Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1995 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.91 KB, 14 trang )

I/ ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY
1. Giai đoạn từ năm 1995 đến tháng 7/2000: Cơ chế điều hành lãi suất trần
Năm 1995 vẫn là cơ chế điều hành khung lãi suất.
Từ ngày 1/1/1996 đến tháng 7/2000, NHNN thực hiện bước thay đổi căn bản cơ
chế điều hành lãi suất đồng Việt Nam theo hướng điều hành linh hoạt trần lãi suất cho
vay (quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn cho vay trung hạn, trần lãi suất
cho vay trên địa bàn nông thôn cao hơn thành thị), bước đầu thực hiện tự do hóa lãi
suất huy động. NHNN không còn quy định từng mức cụ thể lãi suất huy động, mà chỉ
khống chế chênh lệch bình quân giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay là
0,35%/tháng, mức lãi suất huy động cụ thể do các NHTM tự quy định.
Tiếp đến từ năm 1998, trong mối quan hệ hài hòa với tỷ giá nhằm hạn chế những
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông á 1997/1998 đến Việt Nam, cơ
chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam có một số thay đổi cơ bản, đó là tự do hóa
toàn lãi suất huy động (không còn quy định biên độ) và tiếp tục điều chỉnh linh hoạt
trần lãi suất cho vay. Đồng thời, từ tháng 6/1999-8/2000 NHNN chỉ quy định 1 trần lãi
suất cho vay áp dụng với cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn, nhưng vẫn giữ quy
định trần lãi suất cho vay khác nhau giữa thành thị và nông thôn để đảm bảo chi phí
hoạt động của các NHTM trên địa bàn nông thôn.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, yêu cầu phát triển của thị trường
tiền tệ, thị trường vốn…, cơ chế lãi suất trần đã trở nên không còn thích hợp, làm méo
mó sự phân bổ nguồn vốn trong xã hội và hạn chế khả năng cạnh tranh giữa các TCTD,
hạn chế sự luân chuyển vốn trong xã hội, cũng như sự phát triển các công cụ thị trường
tiền tệ. Đặc biệt trong tình hình diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế trong năm
2000 có xu hướng ngày càng tăng, việc thực hiện cơ chế lãi suất trần cho cả đồng Việt
Nam và ngoại tệ đã cản trở việc huy động vốn từ nước ngoài, gây thua thiệt cho DN
cũng như các TCTD.
NHNN tiếp tục ấn định mức lãi suất tái cấp vốn và có những đổi mới căn
bản về điều hành lãi suất:
1
- Thay vì qui định khung lãi suất tối thiểu về tiền gửi - lãi suất tối đa


về tiền vay, NHNN chỉ qui định các mức lãi suất “trần” theo thời hạn cho vay và khống
chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân là 0,35%/tháng
(4,2%/năm) để khắc phục tình trạng hầu hết các ngân hàng thương mại đều có mức lợi
nhuận cao trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về tài chính (khi thực hiện cơ
chế lãi suất thoả thuận ở giai đoạn trước).
- Đến cuối tháng 1/1998, NHNN xoá bỏ qui định chênh lệch lãi suất,
chỉ còn qui định trần lãi suất cho vay. Cùng với nới lỏng sự kiểm soát lãi suất, NHNN
liên tục điều chỉnh trần lãi suất cho vay theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khống
chế, đặc biệt trong năm các năm 1998, 1999.
- Trong năm1997, NHNN đã thay đổi hình thức qui định lãi suất tái
cấp vốn, chuyển sang qui định mức lãi suất cụ thể. Mức lãi suất tái cấp vốn cũng được
điều chỉnh giảm xuống trong thời gian này (từ 1,1% năm 1997 xuống 0,7%/tháng từ
4/9/ 99) để phù hợp với chỉ số lạm phát, quan hệ cung- cầu vốn trên thị trường và thực
hiện giải pháp kích cầu về đầu tư của Chính phủ.
- Để bổ sung thêm công cụ điều hành lãi suất, tháng 11/1999 NHNN
đưa vào sử dụng nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá cho các NHTM, lãi
suất tái chiết khấu được qui định ở mức thấp hơn 0,05%/tháng so lãi suất tái cấp vốn;
- Tháng 7/2000, NHNN đưa vào sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, lãi
suất thị trường mở được hình thành qua các phiên giao dịch.
(Việc điều chỉnh chính sách lãi suất như trên nhằm tiến tới việc duy trì một
trần lãi suất cho vay, tạo điều kiện để áp dụng mức lãi suất cơ bản và từng bước tự do
hoá lãi suất, mặt khác nhằm mục đích kích cầu thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên
ảnh hưởng của lãi suất đối với tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam rất hạn chế. Có hai lý
do: trước hết, việc giảm phát trong thời gian từ 1996 xuất phát từ sự suy giảm các yếu
tố sản xuất liên quan đến tổng cung nhiều hơn tổng cầu, vì thế các chính sách vĩ mô tác
động vào tổng cầu sẽ chỉ đem lại hiệu quả hạn chế; thứ hai, sự điều chỉnh lãi suất
thường là chậm so với thị trường, nên mất đi lợi thế bất ngờ của sự thay đổi lãi suất.
Hơn nữa việc sử dụng các công cụ gián tiếp khác chưa thực sự có hiệu quả; việc điều
hành trần lãi suất vẫn là một biện pháp can thiệp hành chính của Nhà nước do vậy đã
hạn chế tính chủ động, linh hoạt trong kinh doanh của các TCTD, hạn chế việc hình

2
thành và phát triển của các công cụ tài chính, có nguy cơ làm suy yếu năng lực tài chính
của TCTD.
2. Giai đoạn từ 8/2000 đến 5/2002: cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên
độ
Nội dung của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ là Ngân hàng Nhà nước
đã điều hành cơ chế lãi suất theo luật ngân hàng để thay thế cho cơ chế lãi suất trần. Lãi
suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết, Ngân
hàng Nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời.
Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, về cơ bản các ngân hàng thương mại, các tổ
chức tín dụng được ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và
cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ.
Theo quy định số 241/2000/QĐ-NHNN1 ngày 02 tháng 8 năm 2000 về việc thay
đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng của
thống đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam có những nội dung như sau:
Nay thay thế cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng cơ chế điều hành lãi suất
cơ bản đối với cho vay bằng Đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý
đối với cho vay bằng ngoại tệ theo quy định cụ thể tại các điều dưới đây.
• Đối với lãi suất cho vay bằng Đồng Việt Nam:
- Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng trên cơ sở
lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố theo nguyên tắc lãi suất
cho vay không vượt quá mức lãi suất cơ bản và biên độ do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước quy định từng thời kỳ.
- Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức
lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ
chức tín dụng được lựa chọn theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước trong từng thời kỳ. Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố
định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ công
bố điều chỉnh kịp thời.
• Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ:

3
- Cho vay bằng Đôla Mỹ: Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay theo
nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất Đôla Mỹ trên thị
trường tiền tệ liên ngành Ngân hàng Xinh-ga-po (lãi suất SIBOR) kỳ
hạn 3 tháng đối với cho vay ngắn hạn, kỳ hạn 6 tháng đối với cho vay
trung hạn, dài hạn tại thời điểm cho vay và một biên độ do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
- Cho vay bằng các ngoại tệ khác: Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho
vay dựa trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong
nước của từng loại ngoại tệ.
Quyết định trên được đưa ra để thay thế cho quyết định năm 1996. Theo cơ chế lãi
suất này cho thấy NHNN đã quan tâm đổi mới chính sách lãi suất theo hướng tự do hoá
và từng bước gắn lãi suất trong nước với thị trường khu vực và thế giới.
Theo cơ chế này, NHNN công bố lãi suất cơ bản hàng tháng. Trên cơ sở lãi suất cơ
bản, các TCTD được phép cộng thêm biên độ, đối với cho vay ngắn hạn cộng
0,3%/tháng, cho vay trung và dài hạn cộng 0,5%/tháng… Đến tháng 6/2001, lãi suất
ngoại tệ đã được tự do hóa, mức lãi suất cho vay và huy động ngoại tệ đều do các
NHTM tự quyết định theo cung cầu vốn trên thị trường. Riêng lãi suất tiền gửi bằng
ngoại tệ của các DN tại NHTM và tiền gửi ngoại tệ của các NHTM tại NHNN chưa
được tự do hóa mà vẫn do NHNN quy định, nhằm khuyến khích các DN bán ngoại tệ
cho các NHTM và các NHTM không gửi ngoại tệ ra nước ngoài. các ngân hàng không
được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản + 0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn
và + 0,5%/tháng đối với vốn trung, dài hạn.
Cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với lãi suất cơ bản về bản chất không khác gì so
với trần lãi suất áp dụng trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế mức trần (lãi suất cơ bản
cộng biên độ) được định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ rất nhiều. Hình 1
cho thấy lãi suất cho vay của ngân hàng luôn thấp hơn giới hạn biên độ cho phép.
Trước thời điểm áp dụng lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay bình quân của bốn ngân hàng
thương mại quốc doanh đã kịch trần (0,85%/tháng). Thực tế là trong năm 1999, các
NHTM không theo kịp 5 đợt hạ trần lãi suất của NHNN, và kết quả, như trên Hình 1, là

LSCV ngắn hạn bình quân vượt trên trần lãi suất.
4
Từ tháng 8/2000, lãi suất cơ bản được đặt ở mức mà khi cộng với biên độ
0,3%/tháng đã cao hơn hẳn lãi suất cho vay thực tế. Như vậy, từ khi có cơ chế lãi suất
cơ bản, các ngân hàng đã bắt đầu ấn định lãi suất trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng.
Một điểm đáng chú ý nữa là LSCV của các NHTM, mặc dù luôn cao hơn lãi suất
cơ bản, nhưng thay đổi theo lãi suất cơ bản. Trong năm 2000 và 2001, cả hai mức lãi
suất này đều giảm. Nhưng trong thời gian đó, lãi suất tiền gửi lại tăng lên. Cạnh tranh
giữa các ngân hàng đã dẫn tới gia tăng lãi suất huy động vốn, nhưng LSCV vẫn không
tăng và nằm trong biên độ lãi suất cơ bản. Chênh lệch lãi suất, do vậy, đã giảm đi rõ
rệt.
3. Giai đoạn từ 6/2002 đến nay: Cơ chế lãi suất thoả thuận
Từ ngày 1/6/2002, NHNN thay cơ chế điều hành lãi suất đồng Việt Nam thông qua
lãi suất cơ bản và biên độ bằng việc áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động
tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng. Theo đó, các
TCTD xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở cung cầu vốn thị
trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng. NHNN không quy định biên độ lãi suất
cho vay so với lãi suất cơ bản nhưng vẫn tiếp tục công bố lãi suất cơ bản để làm tham
khảo và định hướng lãi suất thị trường. Có thể nói, đó là bước tiến quan trọng trong quá
trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam. Để định hướng lãi suất thị trường, từ tháng 3/2003,
NHNN đã bước đầu hình thành khung lãi suất với lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh
dần theo hướng làm lãi suất trần, lãi suất chiết khấu được quy định theo hướng làm lãi
suất sàn của thị trường liên ngân hàng; đồng thời áp dụng phân bổ hạn mức chiết khấu.
Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở được điều hành linh hoạt trong khung lãi suất tái cấp
vốn và lãi suất chiết khấu.
Quá trình đổi mới kiểm soát lãi suất nền kinh tế từ cơ chế lãi suất trần sang cơ chế
lãi suất thỏa thuận (thực chất là tự do hóa lãi suất) là những bước đi rất thận trọng và
đến nay đã đạt được một số thành công nhất định.
Tuy nhiên, trong thực tế, các lãi suất do NHNN công bố chưa có tác động hiệu quả
đến lãi suất thị trường bởi các nguyên nhân chủ yếu sau: Thị trường tiền tệ liên ngân

hàng còn thấp kém, chưa phát triển, diễn biến lãi suất chưa phản ánh xác thực tương
quan cung – cầu trên thị trường, chưa có lãi suất chuẩn trên thị trường tiền tệ; NHNN
chưa có cơ chế nắm bắt đầy đủ và kịp thời diễn biến lãi suất liên ngân hàng; việc tiếp
cận các nghiệp vụ hỗ trợ vốn từ NHNN, nhất là nghiệp vụ tái cấp vốn và nghiệp vụ
5

×