-2008, 12:36 PM

Nhớ viết bài có dấu nghen Mr Hung, bài thứ 5 rồi mà còn viết không dấu. Bài thứ 6 sẽ bị
xóa chứ không edit lại dùm bạn đâu nếu bạn vẫn viết không dấu !
Thân !
mr.hung
11-29-2008, 10:25 AM
Rất xin lỗi các pro.Mình sơ ý quá.ThanksPac thật nhiều nhe!!
Mong các Pác hồii âm cho em sớm nhe|!!!!Thanks
Fan of meslab
12-19-2008, 12:22 PM
Theo mình biết,Moment cản ban đầu của phụ tải bao gồm Moment cản trên trục động cơ
và moment quán tính . Chọn động cơ có công suất cần thỏa M (mở) của động cơ > M
(cản) của phụ tải !
Đối với hộp giảm tôc nón trụ mình có cần phân đôi hộp để bôi trơn cho bánh răng nón và
bánh răng trụ riêng lẽ không. Và mức dầu max và min của
hai loại bánh này như thế nào. MÌnh cảm ơn nhiều
letiendung
11-28-2008, 12:02 AM
Chắc bạn lưa chọn phương án bôi trơn bằng ngâm dầu ,không nhất thiết là phải bôi trơn
riêng rẽ cho từng bộ truyền trong thực tể nếu có thể người ta thường bôi trơn ngập dầu
cho tất cả các bộ truyền trong hộp giảm tốc mình lấy ví dụ như: các hộp tốc độ cho các
máy cắt kim loại, các hộp số của các xe vận chuyển phục vụ nông nghiệp (công
nông ) Tuy nhiên theo sách hướng dẫn đồ án thiết kế hộp giảm tốc bạn phải tính bôi trơn
cho từng bộ truyền nếu vì nguyên nhân hoặc yêu cầu nào đó bạn không thể bôi trơn ngập
dầu tất cả các bộ truyền được thì bạn phải chọn phương án bôi trơn từng phần lúc này bạn
phải thiết kế các vách ngăn để chứa dầu bôi trơn .Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn phương
án bôi trơn bằng phương pháp tưới dầu ,lúc này bạn phải có thể sử dụng các chi tiết
chuyển đông của hộp giảm tốc ,vòng vung dầu hoặc bơm dầu để đưa dầu tới các vị trí
cần bôi trơn.
Tớ đọc khá nhiều bài của các thành viên hỏi và đáp về các vấn đề:
1. Biên dạng thân khai của sườn răng

2. Hệ số dịch chỉnh bánh răng
Những thông số này có ý nghĩa thực tiễn gì không nhỉ?
giang061983
12-08-2008, 04:04 PM
Như Cháu hiểu thì thân khai là quỹ đạo được vẽ lên từ một điểm thuộc một đường thẳng
lăn không trượt trên một đường tròn cố định (đường tròn ấy là đường tròn cơ sở). Như
vậy ta thấy đường thẳng tạo nên biên dạng thân khai thì sau này con dao ( thanh răng cắt
có biên dạng thẳng) cũng tạo nên biên dạng thân khai cho bánh răng được cắt. Lúc này
con dao chỉ có thể tình tiến và việc "lăn" không trượt là do phôi đảm nhiệm (Phôi quay)
Hệ số dịch chỉnh bánh răng có thể cho phép thay đổi nhỏ khoảng cách trục của 2 bánh
răng đồng thời nó cũng cho thay đổi khoảng ăn khớp thực của 2 bánh răng (so với bánh
răng tiêu chuẩn). Trên bản vẽ sẽ nhận ra bánh răng là dịch chỉnh âm hay dương là đường
kính của vòng cơ sở có lớn hơn hay nhỏ hơn vòng chân răng (Vòng chân răng phải đúng
công thức, Nếu không thì không đúng nữa )
Ai có ý kiến bổ sung cho cháu được học tập.
hoangcokhi
12-08-2008, 04:37 PM
Những thông số này có ý nghĩa thực tiễn gì không nhỉ?
Những bài viết và những câu hỏi về biên dạng thân khai, hệ số dịch chỉnh có nhiều trên
diễn đàn và các câu trả lời tương đối đầy đủ. Ở đây chắc ý chú DCL là hỏi sau khi hiểu
về vấn đề này thì có thể sử dụng vào đâu trong thực tế thiết kế, chế tạo bánh răng ( hổng
biết có đúng ý chú không nữa :7: ). Theo cháu thì
- Ứng dụng vào việc chế tạo bánh răng: khi biết rõ về quy luật ( hàm toán học của đường
thân khai) ta có thể ứng dụng nó để tạo biên dạng cho dao cắt ( phương pháp chép hình)
hoặc biết được quy luật dựng đường thân khai để gia công bánh răng bằng phương pháp
bao hình.
- Ứng dụng vào thiết kế bánh răng: khi hiểu được hàm để xây dựng đường thân khai thì
có thể dựa vào nó để tính toán các thông số liên quan đến bánh răng.
- Hiểu biết về dịch chỉnh bánh răng và tác dụng của nó giúp người thiết kế biết được lúc
nào cần phải cho bánh răng dịch chỉnh. Các yếu tố ( kích thước) nào có liên quan đến vấn

đề dịch chỉnh để có những thay đổi hợp lý trong quá trình thiết kế ( ví dụ như tính toán lại
kích thước giữa các ổ trục trên vỏ hộp, )
- Nhưng theo cháu thì thường là các câu hỏi này (do các bạn SV hỏi) có mục đích là hiểu
thêm về vấn đề đang học ( môn chi tiết máy) hoặc cách dựng đường thân khai để tiến
hành dựng hình trong thiết kế mô hình bánh răng bằng các phần mềm 3D.
Các anh em khác cho thêm ý kiến về vấn đề này nhé
TYA
12-08-2008, 04:48 PM

Hệ số dịch chỉnh bánh răng có thể cho phép thay đổi nhỏ khoảng cách trục của 2 bánh
răng đồng thời nó cũng cho thay đổi khoảng ăn khớp thực của 2 bánh răng (so với bánh
răng tiêu chuẩn). Trên bản vẽ sẽ nhận ra bánh răng là dịch chỉnh âm hay dương là đường
kính của vòng cơ sở có lớn hơn hay nhỏ hơn vòng chân răng.

duy nhất câu bôi đậm là không đúng.
Formula : db=mZcos(alpha)
dr= mZ-2*1.157m
Ở trên ví dụ, 1.157m là hệ thống răng có hệ số chiều sâu 1.157m
Ngoài ra, có các chiều sâu 1.2m+0.002, 1.25m
Do đó chưa thể dựa vào db lớn hơn hay dr lớn hơn mà suy ra dịch chỉnh hay không.
Dễ hình dung : điểm tới hạn của thân khai là giao đường nối tâm và vòng base (cơ sở).
Từ điểm đó người ta phải khoét sâu xuống 1 lượng để "né" đỉnh bánh răng đối diện -
khoaest nông sâu thì tùy t/h
giang061983
12-08-2008, 04:53 PM
Còn ý nghĩa thực tiễn nữa là các loại đồ chơi bằng nhựa bánh răng được chế tạo bằng
phương pháp chép hình, nhưng bộ dao chép hình ra bánh răng ấy lại được chế tạo có độ
chính xác khá cao. Các loại bánh răng đồ chơi này thường là bánh răng dịch chỉnh âm vì
nó không quá quan trọng về sức bền truyền tải, khi dịch chỉnh âm thì răng cũng không bị
nhọn đầu.

Mong mọi ngừoi đóng góp ý kiến.
DCL
12-08-2008, 04:55 PM
Cám ơn Giang đã trả lời!
Thực ra, tớ nêu câu hỏi này cho các bạn trẻ (và cũng để các bạn già tự kiểm tra mình)
cùng tham khảo, hình như chúng ta đang bị các "chuẩn mực" nào đó ràng buộc, nếu
không tuân thủ theo các giáo điều như vậy thì dứt khoát là không đúng!
Ví dụ, ta có một bộ truyền bánh răng. Các công thức tính toán về tỷ số truyền, khoảng
cách trục đã có trong các giáo trình. Chúng ta chỉ việc áp dụng các công thức đó để
tính toán , kết quả các tính toán này là sai hay đúng sẽ được dùng để đánh giá trình độ các
tác giả của những tính toán này là giỏi hay kém. Người ta còn bảo rằng biên dạng thân
khai sẽ đảm bảo cho bộ truyền hoạt động trong điều kiện tối ưu, vân vân
Những "giáo điều" này có đúng không? Có nhất thiết rằng biên dạng của từng sườn răng
phải là đường thân khai, nếu khác đi là không được hay không? Thế rồi còn chuyện "dịch
chỉnh" nữa, mục đích để làm gì? Nếu không làm như vậy thì hậu quả sẽ ra sao?
Tớ cảm giác rằng các thầy cứ dạy những điều mình được học trước kia; còn các sinh viên
cứ học các điều mình được dạy bây giờ, do các thầy truyền lại từ những bài học xa xưa
nọ; các thao tác dạy - học này được thực hiện một cách máy móc và vô cảm, như robot!
Thực tế, tớ từng gặp một số kỹ sư mới ra trường; các anh này đầy mình sách vở kinh
viện, vênh vang rằng biên dạng răng của bánh răng nhất thiết phải là đường thân khai,
nếu không thì bộ truyền không thể hoạt động được! Tớ bèn dẫn chứng cho mấy anh đó
thấy những bộ truyền cực kỳ cổ lỗ, với những bánh răng bị mòn thê thảm, chỉ còn 1/2
chiều dày thân răng và chúng cong queo lung tung, nhưng vẫn hoạt động ngon lành
chúng có còn "thân khai" đâu, sao vẫn hoạt động êm ái thế? Chưa hết, tớ chỉ cho các anh
ấy thấy những bánh răng Novikov với các răng có biên dạng cung tròn, chúng đã bao giờ
có hân hạnh được mang biên dạng thân khai đâu, thế mà bánh răng loại này, chắc vì
những khiếm khuyết gì đó, mới chỉ được dùng cho những bộ truyền công suất cực lớn và
kích thước cực nhỏ, ví dụ như trong các xe tăng (và vài loại ô tô đắt tiền) mới dám sài bộ
truyền động kiểu này!
Tớ không rõ tại sao hôm nay các sinh viên vẫn cứ rất "lăn tăn" về việc vẽ những đường

thân khai vô bổ đó. Tại vì các thầy yêu cầu chăng? Nếu thế thì tớ lại càng thắc mắc hơn,
vì tại sao có bao nhiêu điều quan trọng mà các thầy không lưu ý, lại chỉ hạch sách sinh
viên mấy chuyện vớ vẩn như vậy?
giang061983
12-08-2008, 04:58 PM
Thông thường trên bản vẽ chế tạo người ta không vẽ đường kính vòng cơ sở. Nhưng ý
của em ở đây là nếu như làm đồ án Nguyên Lý máy thì dễ dàng nhận ra được là chọn loại
hệ số dịch chỉnh âm hay dương.
Hung_oto38
12-08-2008, 06:15 PM
Em nhớ không nhầm thì ngày xưa, thày giáo giảng cho biết là " dịch chỉnh đảm bảo độ
bền uốn " hay cái gì tương đương ấy.
Mai em đọc lại giáo trình Chi tiết máy em sẽ trả lời bác chính xác .
Ok nhé
DCL
12-08-2008, 06:28 PM
Em nhớ không nhầm thì ngày xưa, thày giáo giảng cho biết là " dịch chỉnh đảm bảo độ
bền uốn " hay cái gì tương đương ấy.
Mai em đọc lại giáo trình Chi tiết máy em sẽ trả lời bác chính xác .
Ok nhé
Này chú Hưng, nếu chú cần thì anh sẽ viết một cuốn CHI TIẾT MÁY khác để chú đọc
cho thêm công lực, đừng có láng tráng spam vớ vẩn ở đây, nghe chưa? Nếu muốn tăng độ
bền uốn của thân răng thì không nhất thiết phải "dịch chỉnh", có nhiều cách khác hay hơn
và rất dễ thực hiện.
Ở đây, anh đang muốn "khuấy động" để các em trẻ tự "phá vỡ vỏ bọc", "đập tan thần
tượng", tự tin sáng tạo và làm những điều to lớn hơn nữa!
wai
12-08-2008, 07:27 PM
Các bác cho em hỏi: khi cho hệ số dịch chỉnh của bánh răng( âm hoặc dương) thì điều
chỉnh máy thế nào để đạt được yêu cầu đó. Có phải là dịch chỉnh âm thì cộng thêm lượng

dịch chỉnh vào chiều sâu cắt (tăng chiều sâu cắt) còn dịch chỉnh dương thì ngược lại có
đúng không ạ?
wjt
12-08-2008, 07:38 PM
Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai? Nếu hỏi như vậy thì cũng chưa hẳn đúng vì
bánh răng có thể có biên dạng thân khai hoặc biên dạng là cung tròn, xycloit vv Biên
dạng thân khai do Ơ le tìm ra từ năm 1760 còn biên dạng răng cung tròn do Nô-vi-kôv
tìm ra năm 1954. Răng Novikov khả năng tải cao hơn răng thân khai nhưng khó chế tạo
hơn nên ít được dùng. Thực tế thì đa số bánh răng có biên dạng thân khai.
Biên dạng thân khai được dùng làm bánh răng vì nó thỏa mãn với định lý ăn khớp (xem
lại nguyên lý máy). Bất cứ đường cong nào thỏa mãn định lý ăn khớp thì đều có thể làm
biên dạng răng. Răng thân khai được dùng phổ biến vì nó có độ bền khá cao, hiệu suất
cao, và đặc biệt là dễ chế tạo do có thể dùng phương pháp bao hình cho độ chính xác và
năng suất cao.
WJT.
letiendung
12-08-2008, 08:01 PM
Các bác cho em hỏi: khi cho hệ số dịch chỉnh của bánh răng( âm hoặc dương) thì điều
chỉnh máy thế nào để đạt được yêu cầu đó. Có phải là dịch chỉnh âm thì cộng thêm lượng
dịch chỉnh vào chiều sâu cắt (tăng chiều sâu cắt) còn dịch chỉnh dương thì ngược lại có
đúng không ạ?
Bạn có thể tìm đọc 1 bài viết trong phần nguyên lý máy ,mình và 1 vài người có trình bày
về phương pháp chế tạo và nói về bánh răng dịch chỉnh trong phần này ,bạn tham khảo
xem có giúp được gì cho bạn không . Chắc bạn biết cách tìm nhỉ ,mình thì biết cách tìm
bài viết củ trong hồ sơ thôi .
TYA
12-08-2008, 08:11 PM
Trích từ anh DCL
"Cám ơn Giang đã trả lời!
Thực ra, tớ nêu câu hỏi này cho các bạn trẻ (và cũng để các bạn già tự kiểm tra mình)

cùng tham khảo, hình như chúng ta đang bị các "chuẩn mực" nào đó ràng buộc, nếu
không tuân thủ theo các giáo điều như vậy thì dứt khoát là không đúng! "
Chuẩn quá !
Như là gãi vào chỗ ngứa vậy. Phải nói rằng từ công thức đến thực tế 1 bánh răng quá xa
vời băn khoăn về nó cho nặng đầu
Những bánh răng xe máy hầu hết thuộc loại "củ chuối" : vd Da=mZ+2m ? Dr=mZ-
2*1.157m ? chiều cao toàn răng (chiều cao đỉnh + chiều sâu chân) = 2.157m ?
2.2m+0.002 ? 2.5m ?
Đúng ư? chả khớp đâu ! vd có thật : br có tiếng ồn, thử nghiệm mãi rồi cty phang cái
đường kính ngoài đi 0.5mm không dịch chỉnh thêm =>thử hỏi nó theo công thức nào?
Sau đó thì từ ông chế tạo, ông thiết kế lại thống nhất nhau kích thước và sửa lại bản vẽ!
(Trước đó br trong thiết kế cũng không tuân theo các công thức trên hoàn toàn, vd Da,
chiều cao toàn răng = 2.231m Dr thì chỉ đóng ngoặc - basic tolerance)
Đó chỉ là vài thứ rất căn cốt của br thôi còn thực tế các ông đầu hói thiết kế xong phải
thử nghiệm chán !! Dịch chỉnh, thay đường kính này, thay góc áp lực chỗ kia đến từng
micron
(mọi người hình dung lý thuyết thì ta nói alpha20 độ, khi dịch chỉnh xong nó thành
21.143 độ chẳng hạn , chả có j lạ, dù có lạ người ta cũng tính ra=>nhưng tính ra rồi lại
chế tạo nó đến tận micron nữa ).
Việc chế tạo br và đo đạc br mới đáng quan tâm, còn chúng ta với 3 cái ct trong sách chỉ
tk br máy ép mía mà thôi
TYA
12-08-2008, 09:21 PM
Còn ý nghĩa thực tiễn nữa là các loại đồ chơi bằng nhựa bánh răng được chế tạo bằng
phương pháp chép hình, nhưng bộ dao chép hình ra bánh răng ấy lại được chế tạo có độ
chính xác khá cao. Các loại bánh răng đồ chơi này thường là bánh răng dịch chỉnh âm vì
nó không quá quan trọng về sức bền truyền tải, khi dịch chỉnh âm thì răng cũng không bị
nhọn đầu.
Mong mọi ngừoi đóng góp ý kiến.
Việc dập bánh răng (định hình hay chép hình đều đúng) không chỉ ở đồ chơi nhựa mà còn

ở đồng hồ đeo tay là các br thép hợp kim k gỉ
Những br đó mà phay thì bị vênh ngay
Ngoìa ra br còn được đúc.
Br cực lớn cũng được đúc (phôi) trướ g/c
bigbangla
12-08-2008, 09:24 PM
em nghĩ tại sao các chú các anh đi trước ko làm 1 cái chủ đề gì đó nhằm giúp sinh viên
tụi em "thấy đc" những cái "giáo điều" tương tự như "vụ" bánh răng này ta? như vậy ra
trường sẽ ko ôm khư khư cái đóng sách còn nhiều chỗ chưa đúng mà tưởng mình giỏi
Mong các "tiền bối" chỉ giáo!!
TYA
12-08-2008, 09:36 PM
bánh răng có thể có biên dạng thân khai hoặc biên dạng là cung tròn, xycloit vv Biên
dạng thân khai do Ơ le tìm ra từ năm 1760 còn biên dạng răng cung tròn do Nô-vi-kôv
tìm ra năm 1954. Răng Novikov khả năng tải cao hơn răng thân khai nhưng khó chế tạo
hơn nên ít được dùng.
WJT.
Có ai show 1 hình căn bản về br cung tròn đc hôn?
Răng cung tròn có tỉ số truyền không thay đổi trong suốt quá trình vào khớp và ra khớp
của 1 răng k?
DCL
12-08-2008, 10:01 PM
tại sao các chú các anh đi trước ko làm 1 cái chủ đề gì đó nhằm giúp sinh viên tụi em
"thấy đc" những cái "giáo điều" tương tự như "vụ" bánh răng này ta? như vậy nhà trường
sẽ ko ôm khư khư cái đống sách còn nhiều chỗ chưa đúng mà tưởng mình giỏi
Ấy ấy! Không phải ý tớ thế đâu! Kiến thức giáo khoa không sai, nhưng không phải là duy
nhất đúng. Một điều đúng là tốt, nhưng khi nó là "giáo điều" (tức là duy nhất đúng) thì
không còn là tốt nữa.
Thật hay là thầy WJT đã giải thích như sau:
Răng thân khai được dùng phổ biến vì nó có độ bền khá cao, hiệu suất cao, và đặc biệt là

dễ chế tạo do có thể dùng phương pháp bao hình cho độ chính xác và năng suất cao.
Đúng vậy, nhờ những ưu điểm này mà răng thân khai mới được dùng phổ biến. Tuy
nhiên, các bạn cần lưu ý rằng nó không phải là kiểu răng duy nhất. Với trình độ gia công
không ngừng được cải tiến như hiện nay, nhiều loại biên dạng răng khác, mà trước đây
chỉ có trong lý thuyết, đã dần được đưa vào thực tiễn.
Bộ truyền bánh răng kinh điển thường có tỷ số 3~5 cho mỗi cấp. Nhưng với công nghệ
hiện nay thì tớ được biết là tỷ số có thể tới 20! Nhưng đó chưa phải là điều tuyệt vời nhất,
biên dạng răng kiểu mới còn khử được cả khe hở sườn răng, truyền động cực "nhuyễn"
trong những pha đảo chiều liên tiếp, vân vân.
Với các bạn sinh viên thì tớ nghĩ rằng vẫn phải học cho tốt, nhưng nên biết cập nhật
thông tin và chắt lọc những kiến thức sách vở và lý thuyết. Nếu những cái hôm qua
không còn phù hợp cho hôm nay thì nên hiểu rằng đó là do những tiến bộ hôm nay đã kế
thừa kiến thức hôm qua. Chúng ta không tôn sùng "hôm qua" thái quá, song cũng không
xem nhẹ nó!
hoangcokhi
12-10-2008, 02:54 PM
Một số các dạng ăn khớp của bánh răng:
Ngoài dạng ăn khớp thông dụng là thân khai thì một số loại ăn khớp sau đây cũng
được sử dụng cho bánh răng:
* Ăn khớp Novikov: Răng ăn khớp Nivokov có profin răng được chế tạo theo
cung tròn, profin răng lõm có bán kính lớn hơn profin răng lồi.
Bộ truyền ăn khớp Novikov có khả năng chịu tải trọng lớn và độ chống mài mòn
cao hơn ăn khớp thân khai. Bởi vậy bộ truyền ăn khớp Nivokov luôn là ưu tiên
chọn lựa của các máy móc phải làm việc trong thời gian dài và phải đảm bảo tải
trọng lớn.
/>*Ăn khớp Cycloid: Đây là dạng ăn khớp không tiêu chuẩn, profin đỉnh răng có
dạng Epicycloid, profin chân răng có dạng hypocycloid.
/>m/albums/w337/hoangcokhi/EpitrochoidOn3.gif
Đường Epicycloid
/>om/albums/w337/hoangcokhi/HypotrochoidOn3.gif

Đường hypocycloid
Các bộ truyền bánh răng biên dạng Cycloid thường được sử dụng trong các bộ
truyền yêu cầu độ chính xác cao và làm việc êm như: trong đồng hồ đeo tay, đồng
hồ treo tường, đồng hồ so… đăc biệt là trong các loại bơm thủy lực.
/>* Ăn khớp chốt: Là bộ truyền ăn khớp dựa trên nguyên lý ăn khớp Cycloid nhưng
profin lý thuyết của một bánh răng biến thành điểm còn profin răng của bánh răng
thứ hai là đường Epicycloid.
Vì không tồn tại dưới dạng điểm nên có thể thay thế profin của bánh răng thứ nhất
bằng các con lăn hoặc chốt trụ với đường kính d và có tâm nằm trên vòng tròn cơ
sở.
Ăn khớp này cho phép công nghệ chế tạo đơn giản đi rất nhiều ( vì chỉ cần quan
tâm đến một biên dạng ) mà vẫn giữ được tất cả các ưu điểm của ăn khớp
Cycloid. Ăn khớp chốt ngoài được sử dụng trong các hộp giảm tốc với ưu điểm là
chỉ cần một cặp bánh răng đã cho tỷ số truyền rất lớn.
Hình dạng mặt trụ tạo thành bánh răng: ngoài dạng trụ tròn trong các bánh răng
thông dụng, người ta còn sử dụng nhiều loại mặt trụ khác nhau cho bánh răng như
hình trụ côn, hình trụ có tiết diện elip, vuông, tam giác,…
/> /> /> /> /> /><object width="425" height="344"><param name="movie"
value=" />am name="allowFullScreen" value="true"></param><param
name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed
type="application/x-shockwave-flash" allowscriptaccess="always"
allowfullscreen="true" width="425" height="344"></embed></object>
<object width="425" height="344"><param name="movie"
value=" />am name="allowFullScreen" value="true"></param><param
name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed
src="
type="application/x-shockwave-flash" allowscriptaccess="always"
allowfullscreen="true" width="425" height="344"></embed></object>
Đây là cuốn ebook ( Gear Geometry and Applied Theory) nói về một số các loại
ăn khớp bánh răng và lý thuyết về nó. Anh chị em nào quan tâm thì load về đọc

nhé

( />QuyenQCM
12-10-2008, 03:23 PM
Trong thiết kế chế tạo bộ truyền răng thì người thiết kế chỉ quan tâm đến các yếu tố kỹ
thuật như: tỷ số truyền, khoảng cách trục, tải trọng không khó bằng công tác sửa chữa
thay thế vì với một bánh răng,bộ bánh răng mòn, hỏng, gẫy ta phải đi tìm những thông
số kỹ thuật ban đầu,điều đau đầu ở đây là các thông số này đều khó có thể đo được.Ta
phải giải 1 bài toán nhiều ẩn với 1 số thông tin ít ỏi(quá khó)
Tại sao các nhà chế tạo sản xuất bánh răng không khắc thông số kỹ thuật của bánh răng
lên bánh răng nhỉ? Chỉ khổ cho dân nghèo như Việt Nam thôi,công nghệ sửa chữa thay
thế có lẽ bọn tây qua đây cũng phải choáng
QuyenQCM
12-10-2008, 03:48 PM
Khoảng cách trục:
ta có A = (De1 + De2)/2 + Mx
để đảm bảo khoảng cách trục A cho trước ta phải thêm vào hệ số dịch chỉnh x
Hệ số dịch chỉnh x:
ta có x = (Lttế - Llthuyết)/2.M.pi.sina
Tóm lại khoảng cách trục A là quan trọng nhất nó quyết định cho các tính toán sau này
DCL
12-10-2008, 03:53 PM
Trong thiết kế chế tạo bộ truyền răng thì người thiết kế chỉ quan tâm đến các yếu tố kỹ
thuật như: tỷ số truyền, khoảng cách trục, tải trọng không khó bằng công tác sửa chữa
thay thế vì với một bánh răng,bộ bánh răng mòn, hỏng, gẫy ta phải đi tìm những thông
số kỹ thuật ban đầu,điều đau đầu ở đây là các thông số này đều khó có thể đo được.Ta
phải giải 1 bài toán nhiều ẩn với 1 số thông tin ít ỏi(quá khó)
Tại sao các nhà chế tạo sản xuất bánh răng không khắc thông số kỹ thuật của bánh răng
lên bánh răng nhỉ? Chỉ khổ cho dân nghèo như Việt Nam thôi,công nghệ sửa chữa thay
thế có lẽ bọn tây qua đây cũng phải choáng

Nhiều thông số thiết kế và chế tạo mang tính bí quyết, học là một chuyện, áp dụng trong
thực tế có những "thăng giáng" để mang lại những đặc tính ưu việt cho sản phẩm lại là
chuyện khác. Dại gì công bố những thông số đó cho thiên hạ coi chơi và kiếm lời trên
chất xám của mình? Ví dụ như Toyota, chắc chắn họ muốn xe của họ mà bị hư hỏng thì
chủ nhân phải đem đến các cửa hàng dịch vụ của họ để sửa chữa tử tế, chứ không phải
đến Nhà máy Cơ khí Quang Trung để mua bánh răng về tự thay.
Tớ thấy khá phổ biến ở các nước công nghiệp có hình thức ký các hợp đồng bảo trì. Cụ
thể là nếu cậu mua máy của một nhà chế tạo hay cung cấp, thì thường cậu ký hợp đồng
bảo trì với họ. Cứ định kỳ là họ lại trực tiếp cử kỹ thuật viên bay sang bảo dưỡng thiết bị
cho cậu, thay thế những lĩnh kiện nào đó, cung cấp những linh kiện khác mà người dùng
có khả năng tự xử lý. Với các tập đoàn công nghiệp lớn, họ có cả một mạng lưới dịch vụ
rộng khắp, các chi nhánh này có trách nhiệm thực hiện các hợp đồng bảo trì quanh khu
vực.
Chúng ta nếu mua đồ đồng nát (second hand) thì tất nhiên không thể có dịch vụ này rồi.
Ngay cả việc mua máy mới của các nước khác, nhưng người mua bớt xén quá nhiều thì
cũng chịu thiệt thòi về lâu về dài. Tớ thấy doanh nghiệp trong nước đi mua thiết bị so với
các doanh nghiệp nước ngoài cũng mua những chủng loại thiết bị đó, nếu cùng giá thì của
họ mua tốt hơn, nếu cùng chất lượng thì họ mua rẻ hơn, cá biệt có khi mình mua vừa đắt
lại vừa tồi! Nhưng tệ nhất là các điều kiện hậu mãi, cũng có thể ta ít lưu tâm đến điều này
hoặc sợ tốn kém.
Mr.Death
04-03-2009, 11:11 PM
Xin lỗi vì em đào cái mộ này lên muộn quá. Nhưng em đang làm đồ án tốt nghiệp, trong
đó phải tính toán bộ truyền hành tinh. Sau khi tính được khoảng cách trục aw thì gặp phải
vấn đề là aw lẻ. Em cứ phân vân mãi là không biết có nên dịch chỉnh cho khoảng cách
trục chẵn không. Liệu mọi người có thể trả lời giúp em được ko? Có nên dịch chỉnh bộ
truyền hành tinh dùng trong hộp số ô tô ko???
khongvinhlinh
04-04-2009, 01:54 AM
oài! em vào cái topic này đúng là mở mang được tầm mắt nhiều quá. Đúng là trước giờ

chỉ biết bánh răng thân khai, rồi thỉnh thoảng mấy cái đai răng nữa, bánh răng biên dạng
cung tròn có nghe tới mà chưa thấy bao giờ. Vào đây được các bậc tiền bối đi trước mới
biết còn ti tỉ kiểu khác nữa. Cứ thấy choáng ngợp là là.
wjt
04-04-2009, 06:20 AM
Xin lỗi vì em đào cái mộ này lên muộn quá. Nhưng em đang làm đồ án tốt nghiệp, trong
đó phải tính toán bộ truyền hành tinh. Sau khi tính được khoảng cách trục aw thì gặp phải
vấn đề là aw lẻ. Em cứ phân vân mãi là không biết có nên dịch chỉnh cho khoảng cách
trục chẵn không. Liệu mọi người có thể trả lời giúp em được ko? Có nên dịch chỉnh bộ
truyền hành tinh dùng trong hộp số ô tô ko???
Về nguyên tắc chọn khoảng cách trục tiêu chuẩn là nên khi chế tạo nhiều (sản xuất loạt).
Với sản xuất đơn chiếc thì không nhất thiết! Vì em đang làm đ/a t/n nên nên hay không ở
đây chủ yếu là ý của thầy hướng dẫn em - em nên hỏi thì hợp lý hơn!
WJT.
Mr.Death
04-04-2009, 10:09 AM
Về nguyên tắc chọn khoảng cách trục tiêu chuẩn là nên khi chế tạo nhiều (sản xuất loạt).
Với sản xuất đơn chiếc thì không nhất thiết! Vì em đang làm đ/a t/n nên nên hay không ở
đây chủ yếu là ý của thầy hướng dẫn em - em nên hỏi thì hợp lý hơn!
WJT.
Thực ra thì thầy hướng dẫn của em cũng có nói rằng bộ truyền hành tinh trong hộp số ô
tô không nhất thiết phải dịch chỉnh răng, nhưng em muốn hỏi thêm mọi người cho chính
xác về vấn đề này vì em muốn đào sâu thêm về nó một chút nữa.
nhinhovn
04-09-2009, 11:09 PM
nhân tiện có cái topic này các bác cho e hỏi tại sao bánh răng nghiêng và bánh răng côn
không nên dịch chỉnh?
asokalove
04-22-2009, 03:13 PM
Hic!

-Nghe bác DCL nói em cũng thấy có phần đúng nhưng ý kiến em là thế này:
+> Thứ nhất: là bọn em được học thì nguyên lý của bộ truyền bánh răng là đảm bảo tỷ số
truyền = const. và các biên dạng đảm bảo yêu cầu này là rất nhiều nhưn thân khai là dễ
chế tạo nhất.
+> Thứ hài: theo em nghĩ thì từ đến này người ta bánh răng thường là thân khai và thực
tế đã cho thấy những ưu điểm của bánh răng thân khai:
-> Bác mà nói thế thì bọn em học không có tính kế thừa rùi
(thanks)
TYA
04-22-2009, 06:37 PM
nhân tiện có cái topic này các bác cho e hỏi tại sao bánh răng nghiêng và bánh răng côn
không nên dịch chỉnh?
Bánh răng nghiêng vẫn dịch chỉnh bình thường. "Không nên" là sao, mình không hiểu.
letiendung
04-22-2009, 06:47 PM
Bánh răng nghiêng vẫn dịch chỉnh bình thường đúng như anh TYA nói , nhưng để đảm
bảo khoảng trục trong số trường hợp có thể tính lại góc nghiêng bêta để bù vào khoảng
cách trục , góc nghiêng bêta thường giới hạn từ 8 đến 20 độ nếu góc nghiêng vượt khỏi
phạm vi này thì phải tiến hành dịch chỉnh .
nhinhovn
04-22-2009, 10:08 PM
Bánh răng nghiêng vẫn dịch chỉnh bình thường. "Không nên" là sao, mình không hiểu.
Đó là nguyên văn câu kiểm tra của bọn em. Hôm rồi thầy giáo có chữa lại là "ít dịch
chỉnh". Về phần bánh răng nghiêng thì em hiểu rồi nhưng còn bánh răng côn thì giải thích
thế nào ạ?
DCL
04-22-2009, 10:14 PM
Hic!
-Nghe bác DCL nói em cũng thấy có phần đúng nhưng ý kiến em là thế này:
+> Thứ nhất: là bọn em được học thì nguyên lý của bộ truyền bánh răng là đảm bảo tỷ số

truyền = const. và các biên dạng đảm bảo yêu cầu này là rất nhiều nhưn thân khai là dễ
chế tạo nhất.
+> Thứ hài: theo em nghĩ thì từ đến này người ta bánh răng thường là thân khai và thực
tế đã cho thấy những ưu điểm của bánh răng thân khai:
-> Bác mà nói thế thì bọn em học không có tính kế thừa rùi
(thanks)
Ha! Ha! Ha!
Hôm nay tớ mới gặp được 1 cậu nêu lên chính kiến của mình! Như đã giải trình từ đầu, tớ
muốn các bạn trẻ phải "phá cách" trong tư duy. Đành rằng khi học và trả bài, các cậu cần
nói đúng như những điều được giảng. Nhưng tớ mong các cậu hãy thả hồn mộng mơ một
chút, vì khoa học và kỹ thuật cũng lãng mạn lắm chứ!
Tớ hiểu rất rõ những câu trả lời của cậu, bây giờ tớ sẽ vặn lại cậu để cậu suy nghĩ thêm:
Thứ nhất: tớ quá biết các cậu từng được học rằng thế này, rằng thế kia về tỷ số truyền
và các biên dạng, dễ hoặc khó chế tạo thế nào đó, vậy tớ hỏi cậu: các bộ truyền xích, bu
lông - đai ốc, truyền đai hoặc thô sơ như các cối giã gạo sức nước hay cối xay gió và
thậm chí chỉ đơn thuần chỉ là đòn bẩy có dùng biên dạng thân khai không và chúng có
đảm bảo tỷ số truyền cố định không?
Thứ hai: Chỉ riêng câu "từ xưa đến nay đã thì " của cậu là tớ đã buồn đứt ruột đứt gan
vì vỡ mộng với các bạn trẻ rồi, không còn tâm trạng đâu để đàm luận tiếp nữa. Vấn đề ở
đây không chỉ là biên dạng bánh răng, mà là nhân sinh quan và thế giới quan. Nếu tớ nêu

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×