Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Nghiên cứu thành phần các loài ong bắt mồi thuộc họ Ong vàng (Hymenoptera Vespidae) ở hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.3 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MAI VĂN THÁI

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN CÁC LỒI ONG BẮT MỜI
THUỘC HỌ ONG VÀNG (HYMENOPTERA: VESPIDAE) Ơ
HAI TỈNH GIA LAI VÀ ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội, 2022
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN


HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MAI VĂN THÁI

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN CÁC LỒI ONG BẮT MỜI
THUỘC HỌ ONG VÀNG (HYMENOPTERA: VESPIDAE) Ơ
HAI TỈNH GIA LAI VÀ ĐẮK LẮK



Chuyên ngành : Động vật học
Mã số: 8 42 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên

Hà Nội, 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới
sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên
Kết quả nghiên cứu hồn tồn trung thực, nếu sai, tơi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
HỌC VIÊN

Mai Văn Thái


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cơ, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời
cảm ơn chân thành tới: PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên – người trực tiếp
hướng dẫn đáng kính. Cơ là người định hướng chun mơn và ln theo dõi,
động viên, khích lên, giúp đỡ tôi cả về chuyên môn và những kinh nghiệm
quý báu trong cuộc sống.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo trường Học
viện Khoa học và Công nghệ, Ban Lãnh đạo Học viện Khoa học và Cơng
nghệ, tập thể phịng Sinh thái cơn trùng và Ban Lãnh đạo Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật, Ban lãnh đạo và cán bộ Bảo Tàng Thiên nhiên Việt Nam
đã giúp đỡ tơi để hồn thành khóa học này.
Tơi xin cảm ơn học bổng Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ quốc
gia (NAFOSTED: Mã số. 106.05-2018.303); Quỹ Môi trường Thiên nhiên
Nagao (Nagao Natural Environmental Foundation – NEF), Nhật Bản đã hỗ
trợ kinh phí để tơi thực hiện đề tài này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tồn thể gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã luôn bên cạnh ủng hộ và động viên tơi trong suốt q trình
học tập, làm việc và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng

HỌC VIÊN

Mai Văn Thái

năm 2022


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
Nnk.: Những người khác



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................3
MƠ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................1
3. Nội dung nghiên cứu................................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn......................................................2
5. Đóng góp mới của luận án........................................................................ 2
NỘI DUNG....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TÔN
̉ G QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................3
1.1. Khái quát về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu. .3
1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................3
1.1.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 4
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu........................................................ 6
1.2.1. Khái quát về các loài ong xã hội bắt mồi........................................ 6
1.2.2. Khái quát về các loài ong bắt mồi đơn độc..................................... 9
1.2.3. Các đặc điểm cấu tạo của các loài ong bắt mồi thuộc họ Ong vàng 10
1.2.4. Tình hình nghiên cứu họ ong vàng trên thế giới........................... 14
1.2.5. Tình hình nghiên cứu họ Ong vàng ơ Việt Nam........................... 18
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............…22
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................22
2.1.2. Thời gian nghiên cứu.....................................................................22
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu..................................................................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................22
2.2.1. Phương pháp thu mẫu....................................................................22
2.2.2. Phương pháp phân tích nội nghiệp................................................23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................…25
3.1. Thành phần và phân bố của các loài ong bắt mồi thuộc họ Ong vàng ơ hai

tỉnh Tây Nguyên..........................................................................................25
3.2. Mô tả cấu trúc tổ, những taxon phân bố hẹp và ghi nhận mới ơ Việt
Nam………….............................................................................................31
3.2.1. Mô tả các taxon phân bố hẹp ơ Việt Nam.....................................31
3.2.2. Các loài chỉ xác định đến giống.................................................... 51
3.2.3. Loài ghi nhận mới cho khu hệ côn trùng Việt Nam...................... 59
3.3. Đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài ong bắt mồi thuộc họ Ong
vàng…………............................................................................................ 63
3.3.1. Bảo vệ hệ thực vật rừng.................................................................64
3.3.2. Ngăn chặn việc săn bắt các loài Ong.............................................64


3.3.3. Các biện pháp chung..................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................65
1. Kết luận................................................................................................... 65
2. Kiến nghị.................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................66
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
VĂN................................................................................................................ 76


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tổ của lồi Cochlischnogaster spatulata.......................................... 7
Hình 1.2. Tổ của lồi Polistes gigas..................................................................8
Hình 1.3. Tổ của lồi Vespa affinis....................................................................9
Hình 1.4. Tổ của lồi Delta conoideum...........................................................10
Hình 1.5. Mặt trước của đầu............................................................................10
Hình 1.6. Mặt sau của đầu...............................................................................11
Hình 1.7. Cấu tạo râu đầu................................................................................12
Hình 1.8. Cấu tạo phần ngực...........................................................................12

Hình 1.9. Cấu tạo của chân............................................................................. 13
Hình 1.10. Cấu tạo bụng..................................................................................14
Hình 1.11. Bộ phận sinh dục đực....................................................................14
Hình 2.1. Thu mẫu bằng phương pháp vợt......................................................23
Hình 2.2. Phương pháp thu mẫu bằng bẫy màn treo.......................................23
Hình 2.3. Kính lúp điện tử Nikon với phần mềm LAS EZ 2.0.0....................24
Hình 3.1. Anterhynchium puctatum, con cái...................................................32
Hình 3.2. Calligaster himalayensis, con cái....................................................33
Hình 3.3. Coeleumenes burmanicus, con cái..................................................34
Hình 3.4. Delta conoideum, con đực...............................................................35
Hình 3.5. Con cái lồi Ectopioglossa sublaevis..............................................36
Hình 3.6. Eumenes multipictus, con cái..........................................................37
Hình 3.7. Eustenogaster vietnamensis, con đực..............................................38
Hình 3.8. Tổ lồi Eustenogaster vietnamensis................................................39
Hình 3.9. Labus clypeatus, con cái..................................................................39
Hình 3.10. Malayepipona clypeata, con đực...................................................40
Hình 3.11. Malayepipona fincta, con đực....................................................... 41
Hình 3.12. Omicroides singularis, con cái......................................................43
Hình 3.13. Paraleptomenes conmmunis, con cái............................................ 44
Hình 3.14. Phimenes indosinensis, con đực....................................................45
Hình 3.15. Pseudozumia indica borneana, con đực........................................46
Hình 3.16. Ropalidia bicolorata, con cái........................................................47
Hình 3.17. Ropalidia vietnama, con đực.........................................................48


Hình 3.18. Tổ của lồi Ropalidia vietnama.....................................................49
Hình 3.19. Subancistrocerus sichelli, con đực................................................49
Hình 3.20. Zethus dolosus, con cái..................................................................50
Hình 3.21. Ropalidia sp., con cái.................................................................... 54
Hình 3.22. Ropalidia sp., con cái.................................................................... 55

Hình 3.23. Ropalidia sp., con đực...................................................................56
Hình 3.24. Bộ phận sinh dục lồi Ropalidia sp...............................................57
Hình 3.25. Tổ của lồi Ropalidia sp................................................................58
Hình 3.26. Subancistroceus sp., con đực.........................................................58
Hình 3.27. Eustenogaster fraterna, con đực................................................... 60
Hình 3.28. Bộ phận sinh dục lồi Eustenogaster fraterna.............................. 61
Hình 3.29. Tổ lồi Eustenogaster fraterna......................................................62
Hình 3.30. Lồi Eustenogaster nigra, con đực............................................... 63


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần các loài ong bắt mồi thuộc họ ong vàng Vespidae ơ hai
đai độ cao........................................................................................................ 25


11
MƠ ĐẦU
1. Lý do chọn đê tài
Họ Ong vàng (Hymenoptera: Vespidae) là một họ đa dạng, có phân bố
tồn cầu với gần 5000 lồi đã được mơ tả [1], bao gồm bốn phân họ có phân
bố ơ Đơng Nam Châu Á, trong đó có ba phân họ là các lồi ong xã hội
(Stenogastrinae, Polistinae và Vespinae) và một phân họ là các loài ong đơn
độc (Eumeninae) [2]. Ơ Việt Nam, cho đến nay đã ghi nhận 92 loài ong xã hội
bắt mồi [3] và 67 loài ong bắt mồi đơn độc thuộc họ Vespidae [4]. Các loài
ong thuộc họ Ong vàng chủ yếu là các loài ong bắt mồi, thức ăn của chúng là
các lồi sâu non và cơn trùng nhỏ, vì thế chúng có thể được sử dụng như
những lồi thiên địch có vai trị kìm hãm số lượng các lồi sâu hại và có thể
sử dụng trong phịng trừ tổng hợp sâu hại trong nơng nghiệp. Ngồi ra chúng
cịn là những lồi có khả năng thụ phấn cho cây trồng.
Khu vực Tây Nguyên được biết đến là khu vực có hệ sinh thái đa dạng

và phong phú bậc nhất của Việt Nam. Với địa hình đồi núi, hệ thống sơng
ngịi bắt nguồn từ sơng Mê Kơng rất thuận lợi cho sự phát triển các lồi cơn
trùng nói chung và các lồi Ong vàng nói riêng. Hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk
có vị trí địa lý thuận lợi nhất cho các loài Ong vàng phát triển. Tuy nhiên, các
nghiên cứu về loài ong bắt mồi thuộc họ Ong vàng mới chỉ được thực hiện tại
một số khu vực nhỏ ơ Tây Nguyên và các vùng phụ cận, chưa có một nghiên
cứu tổng thể nào được thực hiện ơ các tỉnh này. Nhóm Ong vàng được biết
đến là nhóm rất đa dạng, có phân bố rộng và gần con người, song những kiến
thức liên quan đến thành phần và phân bố của chúng ơ khu vực này hiện nay
vẫn chưa có một tác giả nào tiến hành nghiên cứu làm sáng tỏ. Chính vì vậy,
cần những nghiên cứu chun sâu hơn về thành phần và phân bố của các lồi
ong ơ nơi đây. Đó cũng là lý do tơi chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần các
loài ong bắt mồi thuộc họ Ong vàng (Hymenoptera: Vespidae) ở hai tỉnh
Gia Lai và Đắk Lắk”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thành phần và phân bố các loài ong bắt mồi thuộc họ Ong vàng ơ
hai đai độ cao xung quanh 800 m và từ 300-500 m, mô tả các taxon mới (nếu
có).
- Làm rõ sự đa dạng các lồi ong bắt mồi thuộc họ Ong vàng thuộc các đai độ
cao khác nhau ơ hai đai độ cao xung quanh 800 m và từ 300-500 m.


- Đề xuất biện pháp duy trì, bảo tồn các loài Ong vàng này trong hệ sinh thái tại
khu vực nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thành phần và phân bố của các loài ong bắt mồi thuộc họ Ong
vàng ơ hai đai độ cao xung quanh 800 m và từ 300-500 m.
- So sánh sự đa dạng các loài ong bắt mồi thuộc họ Ong vàng ơ hai đai độ cao
xung quanh 800 m và từ 300-500 m.
- Mơ tả cấu trúc tổ của một số lồi, mô tả những taxon ghi nhận mới và phân

bố hẹp ơ Việt Nam.
- Đề xuất các biện pháp duy trì, bảo tồn các loài Ong bắt mồi trong hệ sinh
thái.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
+ Kết quả của đề tài cung cấp danh sách thành phần các loài ong bắt mồi
thuộc họ Ong vàng Vespidae tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk. Đây là dẫn liệu
khoa học có giá trị về nghiên cứu các loài thuộc họ Ong vàng Vespidae ơ hai
tỉnh Tây Ngun nói riêng và khu hệ cơn trùng của Việt Nam nói chung.
+ Đề tài cũng đã ghi nhận 01 loài mới thuộc họ Ong vàng cho khu hệ
côn trùng Việt Nam và mô tả cấu trúc tổ chưa từng được ghi nhận của một số
loài trên thế giới.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu về thành phần lồi Ong vàng sẽ góp phần tạo cơ
sơ khoa học cho việc đánh giá độ đa dạng về số lượng loài và sự phân bố của
chúng ơ khu vực Tây nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.
5. Đóng góp mới của luận án
- Lần đầu tiên đề tài đã cung cấp danh lục các loài Ong vàng thuộc họ Vespidae
ơ hai tỉnh Gia lai và Đắk Lắk.
- Ghi nhận và mơ tả 01 lồi mới cho khu hệ côn trùng Việt Nam, mô tả cấu trúc
tổ chưa từng được ghi nhận của một số loài trên thế giới.
- Xây dựng khóa định loại của các lồi ong bắt mồi thuộc giống
Eustenogaster ơ Việt Nam.
- Công bố 02 bài báo thuộc tạp chí trong nước có liên quan đến luận văn.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát vê vị trí địa lý và điêu kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa ly

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam
gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nơng và Lâm Đồng với diện tích tự
nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước. Tây Nguyên là
vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đơng giáp các tỉnh
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận,
phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh
Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum
có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và
Đắk Nơng chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Tây Nguyên lại có
thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm
Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai), Trung Tây
Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên
(tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và
nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam. Thực chất, Tây Nguyên
không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó
là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao
nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk cao
khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao
khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao
nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao ngun này đều được
bao bọc về phía Đơng bơi những dãy núi và khối núi cao. Tây Nguyên lại có
thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm
Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một
tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông),
Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ
cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ơ phía bắc Tây Ngun ơ độ cao trung
bình 800 mét so với mực nước biển [5]. Gia Lai nằm trên một phần của nền
đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, thuộc Địa khối Kon Tum. Gần vào phía



cuối nam của khối núi Trường Sơn Nam. Gia Lai nằm gần như hồn tồn phía
đơng dãy Trường Sơn. Khối địa khối nâng lên không đều từ cuối kỷ Đệ Tam.
Nhưng địa hình được núi lửa và phong hóa nhiều năm trơ nên bằng phẳng tạo
nên các cao nguyên không hồn tồn bằng phẳng mà nhấp nhơ nhiều đồi xen
kẽ các vùng tương đối trũng. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và nghiêng
từ đông sang tây, với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá
phức tạp. Càng gần về phía nam chia nhau 1 nửa vùng đồng bằng với Đăk
Lăk, và vùng thấp phía tây của Campuchia.
Tỉnh Đắk Lắk nằm ơ trung tâm vùng Tây Ngun, phía Bắc giáp tỉnh
Gia Lai, phía Đơng giáp Phú n và Khánh Hồ, phía Nam giáp Lâm Đồng
và Đắk Nơng và Phía Tây giáp Campuchia. Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là
19.599 km2, là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, chiếm 6% tổng diện tích cả
nước. Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ơ phía Tây và cuối dãy Trường Sơn,
là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng
xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có
hướng thấp dần từ Đơng Nam sang Tây Bắc. Vùng núi cao tập trung ơ phía
Nam và phía Ðơng Nam, chiếm 35% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, có độ cao
trung bình từ 1000-1200 mét, trong đó có ngọn Chư Yang Sin cao 2.405 mét.
Vùng cao ngun Bn Mê Thuột và phụ cận có địa hình tương đối bằng,
chiếm 53,5% diện tích tự nhiên, có độ cao trung bình 450 mét, địa hình vùng
thấp trũng chiếm 12% diện tích tự nhiên, tập trung ơ các huyện Krơng Ana,
Krơng Nơ, Lắk và bình ngun Ea Súp. Nhìn chung, độ cao trung bình của
tỉnh Đắk Lắk từ 100-770m [5].
1.1.2. Điều kiện tư nhiên
Tây Nguyên nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan, gồm nhiều tiểu vùng
nhưng khí hậu phổ biến là nhiệt đới gió mùa cao ngun. Khí hậu ơ đây được
chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 11 năm
trước đến tháng 4 năm sau, khí hậu khơ và lạnh, độ ẩm thấp. Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát. Trong suốt mùa mưa, những

cơn mưa xối xả có thể gây ra lũ quét, đường lầy lội làm khó khăn trong việc
di chuyển. Trong suốt tháng 7 và đầu tháng 8 mưa dường như có thể kéo dài
liên tục. Nhiệt độ trung bình năm là 24 oC trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai
tháng nóng và khơ nhất. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.900 mm 2.1 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Do sự khác biệt về độ cao, khí


hậu ơ cao nguyên nên khi đạt độ cao khoảng 500m sẽ tương đối mát mẻ và có
mưa, ơ vị trí cao hơn như cao nguyên với độ cao 1000m là thời tiết Đà Lạt thì
mát mẻ quanh năm, đặc trưng của vùng có khí hậu núi cao. Trung Tây
Ngun như thời tiết Đắk Lắk và thời tiết Đắk Nông thì có độ cao thấp hơn và
nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam. Với đặc điểm thổ
nhưỡng đất đỏ Bazan ơ độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây
Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu,
dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là
cây công nghiệp quan trọng số một ơ Tây Nguyên. Tây Nguyên là vùng trồng
cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ và đang tiến hành khai thác mỏ quặng
Bơ xít. Tây Ngun cũng là khu vực ơ Việt Nam cịn nhiều diện tích rừng với
thảm sinh vật đa dạng, động vật q hiếm như voi, bị tót, trâu rừng, hổ, gấu,
cơng, gà lơi,.. Ngồi ra, nơi đây cịn có trữ lượng khống sản phong phú hầu
như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn có thể coi là mái nhà của miền
Trung, có chức năng phịng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài
nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chặn được tại đây
có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường, sinh thái.
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ
ẩm, có lượng mưa lớn, khơng có bão và sương muối. Khí hậu ơ đây được chia
làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu
từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 25 oC. Tổng diện tích tự nhiên là
15.536,92 km2, có 27 loại đất, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7
nhóm chính: đất phù sa, đất xám, đất đen, đất đỏ, đất mùn vàng đỏ, Nhóm đất

xói mịn trơ sỏi đá. Phần lớn đất đai màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng, đất có
tầng dày canh tác rất phù hợp với phát triển cây trồng mà đặc biệt là cây công
nghiệp lâu ngày. Tỉnh Gia Lai có 6 loại cây trồng chính: cà phê, hồ tiêu, mía,
sắn, lúa và rau. Các vùng thung lũng và khu vực đất bằng có nhiều sơng suối
chảy qua, thuận lợi cho việc mơ rộng diện tích sản xuất đất nơng nghiệp và
phát triển ni trồng thủy sản. Diện tích đất lâm nghiệp là 728.279,30 ha,
chiếm 46,87% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Do trải rộng trên nhiều
vùng khí hậu nên các hệ sinh thái rừng Gia Lai phong phú. Hệ động thực vật
phong phú và đa dạng cả về giống, lồi và số lượng các thể có giá trị. Đặc
biệt, có nhiều lồi thú q hiếm.


Tỉnh Đắk Lắk nằm ơ trung tâm vùng Tây Nguyên, có diện tích 13.125,37
km2. Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ơ phía Tây và cuối dãy Trường Sơn,
là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng
xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sơng chính. Địa hình của tỉnh có
hướng thấp dần từ Đơng Nam sang Tây Bắc. Khí hậu tồn tỉnh được chia
thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khơ hanh về
mùa khơ; vùng phía Đơng và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ơn hồ. Nhìn
chung khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo độ cao:
vùng dưới 300 m quanh năm nắng nóng, từ 400 – 800 m khí hậu nóng ẩm và
trên 800 m khí hậu mát. Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối
với phát triển sản xuất nông sản hàng hố. Đắk Lắk có nhiều thuận lợi phát
triển Nơng – Lâm – Thủy sản: là tỉnh có diện tích tự nhiên đứng thứ 4 cả
nước, trong đó có gần 5.400 km2 diện tích đất sản x́t nơng nghiệp. Đa số là
đất bazan màu mỡ, rất phù hợp để phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh
tế, sản lượng cao hàng năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, bơ, sầu riêng, xoài…
Ngoài các sản phẩm trên, Đắk Lắk cịn có thế mạnh về ngơ lai, mật ong, sắn,
mía…
1.2. Tổng quan vê tình hình nghiên cứu

1.2.1. Khái quát về các lồi ong xã hội bắt mời
Ong xã hội, cụ thể là các phân họ Stenogastrinae, Polistinae, và Vespinae
trong họ Vespidae, gồm 1168 lồi đã được mơ tả trên tồn thế giới [3]. Ong
bắt mồi có tính xã hội được xác định bơi các thế hệ trương thành chồng chéo,
cùng chăm sóc con non và phân cơng lao động thành các nhóm sinh sản (ong
chúa), và các nhóm khơng cần sinh sản (ong thợ) [6]. Chu kỳ của ong bắt mồi
xã hội ơ vùng ơn đới nói chung là tương tự nhau. Sau khi đan xen nhau khi
trương thành, ong chúa thành lập tổ của mình vào cuối mùa xuân và hình
thành những con ong thợ đầu tiên. Sau khi ong thợ xuất hiện, ong chúa tập
trung chuyên sâu vào việc đẻ trứng, trong khi các ong thợ thực hiện các nhiệm
vụ khác như chăm sóc con non, phát triển và mơ rộng tổ, bảo vệ tổ và tìm
kiếm thức ăn. Ong đực và ong chúa tương lai được giao phối từ giữa đến cuối
mùa hè. Vào cuối mùa thu, chỉ có các ong chúa ơ lại, trong khi ong thợ và ong
đực chết.
Phân họ Stenogastrinae: các loài thuộc phân họ này là những lồi có tập
tính xã hội ngun thuỷ. Tổ của chúng có nhiều hình dạng và thường rất nhỏ,


khơng có cuống tổ như thường x́t hiện ơ tổ của các loài ong xã hội khác ơ
châu Á. Chia sẻ tổ trong thời gian ngắn và phân công lao động sinh sản tạm
thời được coi là những đặc điểm tổ tiên của phân họ [7]. Những con trương
thành có thể dễ dàng nhận ra trên thực địa do cách bay lơ lửng đặc biệt của
chúng, nhưng chúng ít bắt gặp hơn nhiều so với các loài thuộc hai phân họ
Polistinae hoặc Vespinae, điều này một phần là do thói quen nhút nhát của
chúng. Tổ các loài này được ngụy trang kỳ lạ, treo trên rễ cây ẩn trong những
nơi ẩm ướt, tối và được bảo vệ, chẳng hạn như vách đá, hang động, đá, hầm
cầu nhỏ, đường hầm hoặc cống rãnh. Vật liệu được sử dụng để xây tổ thường
bao gồm bùn, bùn trộn với vật liệu thực vật đã nhai hoặc sợi thực vật. Phân họ
này gồm 72 loài thuộc bảy giống (năm giống phân bố ơ Nam Á, hai giống
phân bố ơ Pa-pu-an) đã được ghi nhận. Sự phân bố của phân họ

Stenogastrinae bị hạn chế ơ các khu rừng nhiệt đới Nam Á và Niu Ghi-nê.
Trong số bảy giống, hai giống Anischnogaster và Stenogaster là đặc hữu của
Niu Ghi-nê. Năm giống còn lại phân bố ơ Đơng Nam Á, với một số lồi x́t
hiện ơ miền nam Trung Quốc và Ấn Độ. Ơ Việt Nam, 9 lồi thuộc 4 giống có
phân bố Đơng Nam Á đã được ghi nhận [3].

Hình 1.1. Tổ của loài Cochlischnogaster spatulata
(Nguồn: Nguyễn Thị Phương Liên)
Phân họ Polistinae: Tổ của hầu hết các lồi polistine được làm bằng
giấy, thường có các bánh tổ song song hoặc vng góc với giá thể [8].
Polistinae có thể được chia thành hai nhóm, nhóm có ong cái sáng lập độc lập
và nhóm có ong cái sáng lập bầy đàn. Các lồi có ong cái sáng lập độc lập xây
dựng các tổ mới bơi một hoặc vài ong chúa được thụ tinh, không cần ong thợ.
Đối với các lồi có nhiều ong cái sáng lập, một đàn được thành lập bơi một
bầy bao gồm một số lượng lớn các ong thợ và một số ít hơn các ong chúa [9].


Ropalidia là giống duy nhất thuộc phân họ Polistinae bao gồm cả lồi có ong
cái sáng lập độc lập và bầy đàn, và một giống khác phân bố ơ châu Á bao
gồm hồn tồn các lồi có ong cái sáng lập bầy đàn là Polybioides [9]. Phân
họ Polistinae có 1027 lồi đã được mơ tả thuộc 25 giống [3]. Các loài này
được chia thành bốn tộc đơn nhánh: tộc Polistini bao gồm một giống Polistes
với khoảng 237 loài, tộc Mischocyttarini bao gồm một giống Mischocyttarus
với 252 loài đặc hữu phân bố ơ vùng Tân địa, tộc Ropalidiini phân bố ơ vùng
Cổ địa với 290 loài thuộc bốn giống (Ropalidia, Parapolybia, Polybioides và
Belonogaster), và tộc Epiponini ơ Tân địa với 248 loài thuộc 19 giống. Ơ Việt
Nam, 67 loài thuộc 4 giống của phân họ Polistinae đã được ghi nhận [3].

Hình 1.2. Tổ của loài Polistes gigas
(Nguồn: Nguyễn Thị Phương Liên)

Phân họ Vespinae: Trong phân họ Vespinae, tổng cộng có 69 loài được
ghi nhận trên toàn thế giới[3]. Phân họ này bao gồm bốn giống
(Dolichovespula, Provespa, Vespa và Vespula); tất cả đều được tìm thấy ơ
châu Á và một giống sống về đêm, Provespa, là giống đặc hữu của vùng
nhiệt đới phía đơng châu Á [10]. Ơ Việt Nam, phân họ này được đại diện bơi
ba giống là Provespa, Vespa và Vespula. Có rất ít ghi nhận về đời sống của
các loài thuộc giống Provespa. Tổ của Provespa được làm trên mặt đất, gắn
vào cành cây, có hình bao và hình bán cầu [11]. Các tổ của Vespa và Vespula
được khơi xướng bơi một con chúa duy nhất (sáng lập độc lập). Tổ của Vespa
thường được làm bằng các-tơng dịn, bằng các mảnh vụn nhỏ, và các vị trí tổ
nằm trên mặt đất ơ ngoài trời, trên mặt đất trong một khơng gian kín, dưới mặt
đất trong một cái hốc, hoặc một số kết hợp của những đặc điểm này và có sự
khác nhau đặc trưng giữa các lồi, tổ có vỏ bao bọc. Các loài thuộc giống
Vespula làm tổ trong các hốc, cả trên lẫn dưới đất hoặc dưới lòng đất. Tổ được
làm bằng chất liệu các-tông từ dẻo dai đến giịn, có vỏ bao bọc. Các lớp vỏ
bọc


của tổ Vespa và Vespula bị loại bỏ bên trong khi tổ lớn lên và bề mặt bên trong
trơ nên gồ ghề, để lộ nhiều túi giữa các vòng cung riêng biệt. Ơ Việt Nam, 16
loài thuộc ba giống (Provespa, Vespa và Vespula) đã được ghi nhận [3].

Hình 1.3. Tổ của loài Vespa affinis
(Nguồn: Nguyễn Thị Phương Liên)
1.2.2. Khái quát về các lồi ong bắt mời đơn độc
Đặc điểm phân biệt các loài thuộc phân họ này với các loài khác thuộc
ba phân họ các loài ong xã hội bắt mồi là vuốt bàn chân chia thuỳ (hai nhánh),
có mảnh phụ gốc cánh (parategular) nằm ơ góc bên phía mép sau của tấm
lưng ngực giữa, và có sự xuất hiện của ba ô mép cánh ơ cánh trước [2].
Ong bắt mồi đơn độc bao gồm 3 phân họ Masarinae, Euparagiinae và

Eumeninae. Phân họ Eumeninae là phân họ lớn nhất trong số bốn phân họ của
họ Vespidae có phân bố ơ Đông Nam Châu Á. Ơ Việt Nam, phân họ
Eumeninae là phân họ duy nhất có phân bố tại Việt Nam. Trên thế giới đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về các loài ong đơn lẻ thuộc phân họ Eumeninae,
thống kê được gần 3800 loài thuộc gần 180 giống đã được mô tả [1]. Ong bắt
mồi đơn lẻ thường làm tổ trong lỗ trên mặt đất, trong lỗ rỗng của thân cây,
trong tán lá hoặc xây tổ từ mùn đất sét... Con cái tự mình xây tổ, săn ấu trùng
của các lồi cơn trùng khác như các lồi bộ cánh vảy Lepidoptera và cánh
cứng Coleoptera làm thức ăn để cung cấp cho ấu trùng của mình sau khi
chúng đẻ trứng. Những đặc điểm này chứng minh rằng chúng có tập tính
ngun thuỷ ơ giai đoạn phơi thai trong sự tiến hố của các loài ong xã hội bắt
mồi. Một số loài thuộc giống Zethus và một số giống khác được biết đến là
những lồi có tập tính hội sinh (communal), mặc dù khơng chắc liệu chúng có
hợp tác trong việc ni con hay khơng. Ơ những lồi khác, ong mẹ chăm sóc


con non của mình và dần dần cung cấp thức ăn cho ấu trùng nằm trong các
khoang tổ. Nói chung, ơ các lồi thuộc phân họ Eumeninae, q trình sinh sản
diễn ra trước khi tổ được cung cấp thức ăn dự trữ [12].

Hình 1.4. Tổ của loài Delta conoideum
(Nguồn: Nguyễn Thị Phương Liên)
1.2.3. Các đặc điểm cấu tạo của các lồi ong bắt mời thuộc ho Ong vàng
Cơ thể chia thành 3 phần: Phần đầu, ngực và bụng
Phần đầu bao gồm các cơ quan:

Hình 1.5. Mặt trước của đầu
(Thước tỉ lệ: 1 mm)



Mắt đơn (ocelli): bao gồm 2 mắt đơn sau (posterior ocelli) và 1 mắt đơn trước
(anterior ocellus)
Trán (Frons): là vùng tính từ giữa 2 hố râu đầu đến mắt đơn trước.
Hố râu (antennal sockets): nơi nối râu đầu với đầu.
Malar space: khoảng giữa mắt ghép và phần gắn của hàm dưới.
Inner orbit: là đường kéo dài dọc theo lề bên trong của mắt kép.
Mắt kép (compound eyes): bao gồm 2 mắt ơ 2 bên của đầu.
Mảnh gốc môi (clypeus): là mảnh lớn ơ giữa đầu, bên dưới hố râu.

Hình 1.6. Mặt sau của đầu
(Thước tỉ lệ: 1 mm)
Đỉnh đầu (vertex): là vùng trên phía sau của đầu, tính từ mắt đơn sau tới
occiput.
Occipital carina: là một đường gờ ơ trên bề mặt sau của đầu.
Má (gena): là vùng bên của đầu, nằm giữa mắt kép và occipital carina.
Kiểu miệng: kiểu miệng bao gồm hàm dưới (mandible), hàm trên (maxilla),
labium và labrum.
Râu đầu là đơi có nhiều đốt dài tạo thành, chức năng là cơ quan cảm giác. Râu
nằm ơ 2 bên trán, nằm giữa 2 mắt kép và trong hố râu.


Hình 1.7. Cấu tạo râu đầu
(Thước tỉ lệ: 1 mm)
Gốc râu (radicle): nằm trong hố râu.
Đốt cuống (scape): đốt nối với đầu.
Đốt chuyển (pedicel): đốt nối đốt cuống và đốt roi.
Đốt roi (flagellum): đốt roi bao gồm nhiều đốt nhỏ khác.

Hình 1.8. Cấu tạo phần ngực
(Thước tỉ lệ: 1 mm)



Tấm lưng ngực trước (pronotum)
Pronotal carina: là đường gờ dọc theo rìa phía trước của tấm lưng ngực trước.
Pronotal fovea: là một lỗ nhỏ nằm phía trước pronotal carina.
Pronotal lobe: là phần mơ rộng về phía sau ơ cạnh bên của tấm lưng ngực
trước.
Tấm lưng ngực giữa (mesoscutum) nằm phía sau tấm lưng ngực trước
Gốc cánh (tegula): nối giữa ngực và 2 cánh.
Mảnh phụ gốc cánh (Parategular): là một thùy ngang mơ rộng từ mặt bên phía
sau góc của tấm lưng ngực giữa.
Vảy nhỏ (scutellum) nằm phía sau tấm lưng ngực giữa
Trụ vảy (metanotum) nằm phía sau vảy nhỏ
Đốt ngực sau (propodeum) bao gồm propodeal orifice (là vùng mơ rộng giữa
2 răng của đốt ngực sau) và propodeal valvula (là một phiến bao quanh
propodeal orifice)
Cánh: bao gồm cánh trước và cánh sau

Hình 1.9. Cấu tạo của chân
(Thước tỉ lệ: 1 mm)
Chân: gồm chân trước, chân giữa và chân sau. Chân được tạo thành bơi nhiều
đốt: đốt háng (coxa), đốt chuyển (trochanter), đốt đùi (femur), đốt ống (tibia),
gai đốt ống (tibia spur), đốt bàn (tarsus) và móng (claw)


Hình 1.10. Cấu tạo bụng
(Thước tỉ lệ: 1 mm)
Bụng bao gồm các đốt bụng phía sau đốt ngực sau. Có 6 đốt bụng ơ con cái
và 7 bốt bụng ơ con đực. Mỗi đốt bụng bao gồm tấm lưng bụng (tergum) và
tấm mảnh bụng (sternum)


Hình 1.11. Bộ phận sinh dục đực
(Thước tỉ lệ: 1 mm)
a. Aedeagus; b. Paramere; c. Đốt bụng cuối. (Thước tỉ lệ: 1 mm)
1.2.4. Tình hình nghiên cứu ho ong vàng trên thê giới
Trên thế giới, nghiên cứu về các loài ong bắt mồi thuộc họ Ong vàng
Vespidae được thực hiện từ những năm đầu của thế kỷ 17. Các loài ong bắt


mồi họ Vespidae phân bố hầu hết mọi nơi trên thế giới gồm 6 phân họ
Euparagiinae, Masarinae, Eumeninae, Stennogastrinae, Polistinae, Vespinae.
Nhóm ong xã hội thuộc họ ong vàng Vespidae bao gồm 3 phân họ
Stenogastrinae, Polistinae, và Vespinae. Phân họ Stenogastrinae bao gồm 72
loài và 7 giống được phân bố ơ Ấn Độ và Sri Lanka đến New Guinea [3].
Năm trong 7 giống (Eustenogaster, Liostenogaster, Parischnogaster,
Metischnogaster and Cochlischnogaster) bắt gặp ơ phía nam châu Á, trong
khi hai giống cịn lại (Stenogaster and Anischnogaster) chỉ được tìm thấy ơ
New Guinea và các đảo. Phân họ Polistinae có phân bố trên tồn thế giới, 25
giống thuộc phân họ Polistinae bao gồm 1027 loài đã được ghi nhận [3]. Hai
trong số bốn tộc Polistini và Ropalidiini bắt gặp trên toàn thế giới. Phân họ
Vespinae có 4 giống (Dolichovespula, Vespula, Vespa, and Provespa) bao gồm
69 loài, giống Provespa là giống đặc hữu của khu vực [3].
Ong bắt mồi xã hội là những lồi cơn trùng có ích ơ chỗ chúng tấn cơng
sâu bướm và các lồi cơn trùng khác bao gồm nhiều lồi gây hại để nuôi con
non của chúng [13, 14, 15]. Bất chấp tính hung dữ gây phiền tối và những
vết đốt chết người, thói quen kiếm ăn như vậy cho phép chúng, ít nhất có khả
năng trơ thành kẻ săn mồi hiệu quả đối với cơn trùng gây hại trong các
chương trình kiểm sốt sinh học [16, 17]. Ngồi ra, vì chúng ơ vị trí cao nhất
trong lưới thức ăn của các lồi chân đốt sống trên cạn (hoặc thậm chí cả động
vật) cũng như là loài thụ phấn của nhiều loài thực vật [18, 19, 20]. Ong bắt

mồi xã hội đóng vai trò quan trọng trong mỗi hệ sinh thái nơi chúng xuất
hiện, và do đó chúng có thể là chỉ thị sinh học tốt cho các điều kiện môi
trường. Trái ngược với những khía cạnh có lợitrong nơng nghiệp và quản lý
môi trường, việc mơ rộng phạm vi hoạt động của con người nhanh chóng gần
đây đã dẫn đến việc ong bắp cày trơ thành cơn trùng dịch hại; Vì vết đốt của
chúng được coi là côn trùng quan trọng về mặt y tế, và một số ong bắp cày là
loài gây hại nghiêm trọng trong nghề trồng trọt. Bên cạnh những chủ đề được
xem xét liên quan đến cuộc sống con người, ong bắp cày xã hội đã cung cấp
cho chúng ta những cơ hội to lớn để nghiên cứu nguồn gốc và q trình tiến
hóa của tính xã hội ơ cơn trùng Cánh màng và cơn trùng nói chung [6, 21,
22].
Nhóm ong đơn độc thuộc họ ong vàng Vespidae bao gồm 3 phân họ
Eumeninae, Masarinae, Euparagiinae. Trong đó phân họ Eumeninae là phân


×