BÀI GIẢNG
QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN
Nhóm tác giả:
Nguyễn Phong Hải – Khoa KTTS
Nguyễn Trọng Lương – Khoa KTTS
Trần Văn Phước – Khoa NTTS
Nguyễn Lâm Anh – Khoa NTTS
Nha Trang, năm 2010
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỚI BỜ BIỂN 6
1.1. Các đặc điểm của đới bờ biển 6
1.1.1. Khái niệm. 6
1.1.2. Các quá trình ven biển 9
1.1.3. Tài nguyên vùng ven biển. 15
1.2. Chức năng của vùng ven biển 29
1.2.1. Các hoạt động tại vùng ven biển 29
1.2.2. Mâu thuẫn giữa các ngành 35
1.3. Các vấn đề của vùng ven biển 40
1.3.1. Môi trường và ô nhiễm môi trường 40
1.3.2. Suy thoái tài nguyên 43
1.3.3. Thiên tai 44
1.3.4. Sự cố môi trường 45
1.3.4. Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng 45
CHƯƠNG II: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN
BIỂN 50
2.1. Phát triển bền vững (PTBV) 50
2.1.1. Sự ra đời của thuật ngữ PTBV 50
2.1.2. Khái niệm. 51
2.1.3. Các nguyên tắc PTBV 51
2.1.4. Một số mô hình phát triển bền vững 52
2.2. Quản lý tổng hợp vùng ven biển (QLTHVVB) 54
2.2.1. Quản lý biển và hải đảo 54
2.2.2. Quản lý tổng hợp vùng ven biển (QLTHVVB) 57
2
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP 64
VÙNG VEN BIỂN 64
3.1. Những đặc điểm của một kế hoạch QLTHVVB 64
3.2. Chu trình QLTHVVB theo mô hình PEMSEA 64
3.2.1. Căn cứ xây dựng và triển khai chương trình QLTHVVB 65
3.2.2. Các giai đoạn chính của quá trình xây dựng và triển khai chương trình QLTHVVB 66
3.2.3. Các yếu tố cần thiết cho sự thành công của chương trình QLTHVVB 67
CHƯƠNG IV: CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QLTHVVB 69
4.1. Khái quát về công cụ hỗ trợ QLTHVVB 69
4.1.1. Công cụ quan trắc và quản lý dữ liệu 69
4.1.2. Công cụ phân tích và đánh giá 73
4.2. Một số công cụ đặc trưng 93
4.2.1. Xây dựng hồ sơ vùng bờ 93
4.2.2. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin tổng hợp (Integrated Informations Management
System - IIMS) 97
4.2.3. Công cụ truyền thông 100
CHƯƠNG V: QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM 104
5.1. Hiện trạng và nhu cầu quản lý tổng hợp vùng ven biển ở Việt Nam 104
5.1.1. Tình hình chung 104
5.1.2. Hiện trạng quản lý 104
5.1.3. Nhu cầu quản lý tổng hợp vùng ven biển ở Việt Nam 110
5.2. Thực tiễn hoạt động QLTHVVB ở Việt Nam 113
5.2.1. Xu hướng áp dụng quản lý tổng hợp vùng ven biển ở Việt Nam 113
5.2.2. Một số trường hợp điển hình 115
3
MỞ ĐẦU
Vùng ven biển (coastal area) là vùng chuyển tiếp giữa biển và lục địa, chịu tác động của sự
tương tác giữa thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển và khí quyển, hình thành nên sự đa dạng về
tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và giàu khoáng sản. Theo Cicin-Sain (2002) vùng ven
biển chỉ chiếm 20% bề mặt trái đất nhưng đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người
trên hành tinh chúng ta.
- Khoảng 50% dân số thế giới sinh sống trong phạm vi 200 km vùng ven biển (UN 2002).
- Mật độ dân số trung bình ở vùng ven biển vào khoảng 80 người/km
2
gấp đôi mật độ dân
số trung bình trên toàn thế giới (UNEP 2002).
- Trên 70% các thành phố đông dân nhất thế giới (hơn 8 triệu dân) nằm ở vùng ven biển
(IOC 1999).
Các hệ sinh thái ven bờ đóng góp 90% sản lượng thủy sản thế giới, sản sinh ra 25% năng
suất sinh học, và đóng góp gần 80% trong tổng số 13.200 loài cá biển. Thực sự các hệ sinh thái
đang gánh trách nhiệm làm sạch và bảo vệ môi trường vùng ven biển trước các hoạt động kinh tế
của con người. Do đó, vùng ven biển là quan trọng đối với các quốc gia có biển, trở thành tiền đề
cho sự phát triển đa ngành, đa mục tiêu, trong đó có thuỷ sản, du lịch, hàng hải, dầu khí
Tuy nhiên vùng này lại luôn chịu những sức ép rất lớn của các quá trình tự nhiên và các
hoạt động của con người, dẫn đến luôn biến động, thường bị suy thoái và ô nhiễm. Sự bùng nổ
dân số, sự mở rộng các đô thị và hình thành các đô thị mới ven biển; các chất thải từ nông nghiệp,
công nghiệp và rác thải sinh hoạt; ô nhiễm từ tàu bè hoạt động và các hoạt động khai thác dầu
khí; sự khai thác quá mức nguồn lợi thậm chí sử dụng các phương tiện khai thác có tính chất huỷ
diệt trong ngành thủy sản; sự tàn phá các hệ sinh thái; bão tố, lụt lội và các rủi ro thiên nhiên
cùng với sự dâng của mực nước biển do hiệu ứng nhà kính đã và đang xảy ra. Đồng thời xuất
hiện và ngày càng gia tăng các mâu thuẫn lợi ích trong việc sử dụng đa ngành như giữa giao
thông vận tải và du lịch, đa mục tiêu giữa phát triển kinh tế và bảo tồn, giữa khai thác và bảo vệ
các tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển.
Một điều dễ nhận thấy rằng mặc dù vùng ven biển chủ yếu phục vụ sự phát triển đa ngành,
nhưng cho đến nay hoạt động quản lý nó lại chủ yếu theo cách tiếp cận đơn ngành. Chính vì thế
không những không giải quyết được các mâu thuẫn lợi ích trong phát triển mà còn tiếp tục làm
gia tăng và phức tạp hoá các mâu thuẫn lợi ích đó. Suy cho cùng, cách quản lý như vậy sẽ không
đảm bảo tính bền vững của vùng ven biển. Thực tế đang đòi hỏi phải có phương thức quản lý
mới, với một khuôn khổ thống nhất và toàn diện cho các chính sách, kế hoạch và hành động quản
lý, nhằm đáp ứng hài hoà các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
4
trong một môi trường thân thiện. Đó chính là cơ sở ra đời của quản lý tổng hợp vùng ven biển đã
được đưa vào trong văn liệu khoa học thuộc chương 17, chương trình nghị sự 21 “hành trang loài
người bước vào thế kỷ 21” tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6, 1992.
Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông với chiều dài trên 3.260 km, có vùng biển rộng trên 1
triệu km
2
, trung bình khoảng 100 km
2
đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỉ lệ này của thế
giới), không một nơi nào trên đất nước ta lại cách xa biển hơn 500 km. Ven bờ có khoảng 3.000
hòn đảo lớn, nhỏ các loại, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ. Vùng ven biển Việt Nam có dân cư tập
trung khá đông đúc, với khoảng hơn 25 triệu người, bằng gần 31% dân số cả nước và khoảng hơn
13 triệu lao động (năm 2005). Dự báo đến năm 20l0, dân số vùng ven biển khoảng gần 27 triệu
người, trong đó lao động gần 18 triệu người; năm 2020, dân số khoảng trên 30 triệu người, trong
đó, lao động khoảng gần 19 triệu người. Vì vậy, vùng ven biển đã gắn bó mật thiết và ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mọi
miền đất nước.
Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước ta đã phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển
1982 (UNCLOS). Việc quản lý tổng hợp vùng ven biển phát triển theo hướng bền vững đã và
đang được các cấp chính quyền quan tâm. Quyết định 158 của Thủ tướng chính phủ ký ngày
9/10/2007 phê duyệt chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và duyên
hải Nam Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát nhằm
“Tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên, môi trường, phục vụ
phát triển bền vững các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung Bộ và Duyên
hải Trung Bộ thông qua áp dụng phương thức quản lý tổng hợp đới bờ”. Ngày 6/3/2009,
Chính phủ cũng đã phê chuẩn Nghị định 25 về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi
trường biển, hải đảo với 5 chương, 30 điều, làm cơ sở cho các hoạt động quản lý tổng hợp vùng
ven biển Việt Nam. Trong thực tế, quản lý tổng hợp vùng ven biển cũng đã được triển khai ở
một số địa phương Việt Nam những năm qua dưới hình thức các Dự án thí điểm với sự giúp đỡ
của chính phủ Hà Lan, chương trình Hợp tác Quản lý Môi trường khu vực biển Đông Á
(PEMSEA), cũng như tổ chức phi chính phủ Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng
(MCD) ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Rạn Trào (Khánh Hòa) đã bước đầu đạt được những thành
công nhất định và cần nhân rộng ra cả nước. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có nguồn nhân
lực được đào tạo bài bản, nắm vững kiến thức và các kỹ năng thực hiện chương trình quản lý
tổng hợp vùng ven biển.
Hiện nay việc giảng dạy môn học Quản lý tổng hợp vùng ven biển hoặc các kiến thức liên
quan đã được thực hiện ở một số Trường Đại học như ĐH KHTN Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh, ĐH Thủy lợi, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng. Trường Đại học Nha Trang cũng đã triển khai
giảng dạy môn học này cho sinh viên các ngành Quản lý Môi trường và Khai thác. Giáo trình
này được xem như tài liệu tham khảo nhằm cung cấp cho người đọc các kiến thức cơ bản dưới
5
dạng các mô đun về tầm quan trọng của vùng ven biển với các quá trình đang diễn ra dưới tác
động tự nhiên và con người, các khái niệm về phát triển bền vững và quản lý tổng hợp vùng
ven biển, một quy trình quản lý tổng hợp vùng ven biển với các công cụ hỗ trợ, và các vấn đề
quản lý tổng hợp vùng ven biển ở Việt Nam.
6
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỚI BỜ BIỂN
1.1. Các đặc điểm của đới bờ biển.
Phần này trình bày các quan điểm về giới hạn đới bờ / vùng ven biển trên thế giới cũng như
nước ta, các quá trình tự nhiên đang diễn ra và các nguồn tài nguyên phong phú ở vùng này.
1.1.1. Khái niệm.
Hầu hết các tài liệu hướng dẫn Quản lý tổng hợp đới bờ / vùng ven biển được xuất
bản đều đồng ý rằng vùng biển là khu vực có giao diện khá hẹp giữa biển và đất liền. Đó
là nơi các quá trình sinh thái phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau giữa đất liền và biển, các
tác động này diễn ra khá phức tạp và nhạy cảm. Có nhiều định nghĩa khác nhau về đới bờ
biển hoặc vùng ven biển, chẳng hạn như:
Đới bờ biển ( coastal zone)
Vê mặt lý thuyết, đới bờ biển (gọi tắt là đới bờ) là khu vực chuyển tiếp giữa lục địa
và biển, nơi thường xuyên xảy ra các tác động tương tác giữa quá trình sử dụng và biển,
giữa quá trình nội sinh và ngoại sinh. Đới này gồm có 2 phần: dải đất ven biển và dải biển
ven bờ. Chúng được phân cách với nhau bởi đường bờ biển. Ranh giới về phía đất liền
của đới bờ là rìa trong của các đồng bằng ven biển còn ranh giới về phía biển là rìa ngoài
thềm lục địa hoặc tương ứng đường đẳng sâu 200 m. Theo LOICZ (1995) thì đới bờ
chiếm khoảng 20% tổng diện tích bề mặt trái đất.
Đới bờ thường được hiểu như là nơi tương tác giữa đất và biển, bao gồm các môi
trường ven biển cũng như vùng nước kế cận. Thành phần của nó bao gồm các vùng châu
thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, các bãi biển và cồn cát, các rạn
san hô, rừng ngập mặn, đầm phá, và các đặc trưng ven biển khác. Khái niệm đới bờ biển
thường được xác định một cách không thống nhất, có sự khác nhau nhiều giữa các quốc
gia và thường dựa vào giới hạn pháp lý và ranh giới hành chính. Ngoài ra, còn có những
sai khác về địa văn, sinh thái và sinh kế giữa các vùng khác nhau, do đó không có một
định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về vùng ven biển. Thay vào đó, có nhiều định nghĩa
bổ sung phục vụ cho những mục đích quản lý khác nhau. Ví dụ, ở một số nước Châu Âu,
đới bờ mở rộng ra tới vùng lãnh hải, một số nước khác thì lấy đường đẳng sâu làm giới
hạn. Còn về ranh giới đất liền thì cũng rất mơ hồ do tác động của biển và khí hậu có thể
vào đến vùng nội địa bên trong cũng như vùng đồng bằng rộng lớn.
Hiện nay vẫn đang tồn tại những khái niệm khác nhau về đới bờ/ vùng ven biển,
đặc biệt đối với việc xác định phạm vi địa lý của nó, chẳng hạn:
7
" phần đất liền chịu ảnh hưởng trực tiếp của các quá trình biển và phần biển hoặc
đại dương chịu ảnh hưởng trực tiếp của các quá trình lục địa” (Webster, 1994).
" phạm vi địa lý của đới bờ có thể bao gồm các vùng đất nằm cách đường bờ
khoảng 1 km về phía lục địa, nơi có rừng ngập mặn, các đầm nuôi thuỷ sản nước lợ, các
đầm lầy rừng chàm, các vùng cửa sông, các bãi cát, và các vùng khác chịu ảnh hưởng của
thuỷ triều, cũng như các vùng biển có ranh giới tương đương đường đẳng sâu 200m, nơi
có rạn san hô, bãi rong biển, các thảm cỏ biển và khu vực đáy mềm có thể kéo lưới quét
(NEPC, 1984)."
Vùng ven biển (coastal area)
Vùng ven biển là một phần nằm trong đới bờ biển, vùng này cũng bao gồm hai
phần: vùng đất ven biển (vùng ven biển) và vùng biển ven bờ (vùng ven bờ). Vùng này
cũng có những đặc tính tương tự như đới bờ biển. Qui mô lớn nhỏ của vùng bờ tuỳ thuộc
vào nhu cầu và khả năng quản lý (Nguyễn Chu Hồi).
Theo IUCN (1986), vùng ven biển “là vùng ở đó có đất và biển tương tác với nhau,
trong đó ranh giới về đất liền được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của biển đến đất và
ranh giới về biển được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của đất và nước ngọt đến biển”.
Ví dụ, theo dẫn chứng của Kay và Alder (1999), Đạo luật Quản lý và Bảo vệ vùng
bờ ở Queensland năm 1995 đã sử dụng định nghĩa vùng ven biển như sau:
- Bãi biển có nghĩa là vùng đất nằm giữa ngấn nước cao và thấp, tương ứng được phủ
và không phủ bởi thuỷ triều lên và xuống, vào lúc thuỷ triều cao nhất;
- Vùng bờ là toàn bộ khu vực bên trong và bên ngoài bãi biển;
- Quản lý vùng bờ bao gồm bảo vệ, bảo tồn, tái tạo, quản lý và phát triển bền vững các
hệ sinh thái;
- Tài nguyên vùng bờ gồm nguồn lợi tự nhiên và văn hoá;
- Vùng biển ven bờ là vùng biển Queensland cho đến giới hạn của thuỷ triều cực đại;
- Vùng đất ngập nước ven bờ bao gồm vùng đất ngập nước thuỷ triều, cửa sông, đầm
lầy, rừng ngập mặn, hồ hoặc dòng nước nhỏ ven bờ bất chấp việc chúng có bản chất mặn,
ngọt hay lợ.
- Vùng ven biển là: (a) vùng biển ven bờ; và (b) tất cả khu vực thuộc về hướng đất liền
của vùng ven biển mà trong đó có các đặc điểm tự nhiên, sinh thái, các quá trình tự nhiên,
các hoạt động con người ảnh hưởng, có khả năng ảnh hưởng đến đường bờ biển hay tài
nguyên vùng ven bờ.
Ranh giới vùng ven biển được xác định trên cơ sở thực tế bao gồm các khu vực và
các hoạt động liên quan đến vấn đề quản lý cần nhắm vào. Trong nhiều trường hợp, ranh
8
giới vùng đất và biển có một khoảng nhất định và thường gắn với các điểm mốc tự nhiên
chẳng hạn như mức nước thấp trung bình hay mức nước cao trung bình, đảo, mũi đảo
Qua nghiên cứu nhiều tài liệu và nhiều dẫn chứng khoa học liên quan đến vùng
ven biển cho thấy: vùng ven biển ở mỗi nước rất khác nhau, được xác định trên nhưng cơ
sở khác nhau và ranh giới xác định cũng khác nhau. Cụ thể, vùng ven biển của một số
nước như Hawaii, Brunei, Singapore… được thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Một số ví dụ về ranh giới vùng ven biển
Nước/ Bang Ranh giới trên đất liền Ranh giới trên biển
Rhode Island 200 bộ kể từ bờ biển Vùng lãnh hải (3 hải lý)
Hawaii Tất cả đất liền trừ các vùng có
rừng bảo vệ
Vùng nước của bang
Brunei Tất cả vùng đất liền và nước cách
mức nước cao trung bình 1km
Từ mức nước cao trung bình đến
200 m nước sâu
Singapore Toàn bộ đất liền Vùng lãnh hải và các đảo xa bờ
Sri lanka 300 m từ mức nước cao trung
bình
2 km từ mức nước thấp trung bình
Malaysia Ranh giới huyện 20 km từ bờ
(Nguyễn Mộng, 2005)
Nghị định 25 của Chính phủ về Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải
đảo ra đời ngày 6/3/2009 đã chỉ rõ: “Vùng ven biển là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển, bao
gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển được xác định theo ranh giới hành chính để quản lý.”
Từ 2 khái niệm “đới bờ biển” và “vùng ven biển” như đã trình bày ở trên
Nghị định
25 của Chính phủ về Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo ra đời ngày
6/3/2009 đã chỉ rõ: “Vùng ven biển là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển, bao gồm vùng biển
ven bờ và vùng đất ven biển được xác định theo ranh giới hành chính để quản lý.”
Chúng ta thấy rằng các đặc điểm của 2 vùng này là như nhau, khác nhau cơ bản là
phạm vi xác định. Bên cạnh đó, căn cứ vào Nghị định 25 của chính phủ về Quản lý tổng
hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Thuật ngữ “đới bờ” không được sử
dụng và thay vào đó là vùng ven biển. Vì vậy, trong bài giảng này, chúng tôi thống nhất
sử dụng thuật ngữ “vùng ven biển”.
9
1.1.2. Các quá trình ven biển
a) Khí động lực học
Trong quá trình khí động lực học, gió đóng vai trò trực tiếp bứt và vận chuyển các hạt cát.
Năng lượng để vận chuyển bùn cát phụ thuộc vào tốc độ gió và tương tác của gió với mặt biển. Bề
mặt và ma sát bề mặt làm thay đổi bản chất của dòng khí và quyết định tốc độ gió gần lớp mặt.
Lớp biên: Là một phần của tầng đối lưu bị thay đổi bởi quá trình tải. Theo Stull (1988), lớp
biên là một phần của tầng đối lưu, trực tiếp chịu ảnh hưởng của bề mặt trái đất chống lại các lực
bề mặt. Sự tải (nhiệt, ẩm, động lượng) diễn ra do chuyển động rối. Chuyển động rối, gió bão tác
động trên nền gió thường có thể hình dung như là các xoáy kích có cỡ khác nhau, chồng lên nhau.
Phần lớn chuyển động rối trong lớp biên sinh ra do các tác động từ mặt đất. Ví dụ sự đốt nóng
mặt đất của mặt trời tạo ra những luồng khí nóng bốc lên tạo thành các xoáy lớn. Ma sát dòng khí
thổi qua mặt đất là nguyên nhân hình thành các ứng suất trên bề mặt dưới dạng các chuyển động
rối. Các vật cản như cây cối, cồn cát làm chuyển hướng luồng gió và sinh rối tại khu vực ngay
sau vật cản. Khả năng vận chuyển vật chất trong chuyển động rối thường lớn hơn trong các
chuyển động khuếch tán phân tử. Tần suất khá cao của sự xuất hiện rối gần mặt đất là một trong
những đặc điểm phân biệt lớp biên với phần còn lại của khí quyển.
Lớp biên trong: Khi dòng khí bị thay đổi bởi ma sát mặt, nó cần một quãng đường để thích
nghi với bề mặt mới. Tại vùng chuyển tiếp do ma sát đó, hình thành lớp biên trong. Trong lớp
biên trong, dòng gió thích ứng được với bề mặt mới. Chiều cao của lớp biên trong tăng dần từ
điểm có sự chuyển tiếp ma sát bề mặt. Phía trên độ cao này, luồng gió vẫn thích nghi với bề mặt
trước khi có sự chuyển tiếp. Ở vùng đất có địa hình phức tạp, mặt cắt gió chứa một vài lớp biên
trong chồng lên nhau. Tốc độ gió theo chiều thẳng đứng sẽ khác nhau khi gặp địa hình này và nếu
bỏ qua ảnh hưởng của địa hình thì sẽ rất khó phân tích qui luật của gió và dẫn đến sai số lớn do
không xem xét đến ma sát bề mặt.
Mặt cắt gió: Gió trung bình đóng vai trò chính trong sự vận chuyển ngang (hay chuyển
động đối lưu). Ma sát làm tốc độ gió trung bình giảm đáng kể ở gần mặt đất. Trên một bề mặt
đồng nhất, vô hạn và ở điều kiện bình thường, mối quan hệ giữa tốc độ gió theo độ cao tuân theo
quy luật có tên gọi là “Luật tường chắn”. Vì tốc độ gió tăng theo logarit của độ cao nên mối quan
hệ này còn được gọi phân bố dạng logarit.
Dòng khí: Thường trên mặt đất, mặt cắt gió không có dạng chuẩn logarit và sự sai khác này
phụ thuộc vào địa hình và độ nhám bề mặt. Khi dòng khí đi ngang qua các cồn cát, phân bố tốc
độ gió từ chỗ ổn định khi ở trên bãi biển sẽ bị xáo trộn khi đi qua cồn cát. Các thay đổi của địa
hình làm tăng tốc độ gió trên đỉnh và mặt phía biển của các cồn cát, làm giảm tốc độ đó ở dưới
chân cồn cát cũng như mặt khuất gió của cồn cát. Sự tăng độ nhám về phía đất liền do mật độ
thực vật tăng cũng làm giảm tốc độ gió. Vì vậy, tốc độ gió dọc theo một mặt cắt sẽ rất khác nhau,
10
phụ thuộc vào mức độ tăng hay giảm của nó. Sự thay đổi này có vai trò quan trọng đối với vận
chuyển trầm tích do gió. Sự tăng hay giảm tốc độ gió còn phụ thuộc cả vào hướng gió. Nếu gió
vuông góc với cồn cát thì tác động của địa hình lên dòng khí đạt giá trị cực đại, nếu gió tác động
xiên góc với cồn cát thì tác động của cồn cát lên dòng khí sẽ bị giảm và vì vậy ảnh hưởng cuả nó
đến dòng khí sẽ nhỏ hơn. Những cồn cát cao có thể làm cho dòng khí bị chuyển hướng tạo ra gió
ở gần chân cồn cát và song song với nó. Trường hợp này, vận chuyển cát vào phía đất liền bị
giảm đáng kể.
b) Thủy động lực học
Các quá trình thuỷ động lực học có thể kể đến như sóng, thủy triều, mực nước và dòng
chảy, v.v.
Dòng chảy: Dòng chảy là sự chuyển động có hướng của các hạt nước. Vận tốc của dòng
chảy ngang thường được biểu diễn bằng knot (knot = hải lý/giờ). Đối với các dòng chảy có vận
tốc nhỏ người ta sử dụng đơn vị hải lý/ngày. Trong các nghiên cứu lý thuyết người ta quy ước
dùng đơn vị cm/s. Dòng chảy là vận động làm vận chuyển các khối nước và làm xáo trộn mạnh
các lớp nước biển và đại dương. Căn cứ vào các lực gây nên dòng chảy, chúng ta có thẻ chia
thành 3 nhóm chính là:
- Dòng chảy gradien, là dòng chảy gây nên bởi gradien ngang của áp suất thuỷ tĩnh xuất
hiện khi mặt biển nằm nghiêng so với mặt đẳng thế. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây nên độ
nghiêng của mặt biển có thể chia các dòng chảy gradien thành: Dòng chảy dâng rút, là dòng chảy
gây nên bởi sự dâng và rút nước dưới tác dụng của gió. Dòng chảy gradien áp lực, là dòng chảy
gây nên bởi thay đổi áp suất khí quyển. Dòng chảy bờ, là dòng chảy gây nên bởi sự dâng mực
nước ven bờ và các vùng cửa sông do nước sông chảy ra. Dòng chảy mật độ, là dòng chảy gây
nên bởi gradien ngang của mật độ nước. Nếu sự phân bố không đều của mật độ nước biển chỉ là
do sự phân bố không đều của nhiệt độ nước và độ muối gây nên, thì dòng chảy sinh ra sẽ được
gọi là dòng chảy nhiệt muối.
- Dòng chảy gió và dòng chảy trôi: Dòng chảy trôi do tác động kéo theo của gió gây nên,
còn dòng chảy gió thì do tác động của nguyên nhân nói trên và độ nghiêng mặt biển tạo nên dưới
tác dụng trực tiếp của gió và sự phân bố lại mật độ do dòng chảy trôi.
- Dòng triều là dòng chảy do lực tạo triều gây nên.
Sóng tạo ra gió địa phương và lừng là hiệu ứng của các quá trình nhiễu loạn trong biển.
Lưu ý là sóng không làm di chuyển các hạt nước và tại độ sâu bằng nửa bước sóng thì sóng coi
như không có. Sóng có năng lượng rất lớn, ước tính sóng dài với biên độ 7 mét tạo ra năng lượng
khoảng 1 triệu mã lực trên 1 km bờ biển. Đây là mối đe dọa cho môi trường và các hệ sinh thái
ven biển. Sóng được phân ra thành hai loại là sóng trạng thái biển và sóng lừng. Sóng trạng thái
biển được hình thành bởi trường gió cục bộ và thường khá dốc với độ dài bước gấp 10-20 lần độ
11
cao sóng. Khi sóng đã truyền càng xa khỏi nguồn (nơi tạo sóng) thì độ dốc của nó sẽ giảm. Lúc
đó, sóng trở nên thấp và bước sóng khá dài (bước sóng lớn gấp 30 – 500 lần độ cao sóng) và
được gọi là sóng lừng. Một nhóm sóng khác gọi là sóng triều. Loại sóng này được tạo bởi lực hút
của mặt trăng và mặt trời. Sóng triều thuộc loại sóng có bước sóng rất dài được hình thành từ đại
dương và có thể truyền vào vùng biển nông khiến mực nước biển dâng và rút một hoặc hai lần
trong ngày (còn gọi là thủy triều). Mực triều khác nhau đáng kể ở các nơi khác nhau trên trái đất.
Tại một số nơi, rất khó nhận ra dao động của thuỷ triều vì độ lớn rất nhỏ (Ví dụ như Địa Trung
Hải), trong khi ở một số nơi khác giá trị này có thể lên tới 7-10m (Ví dụ ở Anchorage, Alaska).
Nhóm sóng lớn nhất còn gọi là sóng thần, được hinh thành do động đất hoặc địa chấn dưới đáy
biển. Những con sóng này khá dài và chứa một năng lượng rất lớn. Sóng thần rất nguy hiểm vì rất
khó nhận biết khi ở ngoài khơi, nhưng tiến vào bờ với độ cao rất lớn, thời gian rất nhanh gây thiệt
hại rất lớn cho vùng ven biển.
Thủy triều là sự vận động vận động thường xuyên và có chu kỳ của các khối nước và đóng vai
trò hết sức quan trọng đối với đời sống, xã hội, kinh tế của con người và đối với sự sinh sản và phát
triển của các loại sinh vật, nó làm đa dạng hóa các hệ sinh thái và đa dạng sinh học ven biển.
Mực nước biển là một bề mặt hình ellipsoid bao quanh trái đất, tượng trưng cho độ cao của
biển và được dùng để lấy mốc về độ cao của vật thể trên trái đất. Đây là mực nước trung bình
tương đối tính trong toàn năm của một vùng biển được nhắm chọn theo qui định trong tiêu chuẩn
quốc gia của mỗi nước và có độ cao qui ước là "0 mét". Mực nước biển có ý nghĩa rất quan trọng
đối với đới bờ. Ngày nay, mối đe dọa lớn cho con người và các loài sinh vật là mực nước biển
đang dâng lên do hậu quả của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Hội nghị liên chính phủ về biến đổi
khí hậu do Liên Hợp Quốc tổ chức năm 2007 đã dự báo tới năm 2100, mực nước đại dương sẽ
dâng lên khoảng 18 đến 59 centimet. Những nghiên cứu gần đây hơn về tác động của hiện tượng
băng tan ở Nam Cực và đảo băng đã cho thấy mức tăng ước tính sẽ lên đến ít nhất một mét vào
cuối thế kỷ này. Những tác động mạnh trên diện rộng đó sẽ được nhân lên do tác động của bão
nhiệt đới cùng với việc thất thoát các khu rừng tự nhiên như hiện tượng các rừng đước, các hệ
sinh thái ven bờ bị mất dần đi.
Các quá trình động lực học và hình thái ở vùng ven bờ bị chi phối bởi hai hiện tượng chính
đó là gió và thủy triều. Gió trực tiếp vận chuyển cát ở các bãi cát khô và tạo sóng, dòng chảy vào
dao động mực nước, còn thủy triều thì tạo ra sự lên xuống tuần hoàn của mực nước và các dòng
thủy triều. Trong hầu hết các trường hợp, vận chuyển bùn cát và sự thay đổi địa hình và hình
dáng đường bờ được sinh ra trực tiếp do ảnh hưởng của gió và dòng chảy, mặc dù trong một số
trường hợp nhất địnhh, không thể không nói đến ảnh hưởng của gió.
Vận chuyển bùn cát mạnh nhất xảy ra ở vùng gần bờ, nơi sóng bị vỡ khi truyền vào vùng
nước nông. Khi sóng vỡ, năng lượng sóng bị phân tán và tạo nên chuyển động rối. Sóng làm tăng
mực nước trung bình tại vùng sóng vỡ gọi là sóng vỗ bờ. Một phần sóng dồn lên và rút xuống
12
theo độ dốc bờ. Khi sóng dồn lên, nước ngấm vào bãi cát và chảy xuống khi sóng rút, mang theo
bùn cát.
Phần đỉnh của sóng vỡ tạo ra sự vận chuyển nước vào bờ. Theo số liệu đo đạc, chuyển động
của nước vào bờ cân bằng bởi vận chuyển ra biển của lớp nước thấp hơn thường gọi là dòng
ngược. Về bản chất, dòng chảy từ bờ ra biển có thể xem là dòng do sóng dồn nước vào bờ gây
nên. Khi sóng truyền vào bờ với một góc xiên nào đó, hiện tượng sóng vỡ sẽ tạo ra dòng chảy
dọc bờ (còn gọi là dòng ven bờ).
Vận tốc quỹ đạo của sóng, dòng chảy và đặc biệt là chuyển động rối của nước trong vùng
sóng vỡ làm cho bùn cát bị bứt lên khỏi đáy và lơ lửng trong dòng nước. Dòng chảy sẽ mang bùn
cát theo hướng vuông góc với bờ biển. Dòng ngược từ bờ ra biển sẽ mang các hạt bùn cát lơ lửng
ra xa hơn. Một quá trình vận chuyển vào bờ khác xảy ra ở lớp sát đáy do tính không đối xứng của
chuyển động quỹ đạo sóng. Phía ngoài vùng sóng vỡ, tính không đối xứng của sóng cũng tạo nên
sự vận chuyển bùn cát vào bờ và trọng lực có thể là yếu tố cản trở quá trình đó.
Hình 1.1. Các dạng chuyển động chính của trầm tích trong mặt vuông góc với bờ (Kraus và
Horikwa, 1992)
Vận chuyển dọc bờ ở những vùng gần bờ chủ yếu được thực hiện bởi dòng chảy sóng và
gió sinh ra. Với độ cao khác nhau, sóng bị vỡ ở những độ sâu khác nhau, sinh ra dòng ven khá
liên tục và tạo ra phân bố bùn cát khác nhau trên hướng vuông góc với bờ trong quá trình vận
chuyển dọc bờ. Dòng triều kết hợp với chiều chuyển động quỹ đạo do sóng làm cho các hạt bùn
cát bứt lên khỏi đáy và sau đó vận chuyển dọc theo bờ.
Cân bằng giữa lượng bùn cát đến và lượng bùn cát ra khỏi mặt cắt nào đó phụ thuộc vào độ
sâu và hình dáng bờ biển. Sự mất cân bằng có thể là nguyên nhân dẫn đến các quá trình thay đổi
13
tự nhiên, chẳng hạn như sự hình thành các cồn cát ngầm hay các mũi đất nhô ra biển, hoặc do tác
động của con người. Ví dụ khi xây các công trình như kè mỏ hàn, đê chắn sóng thường gây bồi
phía trước trên đường vận chuyển của bùn cát và gây xói lở ở các đoạn bờ phía sau. Liên quan
đến các quá trình động lực, hình thái học này, cần phân biệt các tác động ngắn hạn và lâu dài.
Chẳng hạn,do sự thay đổi theo mùa của các điều kiện thuỷ lực, có thể xảy ra dao động của bờ
biển trong thời hạn ngắn, mà không nhất thiết áp dụng các biện pháp mang tính lâu dài.
Hình 1.2. Mức độ thay đổi của vị trí đường bờ (Terwindt và Kroon, 1993).
Sự ổn định lâu dài của bờ biển mang tính chất ổn định động với tình trạng bất ổn định ngắn
hạn thường xuyên xảy ra. Với các đoạn bờ biển thoải, hiện tượng xói xảy ra trong thời gian ngắn
và kéo dài liên tục. Điều này được minh hoạ trên hình 1.2.
c) Địa động lực học
Các quá trình địa động lực học do sự mất ổn định về địa chất như sụt lún, nâng lên của mặt
đất, động đất, hoá lỏng và trượt lở.
Sụt lún đất là hiện tượng rất nguy hại cho đời sống xã hội của loài người và phá vỡ sự cân
bằng sinh thái và đa dạng sinh học. Theo một nghiên cứu được công bố mới đây, 2/3 số châu thổ
lớn trên thế giới, nơi cư ngụ của gần nửa tỉ người đang có nguy cơ bị lún hoặc sẽ bị nước biển
nhấn chìm. Những phát hiện mới này dựa trên những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, 28 trong
số 33 châu thổ rộng nhất thế giới đã hứng chịu những trận lụt nghiêm trọng trong một thập kỷ
qua và gây ảnh hưởng xấu đến tổng số 260 ngàn km vuông diện tích châu thổ ven biển và con số
này sẽ tăng lên rất lớn trong thế kỷ này nếu mực nước biển dâng lên do tác động của biến đổi khí
hậu. Nguyên nhân chính gây lên hiện tượng sụt lún đất cơ bản là do hoạt động của con người như
khai thác khoáng sản, dầu mỡ, nước ngầm, xây đập ngăn nước. Ngoài ra, nó còn do địa chấn nên
làm thay đổi cấu trúc lòng đất và gây nên hiện tượng sụt lún.
14
Đất trồi hay còn gọi là sự nâng lên của bề mặt đất. Hiện tượng đất nâng lên xuất hiện nhiều ở
những khu vực băng tan nhiều. Hiện tượng này được giải thích là: khi khối lượng băng nặng đè lên
mặt đất, làm đất bị lún xuống, sau khi băng tan ra do khả năng tự đàn hồi của đất, đất được nâng lên
và dù mực nước biển tăng lên do băng tuyết tan ra, nhưng mức độ nước dâng thấp hơn mức độ đất
trồi. Vì thế đất trồi lên cao hơn. Hiện tượng đất trồi này xảy ra ở Juneau, thuộc Alaska (Mỹ). Ở một
số khu vực khác như Bangladesh, người ta điều chỉnh dòng nước từ thượng nguồn đổ ra những khu
vực thấp để lớp đất phù sa nâng cao lên và giảm ảnh hưởng của mực nước biển tăng cao. Còn ở
Alaska, các nhà khoa học đã ghi nhận trong vòng 200 năm qua đất đã được nâng lên 3m so với mực
nước biển. Hệ quả của đất trồi là làm nước biển rút xa làm tụt giảm mạch nước ngầm, làm khô các
dòng chảy và vùng đầm lầy, đất trồi lên từ nước và chiếm chỗ những vùng ẩm ướt. Hiệu ứng này
còn làm thay đổi giới hạn điền thổ khiến các cư dân tranh luận để biết xem ai sẽ sở hữu những diện
tích đất mới phát sinh này và sử dụng ra sao. Ngoài ra, nước băng tan mang theo các lớp cặn lắng
khiến các dòng chảy trở nên nông cạn hơn, hạn chế sự di chuyển của tàu bè. Điều quan trọng hơn là
những thay đổi về mặt địa hình này đe dọa các hệ sinh thái.
Động đất là hiện tượng do những địa mảng nằm kề cận và di chuyển theo những phương
hướng khác nhau với những vận tốc vài cm mỗi năm. Khi di chuyển, chúng có thể đâm xéo vào
nhau, một mảng sẽ chìm vào bên dưới mảng kia, hoặc chúng có thể di chuyển chèn ép bên nhau.
Ranh giới hay mặt tiếp xúc giữa hai địa mảng chính là nơi động đất xảy ra. Đai lửa Thái Bình
Dương (Pacific Ring of Fire), nơi mảng vỏ biển Pacific chìm bên dưới các vỏ lục địa Nam Mỹ, Bắc
Mỹ về phía bờ Đông; bên dưới vỏ lục địa Á châu về phía bờ Tây là nơi ghi nhận nhiều hoạt động
địa chấn cũng như núi lửa hiện nay. Hiện tượng động đất xảy ra làm ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển kinh tế, phá hủy các công trình nhân tạo và ít ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường.
Do các quá trình trên, diện mạo bờ biển luôn luôn bị thay đổi theo thời gian và không gian.
Sự tiến triển của địa mạo là kết quả tất yếu của những thay đổi của vận chuyển bùn cát theo
không gian và thời gian (Steetrel,1993). Khi sự vận chuyển bùn cát ít thì đáy biển sẽ nâng lên và
ngược lại khi vận chuyển trầm tích tăng thì nó sẽ bị xói mòn. Ở khu vưc bờ biển, sự tiến triển địa
mạo thường được phản ánh bằng sự thay đổi vị trí đường bờ mà là yếu tố quyết định cho việc tiến
hành các biện pháp, công trình chống xói lở bờ biển. Sự tiến triển địa mạo có thể phân thành hai
loại - dài hạn và ngắn hạn. Sự phân biệt rõ ràng giữa hai loại tiến triển này theo quan niệm thời
gian là không tồn tại. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sự xói lở bờ biển và những biện pháp bảo vệ
tương ứng, người ta thường nghĩ đến khoảng thời gian nào đó (có thể vài năm, có thể vài chục
năm hoặc hơn). Phạm vi thời gian đối với sự tiến triển ngắn hạn có thể rất khác nhau. Đôi khi, sự
thay đổi về địa mạo trong một cơn bão, một trận lũ lụt lại rất đáng kể, trong khi thay đổi điều kiện
sóng hàng năm lại chỉ có thể dẫn đến những thay đổi điạ mạo mang tính ngắn hạn (thay đổi theo
mùa). Để đưa ra được quyết định liên quan đến các biện pháp bảo vệ bờ biển, việc xem xét những
diễn biến dài hạn rất quan trọng, mặc dù quyết định đó được thực hiện đối với sự tiến triển ngắn
15
hạn. Ví dụ, bờ biển về lâu dài có thể bị xói lở, nhưng vị trí của đường bờ vẫn còn ổn định trong
những điều kiện bình thường. Tuy nhiên một cơn bão hay trận lũ lụt có thể gây ra những ảnh
hưởng tức thời, thu hẹp bãi biển hay gây xói lở các cồn cát ở mức không chấp nhận được; vì vậy
cần có ngay các biện pháp bảo vệ bờ biển. Điều này có nghĩa là xói lở bờ biển dài hạn sẽ làm cho
bờ biển không còn khả năng duy trì được sự thay đổi ngắn hạn. Rõ ràng, tổ hợp của sự xói lở gây
ra bởi cả các hình thức vận chuyển dọc bờ và giao bờ hoàn toàn có thể xảy ra. Nói chung, những
diễn biến bất lợi dài hạn diễn ra từ từ, nhưng liên tục (từng năm) gây ra tình trạng xói lở không
thể phục hồi của bãi biển và các cồn cát. Ngược lại với xói lở dài hạn, xói lở ngắn hạn diễn ra
không thường xuyên do sự kiện nguy hiểm ít xảy ra (như nước dâng do bão và các trận bão biển).
Hơn nữa, những thay đổi đáng kể của mặt cắt bờ biển trong trường hợp đó chỉ giới hạn ở những
phần trên cao của mặt cắt như bãi và cồn cát và chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Trong trường hợp không có sự thay đổi vận chuyển bùn cát dọc bờ hay tổng khối lượng bùn cát
nằm giữa hai mặt cắt sẽ không đổi, mặc dù có sự biến đổi mặt cắt sau bão do xói lở cục bộ trên bề
mặt cồn cát. Trong hầu hết các trường hợp, sự xói lở này chỉ tạm thời và mặt cắt bãi biển sẽ dần
đần được phục hồi sau bão mà về nguyên tắc ít nhiều ở dạng cân bằng.
d) Sinh thái động lực học
Các quá trình sinh thái động lực học mô tả những thay đổi xảy ra trong hệ sinh thái do các
quá trình như: quá trình động lực học (như tương tác khí quyển - biển hoặc sự vận chuyển bùn cát
do gió); quá trình thuỷ động lực học; quá trình hình thái động lực học (như tương tác giữa vận
chuyển bùn cát và các thay đổi địa hình đáy biển và hình thái đường bờ); quá trình địa động lực học
do sự mất ổn định về địa chất (như sụt lún, nâng lên của mặt đất, động đất, hoá lỏng và trượt lở).
1.1.3. Tài nguyên vùng ven biển.
a) Tài nguyên tự nhiên
Khái niệm
Toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên (như nguyên liệu, nhiên liêu, vật liệu do tự
nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và phục vụ đời sống), là
những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người. Tất cả những dạng vật chất khi chưa
được hiểu biết, khai thác, sử dụng thì chưa được gọi là tài nguyên tự nhiên mà chỉ là điều kiện tự
nhiên hay môi trường tự nhiên. Vì thế, tài nguyên tự nhiên mang tính chất xã hội và được xã hội
hoá. Như vậy, nguồn tài nguyên tự nhiên luôn luôn được mở rộng với sự phát triển của xã hội loài
người. Tài nguyên tự nhiên có thể thu được từ môi trường tự nhiên, được sử dụng trực tiếp như
không khí, nước, các loài sinh vật, thực vật có trong tự nhiên và cũng có thể sử dụng gián tiếp
thông qua các quá trình khai thác và chế biến như các loại khoáng sản, đất đai… để sản xuất ra các
sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.
16
Hằng năm, con người lấy ra từ môi trường tự nhiên khoảng 35 - 40 tỉ tấn nguyên vật liệu. Các
dạng tài nguyên tự nhiên chủ yếu bao gồm: các nguồn năng lượng (năng lượng mặt trời, năng
lượng gió, năng lượng thuỷ triều, nhiệt trong lòng đất), không khí, nước, đất đai, khoáng sản, sinh
vật, vv. Tài nguyên tự nhiên là tư liệu sản xuất bao quát nhất, là điều kiện không thể thiếu của hoạt
động sản xuất của xã hội.
Tài nguyên vùng bờ là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên hình thành và phân bố ở
trong vùng bờ. Lịch sử hình thành và phát triển loài người gắn liền với việc sử dụng tài nguyên
thiên nhiên. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhận thức về tài nguyên thiên nhiên
của con người cũng được thay đổi. Ban đầu, người ta quan niệm tài nguyên thiên nhiên là những
dạng vật chất cụ thể của tự nhiên mà con người có thể sử dụng để chế tác ra các vật dụng hàng
ngày phục vụ cho chính cuộc sống của họ. Đây là quan niệm được biết đến theo nghĩa hẹp và
hoàn toàn trực quan. Cho nên, chỉ những dạng vật chất nhìn thấy như cây cối, quặng hoặc chim,
thú mới được hiểu là tài nguyên. Còn những yếu tố không nhìn thấy được như các chức năng,
giá trị sinh thái và dịch vụ của một hệ tự nhiên nào đó thì không được xếp vào quan niệm trên
(Nguyễn Chu Hồi, 2003).
Quá trình phát triển của xã hội loài người, cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học và
công nghệ, quan niệm về tài nguyên thiên nhiên đã thay đổi và được hiểu theo nghĩa rộng. Quan
niệm mới cho rằng tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ các dạng vật chất hữu dụng cho con người,
cũng như các yếu tố tự nhiên mà con người có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để phục vụ
cho chính sự phát triển của họ. Theo quan niệm này, tài nguyên thiên nhiên cũng là những hợp
phần của môi trường tự nhiên và các dạng phi vật chất mà con người có thể sử dụng trực tiếp hay
gián tiếp. Như vậy, các dạng vật chất và các hợp phần của môi trường tự nhiên không hữu dụng
hoặc ngược lại có thể gây tác hại cho sự sống và phát triển thì không được quan niệm là tài
nguyên thiên nhiên (Ruth A. Eblen, 1994).
Tài nguyên tự nhiên phân bố không đồng đều trên trái đất. Một số nước có nguồn tài nguyên
phong phú và đa dạng như Hoa Kì, Nga, các nước Châu Âu, Ôxtrâylia, vv là điều kiện tốt để các
nước này phát triển nhanh và mạnh. Bên cạnh đó một số nước khác ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mĩ
Latinh có ít tài nguyên tự nhiên hơn, khí hậu khắc nghiệt và đất đai kém phì nhiêu hơn, đây là
nguyên nhân làm cho các nước này chậm phát triển hơn.
Mặc dù tài nguyên tự nhiên nhìn chung rất phong phú, đa dạng và thậm chí là vô tận (đối với
các nguồn tài nguyên phục hồi), nhưng nếu sử dụng không hợp lý thì đến một lúc nào đó sẽ vượt
quá khả năng tự phục hồi, tái tạo đối với các nguồn tài nguyên phục hồi và cạn kiệt đối với các
nguồn tài nguyên không phục hồi. Chính vì thế, vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên tự
nhiên có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển bền vững.
17
Phân loại
Tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu hoặc quản lý mà người ta có thể phân loại tài nguyên tự
nhiên theo các tiêu chuẩn khác nhau như:
- Theo nguồn gốc của tài nguyên: Bao gồm tài nguyên sinh vật (cây cối, cá tôm, cua,
v.v) và tài nguyên phi sinh vật (dầu khí, khí ga, nước, không khí, v.v).
- Theo bản chất tồn tại: Bao gồm tài nguyên tái tạo (sinh vật, nước ngọt, đất. v.v) và tài
nguyên không tái tạo (Khoáng sản, nguồn gen của một loại động vật nào đó nếu bị khai thác
đến mức tuyệt chủng, v.v).
- Theo mức độ sử dụng: Bao gồm tài nguyên nguyên khai và tài nguyên bị khai thác.
- Theo bản chất khai thác: Bao gồm tài nguyên tiêu hao (các loài khoáng sản) và tài
nguyên không tiêu hao (năng lượng mặt trời, không khí).
- Theo công dụng kinh tế: Bao gồm tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài
nguyên du lịch, tài nguyên biển, tài nguyên đất, v.v
Tài nguyên sinh vật bao gồm các dạng sống của thế giới hữu sinh như; tôm cá, táo, động
vật phù du Tài nguyên sinh vật lại được chia ra đa dạng sinh học loài và hệ sinh thái, nguồn lợi
hải sản và tiềm năng nuôi trồng.
Ngược lại với tài nguyên sinh vật là tài nguyên phi sinh vật, bao gồm các dạng vật chất của
thế giới vô sinh như: quặng kim loại, đất, đá, dầu khí, vật liệu xây dựng, năng lượng biển, du lịch,
tiềm năng phát triển cảng, và tiềm năng vị thế.
Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được
sử dụng quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể
bị suy thoái đến mức nghiêm trọng và không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô
nhiễm; tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn; tài nguyên thủy sản có thể bị khai
thác cạn kiệt và một số đối tượng bị tuyệt chủng v.v.
Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn trong một khoảng thời gian nào
đó, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Chẳng hạn, các loại tài nguyên khoáng sản có
thể cạn kiệt sau khi khai thác như than, dầu khí, thiếc, sắt, v.v
Tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử
dụng trong công nghiệp. Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm. Vì
thế, các tài nguyên này khi khai thác cạn kiệt thì không phục hồi được.
Tài nguyên có khả năng phục hồi như đất trồng, các loài động vật và thực vật. Nếu sử dụng
hợp lí thì độ phì nhiêu của đất không những được phục hồi mà đất còn có thể màu mỡ hơn. Tài
nguyên sinh vật cũng có thể được tái tạo và phát triển nếu được khai thác và quản lý tốt.
18
Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng mặt trời, không khí, nước… Không khí và
nước có lượng rất lớn đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy
nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên trái đất nhiều vùng đang phải đối
mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước sạch.
Sinh thái vùng ven biển
Vùng ven biển là vùng chuyển tiếp từ ảnh hưởng phần đất liền sang ảnh hưởng của biển.
Thủy triều, sóng, nguồn nước ngọt đổ từ sông ra biển và vùng nước nông tạo nên một môi trường
với các điều kiện thường xuyên thay đổi. Trong môi trường đó, có nhiều trạng thái, từ nước mặn
tới nước ngọt, từ đá cứng tới hạt đất mịn, từ sáng tới tối, từ vùng nước đục tới vùng nước trong,
từ vùng nước đọng tới vùng nước chảy, từ trạng thái chìm tới trạng thái nổi. Phân hệ hữu sinh nơi
đây bao gồm các hệ sinh thái với các quần xã vô cùng đa dạng, đã thích nghi với điều kiện sống
tại vùng chuyển tiếp này. Phân hệ hữu sinh thích ứng với tính đa dạng và năng suất sinh học nổi
trội là đặc điểm của vùng ven biển. Là nơi tập trung các hệ sinh thái, hai phần ba hệ sinh thái đại
dương tập trung ở vùng ven biển và ba phần tư tổng năng suất sinh học (gC/m
2
) sơ cấp cũng tập
trung ở đây. Tính từ vùng núi cao đến vùng biển sâu nhất thì vùng ven biển là nơi có năng suất
sản xuất sinh học tối ưu. Hệ sinh thái ven biển cũng tạo điều kiện tốt cho các chức năng sinh thái
và tạo ra các mặt hàng tự nhiên cho con người. Việc duy trì hệ sinh thái này để có thể phục vụ
cho các chức năng sinh thái tự nhiên là điều không thể thiếu để phát triển bền vững hệ sinh thái
của trái đất.
Các hệ sinh thái đặc trưng
Hệ sinh thái rạn san hô:
Rạn san hô là cấu trúc aragonit được tạo bởi các cơ thể sống. Các rạn san hô thường được
thấy ở các vùng biển nhiệt đới nông mà trong nước có ít hoặc không có dinh dưỡng.
Hệ sinh thái rạn san hô là tầng canxicacbonat lớn được hình thành qua nhiều thế kỷ từ san
hô, tảo và các sinh vật tiết ra canxicacbonat khác. Điều kiện thuận lợi để phát triển rạn san hô là
nhiệt độ nước trên 18
0
C, độ sâu nhỏ hơn 50 m, độ mặn ổn định 36‰, nồng độ bùn cát thấp,
nguồn nước không bị ô nhiễm và có nền đáy tương đối cứng.
19
Hình 1.3: Phân bố hệ sinh thái rạn san hô trên thế giới
Sự phân bố của các hệ sinh thái rạn san hô tập trung ở khu vực hai bên đường xích đạo trải
từ vĩ độ 30° Bắc đến 30° Nam. Rạn san hô ngầm ước tính bao phủ trên 284.300 km². Vùng biển
Ấn Độ - Thái Bình Dương (bao gồm Hồng Hải, Ấn Độ Dương, Đông Nam Á và Thái Bình
Dương) chiếm 91,9% tổng số. Trong đó, Đông Nam Á chiếm 32,3%, Thái Bình Dương 40,8%
(Spalding, Mark, Corinna Ravilious, and Edmund Green, 2001).
Việt Nam nằm trong vùng đa dạng san hô lớn nhất thế giới, có điều kiện tự nhiên nói chung
là thuận lợi cho sự phát triển của san hô tạo rạn. Tuy nhiên, chín phần mười trong số hơn 1000
km
2
rạn san hô ở Việt Nam đang ở tình trạng nguy cấp, 96% san hô bị đe dọa, trong đó 75% bị đe
dọa nghiêm trọng và rất nghiêm trọng (Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Các rạn san hô và dải san hô có chức năng để chắn sóng tự nhiên, bảo vệ các vùng bờ thấp
tránh xói mòn. Các rạn san hô cũng góp phần vào việc bồi tích đất thông qua việc bồi đắp thêm
cát vào các bãi biển. Bên cạnh đó, các rạn san hô cũng là môi trường tốt để các loài thủy sinh sinh
sản và phát triển như cá rạn, tôm, tôm hùm, hải sâm, v.v. Ngoài ra, với vẻ đẹp tư nhiên, sự phong
phú về mặt sinh học, đa dạng về màu sắc tự nhiên, vùng nước trong lành là những đặc điểm tốt để
chúng trở thành các khu vực giải trí được ưu chuộng trên thế giới.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn:
Là thuật ngữ mô tả hệ sinh thái thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới hình thành trên nền
các thực vật vùng triều với tổ hợp động, thực vật đặc trưng. Trong hệ sinh thái này, các động,
thực vật, vi sinh vật trong đất và môi trường tự nhiên được liên kết với nhau thông qua quá trình
trao đổi chất và đồng hóa năng lượng.
Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu trong các vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và cận nhiệt
đới hai bên đường Xích đạo (từ 25
0
Bắc đến 25
0
Nam). Tổng diện tích rừng ngập mặn trên thế
giới ước tính khoảng 15.429.000ha, trong đó có 6.246.000ha thuộc Châu Á nhiệt đới và Châu Đại
dương, 5.781.000 ha ở Châu Mỹ nhiệt đới và 3.402.000ha thuộc Châu Phi.
20
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển, đặc
biệt là vùng ven biển đồng bằng Nam Bộ. Trước chiến tranh, rừng ngập mặn ở nước ta chiếm
diện tích tương đối lớn, khoảng 400.000ha (Maurand, 1943), trong đó vùng Nam Bộ chiếm
250.000ha. Hai vùng có rừng ngập mặn tập trung là bán đảo Cà Mau khoảng 150.000ha và Rừng
sát (khu vực Biên Hòa và Tp Hồ Chí Minh) khoảng 40.000ha. Do khai thác rừng để lấy than, gỗ,
củi quá mức nên diện tích rừng giảm nhanh chóng, đến cuối năm 1960 rừng ngập mặn chỉ còn ba
phần tư diện tích. Từ năm 1962 -1971 cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ đã hủy diệt khoảng
104.123 ha, trong đó 52% ở mũi Cà Mau và 41% ở Rừng sát. Đến nay hệ sinh thái rừng ngập
mặn ở nước ta đã bị phá hủy nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là khai thác quá mức, phá rừng
làm ao nuôi trồng thủy sản, xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư.
Hình 1.4: Phân bố rừng ngập mặn trên thế giới (Màu xanh: Tổng diện tích rừng ngập mặn,
màu đỏ: diện tích rừng ngập mặn bị phá hủy, màu bạc: Diện tích rừng ngập mặn còn lại)
Môi trường thuận lợi cho hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển là đất ngập nước, nguồn
khoáng vô cơ được bổ sung cho hệ sinh thái là thông qua quá trình trao đổi nước từ sông và biển,
và quá trình phân hủy chất vô cơ do vi sịnh vật và các loài động vật. Các quần xã rừng ngập mặn
có nhiều lợi ích trong hệ sinh thái lớn hơn nơi chúng sống. Điểm nổi bật nhất là sản xuất ra một
lượng lớn sinh khối và các chất bã - những thứ theo dòng nước mang đi làm giàu cho môi trường
ven biển. Những mảnh vụn này sẽ là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật. Hệ sinh thái rừng
ngập mặn còn là nơi trú ẩn và phát triển của các loài động vật trên cạn và dưới nước, là lá chắn
sóng, bão cho vùng đất liền, là “cỗ máy” lọc nước khống lồ và có tác dụng lớn trong việc bảo vệ
chất lượng nước thông qua khả năng tự tách chất dinh dưỡng ra khỏi nước. Bên cạnh đó, rừng
21
ngập mặn còn hỗ trợ một số hoạt động thương mại và các lợi ích đặc biệt cho cộng đồng cư dân
ven biển.
Hệ sinh thái cỏ biển:
Cỏ biển phân bố rộng ở nhiều môi trường ven biển nhiệt đới và ôn đới có nền nước nông,
nước trong và không có sóng mạnh. Do đó, nó không phát triển ở những vùng biển có năng lượng
sóng mạnh đặc biệt là trong và gần vùng biển có sóng cồn, sóng vỡ hoặc vùng cửa sông nhập lưu
của nhiều dòng sông lớn có mang theo nhiều bùn cát.
Cũng giống như hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển cũng tập
trung phần lớn ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm
giám sát bảo vệ thế giới (WCMC) thuộc Chương trình môi trường LHQ (Unep), diện tích cỏ biển
trên thế giới hiện ở vào khoảng 177.000km
2
. Tuy nhiên, con số này không đầy đủ do chưa có một
cuộc khảo sát nào ngoài khơi bờ biển phía tây của châu Phi và Mỹ Latinh.
Ở Việt Nam, cỏ biển phân bố dọc theo bờ biển, từ Bắc cho tới Nam, vùng triều ven biển,
ven đảo, vùng cửa sông, rừng ngập mặn, đầm phá, vũng, vịnh với diện tích ước tính 16.000ha.
Hình 1.5: Phân bố cỏ biển trên thế giới
Vai trò của của quần xã cỏ biển vào hệ sinh thái ven biển là cung cấp môi trường sống cho
nhiều loài cá, động vật không xương sống và các động vật khác, cung cấp nguồn thức ăn cho cac
sinh vật định cư vĩnh viễn hoặc tạm thời ở đó. Ngoài ra, lá cỏ còn thu giữ các trầm tích và cũng
làm giảm dòng chảy và tác động của sóng, do đó có tác dụng ổn định môi trường, chống sói mòn.
Hệ thống rễ liên kết các trầm tích và ngăn cản sự tái tạo các thể vẩn, và cỏ biển cũng bảo vệ rạn
san hô bằng cách liên kết trầm tích và làm sạch nước.
Tuy nhiên, cỏ biển đang bị huỷ hoại dần dần bởi các chất dinh dưỡng và trầm tích do con
người đổ ra biển, tàu bè, lấn đất, hoạt động nạo vét và một số phương pháp đánh bắt cá. Ed
22
Green, một thành viên tham gia lập bản đồ cỏ biển, cho biết “Hiện cỏ biển chỉ được bảo vệ ở một
vài nơi. Chúng ta biết rằng vô số cá sử dụng cỏ biển cho một giai đoạn ngắn song quan trọng
trong vòng đời của chúng. Chúng ta cũng dần ý thức được vai trò của cỏ biển đối với các chu kỳ
carbon đại dương và khí hậu cũng như bảo vệ bờ biển. Khó có thể đo được giá trị kinh tế thực sự
của chúng".
Hệ sinh thái vùng cửa sông và đầm phá:
Cửa sông là vùng nước ven biển nửa khép kín, liên kết tự do với biển khơi và trong đó
nước biển trộn lẫn nước ngọt được đưa đến từ đất liền.
Đầm phá là một khoảng nước nông gần biển hoặc thông với biển và một phần hoặc hoàn
toàn tách ra khỏi biển bởi một dải đất hẹp, dài và thấp, rạn san hô, đảo chắn sóng, bãi cát hoặc
mũi đất. Các khu vực đầm phá ven biển chiếm 13% bờ biển trên thế giới và có năng suất cao
(Knoppers, 1994). Do vị trí của chúng phân bố bao gồm cả trên đất liền và giao diện với biển,
đầm phá ven biển là khu chuyển tiếp quan trọng cung cấp các hệ sinh thái, các dịch vụ thiết yếu
cho con người (Levin et al,2001).
Môi trường cửa sông và đầm phá là những ví dụ điển hình của những hệ sinh thái kết hợp,
cân bằng giữa các thành phần vật lý và sinh học. Hệ thống này bao gồm nhiều hệ thống con liên
kết với nhau do chu trình thủy triều và dòng nước theo chu trình thuỷ văn. Cả hai cung cấp năng
lượng hỗ trợ cho toàn bộ hệ thống này. Cửa sông là môi trường không ổn định cho hỗn hợp của
nước ngọt và nước mặn biến đổi. Do các điều kiện vật lý ở cửa sông hay thất thường, tính đa
dạng loài ở đây tương đối thấp. Tuy nhiên, điều kiện thức ăn rất thuận lợi và do đó cửa sông giàu
về sinh khối. Cửa sông và đầm phá có mức năng suất cao. Năng suất thay đổi theo vĩ độ, mùa và
một số yếu tố vật lý và hoá học quan trọng của hệ sinh thái.
Cửa sông và đầm phá có nhiều chức năng tự nhiên quan trọng như cung cấp nguồn chất
dinh dưỡng và chất hữu cơ cho các vùng nước ngọt và vùng ven biển thông qua hoạt động thuỷ
triều; là môi trường sống cho nhiều loài thủy sản và động vật thân giáp có giá trị thương mại, giải
trí và là địa điểm thuận lợi cho cá đẻ trứng, sinh trưởng và phát triển hoặc ương giống cho nhiều
loài cá có vây, động vật thân giáp và nhiều loài di cư.
Hệ sinh thái đầm lầy nước mặn:
Các đầm lầy nước mặn ven biển là môi trường nằm giữa khu vực thuỷ triều lên và xuống,
là nơi chất nền phần lớn là bùn và có nhiều thực vật nước mặn. Các đầm lầy nước mặn phát triển
phổ biến ở vùng ven biển năng lượng thấp thuộc vĩ độ trung bình và cao, còn ở vùng nhiệt đới và
Á nhiệt đới chúng bị thay thế bằng các quần xã cây ngập mặn. Một vùng đầm lầy ổn định thường
cung cấp nguồn năng lượng hỗ trợ cho các vùng lân cận có năng suất thấp hơn.
23
Sự xuất hiện các vùng đầm lầy nước mặn do điều kiện địa lý tự nhiên vùng ven biển chi
phối, vì môi trường bùn chỉ có thể tích luỹ ở nơi hoạt động sóng hạn chế. Do vậy, các bãi bùn và
vùng đầm lầy thường thấy ở các vũng, vịnh, cửa sông bị che chắn, ở chỗ khuất của các đảo và
mũi đất. Tuy nhiên, cũng thấy các đầm nước mặn tồn tại ở các vùng nông và rộng ở ven biển.
Bùn cát tích luỹ ở phần ven biển và đầm có thể phát triển thành đầm lầy nước mặn hoặc rừng
ngập mặn. Ở đây có một tương tác hầu như không đổi giữa khối nước và vùng đầm lầy. Mối
tương tác này được tạo thuận lợi bởi một mạng các kênh rạch. Do vậy nước, các chất hoà tan, các
chất lơ lửng hoặc hoà tan và các sinh vật đi qua. Các loài cỏ thường là sinh vật sản xuất sơ cấp ưu
thế, dù đôi khi có các loại thực vật cây bụi thấp thay thế cỏ.
Vùng đầm lầy cùng với bãi thuỷ triều và rừng ngập mặn là nơi dừng chân đối với các loài
chim di trú kể cả chim nước. Vùng đầm lầy nước mặn cũng hỗ trợ cho nghề đánh cá ngoài khơi
và là vùng lưu giữ vật chất trôi nổi do bão.
Hệ sinh thái bãi thủy triều:
Vùng triều là vùng không ngập nước một khoảng thời gian trong ngày mà theo từng quãng
thời gian theo chu kỳ thủy triều, với các yếu tố tự nhiên thay đổi do nước và không khí chi phối.
Quần xã sinh vật thích nghi môi trường này và sự liên kết giữa sinh vật và môi trường tạo nên hệ
sinh thái bãi thủy triều.
Bãi thuỷ triều là vùng không có thực vật vì thuỷ triều lên xuống theo chu kỳ bao gồm nhật
triều, bản nhật triều và hỗn hợp triều. Thủy triều là yếu tố quan trọng nhất tác động lên các sinh
vật bãi thủy triều. Vùng này có thể là bãi bùn hoặc bãi cát tuỳ thuộc vào độ thô của vật chất tạo
nên chúng. Những môi trường sống này thường thấy kết hợp với các vùng đầm lầy nước mặn,
rừng ngập mặn và bãi biển nằm ở phía đất liền của bãi thuỷ triều. Ở mức thuỷ triều thấp, môi
trường thuận lợi cho các quần xã đáy mềm và các bãi cỏ biển phát triển. Các bãi thuỷ triều có
năng suất sinh học lớn tạo nguồn thức ăn cho các loại sinh vật lớn hơn như chim và cá, là nơi
dừng chân cho các loài chim nước di trú.
Vùng triều có vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái nước mặn bao gồm các chức năng
như: là nơi cư trú, sinh sống của các loài sinh vật biển (hai mảnh vỏ, rong, tảo, v.v); là nơi cung
cấp nguồn lợi kinh tế và cũng là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất, năng lượng, tạo nên nguồn
sinh khối lớn trong hệ sinh thái; là nơi cung cấp năng suất sơ cấp cho vùng cửa sông, làm tăng
tính đa dạng vùng cửa sông. Hơn nữa, hệ sinh thái vùng thủy triều góp phần vào việc điều hòa
khí hậu thông qua các thảm thực vật. Ngoài ra, hệ sinh thái này còn có vai trò quan trọng trong
chu trình dinh dưỡng.
Hệ sinh thái bãi biển:
Hệ sinh thái này đa dạng từ bãi cuội, sỏi chiếm ưu thế với số lượng hạn chế thực vật và
động vật. Năng suất sinh học của hệ sinh thái này không cao do hạn chế số lượng vi sinh vật sinh
24
sống. Đây là vùng đặc biệt có ý nghĩa cho các loài rùa biển, nhạn biển và các loài chim biển khác
sinh sản và phát triển.
b) Tài nguyên nước ngọt
Nước là môi trường thành phần, là thành phần môi trường quan trọng không thể thiếu trong
hệ sinh thái môi trường. Môi trường nước duy trì sự sống, sự trao đổi chất, sự cân bằng sinh thái
trên toàn cầu. Bản thân môi trường nước là dạng môi trường đầy đủ, có 3 thành phần chính là
nước, chất hòa tan và chất khí. Môi trường nước bao gồm các dạng như nước ngọt, nước mặn,
nước lợ, nước ao hồ, sông ngòi, nước đóng băng tuyết, hơi nước và nước ngầm.
Hình 1.6: Mức độ bao phủ nước ngọt có thể làm nước uống trên thế giới (WHO/UNICEF, 2006)
Chu trình nước toàn cầu đến từ nhiều nguồn khác nhau như sông ngòi, mưa, băng tuyết,
nước ngầm, hơi nước trong không khí. Chu trình nước là một chu trình tuần hoàn: Nước từ biển
và đất liền bốc hơi trên bề mặt lên không trung, gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành mây, mây thấp tạo ra
những hạt nước lớn dẫn đến mưa. Ở những khu vực có nhiệt độ thấp, nước mưa tạo thành băng
tuyết. Ngược lại ở những khu vực có nhiệt độ cao, nước mưa sẽ chảy xuống những chỗ trũng, ao
hồ, sông suối, biển và đại dương sau đó trở lại chu kỳ tuần hoàn của nó. Một phần nước mưa trên
bề mặt đất liền sẽ ngấm xuống đất và bổ sung vào nguồn nước ngầm. Chu trình nước toàn cầu
quyết định khả năng cung cấp nước ngọt cho con người, hoạt động nông nghiệp, thủy điện và các
hoạt động khác. Trong thực tế, nước ngọt và nước mưa phân bố không đồng đều phụ thuộc vào
các yếu tố như khí hậu, địa hình, vùng địa lý, v.v. Chính vì thế, có những nơi nguồn nước ngọt rất
dồi dào nhưng có những nơi thiếu nước ngọt hoặc nước kém chất lượng, nhất là ở những vùng có
lượng mưa trung bình hàng năm thấp và dân số cao.
Khối lượng nước trên trái đất ước tính khoảng 1385 triệu Km
3
, trong đó nước mặn chiếm
khoảng 97,5%, 2,5% còn lại là nước ngọt cho cây cối, động vật và con người sử dụng. Tuy nhiên,