TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài:
TRÌNH BÀY LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN VỀ QUY
LUẬT GIÁ TRỊ VÀ LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp học phần
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hiếu
Nguyễn Thị Lan Anh
11190369
Kinh tế chính trị Mác – Lênin_(120)_12
Hà Nội, tháng 10 năm 2020
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................3
1. Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về quy luật giá trị.........................................................4
1.1. Nội dung của quy luật giá trị.......................................................................................4
1.1.1. Biểu hiện nội dung quy luật giá trị trong sản xuất................................................4
1.1.2. Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong trao đổi..........................................5
1.2. Tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế hàng hóa.........................................5
1.2.1 Điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hố...............................................................6
1.2.2 Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động xã hội...........7
1.2.3 Phân hoá những người sản xuất thành người giàu, người nghèo..........................7
2. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.............................................................................................8
2.1. Quy luật giá trị và giá gà Việt Nam.............................................................................8
2.2. Quy luật giá trị và ngành du lịch Việt Nam...............................................................10
2.3. Quy luật giá trị và ngành y tế Việt Nam.....................................................................11
KẾT LUẬN..........................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................14
2
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đã biết được quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản và quan trọng nhất
của sản xuất và trao đổi hàng hố. Đó là cơ sở của mọi nền tảng kinh tế, thể hiện sự chi
phối của nó trong q trình sản xuất, phân phối, trao đổi, làm sao cho các quá trình đó phù
hợp với những đặc điểm tiêu dùng và tích trữ xã hội. Do đó mà ở đâu có sản xuất và trao
đổi hàng hố thì ở đó có sự xuất hiện của quy luật giá trị. Mọi hoạt động của các chủ thể
kinh tế trong sản xuất và lưu thơng hàng hóa đều chịu sự tác động của quy luật này.
Nhận thức được tầm quan trọng của quy luật giá trị, em quyết định chọn đề tài
“Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về quy luật giá trị và liên hệ với thực tiễn ở Việt
Nam.” với mong muốn được hiểu và làm rõ hơn về vấn đề này.
Với tầm hiểu biết có hạn, em chưa thể phân tích một cách triệt để vấn đề này. Do
vậy, trong q trình làm bài tiểu luận này chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót.
Bản thân em rất mong nhận được những ý kiến góp ý từ cơ để bài tiểu luận của em được
hoàn thiện nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
1. Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản
chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa.
Chừng nào cịn sản xuất và trao đổi hàng hố thì chừng đó cịn quy luật giá trị.
1.1. Nội dung của quy luật giá trị
Quy luật giá trị địi hỏi việc sản xuất và lưu thơng hàng hố phải dựa trên cơ sở hao
phí lao động xã hội cần thiết, cụ thể là:
1.1.1. Biểu hiện nội dung quy luật giá trị trong sản xuất
Trong sản xuất thì hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với hao phí lao động xã hội
cần thiết. Vì trong nền sản xuất hàng hóa, vấn đề đặc biệt quan trọng là hàng hóa sản xuất
ra có bán được hay khơng. Để có thể bán được thì hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa
của các chủ thể kinh doanh phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội có thể chấp nhận
được. Mức hao phí càng thấp thì họ càng có khả năng phát triển kinh doanh, thu được
nhiều lợi nhuận, ngược lại sẽ bị thua lỗ, phá sản…
-
Người thứ nhất có thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần
thiết, thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị, nên thu được lợi nhuận nhiều hơn
lợi nhuận trung bình.
-
Người thứ hai có thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết,
thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị, nên họ thu được lợi nhuận trung bình.
-
Người thứ ba có thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần
thiết, vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị nên bị thua lỗ.
Đối với tổng hàng hóa
-
Khi tổng thời gian lao động cá biệt bằng tổng thời gian lao động xã hội cần thiết,
phù hợp với yêu cầu của quy luật giá trị, nên có tác dụng góp phần cân đối và ổn
định thị trường.
-
Khi tổng thời gian lao động cá biệt lớn hơn tổng thời gian lao động xã hội cần thiết,
hoặc khi tổng thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn tổng thời gian lao động xã hội cần
4
thiết, vi phạm quy luật giá trị nên dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu hàng hóa trên
thị trường.
Từ đó ta nhận thấy rằng, trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản
xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp (nhỏ hơn hoặc bằng)
với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được.
1.1.2. Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong trao đổi
Trong lĩnh vực trao đổi hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu tất cả các hàng hóa tham
gia trao đổi phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá. Chúng ta cần phải hiểu nguyên tắc
ngang giá một cách biện chứng. Ngang giá khơng có nghĩa là giá cả cụ thể của từng loại
hàng hóa phải ln ln ngang bằng với giá trị của nó. Ngang giá khơng phải là ngang
bằng. Ngang giá hiểu theo nghĩa tổng giá cả bằng tổng giá trị.
Quy luật giá trị bắt buộc những người sản xuất và trao đổi hàng hố phải tn theo
u cầu hay địi hỏi của nó thơng qua “ mệnh lệnh” của giá cả thị trường. Tuy nhiên trong
thực tế do sự tác động của nhiều quy luật kinh tế, nhất là quy luật cung cầu làm cho giá cả
hàng hoá thường xuyên tách rời giá trị, “biên độ” của sự tách rời này tùy thuộc vào quan hệ
cung – cầu hàng hóa và dịch vụ. Cụ thể, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả của hàng hóa sẽ
nhỏ hơn giá trị; khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả sẽ lớn hơn giá trị; khi cung bằng cầu, giá
cả bằng giá trị hàng hóa, trường hợp này xảy ra một cách ngẫu nhiên và rất hiếm.
Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục
giá trị hàng hóa. C.Mác gọi đó là vẻ đẹp của quy luật giá trị. Trong vẻ đẹp này, giá trị hàng
hoá là trục, giá cả thị trường lên xuống quanh trục đó. Đối với mỗi hàng hố, giá cả của nó
có thể cao thấp khác nhau, nhưng khi xét trong một khoảng thời gian nhất định, tổng giá cả
phù hợp với tổng giá trị của nó. Giá cả thị trường tự phát lên xuống xoay quanh giá trị là
biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị.
1.2. Tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế hàng hóa
Quy luật giá trị gồm ba tác động lớn đó là: Điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng
hố; Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, lực lượng
sản xuất xã hội phát triển nhanh; Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản
xuất hàng hoá thành kẻ giàu người nghèo.
5
1.2.1 Điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hố.
Thực chất điều tiết sản xuất của quy luật giá trị là tự phát phân bổ các yếu tố sản xuất
như: tư liệu sản xuất, sức lao động từ ngành này sang ngành khác, từ nơi này sang nơi
khác. Nó làm cho sản xuất hàng hoá của ngành này, nơi này được phát triển mở rộng,
ngành khác nơi khác bị thu hẹp, thông qua sự biến động giá cả thị trường. Từ đó tạo ra
những tỷ lệ cân đối tạm thời giữa các ngành, các vùng của một nền kinh tế hàng hoá nhất
định.
Quy luật canh tranh thể hiện ở chỗ: cung và cầu thường xuyên muốn ăn khớp với nhau,
nhưng từ trước đến nay nó chưa hề ăn khớp với nhau mà thường xuyên tách nhau ra và đối
lập với nhau. Cung luôn bám sát cầu, nhưng từ trước đến nay khơng lúc nào thỏa mãn
được một cách chính xác.
Chính vì thế thị trường xảy ra các trường hợp sau đây:
-
Khi cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị hàng hoá, trường hợp này xảy ra một
cách ngẫu nhiên và rất hiếm.
-
Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy, lãi cao.
Những người đang sản xuất những loại hàng hoá này sẽ mở rộng quy mô sản xuất
và sản xuất hết tốc lực; những người đang sản xuất hàng hoá khác, thu hẹp quy mơ
sản xuất của mình để chuyển sang sản loại hàng hoá này. Như vậy tư liệu sản xuất,
sức lao động được chuyển vào ngành này tăng lên, cung về loại hàng hoá này trên
thị trường tăng lên.
-
Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị, hàng hố ế thừa, bán khơng chạy,
có thể lỗ vốn. Tình hình này bắt buộc những người đang sản xuất loại hàng hóa này
phải thu hẹp quy mơ sản xuất, chuyển sang sản xuất loại hàng hố có giá cả thị
trường cao hơn; làm cho tư liệu sản xuất, sức lao động và tiền vốn ở hàng hoá này
giảm đi.
Thực chất điều tiết lưu thông của quy luật giá trị là điều chỉnh một cách tự phát khối
lượng hàng hóa từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung
nhỏ hơn cầu, tạo ra mặt bằng giá cả xã hội. Giá trị hàng hố mà thay đổi, thì những điều
kiện làm cho tổng khối lượng hàng hố có thể tiêu thụ được cũng sẽ thay đổi.
-
Nếu giá trị thị trường hạ thấp thì nói chung nhu cầu xã hội sẽ mở rộng thêm và
trong những giới hạn nhất định, có thể thu hút những khối lượng hàng hoá lớn hơn.
6
-
Nếu giá trị thị trường tăng lên thì nhu cầu xã hội về hàng hoá sẽ thu hẹp và khối
lượng hàng hoá tiêu thụ cũng sẽ giảm xuống.
Cho nên nếu cung cầu điều tiết giá cả thị trường hay nói đúng hơn điều tiết sự chênh
lệch giữa giá cả thị trường và giá trị thị trường thì trái lại chính giá trị thị trường điều tiết
quan hệ cung cầu, hay cấu thành trung tâm, chung quanh trung tâm đó những sự thay đổi
trong cung cầu làm cho những giá cả thị trường phải lên xuống.
1.2.2 Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động xã hội.
Để tránh bị phá sản, giành được ưu thế trong cạnh tranh và thu hút được nhiều lãi,
từng người sản xuất hàng hóa đều tìm mọi cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, ứng
dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để giảm hao phí lao động cá biệt
của mình, giảm giá trị cá biệt của hàng hóa do mình sản xuất ra. Từ đó làm cho kỹ thuật
của tồn xã hội càng phát triển lên trình độ cao hơn, năng suất càng tăng cao hơn.
Như thế là chúng ta thấy phương thức sản xuất tư liệu sản xuất luôn bị biến đổi, dẫn
đến sự phân cơng tỉ mỉ hơn dùng nhiều máy móc hơn, lao động trên một quy mô lớn đưa
đến lao động trên một quy mô lớn hơn như thế nào. Đó là quy luật ln hất sản xuất ra con
đường cũ và luôn buộc sản xuất phải làm cho sức sản xuất của lao động khẩn trương hơn.
Quy luật đó khơng gì khác mà là quy luật nhất định giữ cho giá cả hàng hố ngang bằng
với chi phí sản xuất của chính hàng hố đó, trong giới hạn của những biến động chu kì của
thương mại.
Theo Mác thì trong sự vận động bên ngoài những tư bản, những quy luật bên trong
của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành những quy luật bắt buộc của sự cạnh tranh,
rằng dưới hình thức đó đối với những nhà tư bản những quy luật biểu hiện thành động cơ
của những hoạt động của họ, rằng như vậy là muốn phân tích một cách khoa học sự cạnh
tranh thì trước đó phải phân tích tính chất bên trong của tư bản, cũng như chỉ người nào
hiểu biết sự vận động thực sự của các thiên thể tuy là các giác quan khơng thể thấy được,
thì mới có thể hiểu được sự vận động bề ngoài của những thiên thể ấy.
1.2.3 Phân hoá những người sản xuất thành người giàu, người nghèo.
Trong xã hội những người sản xuất cá thể, đã có mầm mống của một phương thức
sản xuất mới. Trong sự phân cơng tự phát, khơng có kế hoạch nào Sản xuất của những
người sản xuất cá thể gặp thất bại từ ngành này đến ngành khác. Trong nền sản xuất hàng
hoá, sự tác động của các quy luật kinh tế, nhất là quy luật giá trị tất yếu dẫn đến kết quả:
7
những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhiều vốn, có kiến thức và trình độ kinh
doanh cao, trang bị kỹ thuật tốt sẽ phát tài, làm giàu. Ngược lại khơng có các điều kiện
trên, hoặc gặp rủi ro sẽ mất vốn phá sản.
Quy luật giá trị đã bình tuyển, đánh giá những người sản xuất kinh doanh. Sự bình
tuyển tự nhiên ấy đã phân hố những người sản xuất kinh doanh ra thành người giàu người
nghèo. Người giàu trở thành ông chủ người nghèo dần trở thành người làm thuê. Lịch sử
phát triển của sản xuất hàng hoá đã chỉ ra là q trình phân hố này đã làm cho sản xuất
hàng hoá giản đơn trong xã hội phong kiến dần dần nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Sự phát triển chủ nghĩa tư bản, cùng sự bần cùng hoá của nhân dân là những hiện
tượng ngẫu nhiên. Hai điều đó tất nhiên đi kèm với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá
dựa trên sự phân công lao động xã hội. Vấn đề thị trường hồn tồn bị gạt đi, vì thị trường
chẳng qua chỉ là biểu hiện của sự phân cơng đó và của sản xuất hàng hoá. Người ta sẽ thấy
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản không những là có thể có mà cịn là sự tất nhiên nữa,vì
một khi kinh tế xã hội đã xây dựng trên sự phân cơng và trên hình thức hàng hố của sản
phẩm, thì sự tiến bộ về kỹ thuật khơng thể khơng dẫn tới chỗ làm cho chủ nghĩa tư bản
tăng cường và mở rộng thêm
2. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam
Như vậy, quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản và nắm vai trò quan trọng trong
nền kinh tế hàng hóa hiện nay. Sau đây, em xin đưa ra một số ví dụ liên hệ thực tiễn về tác
động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá của quy luật giá trị để làm sáng rõ hơn về tác
động này của quy luật giá trị đối với nền kinh tế hiện nay.
2.1. Quy luật giá trị và giá gà Việt Nam
Trong tháng 09/2019, ông Nguyễn Tấn Tam – một hộ chăn nuôi gà quy mô lớn tại
tỉnh Bình Dương – than thở: “Mỗi ngày tơi lỗ khoảng 200-270 triệu đồng vì gà cơng
nghiệp thời gian này rớt giá thê thảm”. Trang trại nhà ông nuôi 650.000 con gà, mỗi ngày
xuất bán khoảng 10.000 con gà lông trắng ra thị trường, trọng lượng 2,7-2,8 kg/con. Song,
gần một tháng nay, giá gà loại này giảm chỉ còn 12.000-13.000 đồng/kg, trong khi giá
thành sản xuất khoảng 24.000-25.000 đồng/kg. Tính ra, mỗi 1kg thịt gà khi xuất chuồng,
ông lỗ 12.000 đồng.
Với mức giá trên, người chăn nuôi gà lương phượng vẫn hòa vốn, chưa thua lỗ.
Còn với gà trắng, người nuôi đang lỗ nặng khi mỗi 1kg gà xuất bán ra thị trường họ lỗ ít
8
nhất 10.000 đồng. Ơng Nguyễn Văn Ngọc – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm
Đông Nam Bộ – thừa nhận, từ tháng 5, giá gà các loại tại khu vực Đơng Nam Bộ có dấu
hiệu sụt giảm. Hiện tại, giá gà lơng trắng chỉ cịn 12.000 đồng/kg, rẻ hơn cả giá rau ngoài
chợ. Trong khi, giá gà lương phượng dịp này giá cũng chỉ cịn 30.000 đồng/kg.
Ơng Ngọc lý giải, nguyên nhân khiến giá gà trong nước giảm mạnh là do thịt gà
nhập khẩu về Việt Nam quá nhiều. Trong khi nguồn cung gà nội địa cũng tăng lên vì người
dân bỏ ni lợn chuyển sang ni gà.
Thực tế, theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nơng sản (Bộ NN-PTNT), giai
đoạn từ 2016-2018, mỗi năm bình quân nước ta chỉ nhập khẩu khoảng 85-128 ngàn tấn thịt
gia cầm với kim ngạch nhập khẩu từ 80-116 triệu USD/năm. Song, riêng 7 tháng đầu năm
2019, Việt Nam nhập 87,8 ngàn tấn với kim ngạch nhập khẩu là 78,6 triệu USD.
Đơn vị này cũng nhận định, giá trứng và thịt gà trong thời gian qua ở mức thấp do dịch tả
lợn châu Phi khiến người chăn nuôi lợn chuyển sang nuôi gà, vịt thay thế dẫn đến nguồn
cung ngày một tăng, trong khi giá gà nhập khẩu về Việt Nam chỉ 18.000 đồng/kg, cạnh
tranh với thịt gà nội địa.
Về điều tiết sản xuất
Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rõ mặt thứ nhất của tác động đầu tiên trong quy
luật giá trị: tác động điều tiết sản xuất – thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên
thị trường mà yếu tố sản xuất được phân bổ thích hợp. Ở đây, giá gà giảm sẽ làm người
nông dân đang chăn nuôi gà với quy mô lớn phải chịu thiệt thòi khi bán gà với mức giá
này, nhẹ nhất là họ lãi được ít cịn nặng hơn đó là họ phải chịu lỗ vốn. Và để tránh gặp phải
tình trạng lỗ vốn này thì ngồi việc thu hẹp quy mô chăn nuôi gà, người nông dân đương
nhiên sẽ chuyển sang chăn ni con vật khác có giá trị cao hơn, chính điều này đã làm
giảm sức chăn nuôi gà, đồng thời cũng tạo thêm nguồn cung cấp các loại vật nuôi khác để
đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội hiện nay. Một số chủ trại gà do thua lỗ nặng nên đã
chuyển sang nuôi gia cơng cho các doanh nghiệp nước ngồi nhưng cũng đang gặp khó
khăn do các cơng ty nước ngồi cũng đang thua lỗ nặng. Từ đây ta đã có thể nhìn ra rằng
khơng những ngành chăn ni gà đã được điều tiết hợp lý mà các ngành chăn nuôi khác
cũng được điều chỉnh lại phù hợp với thị trường hàng hóa, với nhu cầu của người tiêu
dùng.
Về lưu thơng hàng hóa
9
Sự biến động về giá gà trên thị trường làm cho nguồn hàng biến động từ những nơi
có giá bán lẻ thấp (do người dân nuôi và trực tiếp bán) đến nơi có giá bán cao (do qua
nhiều khâu trung gian dẫn đến giá cả bị đội lên) và ngược lại.
Việc giá gà có sự chênh lệch giữa các địa phương đã ảnh hưởng đến việc lưu thông
mặt hàng này. Ở những nơi mà giá gà thấp, bị giảm mạnh, lượng tiêu thụ bị giảm sút thì sẽ
ít được tiếp tục cung cấp hơn. Và ngược lại ở những nơi mà giá gà cao, khá ổn định thậm
chí là tăng lên, lượng tiêu thụ lớn thì sẽ thu hút nguồn cung cấp hơn. Việc lưu thông sẽ theo
luồng từ nơi có giá gà thấp đến nơi có giá gà cao, ổn định. Khi ít được cung cấp thì ở
những nơi giá gà thấp đó, cung sẽ nhỏ hơn cầu từ đó sẽ đẩy giá gà tăng lên, khi giá gà tăng
thì sẽ lại thu hút lưu thơng nguồn cung cấp gà đi đến những nơi này nhiều hơn. Từ đó làm
cho lưu thông mặt hàng này được thông suốt.
Như vậy, biến động của giá cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về
kinh tế mà còn tác động điều tiết nền kinh tế hàng hóa và lưu thơng hàng hóa. Việc này
giúp cho cung và cầu ln hướng đến trạng thái cân bằng, ổn định, cân bằng thị trường, tạo
ra sự luân chuyển hàng hóa, phát triển các ngành nghề một cách đồng đều. Tuy nhiên
ngược lại sự chạy theo giá cả và lợi nhuận cũng sẽ dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực, một
số ngành nghề bị bỏ trống.
2.2. Quy luật giá trị và ngành du lịch Việt Nam
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARSCoV-2, diễn ra trên phạm vi toàn cầu và gây ra thiệt hại lớn trên tồn thế giới trong đó có
Việt Nam. Mọi ngành nghề hoạt động đều bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch này.
Trong mùa đại dịch Covid-19, du lịch chính là ngành chịu ảnh hưởng nặng nhất do
diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong một
cuộc họp báo vào ngày 03/03/2020, Bộ trưởng và Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ - Mai
Tiến Dũng đã thông tin rằng, ngành du lịch Việt Nam sẽ thiệt hại khoảng 7 tỷ USD vì
Covid 19, do lượng khách lưu trú tại các khách sạn giảm tới 60%. Trước tình hình đó, các
khách sạn đã có cách ứng phó với đại dịch này bằng cách đăng ký trở thành khu vực cách
ly người có nguy cơ nhiễm Covid-19.
Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, đến chiều 22/03/2020, đã có 145 cơ sở lưu trú
trên cả nước đăng ký làm cơ sở cách ly phòng dịch Covid-19 gửi danh sách về Tổng cục
Du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch). Các khách sạn được huy động vào việc cách ly từ
2- 5 sao, khi đăng ký có ghi mức giá ưu đãi cụ thể (gồm giá phòng ngủ và giá dịch vụ thiết
10
yếu). Tại Quảng Ninh - nơi đón các chuyến bay từ điểm nóng của dịch Covid-19 như
Trung Quốc, Hàn Quốc và châu Âu với hàng trăm công dân Việt Nam, người nước ngồi
về Cảng hàng khơng quốc tế Vân Đồn, đã có khơng ít khách sạn trở thành nơi lưu trú an
tồn, miễn phí cho du khách.
Bà Bùi Thúy Hạnh, giám đốc khách sạn Bảo Minh Radiant cảm thấy không hề
hối tiếc với quyết định để khách sạn thành điểm lưu trú cho những vị khách "đặc
biệt" nhất trong cuộc đời kinh doanh khách sạn. Đầu tháng 03/2020, khi TP Hạ Long
đề xuất hỗ trợ do địa phương đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm khu cách ly y tế cho
những hành khách nhập cảnh từ Hàn Quốc, bà đã nghĩ mình có thể góp chút cơng sức nào
đó cho công tác của tỉnh nhà. Nữ giám đốc cho rằng, trong hồn cảnh này, một doanh
nghiệp nhỏ cịn khó khăn thì một đất nước sẽ khó khăn đến nhường nào. Nếu có thể làm gì
giúp cho đất nước thì chúng tơi sẵn sàng", bà Hạnh chia sẻ.
Mỗi phịng của khách sạn này có giá từ 1,2-1,8 triệu/ ngày. Tính cả chi phí tiền ăn
cho du khách hàng ngày, ước tính số tiền mà doanh nghiệp này ủng hộ cơng tác phòng,
chống dịch Covid-19 khoảng 2,3 tỷ đồng. Bà khẳng định thời gian tới, nếu địa phương cần
thì khách sạn sẽ tiếp tục để phịng phục vụ cơng tác cách ly, phịng chống dịch, "Nếu có
500 phịng khách sạn thì tơi cũng sẽ dành cả 500 phịng để chống dịch", bà Hạnh chia sẻ.
Về điều tiết sản xuất
Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rõ tác động điều tiết sản xuất trong quy luật giá trị –
thông qua sự biến động của đại dịch Covid – 19 mà thị trường du lịch được phân bổ thích
hợp. Theo đó, nhiều khách sạn đã biết cách vận dụng quy luật giá trị vào cơng việc kinh
doanh của mình, họ đăng ký khách sạn là nơi cách ly tập trung có trả phí để hỗ trợ cơng
cuộc phịng dịch của Nhà nước với nhân viên khách sạn sẽ phục vụ “vòng ngồi”, cịn
nhân viên y tế sẽ tiếp xúc trực tiếp với người cách ly.
2.3. Quy luật giá trị và ngành y tế Việt Nam
Qua phần liên hệ với ngành du lịch Việt Nam nêu trên, trong thời gian đại dịch
Covis – 19 vừa qua, ngành y tế Việt Nam cũng đón nhận một sản phẩm mới đáp ứng kịp
thời cho thực trạng đất nước lúc bấy giờ từ tập đoàn Vingroup.
Ngày 03/04/2020 Tập đồn Vingroup cơng bố quyết định triển khai việc sản xuất
máy thở các loại (Xâm nhập và Không Xâm nhập) và máy đo thân nhiệt nhằm cung ứng
11
cho thị trường Việt Nam. Chỉ sau một ngày đêm các đơn vị đã tìm được rất nhiều đối tác
sẵn sàng chia sẻ thiết kế và các thông tin cần thiết để có thể bắt đầu triển khai.
Sau hơn 3 tuần công bố kế hoạch sản xuất máy thở phục vụ điều trị Covid 19, ngày
28/4/2020, Tập đoàn Vingroup đã hoàn tất và chuẩn bị đưa ra thị trường hai mẫu máy thở
xâm nhập có tỷ lệ nội địa hóa cao: VFS-410 và VFS-510. Với sự hỗ trợ tích cực của các
Bộ, ban ngành, các chuyên gia y tế và hãng Medtronic (Mỹ), VFS-410 và VFS-510 đảm
bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và giá trị sử dụng lâu dài trong điều trị hậu Covid.
Ngày 07/8/2020, Tập đoàn Vingroup đã bàn giao lô máy thở đầu tiên cho Bộ Y tế
phục vụ cơng tác phịng chống dịch COVID-19, gồm 3000 máy thở VSMART VFS-410 và
200 máy thở xâm nhập VFS-510. GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế
dự và thay mặt ngành Y tế tiếp nhận lô máy thở này.
Theo Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, khi bắt đầu đối phó với dịch COVID19, ngay từ đầu Vingroup đã hỗ trợ khoản viện trợ rất lớn, lên tới hơn 100 tỷ đồng cho việc
mua máy móc, mua sinh phẩm, mua máy thở tại thời điểm đó. Ngay sau đó, Bộ Y tế có bàn
và đề nghị với Vingroup, là làm thế nào có thể sản xuất máy thở tại Việt Nam.
Bởi chúng ta nhớ lại thời điểm đó, khi tất cả các nước phải giãn cách xã hội, và
chuỗi cung trên tồn cầu bị đứt gãy, khơng cịn khả năng cung ứng, cho dù có tiền thì tại
thời điểm đó cũng khơng thể mua được máy thở. Vì thế, có thể nói rằng, trong thời gian rất
ngắn, Tập đoàn Vingroup đã phối hợp với tất cả chuyên gia đầu ngành trên thế giới, sản
xuất ra máy thở Vsmart-310 khơng xâm nhập.
Về điều tiết sản xuất
Trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khi mà các nước trên thế giới
đều cấm biên, giãn cách xã hội, Vingroup đã tiếp thu và ứng dụng quy luật giá trị để giúp
ích rất lớn cho xã hội lúc bấy giờ đồng thời cũng phục vụ vào công việc kinh doanh của
doanh nghiệp mình. Họ là một trong những doanh nghiệp tiên phong hành động, quyết liệt
hỗ trợ cộng đồng ngay từ những ngày khởi phát đại dịch COVID-19. Tập đoàn đã tài trợ
cho ngành Y tế, các địa phương và đối tác hơn 900 tỷ đồng nhằm chung tay đẩy lùi dịch
COVID-19.
12
KẾT LUẬN
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và lưu thơng hàng
hóa. Sự ra đời và hoạt động của quy luật này gắn liền với sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
Ở đâu có sản xuất và lưu thơng hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị. Cơ
chế điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa chính là sự hoạt động của quy luật giá trị , sự
họạt động của quy luật giá trị được biểu hiện thông qua cơ chế giá cả. Thông qua sự vận
động của giá cả thị trường ta sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị. Giá cả thị
trường ta sẽ lên xuống xung quanh giá trị hàng hóa và trở thành cơ chế tác động của quy
luật giá trị. Cơ chế tác động của quy luật giá trị phát sinh khi tác dụng lên thị trường thông
qua cạnh tranh, cung – cầu, sức mua của đồng tiền.
Quy luật giá trị mang tính khách quan, khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
con người. Quy luật này vừa có tác động tích cực (điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hóa,
phát triển lực lượng sản xuất xã hội), vừa có tác động tiêu cực (tạo sự phân hóa giàu
nghèo). Do đó, cùng với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước ta cần có
những biện pháp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu tực để đảm bảo tính định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta cần vận dụng linh hoạt quy luật giá trị, hiểu rõ những tác động tích cực và
tiêu cực của nó trong nền kinh tế hiện nay để từ đó có những phương hướng, giải pháp
đúng đắn cho các lĩnh vực ở từng thời kì khác nhau.
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2019
2. Các website:
/> /> /> /> /> />
14