Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn " THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM Ở VIỆT NAM " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 114 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
******







KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU
PHẦN MỀM Ở VIỆT NAM







Sinh viên thực hiện : Đoàn Anh Thư
Lớp : Anh 9 - K38C
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hữu Khải






HÀ NỘI 11/2003
I


Mục Lục

Mục Lục I
Danh mục bảng IV
Danh mục biểu V
Danh mục các ký hiệu viết tắt VI
Lời nói đầu 1
Chương I: một số vấn đề lý luận liên quan đến xuất khẩu phần mềm 3
I. Xuất khẩu phần mềm và những khái niệm liên quan 3
1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÔNG NGHỆ HỌC
PHẦN MỀM 3
1.1. Công nghệ thông tin 3
1.2. Công nghệ học phần mềm 4
2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẦN MỀM VÀ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ PHẦN MỀM
5
2.1. Phần mềm 6
2.1.1. Khái niệm 6
2.1.2. Phân loại 6
2.1.3. Đặc tính chung 7
2.2. Sản phẩm và dịch vụ phần mềm 9
3 CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU PHẦN MỀM
10
3.1. Gia công phần mềm xuất khẩu 11
3.2. Xuất khẩu phần mềm đóng gói 12
II. Vị trí, vai trò của XKPM trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam 14
1. VỊ TRÍ CỦA HOẠT ĐỘNG XKPM TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆT NAM

14
2 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XKPM TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆT
NAM 18
2.1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 18
2.2. Hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế 20
2.3. Góp phần giải quyết bài toán lao động 23
2.4. Tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, góp phần cân đối cán cân thương mại, cán
cân thanh toán 24
2.5. Nâng cao vị thế Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới 25
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam 27
I. Vài nét về hoạt động sản xuất và xuất khẩu phần mềm của một số nước tiêu biểu trên thế giới 27
1 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU PHẦN MỀM CỦA NHẬT BẢN
27
1.1. Hoạt động sản xuất phần mềm của Nhật Bản 27
1.1.1. Quy mô ngành công nghiệp dịch vụ của CNTT Nhật Bản 28
II

1.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực ngành công nghiệp dịch vụ CNTT của Nhật Bản 29
1.1.3. Cơ cấu sản phẩm ngành công nghiệp dịch vụ CNTT của Nhật Bản 30
1.2. Hoạt động xuất khẩu phần mềm của Nhật Bản 32
1.2.1. Quy mô xuất khẩu phần mềm của Nhật Bản 32
1.2.2. Cơ cấu xuất khẩu phần mềm của Nhật Bản 33
1.2.3. Thị trường xuất khẩu phần mềm của Nhật Bản 35
2 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU PHẦN MỀM CỦA ÂN ĐỘ
37
2.1 Hoạt động sản xuất phần mềm của Ân Độ 37
2.1.1 Quy mô ngành CNpPM Ân Độ 37
2.1.2 Chất lượng sản phẩm phần mềm của Ân Độ 36
2.1.3 Sở hữu trí tuệ trong CNpPM của Ân Độ 37
2.1.4 Nguồn nhân lực trong CNpPM của Ân Độ 37

2.2. Hoạt động xuất khẩu phần mềm của Ân Độ 38
2.2.1. Quy mô xuất khẩu phần mềm của Ân Độ 38
2.2.2. Thị trường xuất khẩu phần mềm của Ân Độ 38
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu phần mềm của Việt Nam 39
1 VÀI NÉT VỀ NỀN SẢN XUẤT PHẦN MỀM CỦA VIỆT NAM
39
2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM CỦA VIỆT NAM
42
2.1. Quy mô xuất khẩu phần mềm của Việt Nam 43
2.2. Cơ cấu hình thức xuất khẩu phần mềm của Việt Nam 43
2.3. Thị trường xuất khẩu phần mềm của Việt Nam 44
3. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHỆ FPT – CÔNG TY XUẤT KHẨU PHẦN MỀM LỚN NHẤT VIỆT
NAM 45
3.1. Quy mô xuất khẩu phần mềm của FPT 45
3.2. Cơ cấu sản phẩm phần mềm của FPT 46
3.3. Thị trường xuất khẩu phần mềm của FPT 47
3.4. Chất lượng sản phẩm phần mềm của FPT 47
III. Đánh giá hoạt động XKPM của Việt Nam 49
1 THÀNH CÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG XKPM CỦA VIỆT NAM
49
1.1. Bước đầu xây dựng một cơ sở hạ tầng tiên tiến 49
1.2. Xây dựng một cơ chế chính sách nhà nước tương đối thông thoáng 52
1.2.1. Chính sách quản lý 52
1.2.2. Chính sách khuyến khích đầu tư 55
2 TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XKPM CỦA VIỆT NAM
58
2.1. Chất lượng cơ sở hạ tầng còn yếu kém so với mặt bằng chung thế giới 58
2.2. Cơ chế quản lý chưa rõ ràng 62
2.3. Nguồn nhân lực thiếu về số lượng, yếu về chất lượng 62

III

2.4. Vi phạm bản quyền trở thành một đại dịch trong lĩnh vực phần mềm Việt
Nam 65
2.5. Nghiệp vụ xuất khẩu thiếu tính chuyên nghiệp 68
chương III: Triển vọng phát triển và giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất
khẩu phần mềm của Việt Nam 69
I. Triển vọng phát triển của ngành xuất khẩu phần mềm Việt Nam 69
1 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG PHẦN MỀM THẾ GIỚI TRONG NHỮNG NĂM TỚI
69
1.1. Dung lượng thị trường phần mềm thế giới 70
1.2. Hình thức xuất khẩu phần mềm trên thế giới 74
2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CNPPM VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC
TẾ 75
3 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG XKPM VIỆT NAM
76
II. Giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu phần mềm Việt Nam
78
1 NHÓM GIẢI PHÁP VĨ MÔ
80
1.1. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng 80
1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 81
1.2.1. Về chương trình đào tạo 81
1.2.2. Về công tác tổ chức đào tạo 82
1.2.3. Về hình thức đào tạo 82
1.3. Hoàn thiện chính sách nhà nước 83
1.3.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý 83
1.3.2. Hoàn thiện cơ chế khuyến khích đầu tư 85
1.4. Giải quyết tốt vấn đề sở hữu trí tuệ 86
2 NHÓM GIẢI PHÁP VI MÔ

87
2.1. Đẩy mạnh hiệu quả công tác trước bán hàng 88
2.2. Đẩy mạnh hiệu quả công tác bán hàng 89
2.3. Đẩy mạnh hiệu quả công tác sau bán hàng 90
Kết luận 92
Tài liệu tham khảo A
Phụ lục I: 8 KCNpPM đang hoạt động của Việt Nam C
Phụ lục II: Bảng tổng hợp những hoạt động chủ yếu của các KCNpPM Việt Nam D

IV

Danh mục bảng



Số thứ tự Tên bảng Trang
1
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt
Nam (1995-2002)
15
2
Lao động Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ
và phần mềm giai đoạn 1996 - 2002
21
3
Cán cân thanh toán Việt Nam 11 tháng đầu năm giai
đoạn 2000 - 2003
23
4
Kim ngạch xuất nhập khẩu phần mềm Nhật Bản giai

đoạn 1994 – 2000
30
5 Công nghiệp phần mềm ấn Độ giai đoạn 1993 – 1999 35
6
Cơ cấu doanh thu CNpCNTT Việt Nam giai đoạn 2000
– 2002
40
7
Số công ty và nhân sự phần mềm Việt Nam giai đoạn
1996-2002
41
8
Doanh số và kim ngạch xuất khẩu phần mềm công ty
FPT năm 2001 – 2002
46
9
Số người dùng Internet tại một số nước trên thế giới
50
10
Vi phạm bản quyền của Việt Nam so với khu vực Châu á
- Thái Bình Dương và toàn thế giới
64
11
Dự báo thị trường phần mềm khu vực và thế giới
72
12
Nhu cầu chuyên gia gia công phần mềm và khả năng đáp
ứng của ấn Độ
73
13

Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ gia công
phần mềm
74
14 Dự báo thị trường xuất khẩu phần mềm Việt Nam 75
15
Dự báo gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản đến năm 2010
76

V

Danh mục biểu
Số thứ tự

Tên biểu Trang
1 Doanh thu ngành công nghiệp dịch vụ CNTT và GDP
Nhật Bản giai đoạn 1992 - 2001
26
2 Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ
CNTT và trong toàn nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn
1992 – 2001
27
3
Cơ cấu doanh thu ngành công nghiệp dịch vụ CNTT
Nhật Bản giai đoạn 1997 – 2001
28
4 Cơ cấu xuất khẩu phần mềm Nhật Bản giai đoạn 1994 -
2000
32
5 Thị trường xuất khẩu phần mềm Nhật Bản giai đoạn

1994–2000
33
6 Xuất khẩu phần mềm ấn Độ giai đoạn 1991 – 2003 38
7 Năng suất làm phần mềm của Việt Nam giai đoạn 1998
– 2002
42
8 Số thuê bao Internet tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2003 50
9 Chi phí thuê bao Internet tại Việt Nam 58
10 Phí truy cập Internet qua điện thoại của Việt Nam 59
11 Dung lượng đường kết nối quốc tế của Việt Nam 60
12 Giá cổ phiếu một số công ty phần mềm hàng đầu thế
giới
năm 2001
69

VI

Danh mục các ký hiệu viết tắt


Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
0 Không có
Apr April Tháng tư
Aug August Tháng tám
CNH Công nghiệp hoá
CNH – HĐH Công nghiệp hoá - Hiện
đại hoá
CNH XHCH Công nghiệp hoá xã hội
chủ nghĩa
CNPC Công nghệ phần cứng

CNpCNTT Công nghiệp công nghệ
thông tin
CNPM Công nghệ phần mềm
CNpPC Công nghiệp phần cứng
CNpPM Công nghiệp phần mềm
CNTT Công nghệ thông tin
CSHT Cơ sở hạ tầng
Dec December Tháng mười hai
HCA Hội tin học thành phố Hồ
Chí Minh
KCNpPM Khu công nghiệp phần
mềm
STĐ Số tuyệt đối
SXPM Sản xuất phần mềm
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
X Có
XKPM Xuất khẩu phần mềm
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


1

LỜI NÓI ĐẦU
Kể từ khi máy tính ra đời, khái niệm Công Nghệ Thông Tin (CNTT) ngày càng
trở nên quen thuộc đến nỗi thế kỷ 21 được gọi là thế kỷ thông tin. Linh hồn của
CNTT chính là phần mềm - một sản phẩm vô cùng quan trọng trong cuộc sống.
Nhận thức được vấn đề này, trong 10 gần đây, Việt Nam đã rất chú trọng đến lĩnh
vực Công Nghệ Phần Mềm cũng như đến việc tiêu thụ mặt hàng này tại thị
trường trong nước và xuất khẩu. Tuy vậy, thực trạng xuất khẩu phần mềm Việt

Nam vẫn còn rất manh mún, nhỏ lẻ so với tiềm năng đất nước ta. Trước tình hình
này, em xin tập trung nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và triển vọng xuất khẩu
phần mềm tại Việt Nam.”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài trước hết nhằm hệ thống một số vấn đề lý luận về
CNTT và CNPM. Trên cơ sở năm vững lý luận, khóa luận đánh giá thực trạng
xuất khẩu phần mềm của Việt Nam nói chung và một số doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả trong lĩnh vực này nói riêng. Từ đó, cuối cùng khóa luận đưa ra một
cái nhìn tổng thể về triển vọng phát triển của lĩnh vực phần mềm của Việt Nam
và vạch ra một số giải pháp nhằm hướng tới một sự phát triển hơn nữa.
Khóa luận được thực hiện với phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, thống kê,
so sánh, chỉ số… Kết cấu của khóa luận không kể phần lời nói đầu và kết luận
gồm ba chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận liên quan đén xuất khẩu phần mềm
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam
Chương III: Triển vọng phát triển và giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu
quả xuất khẩu phần mềm của Việt Nam
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


2

Do giới hạn về thời gian, tài liệu và năng lực người viết, khóa luận không tránh
khỏi hạn chế và sai sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và
những người quan tâm đến hoạt động xuất khẩu phần mềm của Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Hữu Khải, người đã hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình và giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này.
Hà Nội
Ngày 17 tháng 12 năm 2003
Sinh viên

Đoàn Anh Thư











Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


3

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN
ĐẾN XUẤT KHẨU PHẦN MỀM

1. XUẤT KHẨU PHẦN MỀM VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
I. Khái quát chung về công nghệ thông tin và công nghệ học phần mềm
o Công nghệ thông tin
Chiếc máy tính đầu tiên ra đời đến nay đã được gần 60 năm. Khái niệm CNTT
không còn là mới song cũng không dễ để đưa ra được một định nghĩa thống nhất
về nó. Mỗi người dưới mỗi góc độ lại có một quan điểm riêng.
Có quan điểm cho rằng CNTT là hệ thống các tri thức và phương pháp khoa học,
các công cụ và phương tiện kỹ thuật hiện đại, các giải pháp công nghệ… được sử
dụng để thu thập, lưu trữ, xử lý, sản xuất và truyền bá thông tin nhằm giúp con

người nhận thức, tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
thông tin như nguồn tài nguyên quan trọng nhất. CNTT bao gồm chủ yếu là máy
tính, kể cả các bộ vi xử lý, mạng viễn thông nối các máy tính, phần mềm và nội
dung thông tin.1
Quyết định 49/ CP của Thủ tướng chính phủ ra ngày 14/ 8/ 2003 định nghĩa rõ
ràng hơn: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm
tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất
phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã
hội.”2

1 Theo www.mofa.gov.vn, nhập vào ngày 24/11/2000.
2 Quyết định số 49/CP của Thủ tướng chính phủ về phát triển CNTT ở nước ta
trong những năm 1990 – www.vietsoftonline.com.vn
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


4

Vậy thực chất CNTT là gì?
Theo giáo sư Jim Senn – Trưởng khoa hệ thống thông tin máy tính của Trường
Đại học Georgia, Hoa Kỳ, CNTT gồm 3 bộ phận: máy tính, mạng truyền thông
và know – how.3
1. Máy tính là một thiết bị gồm 3 bộ phận: phần cứng, phần mềm và thông
tin.
2. Mạng truyền thông là một hệ thống kết nối các mạng máy tính, bao gồm cả
phần cứng và phần mềm.
3. Know – how là một khái niệm chỉ con người, qui trình nghiệp vụ và phần
mềm ứng dụng.

CNTT ngày nay đang phát triển theo hướng hội tụ với viễn thông, truyền thanh,
truyền hình, báo chí, xuất bản. Hiểu theo nghĩa rộng nhất thì CNTT bao gồm bốn
địa hạt có liên hệ hữu cơ với nhau: viễn thông, điện tử, tin học (kể cả các thiết bị
và phần mềm), và các áp dụng của tin học trong khoa học kỹ thuật, hành chánh,
quản trị và kinh doanh. Còn theo nghĩa hẹp, CNTT bao gồm công nghệ học phần
cứng (CNPC) và công nghệ học phần mềm (CNPM).
o Công nghệ học phần mềm
Cũng giống như CNTT, có rất nhiều khái niệm về CNPM được đưa ra dưới các
góc độ khác nhau, tại những thời điểm khác nhau.
Năm 1969, Friedrich L. Bauer cho rằng: “Công nghệ học phần mềm là việc thiết
lập và sử dụng các nguyên tắc công nghệ học đúng đắn dùng để thu được

3 Theo luận văn “Giải pháp để hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu phần mềm” –
Trần Hằng Thu – EK35 Trung 1 - ĐHNT HN.
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


5

phần mềm một cách kinh tế vừa tin cậy vừa làm việc hiệu quả trên các máy
thực.”4
Đến năm 1995, trước sự phát triển như vũ bão của CNTT, K.Kawamura – giáo sư
Kỹ thuật máy tính và điện tử và quản lý công nghệ – trung tâm quản lý công nghệ
Nhật Bản – Hoa Kỳ lại đưa ra khái niệm: “Công nghệ học phần mềm là lĩnh vực
học vấn về các kỹ thuật, phương pháp luận công nghệ học (lý luận và kỹ thuật
được hiện thực hóa trên những nguyên tắc, nguyên lý nào đó) trong toàn bộ
quy trình phát triển phần mềm nhằm nâng cao cả chất và lượng của sản xuất
phần mềm.”5
Một cách tổng quát nhất, có thể nói CNPM là lĩnh vực khoa học về các phương

pháp luận, kỹ thuật và công cụ tích hợp trong quy trình sản xuất và vận hành
phần mềm nhằm tạo ra phần mềm với những chất lượng mong muốn.
Điều đáng nói ở đây là cần phân biệt hai cặp khái niệm dễ nhầm là “công nghệ
học phần mềm” và “công nghiệp phần mềm”; “công nghệ thông tin” và “công
nghiệp công nghệ thông tin”. Như trình bày ở trên, ta có thể hiểu công nghệ học
phần mềm, công nghệ thông tin là những khái niệm thuộc lĩnh vực học thuật. Còn
công nghiệp phần mềm (CNpPM), công nghiệp công nghệ thông tin (CNp
CNTT) là những khái niệm thuộc lĩnh vực kinh tế. CNpPM chỉ một ngành công
nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và cung ứng
các dịch vụ phần mềm. Còn CNp CNTT là một ngành công nghiệp bao gồm các
hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và cung ứng các dịch vụ liên quan
đến CNTT mà theo nghĩa hẹp là phần cứng và phần mềm.
II. Khái quát chung về phần mềm và sản phẩm, dịch vụ phần mềm

4 Giáo trình Công nghệ học phần mềm - Đại học Bách khoa Hà Nội
5 Như 4
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


6

Phần mềm
Khái niệm
Theo Quyết định số 128/2000 QĐ - Ttg do Thủ tướng chính phủ ban hành, “phần
mềm được hiểu là chương trình, tài liệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ,
nội dung thông tin số hóa.”6
Hiểu theo nghĩa hẹp, phần mềm là dịch vụ chương trình để tăng khả năng xử lý
của phần cứng của máy tính chẳng hạn như Hệ điều hành. Còn hiểu theo nghĩa
rộng, phần mềm là tất cả các kỹ thuật ứng dụng để thực hiện những dịch vụ chức

năng cho mục đích nào đó của phần cứng. Với cách hiểu này, phần mềm là một
khái niệm không chỉ bao gồm các phần mềm cơ bản, các phần mềm ứng dụng mà
còn chỉ cả khả năng, kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng của kỹ sư – người chế ra
phần mềm.
Nói tóm lại, trong một hệ thống máy tính, nếu trừ bỏ đi các thiết bị và các loại
phụ kiện thì phần còn lại chính là phần mềm.
Phân loại
Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại phần mềm. Tuy nhiên, do mục tiêu của
khóa luận không đi sâu vào khía cạnh kỹ thuật nên chỉ phân loại phần mềm theo
mục đích sử dụng. Với căn cứ này, phần mềm được chia làm 2 loại: phần mềm hệ
thống và phần mềm ứng dụng.
1. Phần mềm hệ thống (System Sofware): quản lý và điều hành mọi hoạt động
của máy tính ở mức hệ thống.

6 Quyết định số 128/2000 QĐ - Ttg về một số chính sách và biện pháp khuyến
khích đầu tư và phát triển công nghệ phần mềm. – www.vietsoftonline.com.vn

Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


7

2. Phần mềm ứng dụng (Application Software): được thiết kế nhằm sử dụng
sức mạnh của máy tính trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Phần mềm
ứng dụng lại bao gồm 3 loại: phần mềm ứng dụng cho người dùng thông
thường (trò chơi, phần mềm học tập…), phần mềm ứng dụng chuyên ngành
(phần mềm quản lý tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…), và phần mềm đa ngành
(phần mềm kế toán quản lý, nhân sự, soạn thảo văn bản…).
Đặc tính chung

Là một hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, phần mềm cũng có hai thuộc tính
là giá trị và giá trị sử dụng. Tuy nhiên, không giống những hàng thông thường
như gạo, thủy sản, phần mềm là một loại hàng hóa đặc biệt có những đặc tính
riêng.
Thứ nhất, phần mềm là một loại hàng hóa vô hình, chứa đựng ý tưởng và sáng
tạo của tác giả, nhóm tác giả làm ra nó. Hàm lượng chất xám của phần mềm rất
đậm đặc. Cái mà chúng ta nhìn thấy như đĩa CD, đĩa mềm… chỉ là cái để chứa
phần mềm. Người ta không thể đánh giá phần mềm bằng những chỉ tiêu thông
thường như dài bao nhiêu mét, nặng bao nhiêu cân.
Thứ hai, phần mềm vốn có lỗi tiềm tàng. Không có phần mềm nào khi làm ra đã
hoàn hảo. Quy mô càng lớn thì khả năng có lỗi càng cao. Lỗi phần mềm dễ bị
phát hiện bởi người sử dụng. Một minh chứng cho đặc tính này là trường hợp hệ
điều hành Windows XP vốn được Microsoft tự tin là hệ điều hành chuyên nghiệp
vẫn không tránh được lỗi, đặc biệt là các lỗi an toàn bảo mật cho phép tin tặc tấn
công các máy có sử dụng các phiên bản Windows này. Điều này có thể thấy rõ
qua sự phát hoại của sâu máy tính Blaster và các biến thể của nó do đã khai thác
được lỗi tràn bộ đệm của các phiên bản Windows.
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


8

Thứ ba, tuy phần mềm nào cũng tiềm tàng lỗi nhưng chất lượng phần mềm
không vì thế mà giảm đi. Trái lại, nó còn có xu hướng tốt lên sau mỗi lần có lỗi
được phát hiện và sửa chữa. Cũng vẫn trong trường hợp virus Blaster tấn công hệ
điều hành Windows, sau khi đã cập nhật các bản sửa lỗi hoặc cấu hình tường lửa
thì ta hoàn toàn có thể vô hiệu hóa khả năng lây nhiễm và phá hoại của sâu
Blaster. Nói chung, sau mỗi lần sửa lỗi như thế, phần mềm lại trở nên tốt hơn.
Thứ tư, phần mềm rất dễ bị mất bản quyền. Sở dĩ vậy bởi việc sao chép phần

mềm rất đơn giản. Khi đã có một bản phần mềm, chỉ cần một vài động tác sao
chép là có thể có ngay một bản thứ hai. Điều này thật quá dễ dàng so với việc
làm ra một chiếc ô tô, hay một TV giống hệt cái ban đầu. Đáng chú ý là việc mất
bản quyền ở đây không chỉ là mất bản quyền về bản thân phần mềm đó mà còn
bao gồm bản quyền về ý tưởng sản xuất ra phần mềm đó. Vì thế, có thể nói ý
tưởng phần mềm là của chung.
Thứ năm, vòng đời phần mềm rất ngắn ngủi. Điều này thật dễ hiểu vì CNTT là
một công nghệ biến chuyển nhanh. Phần mềm, hệ thần kinh mà con người trang
bị cho máy tính để máy tính hoạt động theo ý muốn mình, cũng phải thay đổi
theo. Khi đã có một phần mềm mới ra đời, ưu việt hơn thì phần mềm cũ chắc
chắn sẽ bị đào thải.
Thứ sáu, đầu tư cho R&D để hoàn thiện sản phẩm phần mềm là rất lớn. Đây là
một điều bắt buộc nếu các doanh nghiệp sản xuất phần mềm muốn tồn tại và phát
triển bởi như ta đã biết, chu kỳ phần mềm rất ngắn ngủi. Nếu không nghiên cứu
để làm ra phần mềm mới thay thế phần mềm cũ, hoặc cải tiến phần mềm cũ,
doanh nghiệp sẽ mất khách hàng, thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh.
Thứ bảy, tính toàn cầu và cạnh tranh trong ngành sản xuất và xuất khẩu phần
mềm rất mãnh liệt. Đặc tính này là hệ quả của hai đặc tính trên. Với một sản
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


9

phẩm có vòng đời ngắn, có đầu tư cho R&D lớn, cạnh tranh là điều tất yếu. Với
sự phát triển mạnh của CNTT, cạnh tranh đã không chỉ còn dừng trong biên giới
quốc gia mà còn vươn tới phạm vi toàn cầu.
Thứ tám, bán trên mạng là hình thức phân phối chủ yếu. Đây là một đặc tính nổi
bật của phần mềm. Phần mềm là một bộ phận của CNTT mà CNTT ngày này gắn
liền với khái niệm mạng. Hơn bất kỳ sản phẩm nào khác, bán hàng qua mạng là

hình thức thuận tiện và dễ dàng nhất khi kinh doanh phần mềm.
Sản phẩm và dịch vụ phần mềm
Không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm phần mềm – một khái niệm thuộc lĩnh
vực CNPM, sản phẩm phần mềm là một khái niệm gắn liền với sự hình thành
và phát triển của CNpPM. Chỉ khi phần mềm được đem ra mua bán trao đổi, trở
thành hàng hóa thì mới xuất hiện CNpPM. Và sản phẩm phần mềm càng phong
phú đa dạng thì CNpPM càng lớn mạnh.
Quyết định số 128/2000 QĐ - Ttg của Thủ tướng chính phủ quy định: “Sản
phẩm phần mềm là phần mềm được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở
bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối
tượng khác sử dụng.” Sản phẩm phần mềm theo cách hiểu của Quyết định này
bao gồm phần mềm nhúng, phần mềm đóng gói, phần mềm chuyên dụng và sản
phẩm thông tin số hóa.
5. Phần mềm nhúng là sản phẩm phần mềm được nhà sản xuất thiết bị cài sẵn
vào thiết bị và được sử dụng cùng thiết bị mà không cần có sự cài đặt của
người sử dụng hay người thứ ba.
6. Phần mềm đóng gói là sản phẩm phần mềm có thể sử dụng được ngay sau khi
người sử dụng hoặc nhà cung cấp dịch vụ cài đặt vào các thiết bị hay hệ
thống. Chúng gồm hai loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


10
7. Phần mềm chuyên dụng là sản phẩm phần mềm được phát triển theo yêu cầu
cụ thể và riêng biệt của khách hàng.
8. Sản phẩm thông tin số hóa là nội dung thông tin số hóa được lưu trữ trên một
vật thể nào đó.
Trong nền kinh tế ngày nay, khái niệm hàng hóa không chỉ đơn thuần là sản
phẩm – hàng hóa hữu hình mà trong đó còn bao hàm khái niệm hàng hóa vô hình

– dịch vụ. Sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu trong lĩnh vực CNpPM cũng vậy.
Bên cạnh việc mua bán sản phẩm phần mềm, thị trường thế giới còn rất nhộn
nhịp với hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến phần mềm. Có lẽ vì vậy mà
đối tượng được hưởng ưu đãi như quy định trong Quyết định 128/2000 QĐ - Ttg
là những tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm phần mềm và cung cấp dịch vụ
phần mềm. Theo quyết định này, dịch vụ phần mềm được định nghĩa là “mọi
hoạt động trực tiếp phục vụ việc sản xuất sản phẩm phần mềm, khai thác,
nghiên cứu, sử dụng, đào tạo, phổ biến và hoạt động tương tự khác liên quan
đến phần mềm.” Các dịch vụ này bao gồm: tư vấn phần mềm, tích hợp, cung cấp
hệ thống, dịch vụ chuyên nghiệp về phần mềm, gia công phần mềm, dịch vụ xử
lý dữ liệu, huấn luyện và đào tạo…
Theo tinh thần này, hoạt động xuất khẩu phần mềm phải được hiểu là xuất khẩu
cả sản phẩm lẫn dịch vụ phần mềm. Vì vậy, kể từ đây, trong phạm vi luận văn
này, nếu không có giải thích gì khác, xin được dùng khái niệm “phần mềm” để
chỉ chung cả sản phẩm lẫn dịch vụ phần mềm mỗi khi đề cập đến hoạt động sản
xuất và xuất khẩu phần mềm.
III. Các hình thức xuất khẩu phần mềm
Xuất khẩu phần mềm (XKPM) được tiến hành dưới bốn hình thức: gia công phần
mềm xuất khẩu, xuất khẩu phần mềm đóng gói, xuất khẩu phần mềm tại chỗ và
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


11
xuất khẩu lao động phần mềm. Tuy nhiên, căn cứ vào thực trạng hoạt động
XKPM nước ta hiện nay - thị phần giành cho xuất khẩu phần mềm tại chỗ quá
nhỏ, còn xuất khẩu lao động phần mềm chưa đủ sức để vươn ra thế giới, chỉ xin
đi sâu phân tích hai hình thức đầu.
Gia công phần mềm xuất khẩu
Gia công phần mềm xuất khẩu là việc công ty phần mềm trong nước theo yêu cầu

đặc tả của khách hàng nước ngoài mà làm ra sản phẩm phần mềm và nhận phí gia
công. Khách hàng nước ngoài có thể hỗ trợ về tài chính nếu như khối lượng công
việc tương đối lớn.
Như vậy, gọi là gia công xuất khẩu nhưng gia công phần mềm xuất khẩu không
giống như gia công các hàng hóa khác. Đối với các hàng hóa thông thường, bên
đặt gia công thường cung cấp nguyên liệu thô để bên nhận gia công chỉ việc tiến
hành sản xuất rồi thu phí gia công. Còn với gia công phần mềm, không có
nguyên liệu thô để giao cho bên nhận gia công mà chỉ có trường hợp bên đặt gia
công yêu cầu bên kia sử dụng một ngôn ngữ lập trình nào đó. Nếu đây là một
ngôn ngữ thông dụng mà bên gia công đã có sẵn tại cơ sở thì thôi, còn nếu là một
ngôn ngữ đặc biệt thì bên đặt gia công sẽ cung cấp. Bên nhận gia công tự tìm
hiểu ngôn ngữ đó rồi tiến hành theo yêu cầu của khách hàng.
Đây là hình thức xuất khẩu phần mềm chủ yếu của các nước đang phát triển bởi
nó có khá nhiều ưu điểm.
1. Trước hết, các công ty gia công không phải lo đầu ra cho sản phẩm, không
phải lo thiết kế và tạo lập ý tưởng về sản phẩm, không phải đầu tư vốn.
Điều này rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa, nhỏ ở các nước đang phát
triển bởi các doanh nghiệp này vốn ít, nhân lực mỏng, thiếu cả kinh
nghiệm cạnh tranh lẫn kiến thức về thị trường quốc tế.
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


12
2. Ngoài ra, từ những hợp đồng gia công như vậy, các nước nhận gia công có
thể tiếp cận với công nghệ mới, làm quen dần với thị trường quốc tế.
Tuy vậy, gia công phần mềm xuất khẩu cũng có nhiều nhược điểm.
1. Thứ nhất, công ty nhận gia công chỉ thu được mức phí gia công nhỏ bé.
Khoản tiền này thường chẳng là gì so với tổng lợi nhuận có được từ việc
bán sản phẩm cuối cùng.

2. Thứ hai, bên nhận gia công không được giữ bản quyền sản phẩm. Điều này
về dài hạn là không tốt đối với công ty nhận gia công bởi họ sẽ không được
thị trường biết đến, hoặc chỉ biết đến như một người làm thuê.
3. Cuối cùng, công ty nhận gia công thụ động từ khâu sản xuất đến khâu tiêu
thụ. Khi tiềm lực còn nhỏ thì việc này là một ưu điểm bởi có thể học được
công nghệ mới, tận dụng được hệ thống phân phối của đối tác. Nhưng
trong dài hạn, việc chỉ dừng lại ở gia công xuất khẩu sẽ làm mất tính năng
động của công ty, làm công ty xa rời thị trường và giảm năng lực cạnh
tranh.
Xuất khẩu phần mềm đóng gói
Xuất khẩu phần mềm đóng gói là việc công ty phần mềm trong nước dựa trên các
kết quả nghiên cứu thị trường của mình, lựa chọn sản xuất sản phẩm để tiêu thụ
trên thị trường nước ngoài. Khách hàng là người sử dụng cuối cùng còn công ty
phần mềm là người nắm giữ bản quyền sản phẩm.
Xuất khẩu phần mềm đóng gói có những ưu điểm mà gia công phần mềm không
có được. Đó là:
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


13
1. Người xuất khẩu không phải chia xẻ lợi nhuận với một ai. Đây là một ưu điểm
lớn so với gia công phần mềm xuất khẩu, hình thức xuất khẩu mà người nhận
gia công chỉ được nhận một khoản phí gia công nhỏ bé.
2. Người xuất khẩu và người nhập khẩu tiếp xúc trực tiếp với nhau. Vì thế người
xuất khẩu nắm rất rõ tình hình thị trường thế giới. Bản quyền sản phẩm làm ra
lại nằm trong tay người xuất khẩu nên nếu muốn phát triển vị thế của mình
trên thị trường không gặp nhiều trở ngại như công ty chỉ chuyên gia công
phần mềm xuất khẩu.
Những ưu điểm này có được là do công ty xuất khẩu phần mềm đóng gói đảm

nhận mọi công đoạn, từ khâu sản xuất phần mềm cho đến khâu tiêu thụ sản
phẩm. Nhưng cũng chính điều này làm cho hình thức xuất khẩu phần mềm đóng
gói có một số nhược điểm.
1. Nếu công ty nhận gia công phần mềm xuất khẩu hoàn toàn yên tâm về việc
sản phẩm làm ra chắc chắn sẽ tiêu thụ được thì với công ty xuất khẩu phần
mềm đóng gói, tỷ lệ rủi ro do không đảm bảo được thị trường đầu ra cho sản
phẩm khá lớn, nhất là với tốc độ phát triển mạnh mẽ của CNTT hiện nay.
2. Để có thể đảm đương được mọi khâu như vậy, công ty cần có một tiềm lực
nhất định về vốn cũng như về nhân lực.
3. Ngay cả khi đủ tiềm lực về vốn và nhân lực, công ty xuất khẩu phần mềm
đóng gói vẫn gặp rất nhiều rủi ro bởi phải đảm nhận nhiều công đoạn từ phân
tích, thiết kế, lập trình kiểm thử và phân phối.
Ở Việt Nam hiện nay, do nền CNpPM còn kém phát triển, tiềm lực của các công
ty phần mềm chưa lớn nên hình thức xuất khẩu phổ biến nhất vẫn là gia công
phần mềm xuất khẩu.
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


14

2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA XKPM TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC
DÂN VIỆT NAM
1. Vị trí của hoạt động XKPM trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam
Cũng như tất cả các ngành khác, vị trí của hoạt động XKPM trong nền kinh tế
quốc dân phụ thuộc rất lớn vào vị trí bản thân ngành CNpPM.
Chỉ thị số 58/CT/TW của Bộ Chính trị ra ngày 17/ 10/ 2000 đã xác định mục
tiêu: “Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có
tốc độ và chất lượng cao nhất so với các khu vực khác, có tỷ lệ đóng góp cho
tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng… Phát triển công nghiệp công

nghệ thông tin thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là phát triển công
nghiệp phần mềm.”
Nghị quyết số 07/ 2000 NQ – CP của chính phủ làm rõ thêm: “Công nghiệp
phần mềm là một ngành kinh tế mới, có giá trị tăng cao, có nhiều triển vọng
… Nhà nước khuyến khích và ưu đãi tối đa việc phát triển công nghiệp phần
mềm.”
Cuối cùng, Quyết định số 95/2002/QĐ - Ttg ra ngày 17 tháng 7 năm 2002 khẳng
định: “Xây dựng công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn,
có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 30-35%.”
Coi CNpPM là ngành kinh tế mũi nhọn không phải là ý muốn chủ quan mà hoàn
toàn mà là xu thế chung của thế giới. Mặc dù cho đến nay, trong cơ cấu của
CNpCNTT – ngành công nghiệp của một công nghệ dàn trải, CNpPC vẫn chiếm
tỷ trọng lớn nhất nhưng rất nhiều quốc gia trên thế giới coi CNpPM mới là mũi
nhọn của CNpCNTT. Sở dĩ vậy bởi phần cứng chỉ là cơ sở vật chất thiết bị ban
đầu. Sau khi đã trang bị khá đầy đủ người ta sẽ tập trung phát triển các ứng dụng
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


15
trên cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị ban đầu đó và phải cần đến phần mềm. Hơn
nữa, tỷ suất lợi nhuận của các khoản đầu tư trong lĩnh vực phần mềm là rất cao và
đầu tư vào phần mềm không đòi hỏi vốn quá lớn. Tỷ suất này hiện nay gấp 5-7
lần tỷ suất lợi nhuận trong các ngành công nghiệp khác. Tỷ lệ giá trị gia tăng trên
doanh thu của các công ty phần mềm lên tới 50-75%.7 Thực tế hoạt động kinh
doanh phát đạt của nhiều công ty phần mềm như Microsoft, Oracle… trên thế
giới đã chứng minh xu thế này. Hy vọng trong một tương lai không xa, thành quả
này sẽ đến với Việt Nam chúng ta.
Trong ngành kinh tế mũi nhọn này, hoạt động XKPM có vị trí như thế nào? Nghị
quyết số 07/ 2000 NQ – CP của chính phủ đã xác định: “Bước đầu, chú trọng

hình thức xuất khẩu qua gia công và cung cấp dịch vụ cho các công ty nước
ngoài. Đồng thời mở rộng thị trường trong nước, trước mắt tập trung phát
triển phần mềm trong một số lĩnh vực sớm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội,
thay thế các sản phẩm phần mềm nhập khẩu. Nhanh chóng tổ chức xuất khẩu
lao động phần mềm và phần mềm đóng gói để công nghiệp phần mềm của Việt
Nam từng bước đạt được vị thế trên thị trường thế giới.” Như vậy, theo quan
điểm này, thị trường trong nước và thị trường nước ngoài đều có vị trí quan trọng
như nhau. Còn trong giai đoạn này nên tập trung vào xuất khẩu ra thế giới hay thị
trường nội địa?
Rất nhiều hội thảo đã đề cập đến câu hỏi này nhưng vẫn chưa xác định được câu
trả lời cuối cùng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thị trường phần mềm trong nước chỉ
mới vừa được hình thành. Quy mô còn rất nhỏ bé, trong những năm gần đây chỉ
mới đạt khoảng 60 triệu USD (trong số đó doanh số của các công ty phần mềm

7 Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu Việt
Nam – Đặng Trung Kiên – Lớp Nga - K 37 - Đại học Ngoại Thương Hà Nội
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


16
Việt Nam chỉ chiếm từ 14 đến 15 triệu USD)8. Cơ cấu sản phẩm đơn điệu về
chủng loại, giá trị đầu tư thấp. Sở dĩ vậy bởi trước hết ngành CNPM non trẻ của
Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh khốc liệt của quá trình hội nhập.
Hơn nữa, trình độ ứng dụng CNTT của khách hàng còn thấp. Họ thực sự chưa
hiểu rõ họ cần những ứng dụng phần mềm nào. Những người hiểu biết và có nhu
cầu cao thì lại tìm đến các đối tác nước ngoài. Bởi thế, các doanh nghiệp sản xuất
phần mềm Việt Nam không thể chỉ dừng lại ở thị trường trong nước mà phải
vươn ra thị trường nước ngoài. Điều này sẽ tạo cho doanh nghiệp Việt Nam cơ
hội học tập, tiếp nhận công nghệ mới.

Chiếm vị trí quan trọng trong một ngành kinh tế mũi nhọn, phần mềm tuy vậy
không phải là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Quy mô hoạt động
XKPM nước ta còn rất nhỏ bé so với các mặt hàng khác. Ước tính đến hết năm
2003, kim ngạch XKPM Việt Nam mới đạt khoảng 25 triệu USD trong khi ngay
từ năm 1995, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như dệt may, giày dép, thủy
sản… đã bỏ xa con số này (Bảng 1). Đây là một thực trạng đáng thất vọng nếu
xét đến tiềm năng thực sự của Việt Nam. Hy vọng trong tương lai không xa,
XKPM Việt Nam sẽ khẳng định được vị trí “mũi nhọn” của mình.
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam
(1995-2002)
Đơn vị: triệu USD
Ngành 1995 1999 2000 2001 2002
Dệt may 850,0

1746,2

1891,9

1975,4

2752,0

Giày dép 296,4

1387,1

1471,7

1587,4


1867,0

Thủy sản 621,4

973,6

197,5

1816,4

2023,0


8 Theo www.vnpost.dgpt.gov.vn/bao-2003/so15/chuyende/t9b2.htm
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


17
Rau quả tươi và chế biến 56,1

106,6

213,1

344,3

201,0

Nguồn : Niên giám thống kê năm 2002 (tramg 376 – 377) -NXB Thống kê

Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở
Việt Nam


18

2. Vai trò của hoạt động XKPM trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam
a. Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
CNH là nấc thang tất yếu trong quá trình phát triển của mọi quốc gia. Thực chất
đây là một quá trình chuyển lao động thủ công thành lao động máy móc trên quy
mô toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nội dung cơ bản của nó là tạo lập cơ sở vật
chất kỹ thuật và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ứng với mỗi trình độ
của cơ sở vật chất kỹ thuật đã đạt được.
Khái niệm CNH đối với nhiều nước đã thuộc về quá khứ. Nhưng cũng với nhiều
nước, CNH còn mới bắt đầu hoặc đang được tiến hành. Việt Nam là một trong
những nước như vậy, dù ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (3/60), Đảng
ta đã xác định CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở nước
ta.
Vào giai đoạn đầu tiến hành CNH này, chúng ta áp dụng cơ chế quản lý hành
chính quan liêu bao cấp và kế hoạch hóa tập trung trong nền kinh tế quốc dân.
Mọi người đều quen và chấp nhận lối sống bình quân, thậm chí có người còn coi
sự giàu có là xấu xa, tội lỗi. Vì thế, khoa học và công nghệ với tư cách là công
cụ, là phương tiện hữu hiệu nhất giúp con người vươn lên làm giàu đã trở nên
không cần thiết. Trong nhiều năm liền, vai trò của khoa học công nghệ không
được nhận thức đầy đủ. Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (khóa VI) quy định mức
đầu tư tối thiểu cho khoa học và công nghệ là 2% nhưng việc thực hiện thường
chỉ được 1%. Những điều kiện cần thiết để tiếp thu khoa học công nghệ cũng
không được quan tâm một cách thích đáng. Chẳng hạn như mặt bằng dân trí nước
ta, tuy so với nhiều nước nghèo trên thế giới có cao hơn nhưng nhìn chung vẫn
chưa đủ độ cần thiết để có thể phổ cập rộng rãi tri thức khoa học và công nghệ.

×