CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012)
NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: ĐA - LĐTBCK– LT02
Câu Nội dung Điểm
I. Phần bắt buộc
1 a.Trình bày cấu tạo, công dụng của hệ thống bôi trơn trong máy
bơm nước trục ngang?
b. Căn cứ vào những tính chất nào để sử dụng dầu, mỡ khi bôi
trơn?
3
a. Cấu tạo, công dụng của hệ thống bôi trơn
+ Cấu tạo: Hệ thống bôi trơn được chế tạo liền với đầu bơm
gồm:Khoang chứa, lỗ đổ dầu, mắt thăm dầu, vít tháo dầu.( Hình.
1)
+ Công dụng: Dùng bôi trơn cho các ổ lăn 6307
Hình. 1
1. Mặt bích 2. Ổ bi 3.Trục 4. Khoang chứa dầu 5. bulông
6. Mắt thăm dầu
b. Tính chất của dầu mỡ bôi trơn.
0.5
0.5
0.5
0.5
2
3
4
5
`
1
6
+Dầu nhờn:
* Độ nhớt:
Là khả năng bám trên bề mặt chi tiết của dầu.
Đơn vị độ nhớt: Engơlơ ( E
o
), Xây bôn ta, Rê vút
Nếu độ nhớt quá lớn sẽ:
+ Tăng sức cản chuyển động của chi tiết máy.
+ Mở máy khó, tiêu hao năng lượng.
+ Truyền nhiệt chậm hạn chế tác dụng làm mát.
Nếu độ nhớt quá nhỏ:
+ Màng dầu không tồn tại được.
+ Bôi trơn kém.
+ Máy chóng hỏng.
Độ nhớt cũng thay đổi theo nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng thì độ
nhớt sẽ giảm và ngược lại.
Chú ý:
Cần chọn dầu có độ nhớt phù hợp với yêu cầu làm việc của từng
máy.Trong cùng một máy, mùa đông chọn dầu có độ nhớt thấp
hơn mùa hè.
* Nhiệt độ đông đặc:
Là nhiệt độ mà tại đó dầu mất hết tính lưu thông và đông đặc lại
Khi sử dụng dầu bôi trơn cần phải biết được nhiệt độ đông dặc
của nó để đảm bảo an toàn cho máy.
Ngoài hai tính chất quan trọng đã nêu ở trên dầu có một số tính
chất khác như: Nhiệt độ bốc cháy, hàm lượng nước axít, than
cốc.
+ Mỡ:
Mỡ là loại dầu có pha xà phòng Na tri, xà phòng Can xi hay xà
phòng Natri Can xi.
* Nhiệt độ nhỏ giọt:
Là nhiệt độ mỡ bắt đầu chảy.
*Độ đông đặc:
Độ đông đặc chỉ mức độ chặt của mỡ.
0.5
0.5
2 Nêu cách phân loại cáp thép và trình bày tiêu chuẩn loại bỏ cáp
thép theo số sợi đứt.
2
Cáp thép được phân loại theo hình thức sau :
* Theo cách bện:
- Bện ngược chiều:
Chiều bện các sợi và chiều bện các dẻ ngược nhau:
Hình 1
0.5
Hình. 1
- Bện cùng chiều:
Chiều bện các sợi và chiều bện các dẻ giống nhau: Hình
2
Hình . 2
- Bện hỗn hợp:
Chiều bện các sợi ở hai dẻ kề nhau ngược chiều nhau:
Hình 3
Hình. 3
* Theo lõi:
Theo vật liệu làm lõi, cáp thép được phân làm 3 loại:
- Lõi đay tẩm dầu:
Lõi đay làm cho cáp mềm, dễ uốn. Mặt khác khi làm việc
cáp bị kéo, nén, uốn, xoắn nên dầu ở lõi ngấm ra, bôi trơn và
chống gỉ cho cáp.
- Lõi thép:
Lõi thép làm cho cáp cứng, nặng nhưng chịu được kéo,
nén, chịu nhiệt độ và áp lực lớn nên được dùng làm dây chằng,
kéo ở dưới nước, đường dây cáp treo trên cao hoặc quấn trong
0.5
tang có nhiều lớp cáp
- Lõi amian:
Cáp lõi amian chịu được nhiệt độ cao nhưng do không
được tẩm dầu vào lõi nên khả năng tự bôi trơn và chống gỉ kém
cáp lõi đay, mặt khác giá thành lại đắt nên chỉ dùng để treo,
buộc ở lò luyện thép, lò đúc, lò rèn.
* Theo số sợi:
Dây kéo trong các máy nâng và dây dùng để chằng, néo,
treo hàng thường dùng ba loại cáp: 6 × 19 +1, 6 × 37 +1, 6 × 61
+1
Trong ký hiệu:
- Số thứ nhất biểu thị số dẻ trong dây cáp
- Số thứ hai biểu thị số sợi trong mỗi dẻ
- Số thứ ba biểu thị số lõi trong dây cáp.
Vì dây cáp nào cũng chỉ có 1 lõi nên cho phép không ghi
số lõi
( + 1) trong ký hiệu.
Với cùng đường kính dây cáp cùng chiều bện và cùng
loại lõi thì:
* Phân theo kết cấu tiết diện:
- Kết cấu thông thường: Các sợi thép trong mỗi dẻ và
trong dây cáp có cùng đường kính (Hình 4a)
Hình4a: Cáp kết cấu thông thường
- Kết cấu phối hợp:
Các sợi thép trong dẻ có đường kính khác nhau.
Có hai dạng kết cấu phối hợp:
+ Ghép xen kẽ trong một lớp ( Hình 4b ).
+ Ghép xen kẽ khác lớp ( Hình 4c ).
0.5
b c
Hình 4 b,c: Cáp kết cấu phối hợp
Tiêu chuẩn loại bỏ cáp theo sợi đứt
Bảng: Tiêu chuẩn loại bỏ cáp theo sợi đứt
Hệ số an
toàn ban
đầu của
cáp
Loại dây cáp
6 × 19 6 × 37 6 × 61
Bện Bện Bện
Ngược Xuôi Ngược Xuôi Ngược Xuôi
Số sợi đứt lớn nhất cho phép trên một bước bện
< 6 12 6 22 11 36 18
6 ÷ 7 14 7 26 13 38 19
> 7 16 8 30 15 40 20
0.5
3 Tính chiều dài cáp cần thiết để tết thành khuyên cáp có đường
kính ngoài 200mm. Biết cáp có đường kính là 12mm?Trình bày
phương pháp tết cáp kiểu tròn.
2
- Tính chu vi lỗ khuyên: L= 3,14.d
TB
Vì khuyên cáp có đường kính ngoài 200mm, nên d
TB
= 200 – (2
x 6) = 188mm
L= 3,14.d
TB
= 3,14 x 188 = 590.32mm
- Chiều dài đoạn tết:
L= 400 mm do d
cáp
= 12mm
-Chiều dài cáp cần thiết để tết thành khuyên cáp có đường kính
ngoài 200mm:
L = 590,32 + 400 + 100 ( chiều dài nhô ra khi tết) = 1090,32 ≈
1100mm
Phương pháp tết cáp kiểu tròn:
- Tách dẻ cáp đầu tiên ở thân cáp, lấy dẻ cáp số 1ở khuyên cáp
0.5
0.5
1.0
luồn vào khe vừa tách, kéo và dồn chặt.
- Vào hết dẻ cáp số2 và số 3 theo trình tự hư dẻ1
- Sau đó xoay khuyên cáp lại rồi tiếp tục tết các dẻ cáp 4,5,6
tương tự như trên
- Các lượt tết tiếp theo thực hiện tương tự cho đến hết chiều dài
đoạn cần tết
- Vào lõi: Dùng xiên tròn xiên vào giữa cổ khuyên cáp sao cho
lõi nằm trước xiên, quay xiên để đẩy lõi vào giữa đoạn cáp và
tết
Cộng (I) 7
II. Phần tự chọn
Cộng (II) 3
Cộng (I+II) 10
, ngày…… tháng……năm 2012
DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI