Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

MỘT số bài học về bòi DƯỠNG cán bộ KHOA học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.44 KB, 15 trang )

Một số bài học về đào tạo, bồi dỡng cán bộ khoa học từ
thực tiễn 20 năm đào tạo sau đại học ở Học viện chính
trị quân sự.
Cú nhiu phng thức để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, bao
gồm cả đội ngũ cán bộ khoa học. Tùy theo cách tiếp cận, có thể phân loại các
phương thức tiến hành theo các hình thức cụ thể: đào tạo, bồi dưỡng trong nước
hoặc gửi đi đào tạo nước ngoài; đào tạo tại trường, hoặc bồi dưỡng tại chức; cá
nhân tự đào tạo (tự học, tự bồi dưỡng) hoặc cơ quan, đơn vị cử đi học…Trong các
phương thức trên, đào tạo bồi dưỡng trong nước, thực hiện tại các nhà trường
thường có lợi thế vừa giải quyết được quy mơ về số lượng lớn, vừa đảm bảo được
tính cơ bản, hệ thống và toàn diện. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học ở
Học viện Chính trị quân sự thông qua con đường đào tạo sau đại học hội đủ cả hai
lợi thế đó. Do triệt để khai thác lợi thế nói trên nên chỉ trong 20 năm tiến hành đào
tạo nghiên cứu sinh và 15 năm đào tạo cao học, Học viện đã cung cấp cho quân
đội một số lượng không nhỏ các cán bộ khoa học xã hội nhân văn quân sự và các
cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về khoa học xã hội nhân văn trình độ cao, có chất
lượng. Đã có 148 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án khoa học, được công
nhận học vị tiến sĩ và 514 học viên tốt nghiệp cao học được nhận bằng thạc sĩ.
Những cán bộ khoa học do Học viện Chính trị đào tạo thơng qua con đường đào
tạo sau đại học, nhìn tổng thể có chất lượng tốt, đáp ứng được những yêu cầu mặt
bằng chung các thạc sĩ, tiến sĩ của quốc gia.
Học viện đã có bề dày đào tạo, bổi dưỡng cán bộ khoa học thơng qua loại
hình đào tạo sau đại học được 20 năm. 20 năm tuy là khoảng thời gian chưa dài
đối với một loại hình đào tạo, một bậc học. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy với
những gì về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học thông qua đào tạo sau
đại học ở Học viện đã đạt được đặt trong bối cảnh phải vượt qua rất nhiều khó


khăn của một cơ sở đào tạo sau đại học trong quân đội, sẽ cho phép chúng ta rút ra
những bài học kinh nghiệm tốt cho công tác đào tạo cán bộ nói chung, đào tạo bồi
dưỡng cán bộ khoa học nói riêng trong thời gian tới. Trên cơ sở những tổng kết


thực tiễn và từ các kết quả nghiên cứu trong các đề tài khoa học cấp Học viện
những năm qua, có thể khái quát một số bài học kinh nghiệm về đào tạo bồi
dưỡng cán bộ khoa học ở Học viện Chính trị quân sự như sau:
1/. Nhận rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ khoa học đối với yêu cầu xây
dựng quân đội thời bình, mở đào tạo sau đại học để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
khoa học, trong điều kiện phải đối mặt với rất nhiều khó khăn - Bài học đầu tiên và
quan trọng nhất trong giải quyết về số và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học ở Học
viện Chính trị quân sự .
Học viện Chính trị quân sự có bề dày hơn nửa thế kỷ đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ chính trị cho quân đội, hàng vạn cán bộ chính trị đã được Học viện đào
tạo đáp ứng yêu cầu của các chiến trường trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ. Những thế hệ cán bộ được Học chiện Chính trị quân sự đào
tạo, rèn luyện đã trở thành những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng trước
mọi thử thách, có năng lực hồn thành tốt nhiệm vụ theo chức trách, có khả năng
phát triển tốt, nhiều đồng chí đã trở thành những tướng lĩnh, cán bộ lãnh đạo chỉ
huy dày dạn bản lĩnh. Kinh nghiệm đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu thời chiến đã
trở thành bài học quý báu, tiếp tục được vận dụng trong đào tạo đội ngũ cán bộ
chính trị cho quân đội trong giai đoạn cách mạng mới. Bước vào thời kỳ đất
nước hịa bình, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng quân đội đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong bối cảnh thế giới đã xuất hiện
kinh tế tri thức và trong các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang tại các khu vực
và trên thế giới, các loại vũ khí cơng nghệ cao ngày càng được sử dụng rộng rãi,
tất yếu đặt ra nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao mà các học viện nhà trường
quân dội phải vươn lên đáp ứng. Đối với Học viện Chính trị quân sự nguồn nhân
2


lực có trình độ cao đó chính là đội ngũ cán bộ khoa học về các chuyên ngành lý
luận Mác - Lênin và các khoa học xã hội nhân văn khác, được đào tạo chính quy,
bài bản theo các chuẩn chung của quốc gia. Sự xuất hiện loại hình đào tạo sau

đại học vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước chính là để đáp ứng địi hỏi
khách quan đó.
Có một thực tế rất cần được nhận thức một cách đầy đủ với một thái độ
khách quan và toàn diện xung quanh việc quyết định mở đào tạo sau đại học
nhằm đào tọa bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học cho quân đội của Học viện
Chính trị quân sự, đó là chủ trương đào tạo sau đại học được xác định trong bối
cảnh tiềm lực đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện vào thời điểm đó còn rất
mỏng, đào tạo sau đại học trong nước đang cịn là loại hình mới mẻ. Một cơ sở
đào tạo sau đại học khi tiến hành mở đào tạo nghiên cứu sinh mới chỉ có 02 giáo
sư, 08 phó giáo sư chuẩn bị được Nhà nước xét phong đặc cách và 08 phó tiến sĩ
vừa được đào tạo ở Liên xô về; tài liệu, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu đào tạo
nghiên cứu sinh gần như chưa có gì; hệ thống cơ sở vật chất khác cho đào tạo
sau đại học cịn rất thiếu…Thế nhưng quyết định đó lại khơng phải là một quyết
định chủ quan duy ý chí. Để giúp Học viện tháo gỡ khó khăn, Bộ Quốc phịng,
Tổng cục Chính trị, đã có sự chỉ đạo hết sức chặt chẽ và sát sao. Mặt khác, Học
viện đã nhận được sự giúp đỡ hết sức có hiệu quả của các cơ quan quản lý khoa
học và kỹ thuật của nhà nước, của Bộ Giáo dục - đào tạo, nên những khó khăn
tưởng chừng khơng thể vượt qua đối với việc mở đào tạo sau đại học cuối cùng đã
được giải quyết.
Khi bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ đào tạo, một lực lượng lớn cán bộ
khoa học của các cơ quan khoa học, viện nghiên cứu, các trường đại học trên địa
bàn Hà nội dã giúp đỡ Học viện trong giảng dạy, hướng dẫn các nghiên cứu sinh
xây dựng luận án. Trong 10 năm đầu đào tạo sau đại học ở Học viện (1987 1997), đã có 150 cán bộ khoa học bên ngoài quân đội tham gia vào các khâu đào
3


tạo sau đại học ở Học viện. Sự giúp đỡ đó vẫn tiếp tục được duy trì cho đến sau
này. Đào tạo sau đại học có đặc thù là cho dù năng lực giảng dạy của đội ngũ cán
bộ cơ hữu đủ sức đảm nhận nhiệm vụ thì cơ sở đào tạo cũng khơng thể đóng kín
việc đào tạo sau đại học của mình. Nhu cầu tiếp nhận những thơng tin nhiều

chiều, mở mang kiến thức cùng với những qui định về thủ tục thành lập các Hội
đồng chấm luận văn, luận án... đòi hỏi các cơ sở đào tạo sau đại học phải không
ngừng mở rộng quan hệ, tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, biến thành nội
lực để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ở cơ sở mình.
Bằng chủ trương mở đào tạo sau đại học để giải quyết nhu cầu đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học cho quân đội và cho bản thân Học viện, kết
quả là hoạt động nghiên cứu khoa học và đội ngũ cán bộ khoa học của bản thân
Học viện có sự tăng nhanh cả về số và chất lượng.
Chỉ tính riêng trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, số cán bộ, giáo viên có
trình độ sau đại học của Học viện đã tăng lên nhanh chóng. 75% cán bộ có trình độ
sau đại học hiện đang cơng tác tại Học viện là do Học viện tự đào tạo. Một số khoa
chuyên ngành lý luận Mác –Lê nin phần lớn giáo viên đã có trình độ sau đại học.
Tình hình đó đã thúc đẩy chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học ở Học viện có
sự phát triển mới về chất.
Thực tiễn xây dựng và trưởng thành của Học viện đã chứng tỏ rằng, có
một quan hệ nhân quả giữa nghiên cứu khoa học với đội ngũ cán bộ khoa học
được đào tạo. Khi địi hỏi hàm lượng trí tuệ trong hoạt động của đội ngũ cán bộ
chính trị tăng lên để đáp ứng đòi hỏi xây dựng quân đội trong thời kỳ cách mạng
mới thì nhất thiết phải có đội ngũ cán bộ khoa học đảm đương trách nhiệm là lực
lượng nịng cốt và xung kích trong các hoạt động nghiên cứu khoa học. Thực tế
đó địi hỏi Học viện phải đào tạo bồi dưỡng những cá bộ có trình độ cao, cán bộ
cán bộ khoa học cho chính mình và cho qn đội. Đó là sự vận động hợp lơgíc.

4


Vậy có thể rút ra ở đây điều gì từ thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
khoa học thông qua đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự 20 năm
qua? Từ những gì đã trình bày và phân tích, có thể tóm tắt thành một số vấn đề
sau đây:

+ Nhận thức của lãnh đạo chỉ huy Học viện khi quyết định mở đào tạo
sau đại học cho thấy đó là một nhận thức vượt lên trên hiện tại, có tầm nhìn xa
hơn hiện tại - một tầm nhìn có tính chiến lược. Đó là nhận thức rõ về tầm quan
trọng của đội ngũ cán bộ khoa học trong xây dựng quân dội thời bình đã trở
thành đòi hỏi khách quan đối với một Nhà trường quan đội, trực tiếp là Học viện
Chính trị quân sự.
+ Thấy rất rõ những khó khăn chủ quan nhưng cũng nhìn thấy rất rõ khả
năng khách quan cho phép giải quyết những khó khăn đó bằng con đường tranh
thủ các nguồn lực từ bên ngồi, nội sinh hóa thành nguồn lực đào tạo sau đại học
của Học viện.
+ Tin ở khả năng của mình, tin ở quyết định đúng và quyết tâm cao trong
tổ chức thực hiện, gỡ dần từng khó khăn, dùng kết quả của giải quyết khó khăn
này làm cơ sở, điều kiện để tiếp tục giải quyết những khó khăn khác.
2/. Giải quyết sáng tạo mối quan hệ giữa đào tạo đại học và đào tạo sau đại học
trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học- Bài học thành cơng về vận dụng tính quy
luật trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học ở Học viện Chính trị quân sự qua 20
năm đào tạo tạo sau đại học.
Nhận thức đúng tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ khoa học, có quyết tâm
và niềm tin dù đó là vấn đề quan trọng nhất cũng mới chỉ là cơ sở tạo nên sự
thành công, chứ bản thân nó chưa phải là sự thành cơng. Có một vấn đề khác,
thực sự trở thành bài học kinh nghiệm quan trọng trong công tác đào tạo và bồi
dưỡng cán bộ khoa học ở Học viện cần được vận dụng cho thời gian tới, đó mà
bài học về giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đào tạo đại học và sau đại học
5


theo hướng khơng cầu tồn và giáo điều trong tổ chức thực hiện đào tạo , bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thông qua đào tào sau đại học.
Thực tiễn triển khai đào tạo đại học và sau đại học ở Học viện cho thấy,
có một sự diễn ra gần như đồng thời giữa đào tạo sau đại học với q trình chuẩn

hố về mặt pháp lý của đào tạo đại học.
Trong nhiều năm trước đây, do tiến hành đào tạo cán bộ cấp tốc đáp ứng nhu
cầu chiến tranh, chương trình thường ngắn, tính hệ thống tuy có giữ được ở mức
tương đối nhưng chủ yếu vẫn là tập trung vào những vấn đề trọng điểm cấp bách.
Từ sau hồ bình lập lại mới chuyển dần lên đào tạo cơ bản theo thể thức đại học. Về
mặt pháp lý, trên thực tế, Học viện được giao đào tạo sau đại học hầu như cùng một
lúc với đào tạo đại học. Điều đó đặt ra hàng loạt vấn đề phải giải quyết.
Cả lý luận và thực tiễn đều chứng minh rằng: trong Giáo dục - đào tạo
luôn tồn tại một quan hệ nhân quả về chất lượng của bậc học dưới và bậc học
trên. Trong các trình độ đào tạo ngay trong một bậc học mối quan hệ này cũng
rất rõ ràng. Đối với bậc đào tạo đại học, giữa chất lượng ở trình độ đào tạo đại
học với trình độ đào tạo sau đại học quan hệ gắn bó và khăng khít với nhau ở
mức độ chặt chẽ nhất và với cấp độ cao nhất. Cái nền đại học vững vàng, có chất
lượng thì đào tạo sau đại học mới thuận lợi, có chất lượng. Theo lơgíc của sự
phát triển, đào tạo sau đại học ra đời và lớn mạnh là phải trên cơ sở sự phát triển
của đào tạo đại học. Chính đào tạo đại học phải là điều kiện và làm nền tảng cho
sự phát triển của đào tạo sau đại học. Đào tạo sau đại học là sự phát triển của
những phẩm chất đại học lên một trình độ mới, từ học tập có tính nghiên cứu
khoa học ở đại học tiến tới thực sự nghiên cứu khoa học một cách độc lập. Vì
vậy, có thể khẳng định chất lượng tạo đại học quyết định chất lượng đào tạo sau
đại học. Bản chất của vấn đề là như vậy, nó địi hỏi việc đào tạo cả bậc đại học và
sau đại học của một trường đại học muốn đạt chất lượng chuẩn và cao ngay từ
những sản phẩm đầu tiên phải có những điều kiện nhất định. Đối với Học chiện
6


Chính trị qn sự vấn đề diễn ra khơng hồn toàn như vậy. Thực tế là, cùng một
lúc ở Học viện diễn ra sự triển khai cả đào tạo sau đại học và thực hiện việc đại
học hoá là một dạng thức phát triển khá đặc biệt - dạng thức phát triển cấp tốc,
một bước đi vừa có thuận lợi nhưng cũng chính dạng thức ấy, bước đi ấy sẽ (và

thực tế cũng đã cho thấy như thế) gặp không ít khó khăn trong giải bài tốn về số
lượng và chất lượng đối với các sản phẩm của quá trình đào tạo. Kinh nghiệm
chỉ ra rằng, việc chọn giải pháp táo bạo tiến mạnh theo phương án phải tạo ra
được bộ khung cho sự phát triển cùng với bám yêu cầu chất lượng để chớp thời
cơ, sau đó rất coi trọng khâu củng cố và đặt yêu cầu chất lượng lên trên yêu cầu
mở rộng quy mô, là hướng đi khả thi nhất đối với một cơ sở có điều kiện khách
quan và chủ quan như Học viện Chính trị quân sự trong những năm 80.
ở Học chiện Chính trị quân sự, cả đào tạo sau đại học và đào tạo đại học
cũng đều diễn ra theo dạng thức đặc biệt trên, nên bên cạnh những kết quả về số
lượng, nhất định sẽ tồn tại những bất cập về chất lượng là điều có thể hiểu được.
Như vậy nếu theo lơgíc phải trên nền đào tạo đại học như một tiền đề để đào tạo
sau đại học, thì chắc chắn rằng, Học viện khơng thể có đội ngũ càn bộ khoa học
khá “hùng hậu” như hôm nay. Nếu là một thái độ cầu tồn sẽ khơng thể có quyết
định về tiến hành song song, không theo thứ tự đào tạo đại học phải có pháp
nhân và kinh nghiệm trước, tiếp đến mới là đào tạo sau đại học. Đây là một bài
học về sự sáng tạo về vận dụng mối quan hệ giữa hai bậc đào tạo kế tiếp nhau
mà Học viện đã thành cơng.
3. Lựa chọn đúng hình thức và biện pháp trong đào và nâng cao chất lượng tạo
sau đại học như giải pháp cơ bản để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học - Bài học
quan trọng về chọn khâu đột phá trong tổ chức triển khai cần được tiếp tục vạn dụng
trong thời gian tới.

7


Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học thông qua đào tao sau đại học ở Học
viện Chính trị quân sự có nét khá đặc thù. Việc triển khai đào tạo sau đại học
được tiến hành trong điều kiện Học viện gặp nhiều khó khăn như trên đã nêu,
song Học viện lại chủ trương đột phá ngay vào hình thức đào tạo chính quy là
hình thực phức tạp trong tổ chức quản lý điều hành và đòi hỏi một sự tuân thủ

hết sức chặt chẽ về qui trình và tiến độ thực hiện. Nói cách khác Học viện đã đột
phá vào hình thức khó nhất làm cơ sở cho sự phát triển ổn định lâu dài sau này.
Cách làm đó giống như dạng thức “đi tắt đón đầu” của quá trình cơng nghiệp hóa
đất nước của nước ta những năm 90 của thế kỷ trước.
Có thể thấy rõ điều này khi lật lại những diễn biến của quá trình triển khai
thực hiện nhiệm vụ trên giao về đào tạo sau đại học 20 năm qua.
Bộ Quốc phòng ra chỉ thị về đào tạo cán bộ khoa học có trình độ sau đại
học trong quân đội (chỉ thị số 244/QP ngày 25 tháng 2 năm 1985) trong điều kiện
Nhà nước đã triển khai đào tạo trên đại học trong nước được 10 năm (quyết định
224/TTg của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 24 tháng 5 năm 1976). Nhưng với
các học viện, nhà trường qn đội thì đó là vấn đề hết sức mở mẻ. Chấp hành chỉ
thị của Bộ Quốc phòng Học viện Chính trị quân sự triển khai hoạt động đào tạo
sau đại học trong điều kiện có rất nhiều khó khăn phức tạp. ở vào thời điểm đó,
Học viện chưa được Nhà nước chính thức giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học; số
cán bộ khoa học của Học viện được đề nghị phong học hàm giáo sư, phó giáo sư
vẫn chưa có quyết định chính thức; số phó tiến sĩ được đào tạo ở Liên Xơ về cịn
ít ỏi; mọi qui trình, thủ tục, bước đi, cách thức tiến hành về loại hình đào tạo này
đối với Học viện còn hết sức mới. Song với tinh thần triệt để chấp hành chỉ thị
của cấp trên, Học chiện Chính trị quân sự đã tích cực, chủ động triển khai nhiệm
vụ, vừa làm vừa giải quyết các thủ tục pháp lý, vừa tranh thủ sự giúp đỡ của trên,
của các cơ sở đào tạo sau đại học đi trước, Học viện vẫn quyết tâm mở lớp
nghiên cứu sinh đầu tiên. Đưa ra một quyết định như vậy trong thời điểm đó,
8


lãnh đạo, chỉ huy Học viện phải có tư duy chính trị đúng, thực sự đã có tầm nhìn
xa - một cách nhìn mang tầm chiến lược, một quyết định mạnh dạn và táo bạo,
song rất đúng đắn và chính xác mà khơng hề có biểu hiện duy ý chí. Ngày 28
tháng 5 năm 1985, sau một thời gian chuẩn bị tích cực, lớp nghiên cứu sinh khố
1 được tổ chức thi tuyển và kết thúc thắng lợi cuối năm 1991. Thành cơng của

lớp nghiên cứu sinh khố 1 là kết quả của sự tích cực chủ động trong triển khai
học động đào tạo sau đại học, làm cơ sở cho những quyết định sau này về tổ
chức tuyển sinh đào tạo hàng năm, mở rộng qui mô, đa dạng hố các hình thức
đào tạo…mới có được kết quả như hơm nay. Có thể nói đây là bài học kinh
nghiệm quý, tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài và mang tính bền vững. Thực tiễn
đào tạo sau đại học 20 năm qua cho thấy hết sức rõ ràng một điều là, nếu khơng
dội phá ngay vào hình thức khó khăn phức tạp nhất thì đào tạo sau đại học ở
Học viện khơng thể có sự phát triển vừa nhanh về quy mô, vừa ổn định về chất
lượng như hiện nay.
Sau 20 năm, đào tạo sau đại học ở Học viện đã có sự phát triển mạnh và các
lực lượng tham gia vào q trình này đã có sự trưởng thành nhiều mặt. Song bài
học về chọn khâu đột phá trong lựa chọn hình thức đào tạo vẫn giữ nguyên giá trị có
ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn hết sức quan trọng trong thời gian tới. Có thể nói đây là
bài học về lựa chọn hướng đột phá chủ yếu - một trong những vấn đề thuộc nghệ
thuật quan sự được vận dụng và lĩnh vực giáo dục đào tạo ở Học viện và đã
thành công.
Về lựa chọn khâu đột phá trong nâng cao chất lượng đào tạo, nổi lên một số
vấn đề rất đáng chú ý. Tuy chưa phải là một cơ sở đào tạo sau đại học có bề dày
về thời gian triển khai thực hiện nhiệm vụ (mới chỉ 20 năm), song qua thực tiễn
tổ chức đào tạo đồng thời tranh thủ học tập kinh nghiệm của các cơ sở khác, Học
viện sớm nhận thức được rằng, trong các yếu tố cấu thành chất lượng đào đào tạo
sau đại học, nội dung, chương trình đào tạo là nhân tố có vị trí quan trong hàng
9


đầu, là khâu đột phá trong nâng cao chất lượng đào tạo. Học viện đã hiện thực hóa
nhận thức đó bằng việc thường xuyên chỉ đạo việc rà soát nội dung, chương trình,
xác định quy trình đào tạo coi đó là nhiệm vụ chun mơn, trách nhiện chính trị
thường xun của các Khoa và Bộ mơn.
Thực tiễn qua các khóa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, cùng với theo dõi tình hình

thực hiện nhiệm vụ được giao ở số học viên ra trường đang công tác tại các
Khoa, Bộ môn, đồng thời qua các cuộc tọa đàm trao đổi giữa Học viện, đội ngũ
cán bộ giảng dạy, với các học viên cao học và nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp, Học
viện thấy để nâng cao chất lượng đào tạo nhất thiết phải thường xuyên đổi mới
nội dung, chương trình đào tạo của các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại
Học viện.
Từ nhận thức trên, những năm qua lãnh đạo và chỉ huy Học viện đã chỉ đạo
cơ quan chức năng – Phòng Sau đại học và các khoa giáo viên, tiến hành nhiều
lần việc tổng rà soát cương trình đào tạo các chuyên ngành, kết hợp vớ chủ
trương của Bộ Giáo dục -đào tạo, đã thực hiện việc đổi mới nội dung, chương
trình đào tạo từ từng bước đến khá cơ bản. Chỉ tính từ năm học 1995-1996 đến
nay đã 5 lần tiến hành rà soát và đổi mới như vậy. Cứ mỗi lần triển khai lại thấy
có sự hợp lý hơn xét từ góc độ mối quan hệ giữa nội dung, chương trình với mục
tiêu đào tạo, đồng thời qua thực tiễn giảng dạy lại thấy xuất hiện những vấn đề
mới đồi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu đổi mới. Gần đây nhất là việc đổi mới nội
dung, chương trình xuất phát từ việc chuyển từ giảng theo chủ đề sang giảng
theo chuyên đề và nhóm chuyên đề. Bài học kinh nghiệm này cho thấy phải chọn
đúng khâu đột phá đồng thời phải phát hiện ra những đòi hỏi khách quan làm nẩy
sinh những yêu cầu, những bức xúc cần giải quyết để thực hiện các nội dung cần
giải quyết thuộc khâu đột phá đó.

10


4/. Chủ động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và cán bộ có
trình độ cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông qua đào tạo sau đại học - Bài học
về nhận thức đúng quy luật phát triển của một trường đại học trong điều kiện
mới của đất nước.
Bất cứ một cơ sở đào tạo đại học nào muốn khơng rơi vào tình trạng lạc
hậu, hồn thành được nhiệm vụ trong điều kiện đất nước đổi mới, nhất định đều

phải xây dựng được đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học có trình độ
cao, đủ năng lực hồn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Có thể giải quyết yêu
cầu đó bằng nhiều biện pháp, trong đó tích cực nhất, chủ động nhất vẫn là cách
tự mình giải quyết khơng thể trơng chờ, ỷ lại, hoặc dựa dẫm vào trên. Học chiện
Chính trị quân sự đã sớm nhận ra vấn đề có tính quy luật đó và đã chọn giải pháp
tuy gian nan, vất vả nhưng bảo đảm tính chủ động và thực sự có tính khả thi
trước địi hỏi ngày càng cao về đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học các chuyên
ngành khoa học xã hội nhân văn quân sự đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội về
chính trị và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của bản thân Học viện.
Muốn vậy, phải tự đào tạo lấy thông qua đào tạo sau đại học. Như vậy, đào tạo
cán bộ có trình độ sau đại học vừa là đòi hỏi tất yếu của nhiệm vụ xây dựng quân
đội về chính trị, vừa là nhu cầu thiết thân của bản thân Học viện. Muốn phát triển
nhanh, muốn tự khẳng định vị thế hoàn thành các nhiệm vụ được giao phải tạo ra
được nguồn lực nội sinh của chính mình. Do đó, Học viện phải sớm mở hoạt
động đào tạo sau đại học.
Nét đặc trưng nổi bật của Học viện trong nắm quy luật phát triển của giáo
dục và thể hiện một trình độ nghệ thuật trong tổ chức chỉ đạo đào tạo sau đại học
là Học viện đã có những biện pháp tích cực, chủ động và bước đi thích hợp mạnh
dạn nhưng thận trọng, táo bạo ở bước thử nghiệm, đột phá, khi có các điều kiện
chủ quan và khách quan chín muồi thì kiên quyết chuyển hướng sang đào tạo

11


thường xun, mở rộng qui mơ, loại hình, tạo ra sự phát triển nhảy vọt. Nếu từ
năm 1987 đến 1991, Học viện chỉ làm được một khoá nghiên cứu sinh, thì từ
năm 1992 đến nay, mỗi năm tuyển đều đặn một khoá (từ 12 đến 15 nghiên cứu
sinh), cá biệt có lớp lên đến 20. Nếu năm 1993, mở lớp cao học đầu tiên (2
chuyên ngành với 13 học viên), thì từ năm 1994, mỗi năm tuyển sinh một khố
từ 20 đến 25 học viên. Từ năm 1996 trở đi qui mơ tăng lên, hiện nay đều đặn mỗi

khố trên 50 học viên và đến nay đã có 7 chuyên ngành đào tạo cao học. Nếu
năm 1987, khi bắt đầu triển khai đào tạo sau đại học, Học viện không đột phá
ngay vào loại hình đào tạo chính qui (tập trung dài hạn) để tạo ra nền nếp đào tạo
theo qui chế quốc gia và rèn luyện đội ngũ sư phạm - khoa học trong điều kiện
khó khăn nhất, thì đến năm 1992 sẽ không thể chuyển nhanh sang chế độ tuyển
sinh hàng năm và đương nhiên cũng khơng có điều kiện để mở rộng sang các
hình thức đào tạo khác như: đào tạo ngắn hạn, tại chức, cũng như mở đào tạo cao
học như đã nói ở trên.
Chính nhờ tự đào tạo lấy cán bộ có trình độ sau đại học, Học viện đã xây
dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, có trình độ cao trong một
thời gian không dài, tạo thành vốn cán bộ quí, nguồn nội lực quan trọng để Học
viện tiếp tục phát triển trong điều kiện mới. Hai mươi năm qua, Học viện khơng
những hồn thành tốt nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ khoa học các chuyên
ngành khoa học xã hội và nhân văn cho quân đội mà còn tạo cho mình tiềm lực
nội sinh mới. Đó là tiềm lực sư phạm - khoa học, đặt nền móng vững chắc cho
việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở Học viện trong những thập niên đầu
của thế kỷ XXI.
5. Giải quyết đúng mối quan hệ giữa đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng,
tiếp tục bồi dưỡng sau quá trình đào tạo - Bài học khơng mới nhưng là công
việc nhất thiết phải làm để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học của
Học viện.
12


Đào tạo sau đại học nói chung, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học nói
riêng là đào tạo những chun gia có trình độ chun sâu về chun mơn, đồng
thời cũng là bồi dưỡng về phương pháp công tác nghiên cứu khoa học - cái nền
cơ bản để thích ứng với các nhiệm vụ được giao sau này trong khn khổ người
làm khoa học.
Như vậy, mục đích của đào tạo sau đại học ở Học viện chính trị quân sự là

đào tạo những người làm công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở bậc đại
học trong tương lai chứ khơng có mục đích đào tạo những cán bộ lãnh đạo, chỉ
huy, quản lý. Mặc dù, trong quá trình phát triển sẽ có những người sau này trở
thành những cán bộ chỉ huy, lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị. Song điều đó
khơng đồng nghĩa với việc đi dào tạo nghiên cứu sinh để sau này làm công tác
lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, theo cách nghĩ của một số người khi đang làm nghiên
cứu sinh đã băn khoăn vì ra trường về đơn vị cũ các “ghế” đã có người ngồi hết,
nên giảm sự chuyên tâm vào việc học tập nghiên cứu, xây dựng luận án. Với
quan niệm đó có một số vấn đề cần giải quyết dối với người học trong quá trình
dào tạo và sử dụng sau khi tốt nghiệp, đó là:
Trong q trình đào tạo cần làm cho người học nhận thức đúng mục tiêu
đào tạo, có động cơ học tập đúng đắn, để người học chuyên tâm vào nắm vững
những vấn đề chuyên môn, giúp cho hoạt động nghiên cứu khoa học sau này.
Bằng nhiều biện pháp cần phải làm thay đổi tư duy của người học từ hướng tư
duy học sau đại học để về làm cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đơn vị, cơ quan
sang hướng tư duy học để về làn cán bộ giảng dạy, hoặc cán bộ nghiên cứu khoa
học. Để làm được điều đó cần phải bắt đầu từ chính sách đãi ngộ đối với người
làm công tác nghiên cứu khoa học sao cho không thấp hơn đối với cán bộ lãnh
đạo, chỉ huy, quản lý. Một trong những nguyên nhân chúng ta thiếu những cán
bộ khoa học giỏi là vì khi được đào tạo người học chưa dốc tồn bộ sự nỗ lực
của mình vào nắn nội dung chuyên môn. điều này cho phép lý giải vì sao có
13


nhiều nhiều nghiên cứu sinh sau tốt nghiệp, có bằng tiến sĩ hẳn hoi, thậm chí bảo
vệ luận án có nhiều phiếu suất sắc, đã không phát huy được năng lực chun
mơn sâu tương ứng với trình độ đào tạo cả trong giảng dạy và nghiên cứu khoa
học.
Xét vấn đề từ góc độ là người được cử đi học thì như vậy, cịn từ góc độ
trách nhiệm của tổ chức thì như thế nào? Cơng tác quản lý đội ngũ cán bộ khoa

học sau đào tạo cần được làm tốt hơn ở khâu bồi dưỡng. Trong tiếng Nga, thuật
ngữ “кандидат” được hiểu khơng chỉ là phó tiến sĩ (nay ta gọi là tiến sĩ) mà còn
được hiểu là “dự bị khoa học”. Điều đó cho thấy, sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ,
người cán bộ khoa học cần được tổ chức tiếp tục quan tâm bồi dưỡng để có cơ
hội (ở góc độ này đối với người cán bộ chính là các cơ may xã hội) để họ nắm
lấy, tiếp tục vươn lên trở thành những cán bộ khoa học thực thụ. Việc tự bồi
dưỡng phải được tiến hành từ hai phía, bản thân người cán bộ và từ phí tổ chức.
Học viện cần mạnh dạn giao cho những tiến sĩ mới bảo vệ song luận án các cơng
trình nghiên cứu để họ tự khẳng định năng lực của mình qua hoạt động nghiên
cứu khoa học. Ngồi ra, việc sắp xếp cán bộ được làm công việc phù hợp với
chun mơn đào tạo của mình. Hiện tồn Học viện đã có 28 Giáo, Phó giáo sư,
120 tiến sĩ. chắc chắn rằng chúng ta đã khơng cịn khó khăn như những năm
trước trong việc bố trí cán bộ theo các công việc phù hợp với chuyên ngành được
đào tạo, Phải thẳng thắn nói rằng đây là vấn đề cịn có những bất cập, chưa được
giải quyết tốt ở Học viện thời gian qua, nhìn từ góc độ cơng tác bồi dưỡng cán
bộ khoa học sau đào tạo. Tới đây cần có những đổi mới cả ở cách nghĩ và cách
làm nếu khơng chắc chắn tình hình chưa thể được cải thiện.
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ khoa học là nội dung của cơng tác cán bộ nói
chung, nhưng là một công việc mang nhiều nét đặc thù. Những bài học rút ra từ
kinh nghiệm của 20 năm đào tạo sau đại học mà tác giả của nó có thời gian khá
dài làm cơng tác quản lý q trình đào tạo này khơng nhằm mục đích gì ngồi
14


mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học ở Học viện
trong thời gian tới.

15




×