Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(Luận văn HV chính sách và phát triển) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 87 trang )

LÊ THỊ HUYỀN TRANG

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐIỆN BIÊN

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Phạm Huyền Trang
Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Huyền Trang

Mã sinh viên

: 5083106288

Khóa

:8

Ngành

: Kinh tế quốc tế


Chuyên ngành

: Kinh tế đối ngoại

NĂM 2021

HÀ NỘI – NĂM 2021

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trải qua 4 năm là một sinh viên của Khoa Kinh tế quốc tế - Học viện Chính sách
và Phát triển, trong quá trình học tập và phát triển tại đây em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc và chân thành
nhất, em luôn muốn gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện, cán bộ, giảng viên nhà
trường và đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện giúp em
tích lũy được kiến thức và những kỹ năng quý giá để giúp bản thân phát triển trên đường
đời vững chắc hơn và sẽ đạt được thành cơng của riêng mình. Trong thâm tâm em luôn
biết thành quả của hiện tại không chỉ tới từ bản thân mà còn nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ
của các thầy cô trong Khoa Kinh tế quốc tế.
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn cơ Phạm Huyền
Trang đã tận tình hướng dẫn và quan tâm tới em.
Đặc biệt xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị đang công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện, giúp đỡ và cung cấp số liệu để em có thể tiếp cận dần
với cơng việc mà em muốn tìm hiểu.
Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình hồn thiện khóa luận tốt nghiệp
này em khơng tránh khỏi những sai sót, em kính mong nhận được những ý kiến đóng
góp từ các thầy, các cơ, cũng như các anh chị trong cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Điện Biên.

Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy, cô sức khỏe dồi dào để tiếp tục sự nghiệp
“trăm năm trồng người”. Đồng thời kính chúc các chú, cô, anh, chị đang cô tác tại Sở
Kế hoạch và Đầu tư luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh Điện Biên” là kết quả nghiên cứu
cá nhân, do bản thân em tự tổng hợp tài liệu, thông tin thực tế, dưới sự hỗ trợ của giáo
viên hướng dẫn là ThS. Phạm Huyền Trang và các cô, chú, anh, chị đang công tác tại
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên. Các dữ liệu và thông tin thứ cấp trong khóa luận
có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng.
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với lời cam đoan này!
Sinh viên

Lê Thị Huyền Trang

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ........................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) .......................................................4
1.1. Tổng quan về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ..................................4
1.1.1. Khái niệm vốn ODA ......................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm vốn ODA .......................................................................................6
1.1.3. Phân loại vốn ODA .......................................................................................9
1.1.4. Các phương thức cung cấp vốn ODA .........................................................13
1.1.5. Vai trò của vốn ODA ..................................................................................15
1.2. Tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) .18
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn ODA ........................................................18
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA ...........................19
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn ODA ....................................21
1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) của tỉnh Quảng Bình và bài học rút ra cho tỉnh Điện Biên ....................26
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Bình ............................................................. 26
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Điện Biên ..........................................27
Chương 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN ............................. 29
2.1. Thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh Điện Biên .......................................29
2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................29
2.1.2. Địa hình ......................................................................................................29
2.1.3. Tài ngun thiên nhiên ................................................................................29
2.1.4. Mơi trường lao động ...................................................................................32
2.1.5. Môi trường pháp lý .....................................................................................32

iv


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.6. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ...........................................................33
2.2. Thực trạng vốn ODA tại tỉnh Điện Biên ........................................................37
2.2.1. Quy mô và cơ cấu ODA trong tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh Điện
Biên .......................................................................................................................37
2.2.2. Theo nhà tài trợ ..........................................................................................39
2.2.3. Theo tính chất tài trợ ..................................................................................41
2.2.4. Theo ngành, lĩnh vực...................................................................................43
2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Điện Biên..........................46
2.3.1. Chỉ tiêu tài chính .........................................................................................46
2.3.2. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội ...............................................................................52
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Điện Biên.............................. 58
2.4.1. Thành tựu ....................................................................................................58
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .............................................................................59
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TẠI ĐIỆN BIÊN ........................................65
3.1. Mục tiêu và định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong thời
gian tới 2021 - 2025 .................................................................................................65
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên trong thời gian tới
2021 - 2025 ...........................................................................................................65
3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng ODA tại các lĩnh vực then chốt ..67
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Điện Biên ............69
3.2.1. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng ............................................................. 69
3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực..........................................................69
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện cải cách hành chính .................................................70
3.2.4. Giải pháp về thể chế chính sách .................................................................71
3.2.5. Giải pháp về tăng cường cơng tác theo dõi, giám sát ................................ 72

3.2.6. Giải pháp bố trí đủ vốn đối ứng ODA ........................................................73
3.2.7. Giải pháp về tăng tỷ lệ giải ngân thực tế ....................................................74
KẾT LUẬN ..................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................78

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu chữ viết
tắt
ADB
ASEAN

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations


Nam Á

CCHC

Cải cách hành chính

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

DAC

Development Assistance
Committee

Ủy ban Hỗ trợ phát triển

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

Food ang Agriculture

Tổ chức Lương thực & Nông

Organization of the United

nghiệp Liên Hợp Quốc


FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc dân

FAO

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GRDP

Gross Regional Domestic
Product


Tổng sản phẩm trên địa bàn

ICOR

Incremental Capital - Output
Ratio

Hệ số sử dụng vốn

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

KH&ĐT

Kế hoạch & Đầu tư

KHL

Khơng hồn lại

NGOs

Non-Govermental
organization

Tổ chức phi chính phủ
Ngân sách Trung ương


NSTW
ODA

Official Development
Assistance

vi

Hỗ trợ Phát triển Chính thức

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Organization for Economic
OECD

Cooperation and

Kinh tế

Development
OEEC

Tổ chức Hợp tác & Phát triển

Organization for European
Economic Cooperation

Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu

Âu

QH

Quốc hội

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP

United Nations Development

UNESCO

United Nations Educational
Scienific ang Cultural
Organization

Chương trình phát triển Liên
Hợp Quốc
Tổ chức giáo dục - khoa học và
văn hóa

UNFPA

United Nations Fund
Population Agency


Quỹ dân số Liên Hợp Quốc

UNICEF

United Nations International
Children’s Emergency Fund

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
STT
Hình 2.1
Hình 2.2

Tên
Nhà máy phát điện Thủy điện Nà Lơi
Cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực giai đoạn 2016 2020

viii


Số trang
31
54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên

Số trang

Bảng 2.1

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên năm
2016 - 2020

35

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Bảng 2.5


Bảng 2.6

Bảng 2.7

Cơ cấu ODA trong tổng vốn đầu tư tỉnh Điện Biên giai
đoạn 2016 - 2020
Danh sách các nhà tài trợ và quy mô tài trợ cho Điện Biên
giai đoạn 2016 - 2020
Cơ cấu vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ tại Điện Biên
giai đoạn 2016 - 2020
Phân bổ số lượng chương trình, dự án theo ngành, lĩnh vực
và quy mô vốn ODA trong giao đoạn 2016 - 2020
Số liệu thực hiện các chương trình, dự án ODA tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2016 - 2020
Biểu tổng hợp kế hoạch giải ngân ODA tỉnh Điện Biên từ
năm 2016 - 2020

37 - 38

39

41 - 42

43 - 44

46

48

Bảng 2.8


Bảng chi tiết vốn ODA và vốn đối ứng dựa theo kế hoạch
và giải ngân thực tế giai đoạn 2016 - 2020

49

Bảng 2.9

Tỷ trọng vốn giải ngân so với vốn đã cam kết trong giai
đoạn 2016 - 2020

50

Bảng 2.10

Tình hình giải ngân vốn ODA theo nhà tài trợ giai đoạn
2016-2020

51

Bảng 2.11

Tỷ lệ giải ngân ODA/GRDP của tỉnh Điện Biên

52

Bảng 2.12

ODA giải ngân và vốn đầu tư phát triển tỉnh Điện Biên giai
đoạn 2016 - 2020


53

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam năm 1993 đến nay, nguồn vốn ODA đã có
những đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, y tế, giáo
dục…, góp phần nâng cao mức sống của người dân trong cả nước, nhất là vùng nông
thôn. Đây là nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước và được ưu tiên phân bổ cho những
lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế về phát triển hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, từ đó
kéo theo sự phát triển của các ngành khác. Cho đến nay, nhiều chương trình, dự án
thuộc nguồn vốn này đã được phân bổ đều khắp cả nước như các dự án giảm nghèo
các tỉnh miền núi, các dự án hạ tầng nông thôn, dự án cung cấp nước sạch, thu gom
và xử lý rác thải cho thành phố, thị xã, …
Đối với tỉnh Điện Biên, là tỉnh biên giới miền núi phía Bắc cịn nhiều khó khăn,
địa bàn đầu tư rộng; xa trung tâm kinh tế lớn, đường biên dài, hiểm trở; an ninh trật
tự nhiều diễn biến phức tạp; dân cư phân tán không đồng đều; chủ yếu là các dân tộc
thiểu số, trình độ nhận thức cịn hạn chế; cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập. Trong
những năm qua, sự quan tâm của Chính phủ và các bộ ngành trung ương và các Tổ
chức quốc tế đã đem lại hiệu quả thiết thực cho cơng cuộc xóa đói giảm nghèo; các
mặt về đời sống, văn hóa - xã hội, y tế của nhân dân, các dân tộc trong tỉnh cũng được
nâng cao rõ rệt.
Đứng trước ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế, các cấp, ban, ngành của
tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước, từ các nguồn vốn
hỗ trợ phát triển, … nhờ đó nên việc phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ

phát triển chính thức ODA của tỉnh đã giúp tỉnh có những khởi sắc trong giai đoạn
2016 - 2020.
Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn từ các dự án ODA tại tỉnh Điện Biên còn
nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển phù hợp với tiềm năng của tỉnh
và hiệu quả sử dụng chưa cao như đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm trong công tác
vận động, xúc tiến đầu tư ODA, tỷ lệ giải ngân thấp, thời gian triển khai kéo dài, …
Từ tình hình trên địi hỏi phải có sự nghiên cứu và đánh giá nghiêm túc trong
việc quản lý và sử dụng ODA thời gian qua, đồng thời tìm ra các giải pháp phù hợp
giải quyết các vấn đề bất cập nảy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng vốn ODA
kết hợp với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng xanh.
2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
b) Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) tại tỉnh Điện Biên, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn ODA trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Mục tiêu cụ thể:
 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA).
 Tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) tại tỉnh Điện Biên.
 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát

triển chính thức ODA tại tỉnh Điện Biên trong giai đoạn tới 2021 - 2025.
3. Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi nội dung
Nghiên cứu về sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại tỉnh Điện
Biên và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA.
b) Phạm vi không gian
Tại tỉnh Điện Biên.
c) Phạm vi thời gian
Các dữ liệu, thông tin tập trung trong khoảng thời gian 2016 - 2020 và định
hướng đến 2021 - 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp được tổng hợp
từ các văn bản, tài liệu của các phịng có liên quan đến tình hình sử dụng nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức ODA của tỉnh Điện Biên.
- Phương pháp xử lí số liệu: Sau khi thu thập, các số liệu sơ cấp và thứ cấp sẽ
được tổng hợp, xử lí và phân loại bằng phần mềm Excel theo các chỉ tiêu khác nhau
phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
đề tài gồm 3 chương:

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 1: Cơ sở thực tiễn và lý luận về hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA).
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức

(ODA) tại tỉnh Điện Biên.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) tại tỉnh Điện Biên.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
1.1. Tổng quan về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
1.1.1. Khái niệm vốn ODA
1.1.1.1. Nguồn gốc ODA
Sau đại chiến thế giới lần thứ II, các nước công nghiệp phát triển đã thỏa thuận
về sự trợ giúp dưới dạng viện trợ khơng hồn lại hoặc vay với điều kiện ưu đãi cho
các nước đang phát triển. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Tổ chức tài chính quốc tế - WB
đã được thành lập tại Hội nghị về Tài chính - Tiền Tệ tổ chức tháng 7 năm 1944 tại
Bretton Woods thuộc bang Hamshire (Hoa Kỳ) với mục tiêu là nhằm hỗ trợ quá trình
tái thiết tại các nước tham chiến trọng đại chiến thế giới lần thứ II. Mục tiêu hoạt
động của IMF là thúc đẩy sự hợp tác và ổn định tiền tệ quốc tế. Mục tiêu của WB là
thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng trưởng phúc lợi của các nước tham chiến trong đại
chiến thế giới lần thứ II với tư cách như là một tổ chức trung gian về tài chính, một
ngân hàng thực sự hoạt động chủ yếu là đi vay theo các điều kiện thương mại bằng
cách phát hành trái phiếu, để rồi cho vay tài trợ đàu tư tại các nước. Đó là ý tưởng
làm cơ sở cho sự ra đời của vốn ODA.
Năm 1947, những ý tưởng này được cụ thể hóa trong kế hoạch Marshall của Mỹ
nhằm viện trợ cho các nước Châu Âu, Các nước Châu Âu đó soạn thảo chương trình
phục hồi kinh tế và thành lập Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Âu - OEEC (Organisation
for European Economic Cooperation).

Ngày 14/12/1960 tại Paris, các nước công nghiệp phát triển đã ký thỏa thuận
đổi tên tổ chức OEEC thành OECD (Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển Organisation for Economic Co-operation anh Development). Tổ chức này bao gồm
18 nước thành viên ban đầu đã đóng góp phần quan trọng nhất trong việc cung cấp
ODA song phương và đa phương. Trong khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước
OECD đã lập ra những ủy ban chun mơn, trong đó có Ủy ban Hỗ trợ phát triển
(Development Assistance Committee - DAC) nhằm giúp các nước đang phát triển
phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. DAC được lập ra từ tiền thân là DAG
(Nhóm hỗ trợ phát triển) thuộc OEEC.
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của DAC là:
- Hỗ trợ tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển để tham gia vào kinh
tế toàn cầu.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Tăng cường năng lực cho người dân ở các nước đang phát triển vượt đói nghèo
và tham gia đầy đủ vào quá trình phát triển xã hội.
Năm 1996, DAC đã cho ra đời bản báo cáo “Kiến tạo thế kỷ XXI - Vai trò của
hợp tác phát triển”. Báo cáo này đã đề cập tới một vai trò khác của viện trợ ngồi vai
trị cung cấp vốn. Viện trợ phát triển phải chú trọng vào việc hỗ trợ các nước nhận có
được thể chế và những chính sách phù hợp chứ không phải chỉ cấp vốn. Dĩ nhiên tiền
cũng là vấn đề quan trọng nhưng viện trợ có hiệu quả phải mang lại cả tài chính lẫn
ý tưởng và sự kết hợp giữa hai yếu tố đó có ý nghĩa thực sự quan trọng.
Hiện nay, số thành viên của OECD là 37 quốc gia bao gồm: Mỹ, Canada, Áo,
Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy,
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Nhật Bản, Phần
Lan, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Mexico, Cộng Hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Cộng
hòa Slovakia, Litva, Latvia, Colombia, Chile, Slovenia, Israel, Estonia.

1.1.1.2. Khái niệm
Xuất phát từ nguồn gốc ODA như đã đề cập ở trên, cùng với những đặc điểm
riêng của ODA so với các nguồn vốn khác, việc phân loại viện trợ nào là ODA có thể
khác nhau tùy thuộc ở mỗi nhà tài trợ song phương và đa phương.
Đến nay, chưa có một định nghĩa hồn chỉnh cụ thể về ODA.
- Theo Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), năm 1972 đã đưa ra khái
niệm về ODA như sau: “ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục
đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển.
Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ khơng
hồn lại chiếm ít nhất là 25%”.
- Theo Ngân hàng thế giới (WB), năm 1999 theo Báo các nghiên cứu chính sách
của WB có tên gọi là: “Báo cáo đánh giá viện trợ khi nào có tác dụng, khi nào khơng
và tại sao?” có đưa ra khái niệm về ODA như sau: “ODA là một phần của tài chính
phát triển chính thức (ODF) trong đó có yếu tố viện trợ khơng hồn lại cộng với cho
vay ưu đãi và phải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ thì gọi là ODA”.
- Theo Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP - United Nations
Development Programme) trong Báo cáo tổng quan viện trợ phát triển chính thức tại
Việt Nam - tháng 12 năm 2002, khái niệm về ODA được định nghĩa như sau: “ODA
bao gồm tất cả các khoản viện trợ khơng hồn lại và các khoản cho vay đối với các
nước đang phát triển, cụ thể là: (i) do khu vực chính thức thực hiện; (ii) chủ yếu nhằm
thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi; (iii) cung cấp với các điều khoản ưu đãi về
mặt tài chính (nếu là vốn vay thì có phần khơng hồn lại ít nhất là 25%)”.
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Theo quan điểm của Việt Nam: Căn cứ theo Nghị định 38/2013/NĐ-CP về
quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) và nguồn vay ưu đãi của nhà
tài trợ ban hành ngày 23 tháng 4 năm 2013. Trong đó quy định: “ODA là nguồn vốn

của chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên
quốc gia (sau đây được gọi chung là nhà tài trợ) cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính
phủ nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 2 hình thức: (i) ODA viện trợ
khơng hoàn lại và (ii) ODA vốn vay ưu đãi tức là phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ,
yếu tố khơng hồn lại đạt ít nhất 35% với khoản vay có ràng buộc và 25% đối với
khoản vay khơng ràng buộc”
Như vậy, có thể khẳng định các khái niệm nêu trên của Quốc tế và Việt Nam
đều thống nhất và xoay quanh một số nội dung cơ bản của ODA như sau: (i) ODA
phản ánh mối quan hệ hợp tác mang tính “hỗ trợ” giữa hai bên: bên tài trợ gồm các
Tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước phát triển, các Tổ chức liên Chính phủ hoặc
liên Quốc gia và bên nhận tài trợ là thường là Chính phủ nước đang phát triển hoặc
kém phát triển; (ii) mục đích của việc “hỗ trợ” nước này nhằm thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội; (iii) bộ phận chính của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
là các khoản vay ưu đãi kết hợp với nguồn viện trợ khơng hồn lại, Chính phủ nước
nhận tài trợ phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả trong tương lai.
1.1.2. Đặc điểm vốn ODA
1.1.2.1. ODA có tính chất ưu đãi
Đặc điểm cơ bản của ODA được thể hiện ở tính chất ưu đãi cao. Khơng kể đến
ODA khơng hồn lại, các khoản vay ưu đãi cũng được hưởng chế độ ưu đãi như: lãi
suất thấp, thường dưới 3%/năm; thời gian sử dụng vốn dài, thường từ 20 đến 50 năm,
trong đó thời gian ân hạn (không phải trả lãi) từ 5 đến 10 năm và thời gian chịu lãi
suất với lịch trả nợ cũng đa dạng, gồm nhiều giai đoạn và được áp dụng những tỷ lệ
trả nợ khác nhau theo từng giai đoạn.
Tính chất ưu đãi cịn thể hiện ở chỗ nó chỉ dành riêng cho các nước đang và
chậm phát triển vì mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản để một nước đang và
chậm phát triển có thể nhận được ODA là:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình qn trên đầu người thấp: Nước có
GDP/đầu người càng thấp thì tỷ lệ viện trợ khơng hồn lại của ODA càng lớn và khả
năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn. Khi nước này đạt đến trình độ
phát triển nhất định qua ngưỡng đói nghèo thì sự ưu đãi này sẽ giảm đi.

- Mục tiêu sử dụng ODA của nước này phải phù hợp với chính sách và phương
hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA.
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thơng thường, các nước cung cấp ODA đều có những chính sách và ưu tiên
riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ
thuật và tư vấn (về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, ...). Đồng thời, đối tượng ưu tiên
của các nước cung cấp ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy,
nắm được hướng ưu tiên và tiềm năng của các nước, các tổ chức cung ứng ODA là
rất cần thiết.
1.1.2.2. ODA có tính chất ràng buộc
Về thực chất, ODA là sự chuyển giao có hồn lại hay khơng hồn lại một phần
tổng sản phẩm quốc dân (GNP) từ nước phát triển sang những nước đang và chậm
phát triển với những ràng buộc về kinh tế cũng như chứa đựng những điều kiện kinh
tế - xã hội.
ODA ln chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích của các nước
viện trợ.
Xét về mặt kinh tế, ODA thường gắn liền với những điều kiện ràng buộc, các
nước viện trợ nói chung đều khơng qn dành được lợi ích cho mình. Điển hình là
WB và IMF chỉ viện trợ cho một nước khi nước này cam kết thực hiện những điều
chỉnh cơ cấu kinh tế theo tiêu chuẩn và tiến trình mà tổ chức này yêu cầu. Đức, Bỉ,
Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hoá và dịch vụ của nước
mình. Canada yêu cầu cao nhất tới 65%. Nhìn chung 22% của DAC phải được sử
dụng để mua hàng hoá và dịch vụ của các quốc gia viện trợ.
Ngay từ khi ra đời, mục tiêu đầu tiên của viện trợ là thúc đẩy tăng trưởng bền
vững và giảm nghèo ở những nước đang và chậm phát triển. Động cơ để các nhà tài
trợ đưa ra mục tiêu này là gì? Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích của mình

trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang và chậm phát triển để mở mang thị trường
tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. Xét về lâu dài, các nhà tài trợ sẽ có lợi về an
ninh, kinh tế, chính trị khi kinh tế các nước nghèo tăng trưởng. Mối quan tâm mang
tính cá nhân này được kết hợp với tinh thần nhân đạo và tính cộng đồng. Vì một số
vấn đề mang tính tồn cầu như sự bùng nổ dân số thế giới, bảo vệ mơi trường sống,
bình đẳng giới, phịng chống dịch bệnh, giải quyết các xung đột sắc tộc, tơn giáo, ...
địi hỏi sự hợp tác của cả cộng đồng quốc tế, khơng phân biệt nước giàu, nước nghèo.
Ngồi những ràng buộc về kinh tế như đã phân tích ở trên, ODA ln chứa đựng
những ràng buộc về chính trị, xã hội. Điều này thể hiện rất rõ ở mục tiêu thứ hai của
ODA. Các nước phát triển sử dụng ODA như một cơng cụ để xác định vị trí và ảnh
hưởng của mình tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA. Hoa Kỳ là một trong những
nước sử dụng ODA làm cơng cụ để thực hiện chính sách gây "ảnh hưởng chính trị

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trong thời gian ngắn". Nhật Bản hiện là nhà tài trợ hàng đầu thế giới, ODA của Nhật
Bản không chỉ đem lại lợi ích cho nước nhận mà cịn mang lại lợi ích tốt nhất cho
chính nước Nhật.
Viện trợ của các nước phát triển không chỉ là trợ giúp hữu nghị, mà cịn là
cơng cụ lợi hại để các nước tài trợ thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và lợi ích chính
trị. Vì vậy, khi nhận viện trợ các nước nhận viện trợ cần cân nhắc kỹ lưỡng những
điều kiện của nhà tài trợ. Khơng vì mục tiêu trước mắt mà đánh mất những quyền lợi
lâu dài.
1.1.2.3. ODA gắn với mục đích và hiệu quả sử dụng
ODA ngay từ đầu đã tồn tại 2 mục tiêu. Đó là mục tiêu tăng trưởng dài hạn và
giảm nghèo ở những nước đang và chậm phát triển, mục tiêu tăng cường chiến lược
về mặt kinh tế và chính trị của nước tài trợ. Các mục tiêu chiến lược và mục tiêu tăng

trưởng này chứa đựng những mâu thuẫn nhưng không nhất thiết phải xung đột với
nhau và phải thể hiện ra. Mỗi nước tài trợ đều có những chính sách cung cấp ODA
cho những mục tiêu ưu tiên nhất định đối với từng nước, từng khu vực nhất định. Do
đó, nó có thể phù hợp hay khơng phù hợp với mục tiêu mà các nước tiếp nhận ODA
đề ra. Đây chính là vấn đề lớn đang tồn tại trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển trên thế
giới. Tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này một số nước đang và
chậm phát triển đã chủ động tìm hiểu tình hình cung cấp và định hướng ưu tiên sử
dụng ODA của các nhà tài trợ, từ đó làm cơ sở cho việc điều chỉnh cơ chế quản lý,
xây dựng chiến lược huy động và sử dụng ODA của mình, chuyển hố kịp thời nguồn
lực bên ngồi thành nội lực bên trong phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.
Do đó, ODA là một nguồn vốn có tính chất ưu đãi cao, song khơng vì thế mà
có thể sử dụng lãng phí nguồn lực này. Huy động hợp lý và sử dụng hiệu quả ODA
là đòi hỏi rất quan trọng để vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đảm bảo khả năng trả
nợ của đất nước.
1.1.2.4. ODA có khả năng gây nợ
Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần
thường không thấy ngay. Một số nước vì mải ham tính ưu đãi của vốn ODA, nhận
ODA khơng tính tốn lại sử dụng kém hiệu quả nên có thể tạo nên sự tăng trưởng
nhất thời, nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do khơng có khả năng trả
nợ.
Theo Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, xác định một quốc gia có
khả năng trả nợ nước ngồi là khi nước này có thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nợ
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nước ngồi hiện tại và tương lai mà khơng cần dựa vào việc giảm hoặc bố trí lại lịch
trả nợ hoặc chồng chất thêm nợ và không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Một nước đạt đến tình hình này khi đáp ứng được các tiêu chí dưới đây :
- Tỷ lệ giữa nợ hiện tại theo thời giá so với xuất khẩu trong khoảng 200 - 250%
(tỷ lệ nợ tồn đọng).
- Tỷ lệ giữa dịch vụ trả nợ so với xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trong khoảng
22 - 25% (tỷ lệ thanh toán tiền mặt).
Nhiều nước nghèo mắc nợ nhiều sẽ khơng có khả năng để đạt được những tỷ lệ
trên trong tương lai. Theo giáo trình Đầu tư Quốc tế (2011), PGS. TS. Vũ Chí Lộc,
năm 1996, những nước nợ nhiều nhất có: Brazin nợ 179 tỷ USD; Mêhicô nợ 157 tỷ
USD; Trung Quốc nợ 129 tỷ USD; Inđônêxia nợ 129 tỷ USD; Achentina nợ 94 tỷ
USD; Thái Lan nợ 91 tỷ USD. Liên Bang Nga nợ nước ngoài là 125 tỷ USD nhưng
lại là nước chủ nợ lớn nhất đối với các nước nghèo mắc nợ nhiều với số vốn cho các
nước đang phát triển vay là 120 tỷ USD. Nhiều nước nghèo hơn cịn có mức nợ nước
ngồi lớn hơn GNP. Chẳng hạn, trong năm 1996, GNP của Nigêria là 27,6 tỷ USD
nhưng nợ nước ngoài là 31,4 tỷ USD, GNP của Jordan là 7,1 tỷ USD còn nợ là 8,1 tỷ
USD, GNP của Lào là 1,9 tỷ trong khi nợ là 2,3 tỷ USD; Mozambique có GNP là 1,5
tỷ USD và nợ nước ngồi là 5,8 tỷ USD.
Bình qn mỗi người dân châu Phi nợ phương Tây 379 USD và đối với mỗi
USD viện trợ của phương Tây có 9 USD quay trở lại dưới dạng thanh toán nợ. Tuy
tương quan 1-9 này chưa phải là tính tốn chính thức, nhưng nó cũng khiến các nước
nhận viện trợ phải thận trọng mỗi khi nhận một khoản ODA. Với mỗi khoản viện trợ,
nhà tài trợ thì “cho và được” cịn nước nhận tài trợ thì “được và nợ”.
Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần
thường chưa xuất hiện. Thông thường, vốn ODA không được đầu tư trực tiếp cho sản
xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ.
Một số nước do sử dụng khơng hiệu quả ODA, có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất
thời, nhưng sau một thời gian lại lâm vào vịng nợ nần do khơng có khả năng trả nợ.
Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các loại
nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.
1.1.3. Phân loại vốn ODA
ODA có thể được phân loại theo 5 tiêu chí sau: tính chất tài trợ, mục đích sử

dụng, điều kiện ràng buộc, nhà cung cấp, hình thức hỗ trợ.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.3.1. ODA phân theo tính chất tài trợ
* Viện trợ khơng hồn lại
Là các khoản cho khơng, bên nhận viện trợ khơng có nghĩa vụ hồn trả lại cho
bên tài trợ. Bên nhận tài trợ phải thực hiện theo các chương trình, dự án đã được thỏa
thuận trước giữa các bên. ODA khơng hồn lại cũng là một nguồn thu của ngân sách
nhà nước, được sử dụng trực tiếp cho chương trình, dự án đã ký kết nhằm phục vụ
cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Viện trợ khơng hồn lại bao gồm: Viện trợ chung và hỗ trợ kỹ thuật. Viện trợ
chung thường được các nhà tài trợ thực hiện thông qua việc xây dựng, cung cấp trang
thiết bị theo chương trình, dự án cụ thể. Hình thức viện trợ này được sử dụng khi các
nhà tài trợ muốn giúp các nước tiếp nhận có thêm năng lực tài chính để xây dựng một
số cơng trình hạ tầng quy mô lớn và mang ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh
tế xã hội. Hỗ trợ kỹ thuật bằng viện trợ khơng hồn lại bằng nhiều hình thức hoạt
động như: hỗ trợ lập các nghiên cứu phát triển, quy hoạch tổng thể, nghiên cứu khả
thi, lập thiết kế chi tiết, khảo sát về môi trường, ... hợp tác kỹ thuật theo kiểu dự án,
đào tạo cán bộ, cử chuyên gia tư vấn, cử tình nguyện viên sang giúp đỡ.
* Viện trợ có hồn lại (tín dụng ưu đãi)
Là khoản vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi) với lãi suất thấp hơn lãi
suất thị trường hoặc khơng có lãi suất mà chịu phí dịch vụ và thời gian trả nợ dài. Tín
dụng ưu đãi là khoản phụ thêm để bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước, vì vậy nó
được sử dụng dưới hình thức tín dụng đầu tư cho các mục đích có khả năng thu hồi
vốn, hồn trả lại cho Nhà nước cả vốn và lãi để trả nợ nước ngoài.
* Viện trợ hỗn hợp

Là các khoản viện trợ một phần cho khơng, phần cịn lại các khoản viện trợ có
hồn lại được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng tựu chung
lại yếu tố khơng hồn lại hay thành tố hỗ trợ/cho khơng phải đạt ít nhất trên 25% tổng
giá trị của khoản vay đó.
Nhìn chung, hiện nay các nước cung cấp ODA đang có chiều hướng giảm viện
trợ khơng hồn lại và tăng hình thức tín dụng ưu đãi và cho vay hỗn hợp.
1.1.3.2. ODA phân theo mục đích sử dụng
Theo mục đích sử dụng, ODA được phân thành 2 loại: hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ
thuật.
* Hỗ trợ cơ bản

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Là những khoản được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội (giao thông, điện, thông tin liên lạc, nước sạch, y tế, giáo dục,...) và môi trường.
Đây thường là những khoản cho vay ưu đãi.
* Hỗ trợ kỹ thuật
Là các khoản dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ, xây dựng năng lực, tiến
hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân
lực. Loại hỗ trợ này chủ yếu là các khoản viện trợ khơng hồn lại.
1.1.3.3. ODA phân theo điều kiện ràng buộc
* ODA không ràng buộc
Là khoản ODA mà nước tiếp nhận sẽ được sử dụng mà không bị ràng buộc bởi
nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng nào
* ODA ràng buộc
Là khoản ODA mà tronng quá trình sử dụng, nước tiếp nhận ODA bị ràng buộc
bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng:

- Bởi nguồn sử dụng: việc mua sắm hàng hóa, trang thiết bị hay dịch vụ bằng
nguồn vốn ODA chỉ giới hạn từ một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát
(đối với viện trợ song phương), hoặc từ các công ty của các nước thành viên (đối với
viện trợ đa phương).
- Bởi mục đích sử dụng: chỉ được sử dụng nguồn vốn ODA cho một số lĩnh vực
nhất định hoặc một số dự án cụ thể.
1.1.3.4. ODA phân theo nhà cung cấp
* ODA song phương
Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua hiệp định
được ký kết giữa hai Chính phủ. Trong ODA song phương, thơng qua các tổ chức tài
trợ được chỉ định, Chính phủ nước tài trợ vừa là nguồn, vừa là kênh tài trợ. Tuỳ thuộc
vào sự phê chuẩn của Quốc hội hay cơ quan có thẩm quyền theo Hiến pháp của từng
nước, Chính phủ nước tài trợ sẽ ra quyết định về loại hình tài trợ, quy mơ, tỷ lệ tài trợ
phân bổ cho từng khu vực, từng quốc gia và tiến hành đàm phán với các nước tiếp
nhận ODA.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều nhà tài trợ cung cấp ODA song phương như các
nước Châu Âu (Đức, Pháp, Hà Lan, ...) các nước Châu Mỹ (Mỹ, Canada, ...) hay các
nước Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, ...). Trong số những nhà tài trợ song phương đó
thì Nhật Bản và Mỹ là hai nước cung cấp ODA lớn nhất, nhì thế giới. Thông thường,

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trong tổng số ODA lưu chuyển trên thế giới, phần viện trợ song phương chiếm tỷ
trọng lớn (có khi tới 80%) lớn hơn rất nhiều so với viện trợ đa phương.
* ODA đa phương
Là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc,
các tổ chức tài chính quốc tế hay các tổ chức khu vực dành cho các nước đang và

chậm phát triển. Các tổ chức phát triển của Liên hợp quốc bao gồm một số tổ chức
như: Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP), Quỹ nhi đồng liên hợp quốc
(UNICEF), Tổ chức lượng thực và nông nghiệp liên hợp quốc (FAO), Quỹ dân số
liên hợp quốc (UNFPA), Tổ chức giáo dục - khoa học và văn hoá (UNESCO). Các
tổ chức tài chính quốc tế bao gồm: Nhóm ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), ... Các tổ chức khu vực như: Liên
minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ...
Về cơ bản, tài trợ đa phương có thể đáp ứng tương đối linh hoạt các yêu cầu của
mỗi nước với phạm vi rộng hơn và là điểm tựa để thu hút nguồn vốn vào một số lĩnh
vực hoặc khu vực, đặc biệt là các nước nghèo.
1.1.3.5. ODA phân loại theo hình thức hỗ trợ
Các loại vốn ODA có thể được thực hiện dưới hình thức dự án hoặc hình thức
phi dự án với mục tiêu khác nhau, trong đó:
* Hỗ trợ dự án
Là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể, loại hỗ trợ này có
thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là viện trợ khơng hồn lại hoặc cho
vay ưu đãi.
* Hỗ trợ phi dự án
Gồm có các khoản: hỗ trợ thanh tốn, hỗ trợ trả nợ, hoặc viện trợ chương trình.
- Hỗ trợ cán cân thanh tốn, có thể là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao
tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hóa, hỗ trợ nhập khẩu, và các khoản ngoại tệ hoặc hàng hóa
này được sử dụng để bổ sung cho ngân sách của nước nhận tài trợ.
- Hỗ trợ trả nợ là khoản để giúp các nước đang phát triển có số nợ lớn nhưng
khả năng trả nợ kém thực hiện việc trả bớt một phần nợ để có thể tiếp tục được vay
thêm hoặc giảm bớt gánh nặng nợ nần, giảm sức ép đối với nền kinh tế.
- Việc trợ chương trình là khoản ODA dành cho một mục đích lớn, trong một
thời gian nhất định mà khơng phải xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng
như thế nào.

12


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.4. Các phương thức cung cấp vốn ODA
Theo điều 4 Nghị định 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý và sử dụng
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài, hiện nay có 3 phương pháp cung cấp vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:
* Viện trợ theo chương trình
Viện trợ theo chương trình là tập hợp hoạt động liên quan đến một hoặc nhiều
ngành, lĩnh vực, nhiều vùng lãnh thổ, nhiều chủ thể khác nhau nhằm đạt được một
hoặc một số mục tiêu nhất định, được thực hiện trong một hoặc nhiều giai đoạn.
Các khoản viện trợ chương trình tập trung vào các lĩnh vực như đầu tư hỗ trợ
cán cân thanh tốn và ngân sách của Chính phủ. Theo phương thức cung cấp này thì
điều kiện đi kèm thường liên quan đến việc Chính phủ phải giải quyết như thế nào
trước việc sử dụng khoản viện trợ đó, và kèm theo các khoản viện trợ sẽ là các điều
kiện liên quan đến cải cách chính sách. Ví dụ như tài trợ cho sự phát triển chung về
y tế, giáo dục, …
Viện trợ theo chương trình gồm 4 loại:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán (HTCCTT)
HTCCTT là việc các nhà tài trợ ODA cung cấp các khoản tài chính cho Chính
phủ các nước tiếp nhận ODA để sử dụng vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến
thâm hụt cán cân thanh toán, thiếu hụt dự trữ ngoại tệ và các khoản nợ khơng thể
thanh tốn. HHCCTT thường đi kèm theo điều kiện liên quan đến chương trình cải
cách chính sách trên cơ sở có sự thống nhất ý kiến giữa các Chính phủ và Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB). Trong một số trường hợp, các điều kiện
này chính là việc áp dụng các hình thức nhập khẩu, nhằm hỗ trợ cán cân thanh tốn
và Chính phủ các nước tiếp nhận viện trợ sẽ phải tính đến việc sử dụng phương thức
trao đổi ngoại hối. Tuy nhiên trong phần lớn các trường hợp, Chính phủ các nước tiếp
nhận viện trợ khơng bị ép buộc trong việc sử dụng nguồn vốn và hoạt động giám sát

của nhà tài trợ, mà phần lớn tập trung vào việc thực hiện chương trình cải cách chính
sách đã được các bên nhất trí thơng qua.
- Hỗ trợ ngân sách (HTNS)
HTNS cũng tương tự HHCCTT tuy nhiên đối với các loại hình này thì các điều
kiện tập trung chủ yếu vào việc sử dụng vốn của nhà tài trợ đối với ngân sách Chính
phủ chứ khơng phải là liên quan đến cán cân thanh tốn. Điển hình là các điều kiện
về mức độ ưu tiên chung về ngân sách như quy trình lập kế hoạch, chi tiêu và hạch
tốn chi tiêu cơng, ... đồng thời cũng thơng qua chương trình cải cách. Khoản tiền

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


viện trợ được chuyển vào Ngân hàng trung ương và chuyển thành tiền nội tệ sau đó
đưa vào ngân sách Chính phủ. Chính phủ có trách nhiệm giải trình các báo cáo thu
chi đã qua kiểm toán. Trong một vài trường hợp, Chính phủ có thể bị các nhà tài trợ
yêu cầu lập các tài khoản riêng lẻ cho từng khoản mục để dễ theo dõi và giám sát.
- Hỗ trợ ngân sách theo ngành
Hỗ trợ ngân sách theo ngành là việc cung cấp các khoản tài chính cho một ngành
cụ thể ví dụ như ngành y tế, ngành giáo dục, ... kèm theo các khoản viện trợ này là
các điều kiện liên quan đến kế hoạch chi tiêu của ngành và kế hoạch cải cách của
chính sách ngành. Điều kiện giải ngân và các qui định kế toán cũng tương tự như đối
với hình thức hỗ trợ ngân sách. Khoản viện trợ sẽ được chuyển vào ngân sách Nhà
nước thơng qua ngân hàng Trung ương. Chính phủ phải thiếp lập tài khoản chi tiêu
của ngành được hỗ trợ và tài khoản này phải được kiểm duyệt.
- Hỗ trợ giảm nợ
Giảm nợ cũng được coi là một biện pháp hay một hình thức viện trợ. Giảm nợ
là việc xố một phần nợ nước ngồi của Chính phủ. Mặc dù điều này khơng phải là
việc thanh tốn nợ bằng hiện vật mà nó là việc xố bỏ các chi phí dịch vụ của các

khoản nợ của Chính phủ. Vì vậy, nó giúp cho ngân sách hiện có của Chính phủ được
tăng lên. Việc xóa nợ được thực hiện trên cơ sở ngun tắc các nước nghèo khơng có
khả năng trả nợ là điều kiện trước khi tiến hành các công tác chuẩn bị và thực hiện
văn kiện chiến lược xố đói giảm nghèo. Bằng cách giảm nợ sẽ giúp tăng thêm nguồn
lực cho Chính phủ, cách thức hỗ trợ như vậy sẽ đem lại lợi ích cho các quốc gia
nghèo. Đối với Việt Nam, thời gian qua các nhà tài trợ, đặc biệt là các nước Đông Âu
cũ đã áp dụng hình thức này nên Việt Nam đã giảm được số lượng nợ gần 11 tỷ USD.
* Viện trợ theo dự án
Là loại viện trợ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA, tập hợp
các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt được một số mục tiêu, được thực hiện
trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định, dựa trên nguồn lực xác định.
Các hoạt động và chi tiêu của dự án phải cụ thể, chi tiết hóa và thường khơng địi hỏi
phải kèm theo các điều kiện liên quan đến lĩnh vực thay đổi chính sách. Một dự án
phát triển là một hoạt động riêng lẻ với những mục tiêu, ngân sách và kết quả được
xác định rõ ràng như cơ chế quản lý dự án hết sức cụ thể. Có 3 phương án cơ bản sau
đây:
- Viện trợ dự án được chuyển qua các Chính phủ
Là hình thức Chính phủ các dự án các nước tiếp nhận viện trợ phải chịu trách
nhiệm về quản lý dự án, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng nguồn vốn của các nhà
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tài trợ. Trong trường hợp này vốn được chuyển trực tiếp vào một tài khoản của Chính
phủ. Các nhà tài trợ yêu cầu Chính phủ các nước tiếp nhận phải hạch toán việc sử
dụng nguồn vốn một cách minh bạch và các nhà tài trợ thường đưa ra cách thức sử
dụng nguồn vốn cho dự án. Cơ chế cấp vốn kiểu này thường thấy đối với các dự án
do các nhà tài trợ đa phương như: Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển
Châu Á (ADB) cung cấp.

- Viện trợ dự án do Nhà tài trợ quản lý
Là dạng các nhà tài trợ giữ quyền kiểm soát, quản lý các hoạt động và kinh
phí của dự án. Trong trường hợp này các nhà tài trợ thành lập đơn vị quản lý dự án
đặc biệt chịu trách nhiệm thực hiện dự án và quản lý vốn của các nhà tài trợ. Vốn
được giải ngân và hạch toán theo các thủ tục của các nhà tài trợ. Mặc dù, các dự án
này khơng phải bộ phận của chương trình và ngân sách thường xuyên của Chính phủ,
các Chính phủ thường cung cấp và cử cán bộ làm việc cho các dự án trên cơ sở biệt
phái. Cơ chế cấp vốn như vậy thường thấy ở các dự án do các nhà tài trợ song phương
tài trợ và thể hiện rõ nét của hình thức viện trợ này là các khoản viện trợ khơng hồn
lại dưới dạng hỗ trợ kỹ thuật.
- Viện trợ dự án được chuyển qua các NGOs
Viện trợ dự án được chuyển qua các NGOs là một trong những phương thức
đang ngày trở thành một hình thức hỗ trợ thông dụng của các nhà tài trợ. Trong trường
hợp này các nhà tài trợ có thể viện trợ cho NGOs trên cơ sở đề xuất dự án được xác
định phù hợp. Các nhà tài trợ thường ký hợp đồng với các NGOs nêu rõ các hoạt
động sẽ được thực hiện và các điều kiện sử dụng vốn, cũng như các yêu cầu về kiểm
toán, kế toán.
* Phi dự án
Là phương thức viện trợ ODA khơng hồn lại được thực hiện một lần, riêng lẻ
bằng tiền, hiện vật, hàng hóa, chuyên gia (kể cả chuyên gia tình nguyện), cung cấp
các đầu vào để tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, nghiên cứu, khảo sát, đào tạo.
1.1.5. Vai trò của vốn ODA
1.1.5.1. Đối với các nước tiếp nhận
ODA đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế - xã hội của các
nước đang phát triển và chậm phát triển. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc
gia tiếp nhận ODA có thể áp dụng mơ hình kinh tế khác nhau để thu được những
thành cơng nhất định:
* Bổ sung nguồn vốn trong nước
15


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tất cả các nước trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH)
đều cần vốn đầu tư lớn để tạo cơ sở vật chất nhằm nâng cấp, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Đó chính là trở ngại lớn nhất để thực hiện
chương trình cơng nghiệp hóa đối với các nước nghèo. Trong điều kiện hiện nay, với
những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, các nước có thể tiến nhanh khơng
chỉ bằng khả năng tích luỹ trong nước mà còn kết hợp với tận dụng khả năng của thời
đại. Bên cạnh nguồn vốn trong nước cịn có thể huy động nguồn vốn nước ngồi,
nhiều khi với khối lượng lớn. Tuy nhiên, vốn trong nước có vai trị quyết định, vốn
nước ngồi có vai trị quan trọng, có khả năng thúc đẩy sự phát triển.
Đối với các nước đang phát triển khoản viện trợ và cho vay theo điều kiện ODA
là nguồn vốn quan trọng trong tổng thể các nguồn vốn bên ngoài chuyển vào các nước
này. Nhiều nước đã tiếp thu một lượng vốn ODA khá lớn như một bổ sung quan trọng
cho phát triển.
Theo tính tốn của WB thì ODA có tác động lớn. Trong những quốc gia có cơ
chế quản lý tốt thì: 1% GDP viện trợ dẫn đến mức tăng trưởng bền vững tương đương
0,5% GDP, làm giảm 1% đói nghèo và tạo thêm 1,9% GDP đầu tư tư nhân. Còn đối
với nước có cơ chế quản lý kém thì khơng có sự khác biệt giữa khoảng cách khi chưa
tiếp nhận hỗ trợ và khi nhận hỗ trợ, có nghĩa là nước nhận ít cũng như nhận nhiều, hỗ
trợ đều có mức tăng trưởng chậm.
Kinh nghiệm của các nước công nghiệp mới (NICs) cho thấy trong thời kỳ đầu
của quá trình CNH-HĐH cần có sự trợ giúp từ các nguồn vốn bên ngoài. Sự phụ thuộc
này sẽ giảm đi cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và của nguồn vốn tích luỹ
trong nước. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, ODA là nguồn bổ
sung lớn và kịp thời giúp khôi phục lại nền kinh tế của các quốc gia bị ảnh hưởng.
Nhờ các khoản tín dụng của IMF, WB các nước như Thái Lan, Hàn Quốc đã nhanh
chóng phục hồi được nền kinh tế.
* Giúp các nước đang và chậm phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Dân số tăng nhanh, sản xuất tăng chậm và sự bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế là
một số trong những nguyên nhân cơ bản làm cho kinh tế của nhiều nước kém phát
triển. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế cần thực hiện hàng loạt các điều chỉnh cơ cấu
thơng qua các chính sách trên nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, ngân hàng, cải
cách doanh nghiệp Nhà nước, ... Trong bối cảnh ngân sách còn hạn hẹp, các nước
đang và chậm phát triển đang cố gắng thực hiện điều chỉnh lại, hoàn thiện cơ cấu kinh
tế theo các chương trình hợp tác với Ngân hàng Thế giới (WB), quỹ tiền tệ Quốc tế
(IMF) và các tổ chức Quốc tế khác.

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×