TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY
HỘ SẢN XUẤT VÀ RỦI RO TRONG CHO
VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NƠNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
HUYỆN BÌNH MINH
Giáo viên hướng dẫn:
ĐOÀN THỊ CẨM VÂN
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ THUÝ PHƯỢNG
Mã số SV: 4031081
Lớp: Kế toán khoá 29
Cần Thơ – 2007
-1-
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu
khoa học nào.
Ngày tháng năm 2007
Sinh viên thực hiện
-2-
LỜI CẢM TẠ
Trong bốn năm học vừa qua, các thầy cô trong khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh
Doanh Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình chỉ bảo truyền đạt những kiến thức cơ bản
để vận dụng vào trong thực tế. Vì vậy em xin chân thành cảm ơn tồn thể q thầy cơ,
đặc biệt là giáo viên hướng dẫn, cơ Đồn Thị Cẩm Vân, người đã hướng dẫn, giúp đỡ
em rất nhiều để em có thể hồn thành chuyên đề của mình.
Em cũng xin gửi lời cám ơn đến các cô, chú, anh, chị trong ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nơng thơn huyện Bình Minh đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện tốt cho em
thực hiện chuyên đề này.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và
ủng hộ trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày tháng năm 2007
Sinh viên thực hiện
-3-
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu:
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu:
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã, đang
và sẽ tiếp tục phát huy nguồn nội lực cũng như đẩy mạnh hội nhập, khơng ngừng
phấn đấu đưa đất nước mình ngày một phát triển. Tuy nhiên mỗi quốc gia có
điểm xuất phát không giống nhau.
Việt Nam vốn là một nước nơng nghiệp, có vị trí địa lý, có điều kiện về thời
tiết khí hậu, điều kiện tự nhiên như: đất đai màu mỡ do hàng năm phù sa bồi đắp,
nguồn nước dồi dào phong phú thích hợp để có thể phát triển một nền nơng
nghiệp tồn diện. Vì vậy trong những năm gần đây nền nơng nghiệp nước ta đã
có những tiến triển vượt bậc, từ chỗ sản xuất không đủ ăn đến có thể đáp ứng nhu
cầu trong nước và vươn lên thành một quốc gia xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy
nhiên đời sống nơng dân vẫn cịn nhiều khó khăn, việc đầu tư phát triển nơng
nghiệp khơng cao lắm, thêm vào đó là tác động của các yếu tố khách quan như
bão, lũ lụt, sâu hại, dịch bệnh… gây khó khăn, thất bát trong mùa màng của nơng
dân. Do đó cho vay hộ sản xuất sẽ là vấn đề quan trọng và cần thiết giúp cho
nông dân có hướng giải quyết kịp thời, là chỗ dựa cho nơng dân khi có khó khăn
về vốn.
Lĩnh vực nơng nghiệp và kinh tế nông thôn cần sự đầu tư rất lớn, lâu dài và từ
nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn vốn ngân hàng là quan trọng.Vì đây là
một kênh huy động vốn mà người nông dân dễ tiếp cận nhất và chi phí thấp nhất.
Để phát triển nơng nghiệp, cần chú trọng cải tiến công nghệ sản xuất về chiều
sâu, phát triển chiều rộng của các hoạt động khuyến nông và chuyển giao công
nghệ. Đồng thời chú trọng khôi phục và phát triển các ngành nghề ở nông thôn
theo hướng sản xuất đa dạng hóa và phát triển tồn diện nơng thơn. Do đó, sự cần
thiết phải có sự hỗ trợ về vốn của các ngân hàng là điều tất yếu để có thể khai
thác các tiềm năng kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hóa nơng thơn.
-4-
Thị trường nông thôn là mục tiêu của các ngân hàng thương mại và là mối
quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước. Tuy nhiên việc cho vay hộ sản xuất
vẫn cịn nhiều tồn tại và rủi ro. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao hạn chế được rủi
ro và ngăn ngừa nợ quá hạn giúp cho việc kinh doanh đạt hiệu quả.
Với những lý do trên mà đề tài “Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất và rủi
ro trong cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Bình Minh” là một hướng nghiên cứu mang tính thực tiễn và cấp thiết.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:
Từ việc nghiên cứu tình hình cho vay hộ sản xuất với những thành công,
những tồn tại và hạn chế qua 3 năm sẽ:
- Tạo tiền đề và làm cơ sở để đơn vị rút ra những bài học kinh nghiệm, góp
phần hoạch định chiến lược kinh doanh an tồn và phù hợp với thực tiễn.
- Góp phần phục vụ kịp thời và có hiệu quả nhu cầu vay vốn của các hộ sản
xuất.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Các ngân hàng thương mại hoạt động vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận đồng
thời đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng và góp phần làm cho nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Bình Minh là một huyện có điều kiện tự nhiên thuận
lợi để phát triển nông nghiệp, dân số ở đây chủ yếu sống bằng nghề nơng, số cịn
lại sống bằng nghề thủ công nghiệp, dịch vụ và một số ngành nghề khác. Vì vậy
phần lớn khách hàng của ngân hàng là nơng dân, chính vì thế đi sâu nghiên cứu
cho vay hộ sản xuất sẽ thấy rõ được thực trạng tín dụng, những nguyên nhân gây
nên rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất để từ đó đưa ra những giải pháp
nhằm ngăn ngừa rủi ro, mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tình hình huy động vốn để xem xét cơng tác huy động vốn từ đó
thấy được tình hình nguồn vốn cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của
ngân hàng.
-5-
- Phân tích thực trạng tín dụng hộ sản xuất để thấy được tình hình hoạt động
của ngân hàng, làm cơ sở để đánh giá hoạt động tín dụng hộ sản xuất của ngân
hàng.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất từ đó có những nhận xét
để có thể đề xuất những giải pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực.
- Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất, tìm ra nguyên nhân
nên rủi ro trong hoạt động cho vay của NHNo & PTNT huyện Bình Minh.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Phạm vi không gian:
- Đề tài được nghiên cứu chủ yếu tại NHNo & PTNT huyện Bình Minh và
bao gồm địa bàn các xã như: Thuận An, Thành Lợi, Đơng Thạnh, Mỹ Hịa, Đơng
Bình, Tân Hưng, Tân An Thạnh, Tân Bình, Tân Lược, Thành Đơng, Thành
Trung, Tân Thành, Tân Quới, Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Đơng Thạnh,
Đơng Bình, Đơng Thành thuộc NHNo & PTNT huyện Bình Minh quản lý.
1.3.2. Phạm vi thời gian:
- Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài qua 3 năm từ năm 2004 đến
năm 2006.
- Thời gian nghiên cứu đề tài là hơn 3 tháng, từ 05/03/2007 đến 11/06/2007.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT
huyện Bình Minh thông qua số liệu trong 3 năm (từ năm 2004 đến năm 2006) và
trong phạm vi các xã (như đã nêu ở phần 1.3.1) mà ngân hàng này quản lý.
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu:
Các tài liệu trước đây đề cập và phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất đến
năm 2005, luận văn này sẽ trình bày thêm tình hình của năm 2006.
-6-
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận:
2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng:
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng:
a) Tín dụng là gì?
Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ
được hồn lại vào một ngày xác định trong tương lai. Có thể định nghĩa một cách
đầy đủ như sau: tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị
(dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau
một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban
đầu.
Như vậy một quan hệ tín dụng phải thoả mãn những đặc trưng sau:
- Là quan hệ chuyển nhượng giá trị mang tính chất tạm thời.
- Đảm bảo tính hồn trả về thời gian và giá trị.
- Quan hệ tín dụng được xây dựng trên cơ sở tin tưởng giữa người đi vay và
người cho vay. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín
dụng.
b) Doanh số cho vay:
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi
đáo hạn vào một thời gian nhất định được ngân hàng xác định bao gồm các
khoản cho vay đã thu hồi hay chưa thu hồi.
c) Doanh số thu nợ:
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi
đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó, bao gồm doanh số cho vay trong
năm và nợ chưa đến hạn thoanh toán của năm trước chuyển sang.
d) Dư nợ:
-7-
Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu hồi được
vào một thời điểm nhất định, là những khoản vay qua các năm nhưng khách hàng
chưa thanh toán vào thời điểm 31 tháng 12, bao gồm nợ trong hạn, nợ quá hạn và
nợ khó địi.
Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho
vay và doanh số thu nợ.
e) Dư nợ bình quân:
Dư nợ bình qn được tính bằng cách lấy trung bình cộng của dư nợ đầu kỳ và
dư nợ cuối kỳ.
f) Nợ quá hạn:
Là những khoản nợ tín dụng bao gồm cả lãi và gốc, hay lãi đến hạn ghi trên
hợp đồng tín dụng hoặc đến hạn sau khi được gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ
nhưng người vay vì một nguyên nhân nào đó chưa trả được nợ cho bên vay theo
như cam kết. Căn cứ vào thời gian của các khoản nợ quá hạn mà nợ quá hạn
được phân thành những loại sau:
- Những khoản nợ quá hạn dưới 180 ngày là nợ dưới tiêu chuẩn. Đây là
khoản nợ có khả năng thu hồi cao nhất, cần phải nhanh chóng thu hồi nếu khơng
sẽ khó mà địi được
- Những khoản nợ từ 180 ngày đến 360 ngày còn gọi là nợ khó địi, lúc này
ngân hàng phải dùng biện pháp pháp lý để thu hồi nợ hoặc có kiến nghị thanh nợ
nếu là nợ quá hạn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan.
- Những khoản nợ trên 360 ngày được ngân hàng cho là những khoản nợ có
khả năng mất vốn. Đây là những khoản nợ mà ngân hàng xem là gây thiệt hại
trực tiếp và ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
2.1.1.2 Phân loại tín dụng:
a) Căn cứ vào thời hạn cho vay:
Theo căn cứ này thì tín dụng được chia làm các loại sau:
- Tín dụng ngắn hạn:
-8-
Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn tối đa là 12 tháng.
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại có thể cho khách hàng vay
ngắn hạn nhằm để bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng, hoặc
cho vay để tiêu dùng. Đây là loại tín dụng có rủi ro thấp vì thời hạn hồn vốn
nhanh, tránh được rủi ro về lãi suất, về lạm phát cũng như sự bất ổn định của mơi
trường kinh tế vĩ mơ. Vì thế lãi suất thường thấp hơn các loại tín dụng khác.
- Tín dụng trung hạn:
Tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ
yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết
bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mơ
nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay trung
hạn để đầu tư vào các đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng chuồng
trại chăn ni...
- Tín dụng dài hạn:
Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được
cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị,
phương tiện vận tải có quy mơ lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
b) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
Dựa vào căn cứ này tín dụng được chia ra làm các loại sau:
- Tín dụng nơng nghiệp:
Là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu,
giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu,…
- Tín dụng bất động sản:
Là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở,
đất đai, bất động sản trong lãnh vực cơng nghiệp, thương mại và dịch vụ.
- Tín dụng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:
Là loại cho vay để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lãnh vực
công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
- Tín dụng cho vay cá nhân:
-9-
Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như cho vay để kéo điện,
mua sắm các vật dụng có giá trị cao…
2.1.1.3 Lãi suất tín dụng:
- Khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả thêm một
lượng giá trị bên cạnh số vốn ban đầu. Tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm này
so với số vốn ban đầu gọi là lãi suất.
- Lãi suất cho vay thực hiện theo quy định của NHN0 & PTNT cấp trên
trong từng thời kỳ.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ,
cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ.
- Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thoả
thuận ghi trên hợp đồng.
- Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay.
Bảng 1. TỔNG KÉT MỨC LÃI SUẤT CỐ ĐỊNH QUA 3 NĂM
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung – dài hạn
Nợ quá hạn
Năm 2004
1
1,15
1,25
Năm 2005
1,1
1,2
1,25
Năm 2006
1,11
1,27
1,3
Nguồn: Phịng kế tốn
2.1.2. Một số vấn đề về hộ sản xuất và tín dụng hộ sản xuất
2.1.2.1 Hộ sản xuất là gì?
Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh
và là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh. [2, tr.5]
2.1.2.2. Tín dụng hộ sản xuất:
a) Khái niệm:
Tín dụng hộ sản xuất là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn
vốn huy động để cấp tín dụng cho hộ sản xuất. [2, tr.7]
b) Đặc điểm cơ bản hộ sản xuất ở nước ta:
-10-
Hộ sản xuất chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, ngồi ra cịn nghề
rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp tại nông thôn. Theo em, nước ta hộ
sản xuất có đặc điểm như sau:
- Hộ sản xuất vừa là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là
đơn vị tiêu dùng.
- Ngồi hoạt động nơng nghiệp, hộ sản xuất cịn tham gia vào các hoạt động
phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau. Khả năng của hộ chỉ có thể thoả mãn
nhu cầu tái sản xuất giản đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng và
lao động.
- Trong sản xuất gặp nhiều rủi ro nhất là rủi ro do thiên tai gây ra thì hộ
chưa có khả năng khắc phục và phịng ngừa.
- Hộ nghèo và hộ trung bình cịn chiếm tỷ trọng cao, khó khăn của hộ nông
dân là thiếu vốn.
2.1.3. Một số vấn đề về việc cho vay hộ sản xuất:
2.1.3.1 Điều kiện cho vay và đối tượng cho vay:
a) Điều kiện vay vốn:
Theo quyết định số 72 QĐ-HĐQT-TD ban hành ngày 21/03/2002 của NHNo
& PTNT Việt Nam thì điều kiện vay vốn gồm:
- Có năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự
theo quy định của pháp luật. Đối với hộ sản xuất thì:
+ Thường trú tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh)
nơi ngân hàng cho vay đóng trụ sở. Trường hợp người vay ngồi địa bàn nói trên
giao cho giám đốc Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1 quyết định. Nếu người vay ở
địa bàn liền kề (thôn, làng, bản) ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi
cho vay giám đốc ngân hàng cho vay phải thông báo cho giám đốc Chi nhánh
NHNo & PTNT nơi người cư trú biết.
+ Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với ngân hàng nông nghiệp là
chủ hộ hoặc người đại diện của chủ hộ, người đại diện phải có đủ năng lực hành
vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự.
-11-
- Hộ vay vốn phải có phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, phù hợp
với chương trình mục tiêu phát triển kinh tế, quy hoạch sản xuất của vùng, địa
phương.
- Sử dụng vốn đúng mục đích và hợp pháp, đảm bảo khả năng thu hồi vốn.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:
+ Có vốn tự có tham gia vào các phương án, dự án sản xuất kinh doanh,
dịch vụ, đời sống. Đối với cho vay ngắn hạn, khách hàng phải có vốn tự có tối
thiểu là 10% trong tổng nhu cầu vốn. Và khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu
15% trong tổng nhu cầu vốn đối với cho vay trung và dài hạn.
Trường hợp khách hàng có tín nhiệm, khách hàng là hộ gia đình sản xuất
nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp cho vay vốn không phải đảm bảo bằng tài sản, nếu
vốn tự có thấp hơn quy định trên giao cho giám đốc ngân hàng cho quyết định.
+ Kinh doanh có hiệu quả, khơng có nợ q hạn trên 6 tháng với NHNo
& PTNT Việt Nam. Trường hợp bị lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ
đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Đối với khách hàng vay vốn phục vụ đời sống phải có nguồn thu nhập ổn định
để trả nợ ngân hàng.
+ Khách hàng phải mua bảo hiểm đầy đủ trong suốt thời gian vay vốn
của ngân hàng.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ,
ngân hàng Nhà nước Vịêt Nam và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam.
Nếu là hộ gia đình vay không phải áp dụng biện pháp đảm bảo cần có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; nếu chưa được cấp phải có xác nhận của UBND
xã, phường về diện tích đất đang được sử dụng khơng có thế chấp.
b) Đối tượng cho vay:
- Cho vay ngắn hạn gồm những đối tượng chủ yếu sau:
+ Vật tư chi phí trồng trọt, chăn ni như: Hạt giống, phân bón, thuốc trừ
sâu, con giống, thức ăn gia súc, thuốc thú y…
-12-
+ Vật tư chi phí các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp
như: nguyên vật liệu, nhiên liệu, cơng cụ lao động, tiền th cơng nhân, phí sửa
chữa máy móc…
- Cho vay trung hạn bao gồm:
+ Chi phí trồng mới cây lưu gốc như: chuối, dừa…
+ Chi phí mở rộng diện tích canh tác, cải tạo mặt bằng, cải tạo đất để
gieo trồng cây hàng năm.
+ Chi phí chăn nuôi như mua giống chăn nuôi đại gia súc lấy thịt, thức
ăn chăn ni gia cầm.
+ Chi phí đổi mới cải tiến công nghệ sản xuất, mua sắm phương tiện
trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt thuỷ hải sản, chi phí xây dựng lị sấy, sân
phơi…
- Cho vay dài hạn:
+ Chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến, bảo quản nơng,
lâm, ngư, nghiệp.
+ Chi phí xây dựng mới nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị sản xuất,
xây dựng mới ruộng, vườn, ao hồ nuôi trồng thuỷ sản.
2.1.3.2 Nguyên tắc vay vốn:
Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc vay vốn sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Phải hồn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng.
- Phải có tài sản thế chấp để đảm bảo món vay theo quy định của chính phủ,
thống đốc NHNN và hướng dẫn về đảm bảo tiền vay của khách hàng đối với
ngân hàng.
2.1.3.3. Mức cho vay:
Căn cứ xác định mức cho vay:
- Nhu cầu vay vốn của khách hàng.
-13-
- Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay.
- Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất
kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
- Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định
về bảo đảm tiền vay của NHNo & PTNT Việt Nam. Mức cho vay tối đa là 75%
tổng giá trị tài sản đảm bảo.
- Mức cho vay khơng có đảm bảo đối với hộ sản xuất, hợp tác xã và chủ
trang trại phải đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của chính phủ và NHNN Việt
Nam tại từng thời kỳ.
- Khả năng nguồn vốn của NHNo & PTNT Việt Nam nhưng không quá mức
uỷ quyền phán quyết cho vay của Tổng giám đốc ngân hàng cho vay.
2.1.3.4. Hồ sơ vay vốn:
- Đối với hộ vay không phải thế chấp, cầm cố, bảo lãnh có giấy đề nghị vay
vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh.
- Đối với hộ vay phải thực hiện thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, hồ sơ gồm có:
Giấy đề nghị vay vốn, dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ đảm bảo
tiền vay theo quy định.
2.1.3.5. Hợp đồng tín dụng:
Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế mang tính chất dân sự, được ký kết
giữa ngân hàng với một pháp nhân hay thể nhân vay vốn để đầu tư hay sử dụng
vốn cho một mục đích hợp pháp nào đó. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về:
Điều kiện vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay,
phương thức vay, kỳ hạn trả nợ, hình thức đảm bảo tiền vay, giá trị tài sản làm
đảm bảo và những cam kết khác được các bên thỏa thuận.
-14-
2.1.3.6. Quy trình xét duyệt cho vay:
(6)
Khách hàng
(2)
Phịng KT- KQ
(5)
(1)
(3)
(4)
Phịng tín dụng
Giám đốc
Sơ đồ 1. Quy trình cho vay tại NHNo & PTNT Bình Minh
(1) Khách hàng trực tiếp đến gặp cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn để xin vay
vốn. Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nhận hồ sơ của khách hàng, kiểm tra tính
hợp pháp hợp lệ của các loại hồ sơ. Nếu hợp lệ thì hẹn ngày giải quyết, ngược lại
khơng đủ điều kiện thì từ chối cho vay.
(2) Cán bộ tín dụng xuống địa bàn nơi khách hàng sản xuất kinh doanh để
thẩm định và quyết định cho vay hay không. Tuỳ theo phương án sản xuất kinh
doanh, cán bộ tín dụng sẽ quyết định số lượng tiền vay, thời gian và phương thức
giải ngân, kỳ trả nợ, và hoàn tất hồ sơ cho khách hàng.
(3) Nếu hợp lý thì cán bộ tín dụng xem xét cho vay và hồ sơ sẽ được trưởng
phịng tín dụng xét duyệt sau đó trình lên Giám đốc.
(4) Ban Giám đốc kiểm tra duyệt cho vay hay không dựa trên cơ sở hồ sơ vay
vốn và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, sau đó trả hồ sơ được duyệt cho
phịng tín dụng.
(5) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho vay sang phịng Kế tốn.
(6) Phịng kế tốn khi nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ vay
vốn, mở sổ cho vay, làm thủ tục phát vay cho khách hàng, sau đó chuyển hồ sơ
cho vay sang Thủ quỹ. Kho quỹ nhận lệnh chi tiền sẽ làm thủ tục giải ngân cho
khách hàng.
2.1.5. Giới thiệu các chỉ tiêu phân tích:
2.1.5.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn:
Vốn huy động
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn =
Tổng nguồn vốn
-15-
Chỉ số này giúp ta biết được cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Trong tổng
nguồn vốn của ngân hàng thì nguồn vốn mà ngân hàng huy động được chiếm tỷ
lệ bao nhiêu. Từ đó quan sát, phân tích, đánh giá cơ cấu đầu tư như vậy đã hợp lý
hay chưa, và có giải pháp điểu chỉnh kịp thời.
2.1.5.2. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn:
Tổng dư nợ
Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn
=
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ trong cho vay chiếm bao nhiêu % trong tổng
nguồn vốn sử dụng của ngân hàng. Nó cho phép đánh giá khả năng cho vay cũng
như mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng.
2.1.5.3. Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động:
Tổng dư nợ
Dư nợ trên tổng vốn huy động =
Tổng vốn huy động
Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho
nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.
2.1.5.4. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay:
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ
=
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay hay
thiện chí trả nợ của khách hàng trong thời kỳ nhất định. Giúp đánh giá hiệu quả
tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng. Nó phản ánh một thời kỳ nào đó
với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ
số này càng cao thì được đánh giá càng tốt.
-16-
2.1.5.5. Doanh số thu nợ trên dư nợ bình qn:
Vịng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này còn được gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Nó đo lường tốc
độ ln chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm.
Trong đó dư nợ bình qn được tính theo công thức:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2
2.1.5.6. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn
=
Tổng dư nợ
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những
ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng
này cao.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của ngân hàng.
- Nghiên cứu từ các sách báo, tạp chí và quy chế chung của ngân hàng.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu:
- Dùng phương pháp so sánh để so sánh số liệu qua các năm bằng cách lấy
số liệu năm sau trừ cho số liệu của năm trước đó. Từ đó phân tích tình hình huy
động vốn và thực trạng tín dụng hộ sản xuất.
- Phương pháp tỷ số tương đối, tuyệt đối để đánh giá hiệu quả hoạt động tín
dụng và rủi ro trong hoạt động cho vay hộ sản xuất.
-17-
Số tuyệt đối:
Tỷ số tương đối:
B-A =
B-A
A
X
x 100% = Y%
Trong đó:
A: là số liệu năm trước.
B: là số liệu năm sau.
X : là số chênh lệch tuyệt đối năm sau so với năm trước đó.
Y: là tỷ số tăng giảm tương đối của năm sau so với năm trước đó.
-18-
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU HUYỆN BÌNH MINH VÀ NHNO & PTNT
HUYỆN BÌNH MINH
3.1. Giới thiệu huyện Bình Minh:
Bình minh là một trong 6 huyện của tỉnh Vĩnh Long. Phía Tây Bắc giáp tỉnh
Đồng Tháp, phía Đơng giáp huyện Tam Bình của Vĩnh Long và phía Nam giáp
Thành Phố Cần Thơ. Diện tích tự nhiên của huyện là 243,1km2, chiếm 6,4% diện
tích của tỉnh Vĩnh Long với 16 xã và 1 thị trấn. Bình Minh nằm tiếp giáp với
sơng Hậu nên hàng năm lượng phù sa bồi đắp lớn làm cho đất đai thêm màu mỡ
thích hợp trồng nhiều cây ăn quả. Một số nơi trồng bưởi như Mỹ Hòa, nhãn, sầu
riêng ở Tân Lược, xồi cát Hịa Lộc ở Đơng Thạnh, chôm chôm ở một số xã
khác. Một số vùng chuyên canh như: Trồng xà lách xoong ở Thuận An, bắp cải
và cà chua ở Đơng Bình, khoai lang ở Tân Quới…Tuy nhiên, Bình Minh lại là
huyện thuần nơng phần lớn đất đai phục vụ cho việc trồng lúa, diện tích đất trong
huyện sử dụng cho việc trồng lúa chiếm hơn 60%, với năng suất, chất lượng ngày
càng tăng cao. Ngoài ra nông dân trong huyện cũng đang phát triển ngành chăn
ni như: chăn ni heo, cá, chăn ni trâu, bị, dê…
Dân số toàn huyện là khoảng trên 192.817 người, mật độ trung bình khoảng
793 người/km2. Với lực lượng lao động dồi dào sẽ thúc đẩy phát triển hàng hóa ở
nơng thôn.
Sắp tới cầu Cần Thơ bắc qua Vĩnh Long sẽ được hình thành nối liền khu vực
Đồng bằng sơng Cửu Long và những vùng khác trong cả nước, thị trường Đồng
bằng sông Cửu Long đặc biệt là thị trường nông sản sẽ ngày càng sơi động hơn.
Đó là những điều kiện thuận lợi để nền kinh tế nông nghiệp của cả Đồng bằng
sơng Cửu Long nói chung và của Bình Minh nói riêng ngày một phát triển, hàng
hố nơng sản của vùng không chỉ được tiêu thụ và biết đến trong nước mà sẽ
được quốc tế tiếp nhận và đón chào. Tuy nhiên để có được thành tựu như vậy thì
địi hỏi sự đóng góp khơng nhỏ của ngân hàng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật ni, để có thể đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
-19-
3.2. Khái quát về NHNo & PTNT huyện Bình Minh:
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngay từ khi bắt đầu đổi mới Đảng và nhà nước ta đã xác định phát triển nông
nghiệp để làm bàn đạp đẩy các ngành công nghiệp khác tiến lên và bước đầu xác
định trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì cơng nghiệp hóa
và hiện đại hóa nơng nghiệp được ưu tiên hàng đầu. Chính vì thế NHNo & PTNT
Việt Nam ra đời và phát triển trải dài từ Bắc vào Nam.
Chi nhánh NHNo & PTNT Bình Minh là một trong những chi nhánh của
NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long. Được tiếp quản năm 1975, cho đến nay ngân
hàng đã đổi tên rất nhiều lần: năm 1975 tên là Ngân Hàng Nhà nước, năm 1998
đổi thành Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp, Ngân Hàng Nông Nghiệp vào
năm 1990. Đến ngày 10 tháng 10 năm 1997 được chính thức đổi tên thành chi
nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn huyện Bình Minh, trụ
sở chính đặt tại 165/15 Ngơ Quyền, Khóm 1, thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long. Ngày nay, NHNo & PTNT huyện Bình Minh có 5 chi nhánh trực
thuộc đặt tại các xã Mỹ Thuận, Tân Quới, Tân Lược, Đơng Bình và một Phòng
Giao dịch đặt tại Thị Trấn.
Từ khi thành lập cho đến nay, NHNo & PTNT huyện Bình Minh đã trải qua
những thăng trầm trong quá trình hoạt động. Đồng thời cũng gặt hái được nhiều
thành quả cho chính ngân hàng cũng như góp phần phát triển đời sống kinh tế
của nông dân trong vùng. Ngân hàng đã tập trung khai thác mọi nguồn lực vốn từ
trong nhân dân, các tổ chức tín dụng ủy thác và nguồn vốn từ ngân hàng tỉnh để
tăng cường vốn giúp bà con nông dân có vốn sản xuất, đa dạng hóa cây trồng vật
ni, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn, từng bước nâng cao đời
sống nhân dân địa phương. Ngân hàng ngày càng mở rộng đối tượng cho vay,
định mức cho vay ngày càng cao, dư nợ năm sau cao hơn năm trước. Ngân hàng
đã đầu tư cho bà con một cách thích đáng hơn phù hợp với chi phí sản xuất thực
tế nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống của bà con nông dân trong huyện.
Tuy nhiên do địa bàn hoạt động rộng lớn với 16 xã và một thị trấn, nhu cầu
vay vốn của người dân ngày càng tăng trong khi khả năng của ngân hàng có hạn
-20-
chế. Một trong những vấn đề khó khăn của ngân hàng đội ngũ cán bộ tín dụng
quá ít làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy cịn
khơng ít khó khăn nhưng với sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, sự hỗ trợ của
chính quyền địa phương, sự điều hành của ban lãnh đạo cùng sự cố gắng của tập
thể cán công nhân viên của ngân hàng khơng ngừng phấn đấu khắc phục khó
khăn hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
3.2.2. Cơ cấu tổ chức:
3.2.2.1. Sơ đồ tổ chức:
Cơ cấu tổ chức là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của bất kỳ một tổ chức kinh tế hay chính trị nào. Cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ
phận trong tổ chức để đảm nhận những hoạt động cần thiết, xác định nhiệm vụ,
trách nhiệm và quyền hạn cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận đó. Trên cơ sở
đó NHNo & PTNT Bình Minh đã xây dựng cơ cấu tổ chức với phương châm
“gọn nhẹ, hiệu quả”. Các phòng ban và các chi nhánh được điều hành một cách
trơi trảy và hợp lý. Trong q trình điều hành ln có sự phối hợp nhịp nhàng,
chặt chẽ, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác và đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Kiểm sốt
Phịng tín dụng
Phịng
kế tốn- kho quỹ
Tổ thẩm định
Chi nhánh cấp 3
Đơng Bình
Mỹ Thuận
Tân Lược
Tân Quới
Phịng
Giao Dịch
Sơ đồ 2. Sơ đồ tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Bình Minh
-21-
3.2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:
a) Giám đốc:
Giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, hướng dẫn,
giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động
mà cấp trên giao. Thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng, được quyền đề bạt,
ra quyết định về tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ
cơng nhân viên của ngân hàng mình.
b) Phó giám đốc:
Phó giám đốc có nhiệm vụ lãnh đạo các phịng ban trực thuộc và chịu giám sát
tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc việc thực hiện đúng quy
tắc đề ra. Đồng thời hỗ trợ cùng giám đốc trong các mặt nghiệp vụ.
c) Phịng tín dụng:
- Có trách nhiệm trực tiếp giao dịch với khách hàng, đánh giá khả năng
khách hàng, hướng dẫn khách hàng tạo hồ sơ vay vốn, kiểm sốt hồ sơ, trình
Giám đốc ký các hợp đồng tín dụng.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng,
kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay, đốn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu sử dụng vốn cần
thiết để phục vụ tín dụng đầu tư. Từ đó trình lên Giám đốc để có quyết định cụ
thể.
d) Tổ thẩm định:
- Dự thảo các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ về thẩm định (Trụ sở
chính thực hiện), triển khai, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, quy chế, quy trình
và nghiệp vụ đến đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định.
- Thẩm định các dự án vay vốn, bảo lãnh vượt quyền phát quyết cho vay
của Giám đốc các chi nhánh hoặc những món vay do Hội đồng quản trị, Tổng
Giám đốc quy định, chỉ định.
- Nắm định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, các Bộ ngành địa
phương và định hướng phát triển đối với các doanh nghiệp, các ngành hàng, các
-22-
định mức phát triển kinh tế - kỹ thuật liên quan đến đối tượng đầu tư. Thu thập,
phân tích các thông tin kinh tế, thông tin khách hàng, thông tin thị trường…có
liên quan đến dự án cần thẩm định, để đảm bảo cho việc thẩm định có hiệu quả ,
đúng hướng.
- Tổ chức kiểm tra chuyên đề công tác thẩm định.
e) Bộ phận kiểm soát:
- Lập các thủ tục cần thiết trình lên Giám đốc, đề nghị nâng lương hoặc thi
hành kỷ luật đối với công nhân viên trong đơn vị.
- Giám sát hoạt động về tình hình tài chính của ngân hàng, đồng thời thanh
tra, kiểm sốt tình hình giải thể, phá sản của đơn vị và báo cáo với NH tình hình
tài chính của đơn vị theo định kỳ.
- Giám sát, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ NH trong mọi lĩnh vực hoạt động
trong phạm vi quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
f) Phịng kế tốn- kho quỹ:
- Bộ phận kế toán thực hiện các chức năng sau đây:
+ Trực tiếp giao dịch tại hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay
cho khách hàng theo lệnh của Giám đốc hoặc người uỷ quyền.
+ Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp
vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ q hạn, giao chỉ tiêu tài chính, quyết tốn tài
chính, quyết toán tiền lương đối với chi nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản
giao nộp ngân sách Nhà nước.
- Bộ phận kho quỹ của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Bình Minh có
chức năng như sau:
+ Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách nhiệm
kiểm tra lượng tiền mặt, ngân phiếu trong kho hằng ngày.
+ Cuối mỗi ngày, khoá sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dõi các nhiệm
vụ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót.
g) Các chi nhánh cấp 3:
Có 4 chi nhánh cấp 3 và một phòng giao dịch:
-23-
- Chi nhánh Tân Lược.
- Chi nhánh Tân Quới.
- Chi nhánh Mỹ Thuận.
- Chi nhánh Đơng Bình.
Các chi nhánh có quy mơ hoạt động nhỏ so với hội sở chính nhưng cũng thực
hiện các chức năng nhận tiền gửi, cho vay và thu nợ phục vụ khách hàng ở địa
bàn của chi nhánh phụ trách.
3.2.2.3. Tình hình nhân sự:
Bảng 2. TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN CỦA NHNo & PTNT BÌNH MINH
ĐVT: Người
NĂM 2004
Số
%
người
33 67,35
5 10,20
7 14,29
4
8,16
49 100,00
TRÌNH ĐỘ
- Đại học
- Đang đại học
- Trung học
- Sơ cấp
Tổng cộng
NĂM 2005
Số
%
người
35
68,63
4
7,84
8
15,69
4
7,84
51 100,00
NĂM 2006
Số
%
người
36
66,67
7
12,96
7
12,96
4
7,41
54 100,00
Nguồn: Phịng kế tốn tại NHNo & PTNT Bình Minh
Trong những năm qua, ngân hàng không ngừng nâng cao số lượng cũng như
chất lượng của đội ngũ cán bộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng.
3.2.3. Vai trị của NHNo & PTNT huyện Bình Minh trong việc phát triển
kinh tế hộ sản xuất:
Tín dụng nơng nghiệp giữ một vai trị rất quan trọng trong phát triển nơng
nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
- Vai trò trung gian thu hút vốn và tài trợ vốn:
Vai trò trung gian của ngân hàng thể hiện qua chức năng thu hút vốn và cho
vay. Khi người nông dân trong huyện thu hoạch tiêu thụ được sản phẩm, họ thừa
tiền, chưa biết đầu tư vào đâu. Ở đây ngân hàng nơng nghiệp Bình Minh sẽ là tổ
chức sẵn sàng tiếp nhận các nguồn vốn nhàn rỗi đó dưới các hình thức ký thác.
-24-
Điều đó giúp người nơng dân làm cho khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi của họ
sinh lợi và được dự trữ an toàn cho việc sử dụng sau này.
Ngược lại, khi nông dân cần vốn để phục vụ cho việc tiến hành sản xuất thì
ngân hàng là người bạn đắc lực của nông dân. Ngân hàng cung cấp tài chính cho
nơng dân để mua sắm tư liệu sản xuất, trả cơng lao động kịp thời vụ. Nhờ đó mà
tránh được khó khăn, trì trệ trong sản xuất.
- Tín dụng giữ vai trị trung gian giữa sản xuất nơng nghiệp với các ngành
sản xuất khác:
Công nghiệp và dịch vụ là những ngành sản xuất tiêu thụ sản phẩm của nông
nghiệp dưới dạng tư liệu sản xuất. Vào vụ thu hoạch, NHNo & PTNT huyện Bình
Minh có thể cho vay các tổ chức tiệu thụ hàng hóa như thương nghiệp, cơng
nghiệp để mở rộng khả năng dự trữ hàng hóa do ngành nông nghiệp sản xuất ra.
Chẳng hạn cho vay với lãi suất ưu đãi để mua bán lúa cho chế biến xuất khẩu.
Như vậy, ngân hàng đồng thời là người phát vốn ra cho các tổ chức tiêu thụ,
đồng thời là người thu hút vốn từ người nông dân khi thu hoạch. Ngược lại, khi
vào vụ sản xuất thì ngân hàng thu hút vốn của các tổ chức cung cấp hàng hóa là
thương nghiệp, cơng nghiệp và phát tín dụng cho nông dân khi họ cần vốn.
- Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa trong huyện:
Sản xuất nơng nghiệp chỉ phát triển khi nó được chuyển sang sản xuất hàng
hóa. Sản phẩm nơng nghiệp được trao đổi với các ngành khác phục vụ cho sản
xuất công nghiệp, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nước ngồi. Sản phẩm nơng
nghiệp muốn phát triển địi hỏi phải được chun mơn hóa và tập trung hóa sản
xuất với trình độ cơng nghệ sản xuất tiên tiến có hiệu quả. Đó cũng là vấn đề cần
thiết để phát triển nền nông nghiệp trong huyện. Muốn thế thì cần phải có nhiều
vốn và NHNo & PTNT sẽ đáp ứng nhu cầu này.
3.2.3. Khái quát về kết quả kinh doanh qua 3 năm:
Trong 3 năm qua, với những thách thức và cơ hội, Chi nhánh NHNo & PTNT
huyện Bình Minh đã đạt được những kết quả khả quan nhờ vào sự nỗ lực vượt
bậc, vượt qua khó khăn, hồn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Điều này được
-25-